Ngành Tuyên Úy Quân Đội Hoa Kỳ là một ngành được các Dân Biểu Thuộc Địa Khóa 2 (the Second Continental Congress) lập ra từ năm 1775, trước khi có bản Tuyên Ngôn Độc lập.
So với các quốc gia khác thì đây là tổ chức Tuyên Úy lâu đời nhất và lớn nhất, đã phục vụ qua 36 cuộc chiến và 242 cuộc xung đột lớn.
Theo qui ứơc Geneva (Geneva Conventions), tuyên úy là những nhân viên không tham chiến (non-combatant, Protocol I, 8 June 1977, Art 43.2) do đó khi bị bắt thì phải được trả về vô điều kiện. Chiến tranh Việt Nam đã ghi nhận một vị tuyên úy của Thủy Quân Lục Chiến, cố linh mục Hồ Sỹ Thuyên, đã từng bị bắt vào đầu thập niên 1960 tại Bà Rịa và được thả về. Tuy nhiên sau khi chiến tranh chấm dứt, các tuyên úy Viêt Nam cũng đã phải chịu chung số phận như các sĩ quan của các quân binh chủng khác, và thường thì thời gian bị học tập còn lâu dài hơn.
Người Việt tị nạn, tuy mới ở bên Mỹ có 36 năm nhưng cũng đã cung cấp cho ngành tuyên úy Hoa Kỳ nhiều linh mục, thí dụ như cha Van Dinh đang phục vụ cho binh chủng Không Quân.
Ngành tuyên úy của Hoa Kỳ là một ngành nguy hiểm vào bậc nhất, trong Thế Chiến II, đã có trên 100 vị tuyên úy tử trận. Tỷ số thương vong như vậy là lớn chỉ sau có ngành Bộ Binh.
Và do đó nhiều vị tuyên úy cũng được tuyên dương với các huân chương cao quí nhất.
Mới đây Viện Di Sản Thủy Quân Lục Chiến (Marine Corps Heritage Foundation) đã vinh danh cố linh mục Vincent Capodanno, tử trận tại Việt Nam, bằng cách cung hiến cho ngài một cửa kính màu tại nguyện đường Semper Fidelis Memorial Chapel của viện bảo tàng TQLC quốc gia (National Museum of the Marine Corps). Được biết mỗi cửa sổ của nguyện đường tiêu biểu cho một đức tính của TQLC, nơi cung hiến cho ngài là cửa 'Hy Sinh' ('Sacrifice Window'.)
"Mọi Thủy quân lục chiến đã từng phục vụ với linh mục tuyên úy Capodanno thì nhớ tới ngài là một người không nề hà nguy hiểm để có mặt ở bất cứ nơi đâu mà một Thủy quân lục chiến cần được hướng dẫn và an ủi," theo lời Trung tướng Ron Christmas, chủ tịch Marine Corps Heritage Foundation, trong diễn văn khai mạc buổi lễ.
"Cha Capodanno đã có mặt ở khắp nơi, từ hố cá nhân cho tới lằn tuyến đầu."
Trong dịp này, ngài đã được truy tặng Huân Chương Danh Dự (Medal of Honor) là huân chương cao quí nhất của quân lực Mỹ. Ngài là giáo sĩ duy nhất nhận huy chương này.
Đó là để ghi nhận công lao của ngài trong "những đóng góp cho binh chủng Thủy quân lục chiến và vì sự hy sinh cuối cùng của ngài tại Việt Nam, trong một nỗ lực cứu sống một chiến binh TQLC," tướng Ron Christmas nói tiếp.
Cha Capodanno sinh ra ở Staten Island, New York City năm 1929 với cha mẹ là người Ý nhập cư. Năm 1957 ngài thụ phong linh mục bởi đức Hồng y Francis Spellman, lúc đó là Tổng Tuyên Úy của quân đội Mỹ.
Ngài nhập dòng Maryknoll và đi truyền giáo tại Đài Loan và Hồng Kông trong những năm 1958-1965. Sau đó ngài xin xuất dòng để làm tuyên úy cho Hải quân Mỹ, ngài đến Việt Nam trong dịp Tuần Thánh năm 1966.
Với cấp bậc Trung Úy, cha Capodanno đã tham dự bảy trận đánh. Ngài nổi tiếng về việc lấy lợi ích của các chiến binh TQLC lên trên sự an toàn cá nhân của mình, ngài thường len lỏi trên chiến trường để đến với những người bị thương và đang hấp hối để cấp cứu, an ủi và ban các phép bí tích sau cùng.
