Nếu có một thủ đô hòa bình của thế giới, sẽ phải là Oslo, Na Uy.
Đây là quê hương của giải thưởng Nobel Hòa bình, nhưng hôm qua cánh chim 'bồ câu trắng muôn thuở' đã đầy máu vì hai vụ tấn công khủng bố làm cho hơn 90 người chết và nhiều người bị thương.
Bom xe, đặt ngay trong khu vực văn phòng trung ương của chính phủ, đã nổ tung gần phủ thủ tướng và trụ sở của một tờ báo lớn gây thiệt mạng cho gần chục ngừoi.
Sau đó vài giờ, trên đảo Utøya, môt đảo nhỏ gần Oslo, một người cải trang làm cảnh sát, rất có thể cũng là kẻ đã bấm nút phá nổ các quả bom, đã gọi các em học sinh đang tham dự trại hè của đảng Lao Động (đang cầm quyền) tới gần và nổ súng. Cuộc tàn sát kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Xác của trên 80 chục em nằm la liệt trên đảo.
Cảnh trên TV cho thấy lực lựơng đặc biệt SWAT với quân phục màu đen phóng vội canô bừa lên bãi, trong khi những người trên đảo, quần áo cửi ra gần hết, chạy ngược lại. Nhiều người cố bơi thóat thân vào đất liền, dùng mọi dụng cụ có thể nổi được đề làm phao.
Sáng nay, người ta vẫn đi vòng quanh đảo tìm xác chết!
Tòan thể thế giới sững sờ đặt câu hỏi: tại sao lại là Na Uy? tại sao lại là bây giờ?
Thọat đầu người ta nghi ngờ đến các nhóm Hồi giáo đã thực hiện các cuộc tấn công ngoạn mục ở Tây Ban Nha và Anh quốc, cũng như các vụ đánh bom tự sát hụt ở Stockholm và Phần Lan.
Một nhóm khủng bố tự xưng là Ansar al-Jihad al-Alami, (những người trợ giúp thánh chiến Jihad toàn cầu,) nhanh chóng nhận trách nhiệm trên Internet.
Trước đó trên diễn đàn điện tử, ban lãnh đạo của nhóm này đã đưa ra nhiều lời đe dọa rằng Na Uy phải rút 500 quân ra khỏi Afghanistan, và ngưng ngay các xúc phạm đến đấng tiên tri Mohammed. Trong năm 2006, ít nhất một tờ báo của Na Uy đã in lại một loạt hình khiêu khích vị tiên tri.
Nhưng thủ lãnh của nhóm là Abu Suleiman al-Nasser - có liên hệ với Al Qaeda và đang lẩn trốn tại Iraq - đã phủ nhận không có bất kỳ tham gia nào với các vụ nổ, và khẳng định nhóm của hắn không dính líu vào sự việc.
Sự nghi ngờ cũng nhắm vào một nhân vật cực đoan người Kurd Iraq, Mullah Krekar, cựu lãnh đạo của nhóm Hồi giáo Al Ansar đã tương đối không còn hoạt động. Ông ta đang bị quản thúc tại gia vì bị nghi ngờ dính líu tới một âm mưu khủng bố thất bại. Ông đã từng lớn tiếng đe dọa Na Uy nếu ông ta bị trục xuất.
Vì cuộc tàn sát xảy ra tại một trại hè chính trị, người ta lo ngại rằng đằng sau cuộc tấn công là một tổ chức có tổ chức cao, như ở New Delhi trong năm 2005, hoặc trên hệ thống đường sắt công cộng ở London.
Ngòai những nhóm hồi giáo cực đoan, cũng có nhiều nhóm khác có thể gây rối tại Na Uy.
"Còn có nhiều nhóm chủ trương 'da trắng là tối thượng' (supremacist,) nhưng chúng thường la cà ngoài đường sinh sự với người khác, và chúng không thông minh lắm," theo ý kiến của một chuyên gia khủng bố là Marc Sageman, tác giả của cuốn sách 'Jihad không người lãnh đạo' (Leaderless Jihad.) "Xếp hạng trong danh sách khủng bố, thì chúng đứng hạng bét."
