Hổm rày bận việc đi xa hổng có thời giờ theo dõi tin tức mới biết miền quê Việt nam mình còn nghèo thiệt nghèo và thiếu thốn đủ mọi thông tin, được ít bữa thoải mãi với đời sống nông thôn yên tĩnh nhưng lại mù tịt về thông tin ngay cả trong nước chớ đừng nói tới những thông tin quốc tế chấn động địa cầu như chuyện phong Chân Phước cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Về tới nhà lập tức tui được một Đứng Bực đáng tôn kính và tràn
đầy uy tín cho biết buổi lễ phong Chân Phước rất long trọng và còn cung cấp cho tui đầy đủ hình ảnh, bài vở, thông tin chi tiết đáng quí, kể cả cuốn sách xấp xỉ ngàn trang “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta”. Tui vùi đầu nghiến ngấu đọc và xem thì thấy quả thật là một buổi lễ hổng những long trọng mà còn tràn đầy ấn tượng sâu sắc, đặc biệt với bài giảng trên cả tuyệt vời của Đức Bênêđíctô XVI, bài giảng này nói lên quá nhiều điều nhứt là về đối thoại khác hẳn với ai đó nói Đức Chân Phước Gioan Phaolo chỉ kêu gọi đối thoại và đừng sợ đối thoại với những lý luận quanh co bao biện mà thâm ý nhằm biện minh cho thái độ cũng quanh co và bao biện như lý luận. Bài giảng của Đức Bênêđíctô XVI nói thẳng thắn về lập trường của Đức Chân Phước Gioan Phaolo II làm cho Hai Lúa sáng thêm nhiều về thái độ đối thoại của Vị Giáo Hoàng Vĩ Đại nầy. Ai cũng phải công nhận Đức Chân Phước Gioan Phaolo II là người đối thoại, nhưng hổng như ai đó, Ngài đối thoại trước tiên bằng nói lên những khác biệt chánh yếu dựa trên nền tảng lý thuyết.
NÓI LÊN NHỮNG KHÁC BIỆT CHÁNH YẾU VỀ LÝ THUYẾT
Khác với những người “đối thoại bằng mọi giá” luôn né tránh sự thực, nói những lời bùi tai mà rỗng tuếch, đưa ra những tương tự hời hợt bên ngoài giữa Công giáo và Cộng sản, Đức Chân Phước đối thoại bằng đầu tiên nêu lên những khác biệt thực sự và cơ bản giữa Công giáo và Cộng sản. Đức Bênêđíctô XVI, cộng sự viên thân tín của Đức Chân Phước trong 23 năm hiểu rõ tất cả tư tưởng và hành động của Ngài đã nêu bật điều đó trong bài giảng lễ Phong Chân Phước ngày 01-05-2011:
”Khi Karol Wojtyla ngồi vào ghế của Thánh Phêrô, ngài mang theo với ngài một nhận thức sâu xa về sự khác biệt giữa chủ nghĩa Mác-xít và Kitô giáo, căn cứ trên những tầm nhìn của mỗi bên về con người. Đây là sứ điệp của ngài: con người là con đường của Giáo Hội, và Đức Kitô là con đường của con người,… Ngài đã đúng đắn khi gọi Kitô giáo là động lực của niềm hy vọng ấy, niềm hy vọng cách nào đó từng bị rúng động trước chủ thuyết Mác-xít và trước ý thức hệ về sự tiến bộ. Ngài đã lấy lại cho Kitô giáo khuôn mặt thực của mình như là một tôn giáo của hy vọng, được sống trong lịch sử trong một tinh thần của “Mùa Vọng”, trong một cuộc hiện sinh cá nhân và cộng đồng hướng tới Đức Kitô, sự viên mãn của loài người và là sự lấp đầy nơi chúng ta mọi khát vọng công lý và hòa bình” (Bản dịch của Lm Thiên Phong, Vietcatholic ngày 5/1/2011).
