Zenit tuần này có bài của linh mục John Flynn, LC, về vấn đề dân số của Trung Hoa. Theo cha, nước này đang bị áp lực phải thay đổi chính sách về kế hoạch hóa gia đình, vốn chỉ chấp nhận một con hiện nay, tiếp theo sau việc công bố các số liệu thống kê dân số mới.
Theo tờ Wall Street Journal ngày 29 tháng 4, năm 2010, dân số Trung Hoa tăng lên 1.34 tỷ so với 1.27 tỷ năm 2000. Trong thập niên qua, mức tăng trung bình hàng năm là 0.57%, một xuy giảm đáng kể so với thập niên trước là 1.07%.
Thống kê dân số này cũng xác nhận chiều hướng gia tăng nhanh chóng số người già. Những người trên 60 tuổi chiếm 13.3% dân số Trung Hoa, so với 10.3% năm 2000. Dù trẻ em dưới 14 tuổi nay chiếm 16.6% dân số, nhưng đây là một xuy giảm đáng kể so với mức 23% của thập niên trước. Trong một bài báo khác về kết quả cuộc thống kê dân số, tờ Wall Street Journal khảo sát sự bất quân bình về phái tính do nạn thích có con trai gây ra. Dân số nam hiện chiếm 51.3% tổng số, hơi giảm so với mức 51.6% vào năm 2000.
Dù có một chút cải thiện, bài báo nhận xét rằng hiện vẫn còn tới 34 triệu đàn ông “thặng dư”. Đây không phải là con số nhỏ. Nó là hậu quả của hiện tượng phá thai do chọn lựa phái tính, được làm cho dễ nhờ kỹ thuật siêu âm. Mặt khác, nhiều trẻ thơ nữ bị bỏ rơi hay cho đi làm con nuôi.
Một nhân tố có thể giúp làm thay đổi thái độ đối với trẻ thơ nữ là việc tăng giá bất động sản. Theo tục lệ, cha mẹ có con trai thường phải mua một căn hộ cho con trai khi nó lấy vợ.
Một bài báo đăng trên tờ China Daily ngày 11 tháng 11 năm rồi bình luận rằng tại các thành phố như Bắc Kinh, khoảng cách phái tính đang hẹp lại dần, với 104 trẻ sơ sinh nam so với 100 trẻ sơ sinh nữ. Xét theo số liệu toàn quốc, thì cứ 100 trẻ sơ sinh nữ có 119.45 trẻ sơ sinh nam.
Không đủ
Nói tới dân số Trung Hoa, người ta thường nhấn mạnh tới qui mô lớn, nhưng cuộc kiểm tra dân số mới đây cho thấy ngược lại: dân số gia tăng rất chậm. Đây là quan điểm được tờ The Economist đưa ra trong ấn bản ngày 7 tháng 5 vừa qua. Các dữ liệu thống kê dân số hàm nghĩa này: tổng số trẻ em mà một người đàn bà có thể sinh trong đời bà nay chỉ là 1.4, quá thấp so với mức 2.1 cần thiết để bảo đảm có được một dân số ổn định.
Con số trẻ em được sinh ra càng ngày càng ít hơn một cách đáng kể có nghĩa là dân số ở tuổi đi làm sẽ chịu áp lực nặng nề phải trợ giúp người lớn tuổi trong tương lai. Tờ The Economist cũng xét đến các hậu quả dài hạn của việc thiếu trẻ sơ sinh nữ. Khoảng từ 20 tới 25 năm nữa, khoảng 1/5 trẻ sơ sinh nam hiện nay sẽ không thể tìm được một cô dâu.
Tựa đề một bản phúc trình về cuộc kiểm tra dân số, đăng trên nhật báo Guardian ngày 28 tháng 4, cảnh cáo rằngTrung Hoa có thể trở nên già trước khi giầu có. Vì con số các người lao động mới đang giảm dần, nên Trung Hoa có thể không kịp giờ chuyển các nhà máy qua các phương pháp ít cần lao động nhưng cần nhiều gía trị gia tăng hơn.