Có ít nhất hàng chục nhóm như thế, bao gồm các nhóm phát xít mới như nhóm Vigrid, là nhóm có lời thề không để chủng tộc da trắng bị "tuyệt chủng" vì nạn nhập cư. Tuy nhiên, mặc dù nhóm bị liệt vào lọai bạo hành, các thành viên của nhóm chỉ tấn công các cá nhân.
Cuối ngày hôm qua, một quan chức cảnh sát Na Uy nói với các phóng viên rằng vụ đánh bom Oslo và bắn súng nhằm vào trại thanh niên của Đảng Lao động đã "không liên quan đến bất kỳ tổ chức khủng bố quốc tế nào" và có nhiều điểm chung giống như vụ đánh bom Oklahoma City tại Hoa Kỳ.
Là một chuyên gia an ninh, ông Thomas Hegghammer, nói "tay súng là một phần tử cực đoan hữu phài" là lọai người có thể hành động một mình.
Cảnh sát cho biết tay súng đã bị bắt giữ trên đảo Utøya, tên là Anders Behring Breivik, 32 tuổi, cao lớn, tóc vàng, mắt xanh.
Hắn là một cựu thành viên của một đảng chủ trương chống việc nhập cư, và đã viết nhiều blog phê phán nền văn minh 'đa văn hóa' và Hồi giáo.
Trên trang web, Breivik chỉ trích các chính sách của châu Âu đang cố gắng để thích ứng với nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau, và tuyên bố rằng một số đáng kể người trẻ Hồi giáo đang sống bên Anh là Hồi giáo chủ chiến cực đoan.
"Khi nào thì nền 'đa văn hóa' sẽ không còn là một ý thức hệ nhằm phá vỡ cấu trúc văn hóa châu Âu, truyền thống, bản sắc và dân tộc của quốc gia?" là câu hỏi của Breivik đăng ngày 2 Tháng 2 năm 2010 trên trang web.
"Theo kết quả của hai cuộc nghiên cứu, 13% thanh niên Hồi giáo ở Anh trong lứa tuổi từ 15 đến 25 hỗ trợ hệ thống tư tưởng của al Qaeda ", là lời quả quyết (sai lầm) của hắn trên một mục khác viết ngày 16 tháng 2 năm ngoái.
Breivik cũng đã từng là một đảng viên của Đảng Tiến bộ, lớn thứ hai trong quốc hội, nhưng vị bí thư thông tin liên lạc của đảng là Fredrik Farber cho biết tên Breivik chì là một đảng viên trong những năm 2004-2006 và tham gia nhóm thanh niên của đảng trong những năm 1997-2006/2007.
Đảng Tiến độ chủ trương hạn chế nhập cảnh. Và cũng như nhiều đảng tương tự bên Âu Châu, Đảng dẫn đầu một số thăm dò dư luận.
Đảng trưởng bà Siv Jensen nhấn mạnh tên Breivik đã rời đảng. "Anh ta không phải là một đảng viên nữa", bà nói với Reuters. "Tôi rất buồn rằng anh ta đã từng là một thành viên tại một thời điểm trước. Anh ta không bao giờ hoạt động tích cực và chúng tôi đang khó khăn tìm kiếm xem có ai có hiểu biết nhiều về anh ta."
Bí thư thông tin Farber nói thêm: "Anh ta đã là một thành viên và đã có một số họat động trong chương trình địa phương ở Oslo, nhưng không còn trả niên liễm và không còn là một thành viên trong năm 2006 hoặc 2007."
Breivik cũng là một hội viên của hội Tam Điểm (Freemason, một hội kín chống Tòa Thánh Vatican), theo lời xác nhận của một phát ngôn viên của hội. Hội Tam Điểm sinh họat bằng cách lập nhóm bí mật ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ quan thông tấn quốc gia của Na Uy, NTB, nói rằng nhà chức trách đang điều tra xem liệu có một người thứ hai đã tham gia vào việc tàn sát ở trại hè không.
