Trong khi còn e dè tại quốc nội vì sợ những hệ lụy bầu cử, tại quốc ngọai, là nơi có thể dùng viện trợ và ngọai giao để gây áp lực, chính quyền Obama đã thực hiện nhiều chương trình táo bạo nhằm thúc đẩy những chủ trương cấp tiến của họ.
Mới đây bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã khoe khoang thành quả của Bộ Ngoại giao là đã hổ trợ quyền "LGBT" (những người đồng tính) bằng cách trợ giúp cuộc tuần hành Gay Pride và buổi hòa nhạc của Lady Gaga tại Roma.
Hai nhân vật có thế giá đã phê bình những vận động đó của Hoa Kỳ là "đi ra ngòai dòng chính" và có mục đích chia rẽ Giáo hội với xã hội ở các quốc gia Công Giáo.
"Chính quyền đã đưa các chương trình nghị sự LGBT lên thành nền tảng của chính sách đối ngoại", ông Austin Ruse, giám đốc viện nghiên cứu Công Giáo về Gia đình và Nhân Quyền cho biết trong một tuyên bố ngày 28 tháng 6, "Chính quyền đã chỉ đạo các đại sứ quán khắp nơi là phải theo dõi và hỗ trợ các phong trào đồng tính cho dù nước chủ nhà và người dân của họ có chấp nhận nó hay không."
"Hoa kỳ vốn là quốc gia hùng mạnh và có nhiều khà năng ép buộc các chính phủ khác phải nương theo chính sách xã hội của nó," Ông Ruse cho biết thêm.
Bà Rebecca Marchinda, giám đốc vận động cho các chương trình Thanh Thiếu niên Thế giới của Liên Hợp Quốc, cảnh báo rằng các hoạt động của Mỹ, ở các nước đặc biệt là Công giáo, có thể dẫn đến việc tạo ra sự chống đối Giáo Hội "trên các lĩnh vực công cộng và trên cuộc tranh luận về những vấn đề (LGBT) này."
"Thay vì chấp nhận rằng mọi quốc gia có lý do chính đáng để công nhận hôn nhân và gia đình như là những thể chế (chứ không đơn thuần chỉ là những thỏa thuận xã hội), Mỹ sẽ đào sâu thêm hố cách biệt giữa Giáo Hội Công Giáo và xã hội dân sự với chủ trương cho rằng bất cứ khác biệt nào với Hoa Kỳ chỉ là những ý tưởng lỗi thời dựa trên nền tảng tôn giáo. "
Thực ra trong nhiều ý tưởng khác biệt với Hoa Kỳ đó, đã có trước khi tôn giáo tồn tại và luôn chính đáng vì phát huy phẩm giá và lợi ích chung.
Bà Ngoại trưởng Clinton đã đề cập đến vai trò của chính quyền Mỹ trong việc tuyên truyền vận động cho đồng tính tại một lễ kỷ niệm vào ngày 27 Tháng 6, gọi là 'tháng LGBT Pride', đây là buổi lễ được tổ chức do Bộ Ngoại giao và các người đồng tính làm việc trong các cơ quan Ngoại giao.
Bà Clinton nói: "Đại sứ quán Mỹ tại Rome đã đóng một "vai trò quan trọng" trong việc đưa Lady Gaga xuất hiện tại Ý trong buổi hòa nhạc EuroPride. Ban tổ chức đã "ước ao" muốn có ngôi sao âm nhạc này và một lá thư của Đại sứ David Thorne gửi cho Lady Gaga đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ký kết hợp đồng."
"Hơn một triệu người đã tham dự sự kiện trên, hô to những khẩu hiệu hỗ trợ cho bình đẳng và công lý," bà Clinton nói.
Lady Gaga, một người ủng hộ các chương trình chính trị cho người đồng tính, cũng là người đã xuất bản nhiều video dâm dục trong đó có sự lạm dụng nhiều biểu tượng tôn giáo của Công giáo.
Paola Concia, một dân biểu đồng tính của Đảng Dân chủ Ý, nói với tờ báo Ý Il Fatto Quotidiano rằng sự can thiệp của Đại sứ Thorne "chắc chắn" là vì ảnh hưởng của tình hình chính trị tại Ý - là quốc gia duy nhất của Liên minh Âu châu chưa có luật gọi là quyền đồng tính.