Trong cuộc hành quân Swift ngày 04 tháng 9 1967, Cha Capodanno bị một viên đạn súng cối nổ gần kề gây ra nhiều thương tích trên cánh tay, chân và một phần tay phải bị cắt đứt.
Ông Fred Smith, hiện là chủ tịch của Tổng công ty FedEx, đã tham dự trận chiến với cha Capodanno, nhớ lại rằng dù cho bị thương nặng, ngài đã từ chối di tản và tiếp tục mang các dụng cụ y tế đến cho các binh sĩ của mình.
Ngài chỉ đạo các binh sĩ giúp đỡ những người bị thương và tiếp tục di chuyển về chiến trường, khuyến khích họ bằng lời nói và bằng gương sáng của mình.
Trong khi ngài băng bó cho một chiến binh bị thương thì một lằn đạn ập đến, trong một cử chỉ tuyệt vọng, ngài đã lấy lưng ra đỡ đạn cho người lính và đã bị giết.
Không những ngài là một anh hùng của Thủy Quân Lục Chiến, năm 2006, Giáo hội Công giáo cũng đã công bố cha Capodanno là một 'Tôi Tớ Chúa,' là bước đầu tiên trong tiến trình phong thánh.
'Tôi Tớ Chúa' Capodanno không phải là vị duy nhất được vinh danh trên cửa kính màu của một nguyện đường quốc gia, trước đó nhiều năm một tuyên úy công giáo trẻ khác, cha John P. Washington, cũng đã nhận được vinh dự này.
Cha Washington sinh tại Newark, New Jersey năm 1908. Ngài từng là huynh trưởng hướng đạo và từng phục vụ tại nhiều xứ đạo khi cuộc tấn công Pearl Harbor xảy ra vào năm 1941, ngài được bề trên ra lệnh phục vụ ngành tuyên úy cho quân đội.
Ngài là một trong bốn vị tuyên úy 'bất tử' đã hy sinh mạng sống của mình vì người khác trên chuyến tàu định mệnh USAT Dorchester.
Đây là một tàu dân sự được cải biến làm tàu chở lính, di chuyển quân qua Âu Châu trong thế Chiến II.
Ngày 3 tháng 2 1943, tàu Dorchester chở trên 900 binh sĩ đã bị một tầu ngầm lọai U-Boat của Đức đánh thủy lôi. Điện trên tầu bị cắt và một cảnh hỗn lọan diễn ra. Mặc dầu trước đó đã có lệnh mọi người trên tàu phải mang phao cấp cứu, nhưng nhiều binh sĩ đã cửi áo và đi xuống dười hầm cho thỏai mái. Khi lệnh bỏ tàu ban ra, nhiều binh sĩ đã chạy lên người không.
Trên boong tầu lúc đó là 4 vị tuyên úy, một thuộc giáo phái Methodist, một Do Thái giáo, một Tin lành Cải Cách và cha Washington là Công giáo. Họ đều còn trẻ, mới mãn khóa và đang trên đường tới đơn vị.
Cả bốn vị đồng lòng cửi phao cấp cứu của mình nhường cho các binh sĩ khác và họ nắm tay nhau ở lại tầu đợi chết.
Theo ông Grady Clark một người sống sót kể lại: "Dù lúc đó tôi đang cố bơi ra xa, tôi cũng quay mặt nhìn lại. Nhiều hỏa châu đã bắn lên xoi rõ mọi sự. Đuôi con tầu bị nhấc lên và mũi con tầu chui vào lòng biển. Điều sau cùng tôi thấy là bốn vị tuyên úy vẫn còn đứng và cầu nguyện cho chúng tôi được an tòan. Họ đã làm tất cả mọi sự họ có thể làm. Tôi không còn thấy họ nữa. Họ không có một hy vọng sống nào khi không còn áo phao."
Theo những bá cáo do những người sống sót viết lại về giây phút cuối cùng của con tầu thì chúng ta biết rằng những lời kinh đã được xướng lên bằng tiếng Do thái và tiếng La Tinh (lúc đó các linh mục Công Giáo còn sử dụng tiếng la Tinh.)
Chỉ có 230 người sống sót, nhiều người tuy có phao nhưng đã chết vì nước quá lạnh.
Chính phủ Mỹ đã truy tặng huân chương Tuyên Úy Anh Dũng Bội Tinh (Chaplain's Medal for Heroism) cho 4 vị tuyên úy anh hùng và dựng một cửa kính mầu tại Ngũ giác Đài gọi là 'Four Chaplains stained glass window.'
