Tại giáo phận Vinh đã có ít nhất 5 ngàn người cầm cờ Vatican xuống đường biểu tình. Các tín hữu này biểu tình đòi bồi hoàn tài sản giáo hội và phản đối vụ bắt giữ các nhà hoạt động trẻ. Mội linh mục ở Hà Nội cho biết: hiện có thêm nhiều sự kiện đàn áp chống lại Giáo Hội tại Việt Nam.
Hà Nội (AsiaNews) - Đã có hơn 5 ngàn người Công giáo từ các giáo xứ Cầu Ram, Đại Yên và Kẻ Gai , miền Bắc Việt Nam- tay vẫy cờ Vatican- diễu hành qua các đường phố thuộc Giáo phận Vinh (xem hình) . Các tín hữu đã phản đối quyết định của nhà cầm quyền địa phương trong việc tịch thu đất đai của Giáo Hội Công Giáo ở giáo hạt Cầu Rầm để xây dựng một công viên và đài tưởng niệm dành riêng cho binh lính của quân đội Việt Nam. Những người biểu tình cũng lên án một hoạt động bí mật của an ninh mật vụ nhằm bắt cóc các nhà hoạt động Kitô giáo trẻ .
Vấn nạn về quyền sở hữu đất - cuộc giằng co giữa người Công Giáo và nhà cầm quyền địa phương hoặc trung ương - là một vấn đề phổ biến và chưa được giải quyết tại Việt Nam. Vào thời điểm chiến tranh, nhà thờ Cầu Rầm đã bị chuyển đổi thành một căn cứ quân sự, khiến nó trở thành một mục tiêu (tấn công) của quân đội Mỹ. Sau chiến tranh, chính phủ Hà Nội tuyên bố sẽ biến khu vực này thành "đài tưởng niệm" để "giữ gìn và bảo tồn dành cho các thế hệ tương lai, để ghi nhớ tội ác chiến tranh của Mỹ."
Yêu cầu trả lại đất cho người Công giáo - để xây dựng lại ngôi thánh đường đã có niên đại xây dựng cổ xưa từ thời kỳ đầu năm 900 - cho đến nay vẫn chưa được trả lời. Ngược lại, khu vực này ban đầu được chia thành rất nhiều lô đất dành cho việc xây dựng một con đường nối Hà Nội với nơi sinh của Hồ Chí Minh, khoảng 330 km về phía Bắc.
Sang giai đoạn thứ hai, nhà cầm quyền địa phương cho phép xây dựng một khu chung cư, với các căn hộ tư nhân trị giá hàng triệu đô la được phân phối cho các quan chức nhà nước. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình của người Công Giáo đã dẫn đến việc dự án này phải bị trì hoãn trong hai năm qua (AsiaNews 25/05/2010- Người Công giáo phản đối việc nhà thờ Cầu Rầm lịch sử bị biến thành những căn hộ). Cuối cùng vào ngày 27 tháng 7, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã quyết định xây dựng một công viên công cộng với các đài tưởng niệm dành riêng cho binh sĩ của họ.
Những người biểu tình cũng lên án một hoạt động an ninh bí mật nhằm bắt giữ các nhà hoạt động trẻ mà không hề có trát tòa. Sau đợt biểu tình chống Trung Quốc trong vụ tranh chấp tại Biển Đông, nhà cầm quyền Việt Nam đã tung ra một chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến đặc biệt là Công giáo. Nguồn tin địa phương xác nhận rằng tám sinh viên đại học và giáo dân Vinh đã bị bắt giữ trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 03 tháng 8 năm nay.
Ngày 30 tháng 7, ba người đã bị bắt giữ tại sân bay Sài Gòn. Ba ngày sau, công an thường phục bắt giữ thêm ba sinh viên Công giáo của trường đại học Vinh. Ngày 3 tháng 8, đến phiên Francis Đặng Xuân Tường bị bắt giữ nhưng được thả ra sau đó hai ngày. Cùng ngày đó tại Hà Nội, công an đã bắt giữ blogger Paulus Le Son, đến nay gia đình anh vẫn chưa được tin tức về số phận của bạn trẻ này trong khi công an tiếp tục chối không nhận là đã bắt giữ anh.
Cha Giu Se Nguyễn của giáo phận Hà Nội cảnh báo: "Những sự kiện này là một khúc dạo đầu cho các sự cố khác của sự đàn áp chống lại Giáo Hội tại Việt Nam."
Vấn nạn về quyền sở hữu đất - cuộc giằng co giữa người Công Giáo và nhà cầm quyền địa phương hoặc trung ương - là một vấn đề phổ biến và chưa được giải quyết tại Việt Nam. Vào thời điểm chiến tranh, nhà thờ Cầu Rầm đã bị chuyển đổi thành một căn cứ quân sự, khiến nó trở thành một mục tiêu (tấn công) của quân đội Mỹ. Sau chiến tranh, chính phủ Hà Nội tuyên bố sẽ biến khu vực này thành "đài tưởng niệm" để "giữ gìn và bảo tồn dành cho các thế hệ tương lai, để ghi nhớ tội ác chiến tranh của Mỹ."
Yêu cầu trả lại đất cho người Công giáo - để xây dựng lại ngôi thánh đường đã có niên đại xây dựng cổ xưa từ thời kỳ đầu năm 900 - cho đến nay vẫn chưa được trả lời. Ngược lại, khu vực này ban đầu được chia thành rất nhiều lô đất dành cho việc xây dựng một con đường nối Hà Nội với nơi sinh của Hồ Chí Minh, khoảng 330 km về phía Bắc.
Sang giai đoạn thứ hai, nhà cầm quyền địa phương cho phép xây dựng một khu chung cư, với các căn hộ tư nhân trị giá hàng triệu đô la được phân phối cho các quan chức nhà nước. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình của người Công Giáo đã dẫn đến việc dự án này phải bị trì hoãn trong hai năm qua (AsiaNews 25/05/2010- Người Công giáo phản đối việc nhà thờ Cầu Rầm lịch sử bị biến thành những căn hộ). Cuối cùng vào ngày 27 tháng 7, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã quyết định xây dựng một công viên công cộng với các đài tưởng niệm dành riêng cho binh sĩ của họ.
Những người biểu tình cũng lên án một hoạt động an ninh bí mật nhằm bắt giữ các nhà hoạt động trẻ mà không hề có trát tòa. Sau đợt biểu tình chống Trung Quốc trong vụ tranh chấp tại Biển Đông, nhà cầm quyền Việt Nam đã tung ra một chiến dịch đàn áp những người bất đồng chính kiến đặc biệt là Công giáo. Nguồn tin địa phương xác nhận rằng tám sinh viên đại học và giáo dân Vinh đã bị bắt giữ trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 03 tháng 8 năm nay.
Ngày 30 tháng 7, ba người đã bị bắt giữ tại sân bay Sài Gòn. Ba ngày sau, công an thường phục bắt giữ thêm ba sinh viên Công giáo của trường đại học Vinh. Ngày 3 tháng 8, đến phiên Francis Đặng Xuân Tường bị bắt giữ nhưng được thả ra sau đó hai ngày. Cùng ngày đó tại Hà Nội, công an đã bắt giữ blogger Paulus Le Son, đến nay gia đình anh vẫn chưa được tin tức về số phận của bạn trẻ này trong khi công an tiếp tục chối không nhận là đã bắt giữ anh.
Cha Giu Se Nguyễn của giáo phận Hà Nội cảnh báo: "Những sự kiện này là một khúc dạo đầu cho các sự cố khác của sự đàn áp chống lại Giáo Hội tại Việt Nam."