Ông Đại sứ đã thường xuyên nhắc nhở tới cụm từ của Ngoại trưởng Clinton rằng "quyền đồng tính là nhân quyền và nhân quyền là quyền đồng tính."
Cũng trong buổi lễ ngày 27 tháng 6, bà Ngoại trưởng Clinton nói thêm rằng các nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Slovakia đã "làm thêm giờ" để giúp cho cuộc diễu hành Pride tại quốc gia đó được thành công, sau khi cuộc diễu hành đầu tiên trước đó đã đưa tới bạo lực.
Các nhân viên sứ quán đã cổ động thêm 20 chữ ký của các trưởng phái đoàn từ các quốc gia khác, công khai hỗ trợ cuộc diễu hành và cuộc tranh luận trong sự "tôn trọng và có kết quả về quyền LGBT".
"Và trong ngày diễu hành, đại sứ của chúng ta đã đi bộ trong tình đoàn kết ngay bên cạnh thị trưởng thành phố Bratislava," bà nói.
Bà Clinton cho biết Bộ Ngoại giao cũng tham gia vào việc ủng hộ quyền LGBT ở Honduras, Uganda, Malawi, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và ở những nơi khác.
Bà nhắc lại những "nỗ lực lớn" của Hoa Kỳ tại Ủy ban Nhân quyền ở Geneva để hỗ trợ một tuyên bố nhằm chấm dứt bạo lực và tội ác chống lại các "khuynh hướng tình dục và giới tính." 'Văn phòng Ngoại giao của Hoa Kỳ ở phương Tây và những nhiệm sở thường trực của Hoa Kỳ tại Tổ chức các nước châu Mỹ đã giúp tạo ra một chức vụ quan sát viên đặc biệt cho quyền LGBT trong Ủy ban Liên Mỹ về Nhân quyền.
Ông Ruse phê bình rằng những hành động như vậy không chỉ là đơn giản vận động cho những người đồng tính mà thôi.
"Họ đang có ý định ép buộc hôn nhân đồng tính và cho phép người đồng tính nhận con nuôi tại các nước đang cảm thấy bị xúc phạm bởi những thứ như vậy. Họ có ý định dùng khuynh hướng tình dục và bản sắc giới tính để tạo ra một tội phân biệt đối xử mới, để chà đạp quyền của các tín hữu tôn giáo.
"Về vấn đề này, chính quyền này đã đi ra ngòai dòng chính", ông Ruse nói.
Ông cho biết rằng hầu hết mọi người trên thế giới vẫn hiểu đồng tính luyến ái là "bên ngoài sự tự nhiên" và là "cái gì đó cần tránh và chắc chắn không được chấp thuận."
"Hầu hết mọi người công nhận rằng, lối sống đồng tính có hại cho sức khỏe và đạo đức. Hiệu quả của chính sách của Obama là xúc phạm đến hàng tỷ người và gây khó khăn cho các chính phủ miễn cưỡng khác. Điều này đặc biệt gây phản cảm tại hầu hết các quốc gia Kitô giáo và Hồi giáo.Trong thực tế, Kitô giáo và Hồi giáo là những trở ngại chính của chương trình nghị sự và chính sách này."
Còn bà Marchinda thì cho rằng bà Clinton đã "hiểu lầm" về bản chất của cuộc tranh luận LGBT và hiểu lầm về quan hệ giữa tranh luận và chủ quyền quốc gia và về nhân quyền nói chung.
"Thật là đáng lo ngại khi thấy rằng Mỹ đã không còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của tất cả mọi người và cưỡng đoạt nền tư pháp của các nước thành viên (Liên hiệp quốc) liên quan đến hôn nhân và những quy định địa phương liên quan đến diễu hành và các sự kiện khác."
"Các tuyên truyền của Mỹ về các vấn đề này đã thúc đẩy một định nghĩa mới về quyền con người mà không nơi nào chấp nhận được. Đó là một định nghĩa từ phương Tây mà Hoa Kỳ sử dụng để thúc đẩy lợi ích của mình ở nước ngoài và dùng định nghĩa này để quyết định viện trợ cho các nước đang phát triển."
Bà Marchinda lưu ý rằng hiện nay những từ ngữ như "khuynh hướng tình dục", "LGBT," hoặc "giới tính" không được quốc tế chấp nhận, tuy thế Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng những ngôn ngữ này khi đề cập đến nhân quyền.