...
Nhưng vị tuyên úy nhận được nhiều huy chương nhất vẫn là linh mục Francis Patrick Duffy, sinh năm 1871 tại Ontario, Canada.
Ngài di cư đến New York và dậy học tại các trường Đại Học Công Giáo cho đến khi chịu chức linh mục năm 1905.
Khi Thế Chiến I bùng nổ, ngài làm tuyên úy cho binh đòan 69 thành lập tại New York và từ đó được chuyển qua mặt trận Pháp bên Âu Châu.
Trong chiến tranh ngài nổi tiếng là người luôn đi theo các tóan cứu thương xông pha vào trận tiền để cứu giúp thương binh. Trung tá William Donovan, người thành lập cơ quan OSS, tiền thân của CIA, đã công nhận ngài là người đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ vững tinh thân quân sĩ trong cuộc chiến tranh bằng giao thông hào và hơi ngạt này.
Vì nhiều chiến binh là người xuất xứ từ New York cho nên vai trò chủ đạo của ngài là quan trọng, đã có lần, theo lời tướng Douglas MacArthur cũng đang phục vụ chiến trường Âu Châu lúc đó, thì ngài 'xúyt' nữa bị phong làm Trung Đòan Trưởng.
Ngài nhận được nhiều huân chương của Mỹ và của Pháp. Cho đến nay chưa có vị tuyên úy nào nhận được nhiều huy chương như thế.
Sau chiến tranh ngài trở về làm chánh xứ cho giáo xứ Holy Cross gần Time Square cho đến khi qua đời năm 1932.
Người dân New York đã đặt tên cho phần nửa phía bắc của Time Square là Duffy Square và dựng tượng của ngài ở đó.
Bức tượng diễn tả một linh mục ăn mặc gọn ghẽ trong bộ binh phục Thế Chiến I, hai tay nắm chắc cuốn Kinh Thánh, đứng trước Thánh Giá kiểu Tô Cách Lan (Celtic cross, Thánh giá vuông cạnh) đôi chân vững vàng trong đôi giầy boots, tà áo phất phơ trước cơn gió ngược.
Mang Tin Lành đến cho mọi người trước những cơn bão lộng của chiến tranh, phải chăng là hình ảnh kiêu hùng của một vị tuyên úy quân đội ?
So với các quốc gia khác thì đây là tổ chức Tuyên Úy lâu đời nhất và lớn nhất, đã phục vụ qua 36 cuộc chiến và 242 cuộc xung đột lớn.
Theo qui ứơc Geneva (Geneva Conventions), tuyên úy là những nhân viên không tham chiến (non-combatant, Protocol I, 8 June 1977, Art 43.2) do đó khi bị bắt thì phải được trả về vô điều kiện. Chiến tranh Việt Nam đã ghi nhận một vị tuyên úy của Thủy Quân Lục Chiến, cố linh mục Hồ Sỹ Thuyên, đã từng bị bắt vào đầu thập niên 1960 tại Bà Rịa và được thả về. Tuy nhiên sau khi chiến tranh chấm dứt, các tuyên úy Viêt Nam cũng đã phải chịu chung số phận như các sĩ quan của các quân binh chủng khác, và thường thì thời gian bị học tập còn lâu dài hơn.
Người Việt tị nạn, tuy mới ở bên Mỹ có 36 năm nhưng cũng đã cung cấp cho ngành tuyên úy Hoa Kỳ nhiều linh mục, thí dụ như cha Van Dinh đang phục vụ cho binh chủng Không Quân.
Ngành tuyên úy của Hoa Kỳ là một ngành nguy hiểm vào bậc nhất, trong Thế Chiến II, đã có trên 100 vị tuyên úy tử trận. Tỷ số thương vong như vậy là lớn chỉ sau có ngành Bộ Binh.
Và do đó nhiều vị tuyên úy cũng được tuyên dương với các huân chương cao quí nhất.
Mới đây Viện Di Sản Thủy Quân Lục Chiến (Marine Corps Heritage Foundation) đã vinh danh cố linh mục Vincent Capodanno, tử trận tại Việt Nam, bằng cách cung hiến cho ngài một cửa kính màu tại nguyện đường Semper Fidelis Memorial Chapel của viện bảo tàng TQLC quốc gia (National Museum of the Marine Corps). Được biết mỗi cửa sổ của nguyện đường tiêu biểu cho một đức tính của TQLC, nơi cung hiến cho ngài là cửa 'Hy Sinh' ('Sacrifice Window'.)