Khỏi cần nói ai cũng thấy Đức Giáo hoàng Bênêđíctô đánh giá cuộc đối thoại của Đức Chân Phước với Cộng sản hổng phải chỉ quan trọng mà thôi nhưng còn là cốt lõi cuộc đời của Ngài, nên mới dành một phần quan trọng của bài giảng trong một thánh lễ long trọng nói lên cả sự nghiệp của Đức Chân Phước. Và Đức Chân Phước đối thoại trước hết bằng nói lên sự khác biệt sâu xa, cốt lõi giữa Công giáo và Cộng sản chớ hổng né tránh. Tui còn nhớ hồi thập niên 80, mấy cha Đoàn Kết đưa về những tập Thần học giải phóng của Gustavo Gutierez và mừng rỡ như bắt được vàng bởi có người biện minh cho thái độ “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa” của mình. Sau đó là cuốn “Đối thoại với Fidel Castro” của Leonardo Boff do cha Đinh châu Trân, dòng Đaminh dịch ra, ngay trang bìa giới thiệu, tui hổng nhớ chắc, đại khái như sau: “Những tương đồng giữa Công giáo và Cộng sản nhiều gấp trăm lần những khác biệt”. Thiệt là lập lờ đánh lận con đen, những tương đồng chỉ là hời hợt nhưng những khác biệt mới thực sâu xa và là cốt lõi, chẳng thế mà Đức Chân Phước đã mạnh dạn vạch rõ ngay từ lúc lãnh nhận sứ vụ Phêrô rồi sau đó trong triều đại của Ngài tiếp tục đưa ra những luận điểm vạch rõ những sai lầm của Thần học giải phóng.
Ngày 14-09-1981, nhân dịp kỷ niêm 90 năm Rerum Novarum, Ngài cho công bố Tông huấn về “Lao động” Laborem Exercens nói lên những sai lầm của nền Thần học giải phóng ở Châu Mỹ Latinh.
Ngày 06-08-1984, Ngài cho phép Bộ Giáo lý Đức tin công bố bản hướng dẫn “Libertatis Nuntius”“Hướng dẫn về một vài phương diện của Thần học giải phóng” (AAS 76(1984)876-909. Documenta 57), bẻ gẫy hoàn toàn hệ thống lý luận của Thần học giải phóng, đồng thời cảnh cáo hai linh mục Gustavo Gutierez và Leonardo Boff về lập trường Thần học giải phóng.
Ngày 22-03-1986, Bộ Giáo lý Đức tin tiếp tục cho công bố bản “Libertatis conscientia” “Hướng dẫn về tự do của Kito giáo” (AAS79 (1987) 554-599), nhắc lại những nguyên tắc của bản Hướng dẫn 1984 và còn đi xa hơn với khuyến cáo hàng linh mục, tu sĩ không được trực tiếp tham gia chính trị hoặc đưa chủ thuyết Marxism vào các sinh hoạt tôn giáo nhân danh người nghèo.
Đối với các linh mục có khuynh hướng cộng sản hoặc ủng hộ cộng sản bằng việc tham gia chánh quyền, Đức Chân Phước dứt khoát khuyến cáo và có những biện pháp mạnh mẽ. Ngày 11-03-1985, Bộ Giáo lý Đức tin công bố “Ghi chú về quyển sách “Giáo hội: đoàn sủng và quyền lực” của linh mục Leonardo Boff, OFM (AAS77(1985)756-782. Documenta 58) và huyền chức linh mục này luôn, vị này sau đó hồi tục.
Năm 1983, khi Ngài chuẩn bị thăm các nước Trung Mỹ trong đó có Nicaragua, nơi mặt trận cộng sản Sandino rất mạnh đã cướp chánh quyền với sự tham gia của nhiều linh mục dòng Tên, Đức Chân Phước đặt điều kiện các vị này phải có lập trường rõ rệt, lựa chọn hoặc Giáo hội hoặc cách mạng. Như một thách thức, đón Đức Chân Phước tại sân bay có mặt đông đủ các linh mục cách mạng mà đại diện là cha Ernesto Cardenal, SJ, Bộ trưởng bộ Văn hóa trong chánh quyền Sandino. “Tại sân bay Managua, khi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đang chào các thành viên chính phủ Sandino, cha Ernesto đã nhanh chóng tháo chiếc mũ nồi đen của ông ta ra khỏi đầu, quỳ xuống khi Đức Giáo hoàng đến gần ông và nâng tay của Đức Giáo hoàng lên để hôn. Nhưng Đức Giáo hoàng đã nhanh chóng rút tay về, mặt ửng đỏ, chỉ ngón tay trỏ của bàn tay phải và phê phán ngài Bộ trưởng: “Cha phải loại bỏ sự nghi ngờ của cha đối với Giáo hội, phải loại bỏ sự chống đối của cha đối với Giáo hội”. Sau đó, để tránh bất cứ sự tiếp xúc nào với các linh mục theo cách mạng, Đức Giáo hoàng chắp tay lại, cúi đầu xuống cách nhẹ nhàng và bước tiếp” (s đ d tr. 490-491).