Tờ Guardian cũng đề cập tới một vấn đề khác do chính sách của chính phủ tạo nên. Tức vấn đề qui mô lớn của dân số thả nổi (floating population) hay nôm na hơn “cò bơ cò bất”, hiện gia tăng tới 81% trong thập niên vừa qua, lên tới 261 triệu người. Di dân để tìm việc làm trong các nhà máy nơi nền kinh tế đang nở rộ không đương nhiên mang theo nó quyền cư trú. Chính sách truyền thống phải đăng ký hộ khẩu, vốn nhằm giữ nông dân sống chết với mảnh đất của họ, hiện vẫn còn hiệu lực. Điều này có nghĩa: dù các nhà máy sẵn sàng chào đón các công nhân di cư, nhưng họ đâu có bận tâm tới các chi phí sức khỏe, nhà ở và phúc lợi của những công nhân này. Những công nhân này có thể bị tống xuất bất cứ lúc nào, không được chăm sóc sức khỏe, con cái họ không được học hành.
Các lạm dụng về kế hoạch hóa gia đình
Các chính sách về dân số của Trung Hoa cũng có một lịch sử lạm dụng lâu dài. Một trong các điển hình mới đây nhất là phúc trình cho rằng các viên chức kế hoạch hóa gia đình bắt cóc trẻ em và bán chúng ra ngoại quốc kiếm lời. Theo phúc trình ngày 11 tháng 5 của Đài ABC Úc, các nhà cầm quyền đang điều tra các lời tố cáo cho rằng khoảng 20 trẻ sơ sinh ở Tỉnh Hồ Nam được sinh ra ngược với chính sách một con của chính phủ đã bị người ta bán qua Hoa Kỳ và Hòa Lan.
Cũng có người tố giác rằng các viên chức tại quận Long Huy đã nhận 142 dollars cho mỗi đứa trẻ đưa tới các văn phòng môi giới. Các văn phòng này sau đó nhận được 2,760 dollars cho mỗi đứa trẻ được lên danh sách làm con nuôi ở ngoại quốc. Đài ABC cũng ghi nhận rằng bản phúc trình được cơ quan Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Trung Hoa (CHRD), có trụ sở ở Hồng Kông, công bố hồi tháng 12 năm ngoái, đã chứng thực là có sự lạm dụng lan tràn trong việc kế hoạch hóa gia đình, từ việc cưỡng bức phá thai và triệt sản tới việc buộc phải thử nghiệm xem có thai hay không. Thêm vào đó, bất cứ ai, dù đàn ông hay đàn bà, nhưng nếu vi phạm các hạn chế về số con, đều bị đánh đập, giam giữ hay phạt tiền. Nhiều người còn mất cả việc làm, hay không được đăng ký hộ khẩu…
Vấn đề bắt cóc cũng được tờ Financial Times đề cập trong một bài báo đề ngày 14 tháng 2. Bài báo này trích dẫn các ước tính của chính phủ cho thấy khoảng 20,000 trẻ em đã bị “buôn bán” mỗi năm. Số phận các trẻ em này có khác nhau. Một số bị các băng đảng tội phạm sử dụng làm ăn mày ở đường phố, nhiều em khác buộc phải làm lao công trẻ em, và nhiều em khác bị bán làm con nuôi. Bài báo này trích dẫn một phúc trình mới đây từ cơ quan truyền thông của nhà nước về trường hợp 2 người bị kết án tử hình ở tỉnh Quảng Châu vì đã bán 46 trẻ sơ sinh nam với giá lên tới 6,097 dollars một em. Theo tờ Financial Times, chính phủ đã cố gắng chặn đứng các vụ bắt cóc và 2 năm trước đây vốn phát động chiến dịch giải thoát 9,300 trẻ em bị bắt cóc, và bắt giữ hơn 17,000 người.
Nói về việc cưỡng bức phá thai, một trường hợp được mô tả trong một bài của hãng Associated Press, công bố ngày 21 tháng 10 năm ngoái. Công nhân xây cất Luo Yanquan cho hay: vợ anh bị cưỡng bức ra khỏi nhà ngày 10 tháng 10 rồi bị các viên chức kế hoạch hóa gia đình giữ tại một bệnh xá. Sau đó, bà được đưa tới một bệnh viện và bị chích thuốc để sát hại thai nhi. Biến cố này xẩy ra chỉ cách ngày bà hạ sinhh cháu non một tháng. Các viên chức bảo cặp vợ chồng này là họ không được phép có con thêm vì họ đã có một đứa con gái 9 tuổi.