"Mọi Thủy quân lục chiến đã từng phục vụ với linh mục tuyên úy Capodanno thì nhớ tới ngài là một người không nề hà nguy hiểm để có mặt ở bất cứ nơi đâu mà một Thủy quân lục chiến cần được hướng dẫn và an ủi," theo lời Trung tướng Ron Christmas, chủ tịch Marine Corps Heritage Foundation, trong diễn văn khai mạc buổi lễ.
"Cha Capodanno đã có mặt ở khắp nơi, từ hố cá nhân cho tới lằn tuyến đầu."
Trong dịp này, ngài đã được truy tặng Huân Chương Danh Dự (Medal of Honor) là huân chương cao quí nhất của quân lực Mỹ. Ngài là giáo sĩ duy nhất nhận huy chương này.
Đó là để ghi nhận công lao của ngài trong "những đóng góp cho binh chủng Thủy quân lục chiến và vì sự hy sinh cuối cùng của ngài tại Việt Nam, trong một nỗ lực cứu sống một chiến binh TQLC," tướng Ron Christmas nói tiếp.
Cha Capodanno sinh ra ở Staten Island, New York City năm 1929 với cha mẹ là người Ý nhập cư. Năm 1957 ngài thụ phong linh mục bởi đức Hồng y Francis Spellman, lúc đó là Tổng Tuyên Úy của quân đội Mỹ.
Ngài nhập dòng Maryknoll và đi truyền giáo tại Đài Loan và Hồng Kông trong những năm 1958-1965. Sau đó ngài xin xuất dòng để làm tuyên úy cho Hải quân Mỹ, ngài đến Việt Nam trong dịp Tuần Thánh năm 1966.
Với cấp bậc Trung Úy, cha Capodanno đã tham dự bảy trận đánh. Ngài nổi tiếng về việc lấy lợi ích của các chiến binh TQLC lên trên sự an toàn cá nhân của mình, ngài thường len lỏi trên chiến trường để đến với những người bị thương và đang hấp hối để cấp cứu, an ủi và ban các phép bí tích sau cùng.
Trong cuộc hành quân Swift ngày 04 tháng 9 1967, Cha Capodanno bị một viên đạn súng cối nổ gần kề gây ra nhiều thương tích trên cánh tay, chân và một phần tay phải bị cắt đứt.
Ông Fred Smith, hiện là chủ tịch của Tổng công ty FedEx, đã tham dự trận chiến với cha Capodanno, nhớ lại rằng dù cho bị thương nặng, ngài đã từ chối di tản và tiếp tục mang các dụng cụ y tế đến cho các binh sĩ của mình.
Ngài chỉ đạo các binh sĩ giúp đỡ những người bị thương và tiếp tục di chuyển về chiến trường, khuyến khích họ bằng lời nói và bằng gương sáng của mình.
Trong khi ngài băng bó cho một chiến binh bị thương thì một lằn đạn ập đến, trong một cử chỉ tuyệt vọng, ngài đã lấy lưng ra đỡ đạn cho người lính và đã bị giết.
Không những ngài là một anh hùng của Thủy Quân Lục Chiến, năm 2006, Giáo hội Công giáo cũng đã công bố cha Capodanno là một 'Tôi Tớ Chúa,' là bước đầu tiên trong tiến trình phong thánh.
'Tôi Tớ Chúa' Capodanno không phải là vị duy nhất được vinh danh trên cửa kính màu của một nguyện đường quốc gia, trước đó nhiều năm một tuyên úy công giáo trẻ khác, cha John P. Washington, cũng đã nhận được vinh dự này.
Cha Washington sinh tại Newark, New Jersey năm 1908. Ngài từng là huynh trưởng hướng đạo và từng phục vụ tại nhiều xứ đạo khi cuộc tấn công Pearl Harbor xảy ra vào năm 1941, ngài được bề trên ra lệnh phục vụ ngành tuyên úy cho quân đội.
Ngài là một trong bốn vị tuyên úy 'bất tử' đã hy sinh mạng sống của mình vì người khác trên chuyến tàu định mệnh USAT Dorchester.
Đây là một tàu dân sự được cải biến làm tàu chở lính, di chuyển quân qua Âu Châu trong thế Chiến II.
