CHÚA NHẬT 18 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Isaia 55: 1-3; Tv 145; Rm. 8: 35,37-39; Matthêu 14: 13-21

Một người bạn của tôi làm cha sở ở vùng Raleig, Giáo phận Bắc Carolina. Cha nói với tôi rằng sau vụ tấn công ngày 11/9 người ta bắt đầu đến nhà thờ sau khi tan sở, sau giờ học ở trường Đại học, trường của xứ và khu vực lân cận. Trong lúc buồn khổ, có cái gì đó kéo chúng ta lại với nhau; chúng ta thích ở với những người có cùng cảm nhận như chúng ta.
Khi buồn khổ, chúng ta không hề muốn ở với những người hạnh phúc. Khi cha mẹ của tôi lần lượt qua đời cách nhau chưa đầy một năm, những tháng ngày sau cái chết của các ngài, nếu có ai đó nói về cái chết của người thân của họ, tôi có thể bật khóc. Chính nỗi đau của mình giúp chúng ta nhạy cảm hơn với nỗi đau của người khác và điều đó kéo chúng ta lại gần nhau. Một người bạn theo giáo phái Baptist nói với tôi rằng: “Khi mẹ của tôi qua đời, người ta làm những việc mà những người theo phái Baptist thường làm, họ mang thức ăn tới. Chúng tôi quy tụ rất đông và có rất nhiều thức ăn – bạn có thể làm được gì nữa?” Đó có lẽ cũng giống như có “rất nhiều” thức ăn trong Tin mừng hôm nay.
Ngay phần mở đầu bài Tin mừng hôm nay đã có một giọng điệu riêng. Đức Giêsu nghe biết về cái chết của Gioan Tẩy Giả. Một nhân vật quan trọng đã qua đời. Một người đã can đảm lên tiếng đầy uy quyền, như một số người tin tưởng, là đấng Mêsia. Chúng ta biết tương quan của Gioan đối với Đức Giêsu – hai người là anh em họ. Quý vị còn nhớ Đức Maria đã đến thăm bà Êlizabet ở đầu sách Tin mừng không? Khi hai người gặp nhau, bà Êlizabeth đã nói với Đức Maria rằng đứa trẻ nhảy lên trong lòng bà. Cứ như thể mối tương quan của các Ngài trở lại ngày còn trong lòng mẹ. Gioan Tẩy Giả xuất hiện trước Đức Giêsu và, như nhiều người cho rằng, lúc đầu Đức Giêsu là môn đệ của Gioan. Thánh Gioan đã rửa tội cho Đức Giêsu tại sông Giođan, để khởi đầu cho cuộc đời sứ vụ công khai của Đức Giêsu. Thánh Gioan là một người quan trọng, xét ở nhiều cấp độ, trong cuộc đời của Đức Giêsu.
Vì thế, khi Đức Giêsu nghe tin Gioan chết, Ngài lánh đi đến một nơi hoang vắng riêng biệt. Đó là một thái độ trước nỗi đau thương, muốn được một mình. Nhưng Ngài không phải là người duy nhất bị cái chết của thánh Gioan tác động. Đám đông bị mất người lãnh đạo anh dũng của họ. Nếu người ta có thể giết Gioan Tẩy Giả, thì hỏi ai có thể được an toàn? Tất cả đều có thể bị tấn công - kể cả chính Đức Giêsu.
Nhưng Đức Giêsu không thể ở một mình, còn đó cả một đám đông mà Tin mừng đôi khi xem giống như “đàn chiên không người chăn dắt”. Khi Đức Giêsu thấy đám đông, “Ngài chạnh lòng thương”. Từ “chạnh lòng” có vẻ như chiếu cố. Chúng ta nói: “tôi không muốn ai thương hại!” Hay, khi nóng giận ta hay nói “thật đáng thương hại”. Đây không phải là lời khen ngợi hay chúc mừng, cũng chẳng phải là tình cảm thương mến hay quan tâm. Nhưng trong Kinh thánh, thương xót hàm ý một tình cảm sâu xa. Có lẽ một từ hay hơn có thể là “động lòng trắc ẩn”.