Các bà mẹ
Sự đau khổ nhân bản cùng cực do chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Hoa gây ra đã được một cuốn sách xuất bản đầu năm nay nhấn mạnh. Tác giả, chỉ dùng bút hiệu là Xinran, đã cho công bố một loạt các chứng từ của các bà mẹ, tựa là “Sứ Điệp Của Một Người Mẹ Vô Danh Trung Hoa: Các Câu Truyện Mất Mát Và Tuyệt Vọng" (Scribner).
Song song với các trình thuật về các phụ nữ bị cưỡng bức phải bỏ rơi hay cho con gái làm con nuôi, bà cũng mô tả một số các cảm nghiệm bản thân của mình. Bà kể lại: trong một lần viếng thăm một làng quê vào năm 1989, bà đang dùng bữa chiều tại một trong những căn nhà trong làng, thì người con dâu của chủ nhà sinh con trong căn phòng kế cận. Khi đứa trẻ sơ sinh nữ vừa được hạ sinh, bà nghe thấy một giọng nói: “đồ vô dụng”. Bà đỡ xuất hiện và lãnh tiền công. Chẳng bao lâu sau đó, Xinran thấy người ta đặt đứa trẻ sơ sinh nữ trong một chiếc xô dơ dáy và để mặc cho chết. Đến cuối năm 2010, hơn 120,000 trẻ em Trung Hoa bị bán làm con nuôi khắp thế giới, gần như tất cả đều là trẻ nữ. Tác giả đặt câu hỏi: không biết mẹ ruột các em nghĩ gì. Và bà trả lời: một khoảng trống rỗng vĩ đại không bao giờ làm đầy lại được.
Truyền thống văn hóa chuộng con trai và hệ thống phân phối đất đai ngày xưa, một hệ thống thiên về nam giới, từ lâu vốn hàm nghĩa con gái không được đánh giá đúng đắn. Sự phối hợp giữa các nhân tố hiện hành này và luật lệ kế hoạch hóa gia đình nghiêm khắc quả đã mang lại những hậu quả bi thảm.
Theo tờ Wall Street Journal ngày 29 tháng 4, năm 2010, dân số Trung Hoa tăng lên 1.34 tỷ so với 1.27 tỷ năm 2000. Trong thập niên qua, mức tăng trung bình hàng năm là 0.57%, một xuy giảm đáng kể so với thập niên trước là 1.07%.
Thống kê dân số này cũng xác nhận chiều hướng gia tăng nhanh chóng số người già. Những người trên 60 tuổi chiếm 13.3% dân số Trung Hoa, so với 10.3% năm 2000. Dù trẻ em dưới 14 tuổi nay chiếm 16.6% dân số, nhưng đây là một xuy giảm đáng kể so với mức 23% của thập niên trước. Trong một bài báo khác về kết quả cuộc thống kê dân số, tờ Wall Street Journal khảo sát sự bất quân bình về phái tính do nạn thích có con trai gây ra. Dân số nam hiện chiếm 51.3% tổng số, hơi giảm so với mức 51.6% vào năm 2000.
Dù có một chút cải thiện, bài báo nhận xét rằng hiện vẫn còn tới 34 triệu đàn ông “thặng dư”. Đây không phải là con số nhỏ. Nó là hậu quả của hiện tượng phá thai do chọn lựa phái tính, được làm cho dễ nhờ kỹ thuật siêu âm. Mặt khác, nhiều trẻ thơ nữ bị bỏ rơi hay cho đi làm con nuôi.
Một nhân tố có thể giúp làm thay đổi thái độ đối với trẻ thơ nữ là việc tăng giá bất động sản. Theo tục lệ, cha mẹ có con trai thường phải mua một căn hộ cho con trai khi nó lấy vợ.
Một bài báo đăng trên tờ China Daily ngày 11 tháng 11 năm rồi bình luận rằng tại các thành phố như Bắc Kinh, khoảng cách phái tính đang hẹp lại dần, với 104 trẻ sơ sinh nam so với 100 trẻ sơ sinh nữ. Xét theo số liệu toàn quốc, thì cứ 100 trẻ sơ sinh nữ có 119.45 trẻ sơ sinh nam.