Thiệt là thẳng thắn, rõ ràng và đương nhiên là can đảm. Có nói lên những khác biệt thì mới có lộ trình giải quyết, còn nếu xã giao mà nói thôi mình giống nhau hết thảy thì khỏi cần phải đối thoại, thảo luận, tranh cãi làm chi hết ráo, ta với cộng sản là một thì hết thế rồi. Thiệt là can đảm tiếng nói của ngôn sứ dù sau đó Đức Chân Phước bị chống đối dữ dội, tại các nước thuộc châu Mỹ Latinh, ngài gặp nhiều phản đối, nhứt là tại Nicaragua hổng thể dâng lễ vì phe Thần học giải phóng la lối phản đối quá mạnh, nhưng ngài kiên trì chấp nhận và kiên quyết nói lên lập trường của Giáo hội bảo vệ chân lý, sự tinh tuyền của giáo lý và sự trong sáng của sứ điệp Tin mừng. Hổng biết có phải vì noi gương Đức Chân PHước mà Đức Hồng Y Phạm minh Mẫn đã buộc cha Phan khắc Từ và Đức Cha Nguyễn thái Hợp cũng buộc ông cha Từ phải chọn hoặc mục vụ hoặc chính trị? Dầu sao đây cũng là tín hiệu Việt nam đang noi gương Đức Chân Phước, thà trể còn hơn không. Xin các Đứng Lãnh Đạo hãy noi gương Đức Chân Phước có thái độ đúng đắn với những ông quan cách mạng trong Giáo hội và những ai thích làm quan hãy nhìn tấm gương của Bộ trưởng VĂn hóa Ernesto Cardenal mà răn mình.
Không tán thành cộng sản, Ngài công khai đứng về phía dân nghèo và đấu tranh cho dân nghèo khi họ là nạn nhân của cả tư bản lẫn cộng sản.
CÔNG KHAI ĐỨNG VỀ PHÍA DÂN NGHÈO
Ngay trong chuyến đầu tiên trở về thăm quê hương Ba lan, tiếng nói của Đức Chân Phước làm rung động lòng người dân, đi thẳng vào trái tim yêu mến của họ khi công khai tuyên bố đứng về phía người dân nghèo, đồng hành với họ trên con đường phục vụ Chúa và hạnh phúc đồng loại: “Hỡi các đồng bào yêu quý, Giáo hoàng mang cùng dòng máu xương thịt của các bạn, sẽ hòa tiếng nói cùng các bạn, Giáo hoàng sẽ cất cao tiếng nói để sự vinh quang của Chúa sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta sẽ không quay trở lại quá khứ mà sẽ đi thẳng tới tương lai” (Carl Berstein and Marco Politi, His Holiness, the hidden story of our time, bản dịch của Nguyễn bá Long và Trần quý Thắng, NXB Công an Nhân dân 2002, tr. 296-297).
Hổng phải chỉ gắn bó với người dân Ba lan thôi đâu nghen, Đức Chân Phước ngay từ những ngày đầu tiên trên ghế của thánh Phê rô đã ý thức mình là người của mọi người, khi đầu tiên chào tất cả dân thành Rôma bằng tiếng Ý, Ngài nói: “Nếu tôi mắc lỗi khi nói tiếng nói của các bạn- ý tôi muốn nói là tiếng nói của chúng ta- các bạn sẽ sửa cho tôi” (s đ d tr. 233).
Ngài đặc biệt gắn bó với những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những người không có tiếng nói, nhứt là những người dân trong Giáo hội thầm lặng bên kia bức màn sắt, tỉ như trong chuyến hành hương Assisi, những người hành hương đã hô lớn với Ngài: “Xin đừng quên Giáo hội thầm lặng”, thiệt lạ lùng, Ngài ứng khẩu và cũng hô lớn đáp lại: “Nay không còn Giáo hội thầm lặng nữa, bởi vì họ sẽ nói bằng tiếng nói của Cha đây” (s đ d tr. 248). Ở đây hổng phải là vấn đề ứng đối, nhưng là vấn đề của trái tim, của tấm lòng, những lời bột phát, không chuẩn bị trước phát xuất từ trái tim, hổng phải nhứt thời cho vui người nghe, nhưng chứng thực bằng hành động trải dài suốt triều đại Giáo hoàng của Ngài.
Trong chuyến viếng thăm châu Phi, Ngài xúc động tuyên xưng: “Tôi nói nhân danh những người không có tiếng nói, bằng tên tuổi của những người vô tội đang chết dần vì không có cơm ăn, nước uống” (s đ d tr. 526-527).