Đây là quê hương của giải thưởng Nobel Hòa bình, nhưng hôm qua cánh chim 'bồ câu trắng muôn thuở' đã đầy máu vì hai vụ tấn công khủng bố làm cho hơn 90 người chết và nhiều người bị thương.
Bom xe, đặt ngay trong khu vực văn phòng trung ương của chính phủ, đã nổ tung gần phủ thủ tướng và trụ sở của một tờ báo lớn gây thiệt mạng cho gần chục ngừoi.
Sau đó vài giờ, trên đảo Utøya, môt đảo nhỏ gần Oslo, một người cải trang làm cảnh sát, rất có thể cũng là kẻ đã bấm nút phá nổ các quả bom, đã gọi các em học sinh đang tham dự trại hè của đảng Lao Động (đang cầm quyền) tới gần và nổ súng. Cuộc tàn sát kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Xác của trên 80 chục em nằm la liệt trên đảo.
Cảnh trên TV cho thấy lực lựơng đặc biệt SWAT với quân phục màu đen phóng vội canô bừa lên bãi, trong khi những người trên đảo, quần áo cửi ra gần hết, chạy ngược lại. Nhiều người cố bơi thóat thân vào đất liền, dùng mọi dụng cụ có thể nổi được đề làm phao.
Sáng nay, người ta vẫn đi vòng quanh đảo tìm xác chết!
Tòan thể thế giới sững sờ đặt câu hỏi: tại sao lại là Na Uy? tại sao lại là bây giờ?
Thọat đầu người ta nghi ngờ đến các nhóm Hồi giáo đã thực hiện các cuộc tấn công ngoạn mục ở Tây Ban Nha và Anh quốc, cũng như các vụ đánh bom tự sát hụt ở Stockholm và Phần Lan.
Một nhóm khủng bố tự xưng là Ansar al-Jihad al-Alami, (những người trợ giúp thánh chiến Jihad toàn cầu,) nhanh chóng nhận trách nhiệm trên Internet.
Trước đó trên diễn đàn điện tử, ban lãnh đạo của nhóm này đã đưa ra nhiều lời đe dọa rằng Na Uy phải rút 500 quân ra khỏi Afghanistan, và ngưng ngay các xúc phạm đến đấng tiên tri Mohammed. Trong năm 2006, ít nhất một tờ báo của Na Uy đã in lại một loạt hình khiêu khích vị tiên tri.
Nhưng thủ lãnh của nhóm là Abu Suleiman al-Nasser - có liên hệ với Al Qaeda và đang lẩn trốn tại Iraq - đã phủ nhận không có bất kỳ tham gia nào với các vụ nổ, và khẳng định nhóm của hắn không dính líu vào sự việc.
Sự nghi ngờ cũng nhắm vào một nhân vật cực đoan người Kurd Iraq, Mullah Krekar, cựu lãnh đạo của nhóm Hồi giáo Al Ansar đã tương đối không còn hoạt động. Ông ta đang bị quản thúc tại gia vì bị nghi ngờ dính líu tới một âm mưu khủng bố thất bại. Ông đã từng lớn tiếng đe dọa Na Uy nếu ông ta bị trục xuất.
Vì cuộc tàn sát xảy ra tại một trại hè chính trị, người ta lo ngại rằng đằng sau cuộc tấn công là một tổ chức có tổ chức cao, như ở New Delhi trong năm 2005, hoặc trên hệ thống đường sắt công cộng ở London.
Ngòai những nhóm hồi giáo cực đoan, cũng có nhiều nhóm khác có thể gây rối tại Na Uy.
"Còn có nhiều nhóm chủ trương 'da trắng là tối thượng' (supremacist,) nhưng chúng thường la cà ngoài đường sinh sự với người khác, và chúng không thông minh lắm," theo ý kiến của một chuyên gia khủng bố là Marc Sageman, tác giả của cuốn sách 'Jihad không người lãnh đạo' (Leaderless Jihad.) "Xếp hạng trong danh sách khủng bố, thì chúng đứng hạng bét."