Không đủ
Nói tới dân số Trung Hoa, người ta thường nhấn mạnh tới qui mô lớn, nhưng cuộc kiểm tra dân số mới đây cho thấy ngược lại: dân số gia tăng rất chậm. Đây là quan điểm được tờ The Economist đưa ra trong ấn bản ngày 7 tháng 5 vừa qua. Các dữ liệu thống kê dân số hàm nghĩa này: tổng số trẻ em mà một người đàn bà có thể sinh trong đời bà nay chỉ là 1.4, quá thấp so với mức 2.1 cần thiết để bảo đảm có được một dân số ổn định.
Con số trẻ em được sinh ra càng ngày càng ít hơn một cách đáng kể có nghĩa là dân số ở tuổi đi làm sẽ chịu áp lực nặng nề phải trợ giúp người lớn tuổi trong tương lai. Tờ The Economist cũng xét đến các hậu quả dài hạn của việc thiếu trẻ sơ sinh nữ. Khoảng từ 20 tới 25 năm nữa, khoảng 1/5 trẻ sơ sinh nam hiện nay sẽ không thể tìm được một cô dâu.
Tựa đề một bản phúc trình về cuộc kiểm tra dân số, đăng trên nhật báo Guardian ngày 28 tháng 4, cảnh cáo rằngTrung Hoa có thể trở nên già trước khi giầu có. Vì con số các người lao động mới đang giảm dần, nên Trung Hoa có thể không kịp giờ chuyển các nhà máy qua các phương pháp ít cần lao động nhưng cần nhiều gía trị gia tăng hơn.
Tờ Guardian cũng đề cập tới một vấn đề khác do chính sách của chính phủ tạo nên. Tức vấn đề qui mô lớn của dân số thả nổi (floating population) hay nôm na hơn “cò bơ cò bất”, hiện gia tăng tới 81% trong thập niên vừa qua, lên tới 261 triệu người. Di dân để tìm việc làm trong các nhà máy nơi nền kinh tế đang nở rộ không đương nhiên mang theo nó quyền cư trú. Chính sách truyền thống phải đăng ký hộ khẩu, vốn nhằm giữ nông dân sống chết với mảnh đất của họ, hiện vẫn còn hiệu lực. Điều này có nghĩa: dù các nhà máy sẵn sàng chào đón các công nhân di cư, nhưng họ đâu có bận tâm tới các chi phí sức khỏe, nhà ở và phúc lợi của những công nhân này. Những công nhân này có thể bị tống xuất bất cứ lúc nào, không được chăm sóc sức khỏe, con cái họ không được học hành.
Các lạm dụng về kế hoạch hóa gia đình
Các chính sách về dân số của Trung Hoa cũng có một lịch sử lạm dụng lâu dài. Một trong các điển hình mới đây nhất là phúc trình cho rằng các viên chức kế hoạch hóa gia đình bắt cóc trẻ em và bán chúng ra ngoại quốc kiếm lời. Theo phúc trình ngày 11 tháng 5 của Đài ABC Úc, các nhà cầm quyền đang điều tra các lời tố cáo cho rằng khoảng 20 trẻ sơ sinh ở Tỉnh Hồ Nam được sinh ra ngược với chính sách một con của chính phủ đã bị người ta bán qua Hoa Kỳ và Hòa Lan.