Đầu năm 1980, khi Ba lan ngập lút đầu trong nợ nần, người dân không có than để sưởi, bánh mì cũng chẳng đủ ăn, tức nước vỡ bờ thành những cuộc đình công biểu tình đòi lương thực rộng lớn trên cả nước, tại Rôma Đức Chân Phước đã ủng hộ những người biểu tình bằng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hãy giúp đỡ những người này, luôn che chở họ khỏi mọi nguy hiểm, cám dỗ và điều ác” và Ngài nói với các đoàn hành hương Ba lan tại Rôma trong ngày đó: “Tất cả chúng ta ở Roma đều thống nhất với những người yêu nước ở Ba Lan, với Giáo hội Ba lan, mà những vấn đề của họ có liên quan mật thiết với trái tim của chúng ta” (s đ d tr. 326-327). Sau đó ngài gửi thư cho Đức Hồng Y Wyszynski, Giáo chủ Ba lan và động viên hàng Giám mục Ba lan quyết liệt vào cuộc: “Tôi viết những dòng vắn tắt này để bày tỏ sự gần gũi hết sức đặc biệt của tôi dành cho Cha trong những ngày cuối cùng đầy khó khăn này. Tôi cầu mong với tất cả nhiệt huyết rằng các Giám mục Ba Lan thậm chí ngay cả bây giờ có thể giúp đỡ đất nước trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn để giành lấy bánh mì hằng ngày, công bằng xã hội, sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm cho sự sống và sự phát triển của Ba Lan” (s đ d tr. 327-328).
Điều này đặt ra cho những vị hữu trách đại diện dân chúng để có tiếng nói với nhà cầm quyền độc tài và xác định lập trường mỗi khi có tranh chấp hãy dứt khoát chọn đứng về phía dân chúng, nói nghe mà chơi, mấy quí vị trong Ủy ban Đoàn kết Công giáo nói chúng tui là cây cầu nối kết Giáo hội với xã hội mà có nói lên tiếng nói của Giáo hội bao giờ không, điển hình như vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tà, Cồn Dầu… tiếng nói của cây cầu đâu sao hổng thấy, hay là như mấy người kể cả linh mục, tu sĩ trong Mặt trận Tổ quốc hoặc Hội đồng Nhân dân, chớ thấy vị nào đứng về phía người nghèo đang bị áp bức bị chiếm đất, bị bọn tham quan nhũng nhiễu, chưa hề thấy một vị nào dám lên tiếng cho Giáo hội trước những bắt bớ, áp bức, bất công mà Giáo hội phải chịu từ khi có đảng cộng sản tới nay, quí vị chỉ đánh bóng cho chế độ, thiệt là sỉ nhục khi phải cam tâm luồn cúi, nịnh hót, ca tụng những kẻ đã làm hại đạo mình, đồng đạo mình, đồng bào mình, hết nói nổi rồi.
Với hàng Giám mục Ba lan mà Ngài còn động viên phải nhập cuộc với dân nghèo trong cuộc chiến giành lấy cơm bánh cho người nghèo, hổng lẽ với hàng Giám mục Việt nam Ngài lại nói khác đi hay là mấy người hiểu khác đi mà bóp méo lời của Ngài đó hở trời.
Còn hơn thế nữa, trong cuộc đối thoại nẩy lửa với cộng sản, Đức Chân PHước không ngần ngại đòi hỏi những quyền lợi chánh đáng của Giáo hội.
ĐÒI HỎI NHỮNG QUYỀN LỢI CHÁNH ĐÁNG CỦA GIÁO HỘI
Ngay trong chuyến viếng thăm quê nhà Balan lần đầu tiên vào ngày 02-06-1979, Đức Chân Phước khi dâng thánh lễ tại quảng trường Chiến Thắng, đã mạnh dạn tuyên bố những lời rực lửa: “Đối với Balan, Giáo Hội đã đưa Chúa Giêsu tới, chiếc chìa khóa để hiểu được thực tiễn vĩ đại và cơ bản là con người…Không thể loại Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này, tại bất kỳ kinh tuyến hay vĩ tuyến nào của hành tinh. Loại trừ Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại là một tội ác chống lại loài người” (s đ d tr. 18).
Theo nhận định của các tác giả thì “Qua Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội đang tuyên bố một vai trò mới không chỉ là đơn thuần xin dành không gian cho bản thân nó và qua Ngài, Giáo Hội đang đòi phải tôn trọng nhân quyền cũng như giá trị của Kitô giáo. Những đòi hỏi này thể hiện một cuộc tấn công trực diện vào những kỳ vọng phổ biến của cộng sản, cái mà giờ đây đã trở thành một cái vỏ rỗng tuếch tại các nước nằm dưới ảnh hưởng của Xô Viết” (s đ d tr. 18-19).