Trong Sách thánh, lòng trắc ẩn mô tả một tình cảm gần gũi gắn bó; một động thái tự nhiên từ sâu thẳm. Giống như người mẹ cảm nhận về đứa con trong lòng mình cách tự nhiên theo bản năng. Bà của tôi có một câu nói của người Ý có thể được dịch ra như sau: “Người mẹ hiểu được đứa con của mình dù nó im lặng”. Người mẹ “cảm nhận” được con mình muốn gì và cần gì ngay cả trước khi nó nói lên điều đó. Hoặc, giống như một lần một người cha nói với tôi. Khi ông đang trên đường đi làm về thì đứa con gái bốn tuổi chạy ra đón ông. Cô bé trượt chân té và ông ấy nói với tôi: “trước khi con bé chạm vào nền xi măng thì tôi đã cảm thấy nó bị đau”. Lòng thương.
Nhạy cảm với nỗi đau của người khác là bản năng tự nhiên, đó cũng là những gì Đức Giêsu cảm thấy khi Ngài nhìn thấy đám đông kh người bước khỏi thuyền. “Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.”
Những người đau khổ hoặc thua thiệt thì có khuynh hướng tụ họp với nhau – như đám đông ngày ấy trước mắt Đức Giêsu. Các môn đệ có vẻ như muốn tránh xa đám đông. “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn.” Nghe ra có vẻ như các ông hơi hà khắc, nhưng có vẻ không hẳn thế. Nếu các ông là các môn đệ, có thể các ông cũng có cùng một cảm giác như Đức Giêsu. Các ông có thể bắt đầu học được cách suy nghĩ và cảm như Ngài đã làm. Đó chính là điều mà người môn đệ thực hiện, là bản mô tả công việc của chúng ta – hãy học biết cách suy nghĩ và hành động như Đức Giêsu – để lớn lên trong lòng trắc ẩn.
Các môn đệ chắc đã phải cảm thấy ngợp trước những gì mình thấy, “một đoàn người đông đảo”. Làm thế nào các môn đệ ít ỏi này có thể dù chỉ là gọi tên những nhu cầu, thể lý và tinh thần, mà những người này đang chờ đợi? Làm thế nào mà các ông có thể giải quyết được?
Chúng ta cũng giống như các môn đệ ấy. Chúng ta nhìn vào cuộc đời mình, những người xung quanh và nhu cầu của thế giới. Có một “đám đông” người và những vấn đề cần kể ra: trong gia đình mình, công việc, những vấn đề về tài chính, tương lai của các con, bạn bè ở trường, nhu cầu sức khỏe và tinh thần của những người nghèo,… Như người môn đệ, chúng ta quan sát và cảm thông khi thấy quá nhiều những nhu cầu. Đó là cả một đám đông. Các môn đệ không vô tâm, chúng ta cũng vậy. Với biết bao những vấn nạn như thế cả ở trong đất nước chúng ta cũng như khắp nơi trên thế giới, chúng ta dường như cần một đội quân và các tổ chức lớn để giải quyết. Và chúng ta đúng, các tổ chức đó nên chỉ ra những vấn nạn về giáo dục, chăm sóc người bệnh, già nua, di dân, vô gia cư và cả những gia đình bị lụi bại về tài chánh,… Nhưng chúng ta cũng nên làm cái gì đó, như chúng ta nghe thấy lời vọng của Đức Giêsu nói với các môn đệ là chúng ta, “chính anh em hãy cho họ ăn”.
Tôi đã có một buổi nói chuyện với mục sư phái Baptist, một buổi nói chuyện có thể để lại cho quý vị cảm giác thất bại và không thể giúp gì được. Chúng tôi nói về các vấn nạn lớn, vấn đề của thế giới và của thành phố chúng ta đang sống đây. Tôi hỏi ông ta: “Mục sư làm gì với một nhu cầu lớn như thế?” Những lời của ông ấy đã đọng lại trong tôi và cho tôi một hướng đi. Ông nói: “Tôi xử lý góc nhỏ của mảnh vải ở gần tôi nhất”. Đó, quý vị làm gì đó tại đây và ngay bây giờ, rất nhỏ và tầm thường trong viễn cảnh của những vấn nạn của thế giới. Quý vị làm gì đó, dù chỉ như năm chiếc bánh và vài con cá trước đám người đông đảo.