Cũng có người tố giác rằng các viên chức tại quận Long Huy đã nhận 142 dollars cho mỗi đứa trẻ đưa tới các văn phòng môi giới. Các văn phòng này sau đó nhận được 2,760 dollars cho mỗi đứa trẻ được lên danh sách làm con nuôi ở ngoại quốc. Đài ABC cũng ghi nhận rằng bản phúc trình được cơ quan Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Trung Hoa (CHRD), có trụ sở ở Hồng Kông, công bố hồi tháng 12 năm ngoái, đã chứng thực là có sự lạm dụng lan tràn trong việc kế hoạch hóa gia đình, từ việc cưỡng bức phá thai và triệt sản tới việc buộc phải thử nghiệm xem có thai hay không. Thêm vào đó, bất cứ ai, dù đàn ông hay đàn bà, nhưng nếu vi phạm các hạn chế về số con, đều bị đánh đập, giam giữ hay phạt tiền. Nhiều người còn mất cả việc làm, hay không được đăng ký hộ khẩu…
Vấn đề bắt cóc cũng được tờ Financial Times đề cập trong một bài báo đề ngày 14 tháng 2. Bài báo này trích dẫn các ước tính của chính phủ cho thấy khoảng 20,000 trẻ em đã bị “buôn bán” mỗi năm. Số phận các trẻ em này có khác nhau. Một số bị các băng đảng tội phạm sử dụng làm ăn mày ở đường phố, nhiều em khác buộc phải làm lao công trẻ em, và nhiều em khác bị bán làm con nuôi. Bài báo này trích dẫn một phúc trình mới đây từ cơ quan truyền thông của nhà nước về trường hợp 2 người bị kết án tử hình ở tỉnh Quảng Châu vì đã bán 46 trẻ sơ sinh nam với giá lên tới 6,097 dollars một em. Theo tờ Financial Times, chính phủ đã cố gắng chặn đứng các vụ bắt cóc và 2 năm trước đây vốn phát động chiến dịch giải thoát 9,300 trẻ em bị bắt cóc, và bắt giữ hơn 17,000 người.
Nói về việc cưỡng bức phá thai, một trường hợp được mô tả trong một bài của hãng Associated Press, công bố ngày 21 tháng 10 năm ngoái. Công nhân xây cất Luo Yanquan cho hay: vợ anh bị cưỡng bức ra khỏi nhà ngày 10 tháng 10 rồi bị các viên chức kế hoạch hóa gia đình giữ tại một bệnh xá. Sau đó, bà được đưa tới một bệnh viện và bị chích thuốc để sát hại thai nhi. Biến cố này xẩy ra chỉ cách ngày bà hạ sinhh cháu non một tháng. Các viên chức bảo cặp vợ chồng này là họ không được phép có con thêm vì họ đã có một đứa con gái 9 tuổi.
Các bà mẹ
Sự đau khổ nhân bản cùng cực do chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Hoa gây ra đã được một cuốn sách xuất bản đầu năm nay nhấn mạnh. Tác giả, chỉ dùng bút hiệu là Xinran, đã cho công bố một loạt các chứng từ của các bà mẹ, tựa là “Sứ Điệp Của Một Người Mẹ Vô Danh Trung Hoa: Các Câu Truyện Mất Mát Và Tuyệt Vọng" (Scribner).
Song song với các trình thuật về các phụ nữ bị cưỡng bức phải bỏ rơi hay cho con gái làm con nuôi, bà cũng mô tả một số các cảm nghiệm bản thân của mình. Bà kể lại: trong một lần viếng thăm một làng quê vào năm 1989, bà đang dùng bữa chiều tại một trong những căn nhà trong làng, thì người con dâu của chủ nhà sinh con trong căn phòng kế cận. Khi đứa trẻ sơ sinh nữ vừa được hạ sinh, bà nghe thấy một giọng nói: “đồ vô dụng”. Bà đỡ xuất hiện và lãnh tiền công. Chẳng bao lâu sau đó, Xinran thấy người ta đặt đứa trẻ sơ sinh nữ trong một chiếc xô dơ dáy và để mặc cho chết. Đến cuối năm 2010, hơn 120,000 trẻ em Trung Hoa bị bán làm con nuôi khắp thế giới, gần như tất cả đều là trẻ nữ. Tác giả đặt câu hỏi: không biết mẹ ruột các em nghĩ gì. Và bà trả lời: một khoảng trống rỗng vĩ đại không bao giờ làm đầy lại được.
Truyền thống văn hóa chuộng con trai và hệ thống phân phối đất đai ngày xưa, một hệ thống thiên về nam giới, từ lâu vốn hàm nghĩa con gái không được đánh giá đúng đắn. Sự phối hợp giữa các nhân tố hiện hành này và luật lệ kế hoạch hóa gia đình nghiêm khắc quả đã mang lại những hậu quả bi thảm.