Hổng phải chỉ nói với giáo dân trong thánh lễ, Đức Chân Phước còn gặp gỡ trực tiếp với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Ba lan Edward Gierek, cuộc đối thoại này gây xôn xao hổng phải trong nước, trong đảng mà còn cả trong thế giới cộng sản nữa, vì trong cuộc đối thoại này trước tiên Đức Chân Phước đòi hỏi một thỏa thuận về những tôn trọng của chánh quyền đối với Giáo hội, sau đó Ngài đưa ra một danh mục những điều kiện để thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản tin rằng họ phải tồn tại hòa bình với Giáo hội với sự tôn trọng các quyền tự do của Giáo hội.
Năm 1981, khi thấy cuộc đình công do Công đoàn Đoàn Kết lớn mạnh quá trời mau lẹ, tướng Jaruzenski ra lệnh thiết quân luật và lập tức bắt giữ hàng ngàn người, trong cuộc đụng độ xô xát có nhiều nguời thiệt mạng. Đức Chân Phước tức khắc lên tiếng, tại quảng trường thánh Phêrô, khi ngỏ lời với những người Ba lan hành hương tại Rôma, ngài nói: “Có quá nhiều máu của người Balan đã đổ xuống, nhất là trong cuộc chiến tranh cuối cùng. Không thể để cho máu của người Balan phải đổ thêm nữa. Mọi việc phải được làm để xây dựng một tương lai hòa bình.” (s đ d tr. 456).
Ngày 18-12-1981, tức tốc Ngài gởi cho tướng Jaruzelski, người đã ra thiết quân luật, một lá thơ với những lời lẽ quyết liệt: “Những sự kiện gần đây ở Balan, kể từ khi tuyên bố thiết quân luật ngày 13-12, đã dẫn đến kết quả là nhiều người bị giết và bị thương. Và tôi buộc phải gởi đến ngài lời thỉnh cầu khẩn thiết và chân thành này, cầu mong chấm dứt việc đổ máu ở Ba lan”(s đ d tr. 461-462).
Gởi thơ rồi vẫn còn chưa đủ, Ngài còn cử đặc sứ gặp tướng Jaruzelski. Và năm 1983, trong chuyến trở về quê hương lần thứ nhì, Ngài một lần nữa trực tiếp gặp Jaruzelski để nói với ông: “Tôi hiểu rằng chủ nghĩa xã hội mà hệ thống chính trị là một thực thể, nhưng vấn đề là nó phải có con người” (s đ d tr. 515).
Thiệt lạ lùng và bất ngờ khi Ngài nói thẳng thắn như thế lại thuyết phục được ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Ba lan nên ông đã đồng ý ký kết một thỏa thuận về các hoạt động của Giáo hội trong xã hội với công nhận rằng Giáo hội có quyền phục vụ con người trong mọi lãnh vực của trần thế. Và cũng lạ lùng không kém, tướng Jaruzelski, dù chịu áp lực nặng nề của Liên Xô muốn sử dụng bạo lực trấn áp, vẫn đồng ý bãi bỏ lệnh thiết quân luật. Sự thực bao giờ cũng có sức mạnh của nó và có sức thuyết phục hổng thể chối cãi. Nhút nhát hèn yếu nói quanh nói co nịnh hót lấy lòng chỉ tổ khiến đối phương khinh bỉ mà thôi.
Đức Chân Phước đối thoại như thế đó mà sao có nhiều người mượn danh Ngài khuyên bảo chúng ta phải dè dặt, phải khiêm tốn, phải nhượng bộ để đối thoại, thậm chí còn cố tình hiểu sai, cắt nghĩa sai nữa. Chẳng hạn như trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, có ai đó nói rằng: Hổng có chủ trương đòi đất, vì thế chỉ đồng cảm chớ không đồng thuận. Xin đọc kỹ lại lời phát biểu của Đức Tổng Kiệt tại UBND Hà nội, đọc nguyên văn nghe, chớ đừng cắt xén kiểu báo đài Hà nội, có lẽ ai cũng biết hết rồi, nhưng cứ trích dẫn lại đây cho bà con khỏi quên. Tui trích từ blog của Giuse Nông văn Hiếu, chỉ cần một đoạn nhỏ nầy thôi:
“ …Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ giám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi giám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách san Láng Hạ (có lẽ Đức Tổng Kiệt lầm với khách sạn La Thành là chủng viện Xuân Bích cũ) chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý……”.