Đức Giêsu không bỏ di khi Ngài đối diện với những người đang đói này. Ngài dùng những gì chúng ta có và qua chúng ta Ngài trao ban chính mình cho người khác. Cuối cùng thì cũng đủ cho mọi người – hơn cả đủ. Thiên Chúa có mối tương quan ruột thịt với chúng ta: chúng ta là con cái của Chúa và Chúa biết những đói khát của chúng ta trước cả khi chúng ta tỏ ra. Thực sự, Thiên Chúa biết cơn đói khát sâu thẳm nhất của chúng ta và biết cho chúng ta loại thức ăn nào. Thứ thức ăn đó quá đủ cho chúng ta – thức ăn của đời sống vĩnh cửu là Đức Giêsu Kitô.
Gần đây tôi đến một nhà thờ mà ở đó không đủ bánh thánh cho mỗi người lên hiệp lễ. Thế nên, tôi phải bẻ nhỏ bánh ra. Những mẩu bánh trông không lớn lắm; một số người lên rước lễ có bàn tay rất to nên những mẩu bánh trông lại càng nhỏ hơn và ít trang trọng hơn! Nhưng có ai thấy mình nhận được một Giêsu ít hơn không? Thưa không, Ngài trao ban tất cả mình Ngài cho chúng ta trong những mẩu bánh; chúng ta có thừa để ăn. Hôm nay, Ngài cũng trao ban trọn vẹn mình Ngài cho chúng ta, như Ngài luôn làm thế. Ngài giúp chúng ta nhìn theo cách mà Ngài nhìn, để có “tình cảm ruột thịt” với những người xung quanh. Ngài có thể khiến những nỗ lực của chúng ta tăng lên bội phần, dù là trong những việc nhỏ bé chúng ta làm cho những người đang thiếu thốn. Với sự hiện diện của Ngài thì sẽ có mọi thứ hơn cả đủ dùng.
Chuyển ngữ: Anh Em HV Đamnh Gòvấp


18th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Isaiah 55: 1-3; Psalm 145; Rom. 8: 35,37-39; Matthew 14: 13-21

A friend of mine is a pastor in our Raleigh, North Carolina diocese. He told me that after the attacks on 9/11 people began to wander into church from jobs, classes at the University, the parish school and the neighborhood. There is something in us at times of grief that draws us together; we want to be with others who feel what we feel.

When we are grieving we don’t want to be with happy people. When my aged parents died within 11 months of each other, the months after their deaths, if someone told me about the death of someone they loved, I would tear up. Your own pain makes you more sensitive to the pain of others and draws you together. A Baptist friend of mine told me, "When my mother died people did what Baptists do, they brought food. We get together with globs and globs of food–what else can you do?" There certainly were "globs and globs" of food in today’s gospel.

The opening to our gospel story sets the tone. Jesus hears of the death of John the Baptist. Someone important had died. Someone who had the courage to speak up to authority and, as some believed, was the messiah. We know who John was to Jesus–they were cousins. Remember when Mary visited Elizabeth early in the gospel? As the two women drew near, Elizabeth tells Mary that the baby leapt in her womb. It it as if their relationship goes back to womb days. John the Baptist preceded Jesus and, it is believed, at first, Jesus was a disciple of John. John baptized Jesus in the Jordan, which began Jesus’ public ministry. John was an important person, on many levels, in Jesus’ life.