Có ít nhất hàng chục nhóm như thế, bao gồm các nhóm phát xít mới như nhóm Vigrid, là nhóm có lời thề không để chủng tộc da trắng bị "tuyệt chủng" vì nạn nhập cư. Tuy nhiên, mặc dù nhóm bị liệt vào lọai bạo hành, các thành viên của nhóm chỉ tấn công các cá nhân.
Cuối ngày hôm qua, một quan chức cảnh sát Na Uy nói với các phóng viên rằng vụ đánh bom Oslo và bắn súng nhằm vào trại thanh niên của Đảng Lao động đã "không liên quan đến bất kỳ tổ chức khủng bố quốc tế nào" và có nhiều điểm chung giống như vụ đánh bom Oklahoma City tại Hoa Kỳ.
Là một chuyên gia an ninh, ông Thomas Hegghammer, nói "tay súng là một phần tử cực đoan hữu phài" là lọai người có thể hành động một mình.
Cảnh sát cho biết tay súng đã bị bắt giữ trên đảo Utøya, tên là Anders Behring Breivik, 32 tuổi, cao lớn, tóc vàng, mắt xanh.
Hắn là một cựu thành viên của một đảng chủ trương chống việc nhập cư, và đã viết nhiều blog phê phán nền văn minh 'đa văn hóa' và Hồi giáo.
Trên trang web, Breivik chỉ trích các chính sách của châu Âu đang cố gắng để thích ứng với nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau, và tuyên bố rằng một số đáng kể người trẻ Hồi giáo đang sống bên Anh là Hồi giáo chủ chiến cực đoan.
"Khi nào thì nền 'đa văn hóa' sẽ không còn là một ý thức hệ nhằm phá vỡ cấu trúc văn hóa châu Âu, truyền thống, bản sắc và dân tộc của quốc gia?" là câu hỏi của Breivik đăng ngày 2 Tháng 2 năm 2010 trên trang web.
"Theo kết quả của hai cuộc nghiên cứu, 13% thanh niên Hồi giáo ở Anh trong lứa tuổi từ 15 đến 25 hỗ trợ hệ thống tư tưởng của al Qaeda ", là lời quả quyết (sai lầm) của hắn trên một mục khác viết ngày 16 tháng 2 năm ngoái.
Breivik cũng đã từng là một đảng viên của Đảng Tiến bộ, lớn thứ hai trong quốc hội, nhưng vị bí thư thông tin liên lạc của đảng là Fredrik Farber cho biết tên Breivik chì là một đảng viên trong những năm 2004-2006 và tham gia nhóm thanh niên của đảng trong những năm 1997-2006/2007.
Đảng Tiến độ chủ trương hạn chế nhập cảnh. Và cũng như nhiều đảng tương tự bên Âu Châu, Đảng dẫn đầu một số thăm dò dư luận.
Đảng trưởng bà Siv Jensen nhấn mạnh tên Breivik đã rời đảng. "Anh ta không phải là một đảng viên nữa", bà nói với Reuters. "Tôi rất buồn rằng anh ta đã từng là một thành viên tại một thời điểm trước. Anh ta không bao giờ hoạt động tích cực và chúng tôi đang khó khăn tìm kiếm xem có ai có hiểu biết nhiều về anh ta."
Bí thư thông tin Farber nói thêm: "Anh ta đã là một thành viên và đã có một số họat động trong chương trình địa phương ở Oslo, nhưng không còn trả niên liễm và không còn là một thành viên trong năm 2006 hoặc 2007."
Breivik cũng là một hội viên của hội Tam Điểm (Freemason, một hội kín chống Tòa Thánh Vatican), theo lời xác nhận của một phát ngôn viên của hội. Hội Tam Điểm sinh họat bằng cách lập nhóm bí mật ở nhiều nơi trên thế giới.
Cơ quan thông tấn quốc gia của Na Uy, NTB, nói rằng nhà chức trách đang điều tra xem liệu có một người thứ hai đã tham gia vào việc tàn sát ở trại hè không.