Xin đọc kỹ giùm nghen, rõ ràng Đức Tổng Kiệt hổng có đòi đất “chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý”. Thiệt tỏ tường, ngài đòi công lý chớ đâu có đòi đất. Vậy thì người “đồng cảm chớ không đồng thuận” ở chỗ nào, hổng hiểu ý Đức Tổng Kiệt hay là hiểu mà vẫn hổng “đồng”. Hổng hiểu ý còn tha thứ được, còn hiểu ý đòi công lý mà vẫn hổng “đồng” thì thiệt hết nói rồi. Hổng đòi công lý thì còn trung thành với Giáo lý được sao? Mà dầu có đòi đất cũng đâu có sao, vì đó là quyền lợi chánh đáng của cá nhân, của tập thể, của Giáo hội. Hãy noi gương Đức Chân Phước thẳng thắn đòi hỏi những quyền lợi chánh đáng của Giáo hội
Nói về Đức Chân Phước, hổng người nào có thể quên lời ngỏ đầu tiên của Ngài trong tư cách Giáo hoàng: “Đừng sợ, hãy mở, không, hãy mở toang những cánh cống đến với Chúa Giêsu. Hãy mở tung những hạn chế của nhà nước ra trước quyền năng cứu độ của Người, mở tung các chế độ chính trị và kinh tế, các đế quốc rộng lớn về văn hóa, nên văn minh và sự phát triển” (s đ d tr. 244).
Hôm nay sao còn quá nhiều sợ hãi, quá nhiều cánh cửa đóng kín, đóng hổng cho Chúa vào mà cũng hổng cho bà con ra luôn, sao giam hãm chúng tui trong sợ hãi của các ngài? Xin hãy mở ra, mở toang ra. Lạy Đức Chân Phước Gioan Phaolo II, xin đừng để người ta bóp méo lời Ngài để buộc chúng con phải đối thoại theo lối của họ và xin ban sự can đảm của Ngài cho Việt nam, nhứt là cho những người hướng dẫn chúng con, để họ thay mặt chúng con biết đối thoại như Ngài, dám nói lên những khác biệt giữa Công giáo với Cộng sản, dám đứng về phía dân nghèo đòi hỏi công lý, dám đòi hỏi quyền lợi chánh đáng của Giáo hội phải có trong bất cứ xã hội nào. Ngài đã dắt chúng con qua ngưỡng cửa hi vọng, xin đừng để những người nhơn danh Ngài bắt chúng con quay ngược trở lại thời cổ xưa tràn đầy thất vọng như kiểu Giáo hội Trung quốc.
NÓI LÊN NHỮNG KHÁC BIỆT CHÁNH YẾU VỀ LÝ THUYẾT
Khác với những người “đối thoại bằng mọi giá” luôn né tránh sự thực, nói những lời bùi tai mà rỗng tuếch, đưa ra những tương tự hời hợt bên ngoài giữa Công giáo và Cộng sản, Đức Chân Phước đối thoại bằng đầu tiên nêu lên những khác biệt thực sự và cơ bản giữa Công giáo và Cộng sản. Đức Bênêđíctô XVI, cộng sự viên thân tín của Đức Chân Phước trong 23 năm hiểu rõ tất cả tư tưởng và hành động của Ngài đã nêu bật điều đó trong bài giảng lễ Phong Chân Phước ngày 01-05-2011:
”Khi Karol Wojtyla ngồi vào ghế của Thánh Phêrô, ngài mang theo với ngài một nhận thức sâu xa về sự khác biệt giữa chủ nghĩa Mác-xít và Kitô giáo, căn cứ trên những tầm nhìn của mỗi bên về con người. Đây là sứ điệp của ngài: con người là con đường của Giáo Hội, và Đức Kitô là con đường của con người,… Ngài đã đúng đắn khi gọi Kitô giáo là động lực của niềm hy vọng ấy, niềm hy vọng cách nào đó từng bị rúng động trước chủ thuyết Mác-xít và trước ý thức hệ về sự tiến bộ. Ngài đã lấy lại cho Kitô giáo khuôn mặt thực của mình như là một tôn giáo của hy vọng, được sống trong lịch sử trong một tinh thần của “Mùa Vọng”, trong một cuộc hiện sinh cá nhân và cộng đồng hướng tới Đức Kitô, sự viên mãn của loài người và là sự lấp đầy nơi chúng ta mọi khát vọng công lý và hòa bình” (Bản dịch của Lm Thiên Phong, Vietcatholic ngày 5/1/2011).