So when Jesus hears of John’s death he retires to a lonely place. That’s another response to grieving, to want to be alone. But he wasn’t the only one affected by John’s death. The crowds had lost their powerful leader. If they could kill John the Baptist, then who was safe? All were vulnerable–even Jesus himself.

But Jesus can’t be alone, there’s this crowd, which the gospel sometimes likens to "sheep without a shepherd." When Jesus saw the vast crowd, "his heart was moved with pity for them." The English word "pity" can sound so condescending. We say, "I don’t want your pity!" Or, in anger we say, "I pity you." That’s not meant as a compliment, nor is it a feeling of love and concern. But, in the Bible, pity connotes deep feeling. Perhaps a better word might be "compassion"

In the Scriptures compassion describes a gut feeling; a spontaneous movement from down deep. It’s like what a mother instinctively feels for the child of her womb. My grandmother had an old Italian expression which translated says, "A mother understands her mute child." A mother "feels" what the child wants and needs even before the child expresses it. Or, it is like what a father told me once. He was coming home from work and his four-year-old daughter came running down the path to greet him. She tripped and he told me, "Before she hit the concrete, I felt her pain."

Compassion.

That feeling for another’s pain is instinctual, it’s what Jesus felt when he saw the crowd as he disembarked from the boat. "When he disembarked and saw the vast crowd, his heart was moved with pity for them, and he cured their sick."

People in pain, or who are suffering loss, tend to congregate–as they did that day in Jesus’ presence. The disciples sound like they want to get rid of the crowd. "This is a deserted place and it is already late; dismiss the crowds so they can go to the villages and buy food for themselves." They sound a bit harsh, but maybe not. If they are disciples, maybe they have the feelings Jesus has. They may be beginning to learn to think and feel as he did. That’s what disciples do, it’s our job description–to learn to think and act like Jesus–to grow in compassion.

The disciples must have felt overwhelmed by what they saw, "a vast crowd." How could these few disciples ever address all the needs, physical and emotional, they were looking at? How could they expect to deal with it all?

We are like those disciples. We look at our lives, those around us and the needs of our world. There is a "vast crowd" of people and issues that need addressing: in our families, jobs, financial woes, our children’s future, our friends at school, the physical and mental needs of the poor, etc. As disciples we look out and have pity as we see so much need. It’s a vast crowd. The disciples weren’t heartless, nor are we. With such huge issues both here in our country and around the world, we tend to want big forces and institutions to deal with them. And we are right, they should address those big issues of education, care for the sick, elderly, migrants, homeless, financially ruined families, etc. But we should do something too, as we hear the echoes of Jesus’ words to us disciples: "You give them some food yourselves."

I had one of those conversations a while back with a Baptist minister, the kind of conversation that can leave you feeling defeated and helpless. We were talking about huge issues, the problems of the world and the city in which we live. I asked him, "What do you do about such enormous needs?" His words stay with me and give me direction. He said, "I deal with the small corner of the cloth closest to me." That is, you do something here and now, as small and as insignificant as it feels in light of the world’s issues. You do something, even though it feels like just five loaves and a few fish in front of a vast crowd.

Jesus doesn’t leave the scene as he faces all those hungry people. He takes what we have and through us he gives himself to others. It turns out, that there was enough after all–more than enough. God has a womb-relationship with us: we are God’s children and God knows our hungers even before we express them. Indeed, God knows our deepest hunger and knows what kind of food to give us. That food will be more than enough for us – the food of eternal life, Jesus Christ.

Recently I was at a church and we didn’t have enough communion hosts for each person who came to receive. So we broke the hosts into smaller pieces. They didn’t look very big; some of the people who came up to receive had large hands which made the particles look even smaller and less significant! But did anyone feel they got less of Jesus? No, he gave all of himself to us in the fragments; we had more than enough to eat. He gives all of himself to us today too, as he always does. He helps us see the way he sees, to have "womb-feelings" for those around us. He can multiply our efforts, even in the tiny things we do for those in need. With his presence there will be more than enough.