Ngày 3 tháng 2 1943, tàu Dorchester chở trên 900 binh sĩ đã bị một tầu ngầm lọai U-Boat của Đức đánh thủy lôi. Điện trên tầu bị cắt và một cảnh hỗn lọan diễn ra. Mặc dầu trước đó đã có lệnh mọi người trên tàu phải mang phao cấp cứu, nhưng nhiều binh sĩ đã cửi áo và đi xuống dười hầm cho thỏai mái. Khi lệnh bỏ tàu ban ra, nhiều binh sĩ đã chạy lên người không.
Trên boong tầu lúc đó là 4 vị tuyên úy, một thuộc giáo phái Methodist, một Do Thái giáo, một Tin lành Cải Cách và cha Washington là Công giáo. Họ đều còn trẻ, mới mãn khóa và đang trên đường tới đơn vị.
Cả bốn vị đồng lòng cửi phao cấp cứu của mình nhường cho các binh sĩ khác và họ nắm tay nhau ở lại tầu đợi chết.
Theo ông Grady Clark một người sống sót kể lại: "Dù lúc đó tôi đang cố bơi ra xa, tôi cũng quay mặt nhìn lại. Nhiều hỏa châu đã bắn lên xoi rõ mọi sự. Đuôi con tầu bị nhấc lên và mũi con tầu chui vào lòng biển. Điều sau cùng tôi thấy là bốn vị tuyên úy vẫn còn đứng và cầu nguyện cho chúng tôi được an tòan. Họ đã làm tất cả mọi sự họ có thể làm. Tôi không còn thấy họ nữa. Họ không có một hy vọng sống nào khi không còn áo phao."
Theo những bá cáo do những người sống sót viết lại về giây phút cuối cùng của con tầu thì chúng ta biết rằng những lời kinh đã được xướng lên bằng tiếng Do thái và tiếng La Tinh (lúc đó các linh mục Công Giáo còn sử dụng tiếng la Tinh.)
Chỉ có 230 người sống sót, nhiều người tuy có phao nhưng đã chết vì nước quá lạnh.
Chính phủ Mỹ đã truy tặng huân chương Tuyên Úy Anh Dũng Bội Tinh (Chaplain's Medal for Heroism) cho 4 vị tuyên úy anh hùng và dựng một cửa kính mầu tại Ngũ giác Đài gọi là 'Four Chaplains stained glass window.'
...
Nhưng vị tuyên úy nhận được nhiều huy chương nhất vẫn là linh mục Francis Patrick Duffy, sinh năm 1871 tại Ontario, Canada.
Ngài di cư đến New York và dậy học tại các trường Đại Học Công Giáo cho đến khi chịu chức linh mục năm 1905.
Khi Thế Chiến I bùng nổ, ngài làm tuyên úy cho binh đòan 69 thành lập tại New York và từ đó được chuyển qua mặt trận Pháp bên Âu Châu.
Trong chiến tranh ngài nổi tiếng là người luôn đi theo các tóan cứu thương xông pha vào trận tiền để cứu giúp thương binh. Trung tá William Donovan, người thành lập cơ quan OSS, tiền thân của CIA, đã công nhận ngài là người đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ vững tinh thân quân sĩ trong cuộc chiến tranh bằng giao thông hào và hơi ngạt này.
Vì nhiều chiến binh là người xuất xứ từ New York cho nên vai trò chủ đạo của ngài là quan trọng, đã có lần, theo lời tướng Douglas MacArthur cũng đang phục vụ chiến trường Âu Châu lúc đó, thì ngài 'xúyt' nữa bị phong làm Trung Đòan Trưởng.
Ngài nhận được nhiều huân chương của Mỹ và của Pháp. Cho đến nay chưa có vị tuyên úy nào nhận được nhiều huy chương như thế.
Sau chiến tranh ngài trở về làm chánh xứ cho giáo xứ Holy Cross gần Time Square cho đến khi qua đời năm 1932.
Người dân New York đã đặt tên cho phần nửa phía bắc của Time Square là Duffy Square và dựng tượng của ngài ở đó.
Bức tượng diễn tả một linh mục ăn mặc gọn ghẽ trong bộ binh phục Thế Chiến I, hai tay nắm chắc cuốn Kinh Thánh, đứng trước Thánh Giá kiểu Tô Cách Lan (Celtic cross, Thánh giá vuông cạnh) đôi chân vững vàng trong đôi giầy boots, tà áo phất phơ trước cơn gió ngược.
Mang Tin Lành đến cho mọi người trước những cơn bão lộng của chiến tranh, phải chăng là hình ảnh kiêu hùng của một vị tuyên úy quân đội ?