Khỏi cần nói ai cũng thấy Đức Giáo hoàng Bênêđíctô đánh giá cuộc đối thoại của Đức Chân Phước với Cộng sản hổng phải chỉ quan trọng mà thôi nhưng còn là cốt lõi cuộc đời của Ngài, nên mới dành một phần quan trọng của bài giảng trong một thánh lễ long trọng nói lên cả sự nghiệp của Đức Chân Phước. Và Đức Chân Phước đối thoại trước hết bằng nói lên sự khác biệt sâu xa, cốt lõi giữa Công giáo và Cộng sản chớ hổng né tránh. Tui còn nhớ hồi thập niên 80, mấy cha Đoàn Kết đưa về những tập Thần học giải phóng của Gustavo Gutierez và mừng rỡ như bắt được vàng bởi có người biện minh cho thái độ “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa” của mình. Sau đó là cuốn “Đối thoại với Fidel Castro” của Leonardo Boff do cha Đinh châu Trân, dòng Đaminh dịch ra, ngay trang bìa giới thiệu, tui hổng nhớ chắc, đại khái như sau: “Những tương đồng giữa Công giáo và Cộng sản nhiều gấp trăm lần những khác biệt”. Thiệt là lập lờ đánh lận con đen, những tương đồng chỉ là hời hợt nhưng những khác biệt mới thực sâu xa và là cốt lõi, chẳng thế mà Đức Chân Phước đã mạnh dạn vạch rõ ngay từ lúc lãnh nhận sứ vụ Phêrô rồi sau đó trong triều đại của Ngài tiếp tục đưa ra những luận điểm vạch rõ những sai lầm của Thần học giải phóng.
Ngày 14-09-1981, nhân dịp kỷ niêm 90 năm Rerum Novarum, Ngài cho công bố Tông huấn về “Lao động” Laborem Exercens nói lên những sai lầm của nền Thần học giải phóng ở Châu Mỹ Latinh.
Ngày 06-08-1984, Ngài cho phép Bộ Giáo lý Đức tin công bố bản hướng dẫn “Libertatis Nuntius”“Hướng dẫn về một vài phương diện của Thần học giải phóng” (AAS 76(1984)876-909. Documenta 57), bẻ gẫy hoàn toàn hệ thống lý luận của Thần học giải phóng, đồng thời cảnh cáo hai linh mục Gustavo Gutierez và Leonardo Boff về lập trường Thần học giải phóng.
Ngày 22-03-1986, Bộ Giáo lý Đức tin tiếp tục cho công bố bản “Libertatis conscientia” “Hướng dẫn về tự do của Kito giáo” (AAS79 (1987) 554-599), nhắc lại những nguyên tắc của bản Hướng dẫn 1984 và còn đi xa hơn với khuyến cáo hàng linh mục, tu sĩ không được trực tiếp tham gia chính trị hoặc đưa chủ thuyết Marxism vào các sinh hoạt tôn giáo nhân danh người nghèo.
Đối với các linh mục có khuynh hướng cộng sản hoặc ủng hộ cộng sản bằng việc tham gia chánh quyền, Đức Chân Phước dứt khoát khuyến cáo và có những biện pháp mạnh mẽ. Ngày 11-03-1985, Bộ Giáo lý Đức tin công bố “Ghi chú về quyển sách “Giáo hội: đoàn sủng và quyền lực” của linh mục Leonardo Boff, OFM (AAS77(1985)756-782. Documenta 58) và huyền chức linh mục này luôn, vị này sau đó hồi tục.
Năm 1983, khi Ngài chuẩn bị thăm các nước Trung Mỹ trong đó có Nicaragua, nơi mặt trận cộng sản Sandino rất mạnh đã cướp chánh quyền với sự tham gia của nhiều linh mục dòng Tên, Đức Chân Phước đặt điều kiện các vị này phải có lập trường rõ rệt, lựa chọn hoặc Giáo hội hoặc cách mạng. Như một thách thức, đón Đức Chân Phước tại sân bay có mặt đông đủ các linh mục cách mạng mà đại diện là cha Ernesto Cardenal, SJ, Bộ trưởng bộ Văn hóa trong chánh quyền Sandino. “Tại sân bay Managua, khi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đang chào các thành viên chính phủ Sandino, cha Ernesto đã nhanh chóng tháo chiếc mũ nồi đen của ông ta ra khỏi đầu, quỳ xuống khi Đức Giáo hoàng đến gần ông và nâng tay của Đức Giáo hoàng lên để hôn. Nhưng Đức Giáo hoàng đã nhanh chóng rút tay về, mặt ửng đỏ, chỉ ngón tay trỏ của bàn tay phải và phê phán ngài Bộ trưởng: “Cha phải loại bỏ sự nghi ngờ của cha đối với Giáo hội, phải loại bỏ sự chống đối của cha đối với Giáo hội”. Sau đó, để tránh bất cứ sự tiếp xúc nào với các linh mục theo cách mạng, Đức Giáo hoàng chắp tay lại, cúi đầu xuống cách nhẹ nhàng và bước tiếp” (s đ d tr. 490-491).