"Điều này gây ra hiểu lầm giữa các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc và nhất là trong những quốc gia đang phải nhận những viện trợ có ràng buộc của Mỹ."
Mới đây bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã khoe khoang thành quả của Bộ Ngoại giao là đã hổ trợ quyền "LGBT" (những người đồng tính) bằng cách trợ giúp cuộc tuần hành Gay Pride và buổi hòa nhạc của Lady Gaga tại Roma.
Hai nhân vật có thế giá đã phê bình những vận động đó của Hoa Kỳ là "đi ra ngòai dòng chính" và có mục đích chia rẽ Giáo hội với xã hội ở các quốc gia Công Giáo.
"Chính quyền đã đưa các chương trình nghị sự LGBT lên thành nền tảng của chính sách đối ngoại", ông Austin Ruse, giám đốc viện nghiên cứu Công Giáo về Gia đình và Nhân Quyền cho biết trong một tuyên bố ngày 28 tháng 6, "Chính quyền đã chỉ đạo các đại sứ quán khắp nơi là phải theo dõi và hỗ trợ các phong trào đồng tính cho dù nước chủ nhà và người dân của họ có chấp nhận nó hay không."
"Hoa kỳ vốn là quốc gia hùng mạnh và có nhiều khà năng ép buộc các chính phủ khác phải nương theo chính sách xã hội của nó," Ông Ruse cho biết thêm.
Bà Rebecca Marchinda, giám đốc vận động cho các chương trình Thanh Thiếu niên Thế giới của Liên Hợp Quốc, cảnh báo rằng các hoạt động của Mỹ, ở các nước đặc biệt là Công giáo, có thể dẫn đến việc tạo ra sự chống đối Giáo Hội "trên các lĩnh vực công cộng và trên cuộc tranh luận về những vấn đề (LGBT) này."
"Thay vì chấp nhận rằng mọi quốc gia có lý do chính đáng để công nhận hôn nhân và gia đình như là những thể chế (chứ không đơn thuần chỉ là những thỏa thuận xã hội), Mỹ sẽ đào sâu thêm hố cách biệt giữa Giáo Hội Công Giáo và xã hội dân sự với chủ trương cho rằng bất cứ khác biệt nào với Hoa Kỳ chỉ là những ý tưởng lỗi thời dựa trên nền tảng tôn giáo. "
Thực ra trong nhiều ý tưởng khác biệt với Hoa Kỳ đó, đã có trước khi tôn giáo tồn tại và luôn chính đáng vì phát huy phẩm giá và lợi ích chung.
Bà Ngoại trưởng Clinton đã đề cập đến vai trò của chính quyền Mỹ trong việc tuyên truyền vận động cho đồng tính tại một lễ kỷ niệm vào ngày 27 Tháng 6, gọi là 'tháng LGBT Pride', đây là buổi lễ được tổ chức do Bộ Ngoại giao và các người đồng tính làm việc trong các cơ quan Ngoại giao.
Bà Clinton nói: "Đại sứ quán Mỹ tại Rome đã đóng một "vai trò quan trọng" trong việc đưa Lady Gaga xuất hiện tại Ý trong buổi hòa nhạc EuroPride. Ban tổ chức đã "ước ao" muốn có ngôi sao âm nhạc này và một lá thư của Đại sứ David Thorne gửi cho Lady Gaga đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ký kết hợp đồng."
"Hơn một triệu người đã tham dự sự kiện trên, hô to những khẩu hiệu hỗ trợ cho bình đẳng và công lý," bà Clinton nói.
Lady Gaga, một người ủng hộ các chương trình chính trị cho người đồng tính, cũng là người đã xuất bản nhiều video dâm dục trong đó có sự lạm dụng nhiều biểu tượng tôn giáo của Công giáo.
Paola Concia, một dân biểu đồng tính của Đảng Dân chủ Ý, nói với tờ báo Ý Il Fatto Quotidiano rằng sự can thiệp của Đại sứ Thorne "chắc chắn" là vì ảnh hưởng của tình hình chính trị tại Ý - là quốc gia duy nhất của Liên minh Âu châu chưa có luật gọi là quyền đồng tính.
Ông Đại sứ đã thường xuyên nhắc nhở tới cụm từ của Ngoại trưởng Clinton rằng "quyền đồng tính là nhân quyền và nhân quyền là quyền đồng tính."
