TGM Tomasi: Phải khẩn cấp xoá bỏ luật phạm thượng ở Pakistan
Quan sát viên thường trực tại Geneva phản ứng với vụ Farah Hatim
ROMA - Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại các văn phòng LHQ ở Geneva, cho rằng luật phạm thượng của Pakistan là một "công cụ bách hại”, nên “phải khẩn cấp sửa đổi và bãi bỏ nó".
Ngài đã khẳng định như thế trên Đài phát thanh Vatican, khi đề cập đến vụ Farah Hatim, một thiếu nữ Kitô hữu người Pakistan bị bắt cóc ở miền nam Punjab, và buộc phải kết hôn với một người Hồi giáo và chuyển đổi sang đạo Hồi.
Liên quan đến luật phạm thượng, Đức Tổng Giám Mục Tomasi nhắc lại rằng ở Pakistan cũng như ở nơi khác, “người Hồi giáo và Kitô hữu đều đồng ý nói rằng luật hiện hành về phạm thượng không làm việc được: nó chỉ được sử dụng như một công cụ bách hại chống lại một số người, hoặc như sự lạm dụng quyền lực, hoặc như một cái cớ, để giải quyết các vấn đề thuộc loại khác, mà không có liên quan gì đến tôn giáo cả".
Ngài khẳng định: "Chính vì thế, phải khẩn cấp sửa đổi và bãi bỏ loại luật đó, để cho sự tự do tôn giáo có thể được thực hiện với sự trong sáng bởi mọi người. Đây là một con đường khó khăn, vì hiện nay đa số dân và công luận là đặc biệt nhạy cảm, và không chấp nhận bất kỳ sửa đổi nào của luật này. Nhưng dần dần, mọi người cần được giáo dục và đi theo chiều hướng này".
Liên quan đến Farah Hatim, trước tiên Đức Tổng Giám Mục Tomasi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu thập "các dữ liệu và thông tin chính xác, đáng tin cậy về tình hình ấy, bởi vì cho đến nay, không ai đã thành công trong việc nói chuyện với phụ nữ trẻ đó".
Ngài cũng nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng toàn bộ hệ thống giáo dục cần phải dẫn đến sự tôn trọng mọi người, ngay cả khi họ là một thiểu số trong nền văn hóa và đức tin của họ". Sau cùng, Ngài hy vọng rằng "hệ thống tư pháp của các nước này không quan tâm đến các nhóm thiểu số”, mà chỉ trước hết đáp ứng "các yêu cầu tôn trọng các nhân quyền cơ bản của mỗi người".
Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng nhắc lại rằng việc bắt cóc và sự buộc phải chuyển đổi tôn giáo của các nạn nhân trẻ thuộc nhóm thiểu số Kitô giáo không phải là mới mẻ. “Đã từ nhiều năm qua các cô gái Kitô hữu buộc phải kết hôn với thanh niên Hồi giáo – và trong quá trình này – họ buộc phải từ bỏ đức tin của họ và bị buộc phải gia nhập Hồi giáo. Mỗi năm, khoảng 700 cô gái bị chuyển đổi tôn giáo như vậy”. (Zenit 20-6-2011)
Phạm Kim An
Quan sát viên thường trực tại Geneva phản ứng với vụ Farah Hatim
ROMA - Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại các văn phòng LHQ ở Geneva, cho rằng luật phạm thượng của Pakistan là một "công cụ bách hại”, nên “phải khẩn cấp sửa đổi và bãi bỏ nó".
Ngài đã khẳng định như thế trên Đài phát thanh Vatican, khi đề cập đến vụ Farah Hatim, một thiếu nữ Kitô hữu người Pakistan bị bắt cóc ở miền nam Punjab, và buộc phải kết hôn với một người Hồi giáo và chuyển đổi sang đạo Hồi.
Liên quan đến luật phạm thượng, Đức Tổng Giám Mục Tomasi nhắc lại rằng ở Pakistan cũng như ở nơi khác, “người Hồi giáo và Kitô hữu đều đồng ý nói rằng luật hiện hành về phạm thượng không làm việc được: nó chỉ được sử dụng như một công cụ bách hại chống lại một số người, hoặc như sự lạm dụng quyền lực, hoặc như một cái cớ, để giải quyết các vấn đề thuộc loại khác, mà không có liên quan gì đến tôn giáo cả".
Ngài khẳng định: "Chính vì thế, phải khẩn cấp sửa đổi và bãi bỏ loại luật đó, để cho sự tự do tôn giáo có thể được thực hiện với sự trong sáng bởi mọi người. Đây là một con đường khó khăn, vì hiện nay đa số dân và công luận là đặc biệt nhạy cảm, và không chấp nhận bất kỳ sửa đổi nào của luật này. Nhưng dần dần, mọi người cần được giáo dục và đi theo chiều hướng này".
Liên quan đến Farah Hatim, trước tiên Đức Tổng Giám Mục Tomasi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu thập "các dữ liệu và thông tin chính xác, đáng tin cậy về tình hình ấy, bởi vì cho đến nay, không ai đã thành công trong việc nói chuyện với phụ nữ trẻ đó".
Ngài cũng nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng toàn bộ hệ thống giáo dục cần phải dẫn đến sự tôn trọng mọi người, ngay cả khi họ là một thiểu số trong nền văn hóa và đức tin của họ". Sau cùng, Ngài hy vọng rằng "hệ thống tư pháp của các nước này không quan tâm đến các nhóm thiểu số”, mà chỉ trước hết đáp ứng "các yêu cầu tôn trọng các nhân quyền cơ bản của mỗi người".
Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng nhắc lại rằng việc bắt cóc và sự buộc phải chuyển đổi tôn giáo của các nạn nhân trẻ thuộc nhóm thiểu số Kitô giáo không phải là mới mẻ. “Đã từ nhiều năm qua các cô gái Kitô hữu buộc phải kết hôn với thanh niên Hồi giáo – và trong quá trình này – họ buộc phải từ bỏ đức tin của họ và bị buộc phải gia nhập Hồi giáo. Mỗi năm, khoảng 700 cô gái bị chuyển đổi tôn giáo như vậy”. (Zenit 20-6-2011)
Phạm Kim An