Cũng trong buổi lễ ngày 27 tháng 6, bà Ngoại trưởng Clinton nói thêm rằng các nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Slovakia đã "làm thêm giờ" để giúp cho cuộc diễu hành Pride tại quốc gia đó được thành công, sau khi cuộc diễu hành đầu tiên trước đó đã đưa tới bạo lực.
Các nhân viên sứ quán đã cổ động thêm 20 chữ ký của các trưởng phái đoàn từ các quốc gia khác, công khai hỗ trợ cuộc diễu hành và cuộc tranh luận trong sự "tôn trọng và có kết quả về quyền LGBT".
"Và trong ngày diễu hành, đại sứ của chúng ta đã đi bộ trong tình đoàn kết ngay bên cạnh thị trưởng thành phố Bratislava," bà nói.
Bà Clinton cho biết Bộ Ngoại giao cũng tham gia vào việc ủng hộ quyền LGBT ở Honduras, Uganda, Malawi, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và ở những nơi khác.
Bà nhắc lại những "nỗ lực lớn" của Hoa Kỳ tại Ủy ban Nhân quyền ở Geneva để hỗ trợ một tuyên bố nhằm chấm dứt bạo lực và tội ác chống lại các "khuynh hướng tình dục và giới tính." 'Văn phòng Ngoại giao của Hoa Kỳ ở phương Tây và những nhiệm sở thường trực của Hoa Kỳ tại Tổ chức các nước châu Mỹ đã giúp tạo ra một chức vụ quan sát viên đặc biệt cho quyền LGBT trong Ủy ban Liên Mỹ về Nhân quyền.
Ông Ruse phê bình rằng những hành động như vậy không chỉ là đơn giản vận động cho những người đồng tính mà thôi.
"Họ đang có ý định ép buộc hôn nhân đồng tính và cho phép người đồng tính nhận con nuôi tại các nước đang cảm thấy bị xúc phạm bởi những thứ như vậy. Họ có ý định dùng khuynh hướng tình dục và bản sắc giới tính để tạo ra một tội phân biệt đối xử mới, để chà đạp quyền của các tín hữu tôn giáo.
"Về vấn đề này, chính quyền này đã đi ra ngòai dòng chính", ông Ruse nói.
Ông cho biết rằng hầu hết mọi người trên thế giới vẫn hiểu đồng tính luyến ái là "bên ngoài sự tự nhiên" và là "cái gì đó cần tránh và chắc chắn không được chấp thuận."
"Hầu hết mọi người công nhận rằng, lối sống đồng tính có hại cho sức khỏe và đạo đức. Hiệu quả của chính sách của Obama là xúc phạm đến hàng tỷ người và gây khó khăn cho các chính phủ miễn cưỡng khác. Điều này đặc biệt gây phản cảm tại hầu hết các quốc gia Kitô giáo và Hồi giáo.Trong thực tế, Kitô giáo và Hồi giáo là những trở ngại chính của chương trình nghị sự và chính sách này."
Còn bà Marchinda thì cho rằng bà Clinton đã "hiểu lầm" về bản chất của cuộc tranh luận LGBT và hiểu lầm về quan hệ giữa tranh luận và chủ quyền quốc gia và về nhân quyền nói chung.
"Thật là đáng lo ngại khi thấy rằng Mỹ đã không còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của tất cả mọi người và cưỡng đoạt nền tư pháp của các nước thành viên (Liên hiệp quốc) liên quan đến hôn nhân và những quy định địa phương liên quan đến diễu hành và các sự kiện khác."
"Các tuyên truyền của Mỹ về các vấn đề này đã thúc đẩy một định nghĩa mới về quyền con người mà không nơi nào chấp nhận được. Đó là một định nghĩa từ phương Tây mà Hoa Kỳ sử dụng để thúc đẩy lợi ích của mình ở nước ngoài và dùng định nghĩa này để quyết định viện trợ cho các nước đang phát triển."
Bà Marchinda lưu ý rằng hiện nay những từ ngữ như "khuynh hướng tình dục", "LGBT," hoặc "giới tính" không được quốc tế chấp nhận, tuy thế Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng những ngôn ngữ này khi đề cập đến nhân quyền.
"Điều này gây ra hiểu lầm giữa các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc và nhất là trong những quốc gia đang phải nhận những viện trợ có ràng buộc của Mỹ."