Thiệt là thẳng thắn, rõ ràng và đương nhiên là can đảm. Có nói lên những khác biệt thì mới có lộ trình giải quyết, còn nếu xã giao mà nói thôi mình giống nhau hết thảy thì khỏi cần phải đối thoại, thảo luận, tranh cãi làm chi hết ráo, ta với cộng sản là một thì hết thế rồi. Thiệt là can đảm tiếng nói của ngôn sứ dù sau đó Đức Chân Phước bị chống đối dữ dội, tại các nước thuộc châu Mỹ Latinh, ngài gặp nhiều phản đối, nhứt là tại Nicaragua hổng thể dâng lễ vì phe Thần học giải phóng la lối phản đối quá mạnh, nhưng ngài kiên trì chấp nhận và kiên quyết nói lên lập trường của Giáo hội bảo vệ chân lý, sự tinh tuyền của giáo lý và sự trong sáng của sứ điệp Tin mừng. Hổng biết có phải vì noi gương Đức Chân PHước mà Đức Hồng Y Phạm minh Mẫn đã buộc cha Phan khắc Từ và Đức Cha Nguyễn thái Hợp cũng buộc ông cha Từ phải chọn hoặc mục vụ hoặc chính trị? Dầu sao đây cũng là tín hiệu Việt nam đang noi gương Đức Chân Phước, thà trể còn hơn không. Xin các Đứng Lãnh Đạo hãy noi gương Đức Chân Phước có thái độ đúng đắn với những ông quan cách mạng trong Giáo hội và những ai thích làm quan hãy nhìn tấm gương của Bộ trưởng VĂn hóa Ernesto Cardenal mà răn mình.
Không tán thành cộng sản, Ngài công khai đứng về phía dân nghèo và đấu tranh cho dân nghèo khi họ là nạn nhân của cả tư bản lẫn cộng sản.
CÔNG KHAI ĐỨNG VỀ PHÍA DÂN NGHÈO
Ngay trong chuyến đầu tiên trở về thăm quê hương Ba lan, tiếng nói của Đức Chân Phước làm rung động lòng người dân, đi thẳng vào trái tim yêu mến của họ khi công khai tuyên bố đứng về phía người dân nghèo, đồng hành với họ trên con đường phục vụ Chúa và hạnh phúc đồng loại: “Hỡi các đồng bào yêu quý, Giáo hoàng mang cùng dòng máu xương thịt của các bạn, sẽ hòa tiếng nói cùng các bạn, Giáo hoàng sẽ cất cao tiếng nói để sự vinh quang của Chúa sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta sẽ không quay trở lại quá khứ mà sẽ đi thẳng tới tương lai” (Carl Berstein and Marco Politi, His Holiness, the hidden story of our time, bản dịch của Nguyễn bá Long và Trần quý Thắng, NXB Công an Nhân dân 2002, tr. 296-297).
Hổng phải chỉ gắn bó với người dân Ba lan thôi đâu nghen, Đức Chân Phước ngay từ những ngày đầu tiên trên ghế của thánh Phê rô đã ý thức mình là người của mọi người, khi đầu tiên chào tất cả dân thành Rôma bằng tiếng Ý, Ngài nói: “Nếu tôi mắc lỗi khi nói tiếng nói của các bạn- ý tôi muốn nói là tiếng nói của chúng ta- các bạn sẽ sửa cho tôi” (s đ d tr. 233).
Ngài đặc biệt gắn bó với những người nghèo khổ, những người bị áp bức, những người không có tiếng nói, nhứt là những người dân trong Giáo hội thầm lặng bên kia bức màn sắt, tỉ như trong chuyến hành hương Assisi, những người hành hương đã hô lớn với Ngài: “Xin đừng quên Giáo hội thầm lặng”, thiệt lạ lùng, Ngài ứng khẩu và cũng hô lớn đáp lại: “Nay không còn Giáo hội thầm lặng nữa, bởi vì họ sẽ nói bằng tiếng nói của Cha đây” (s đ d tr. 248). Ở đây hổng phải là vấn đề ứng đối, nhưng là vấn đề của trái tim, của tấm lòng, những lời bột phát, không chuẩn bị trước phát xuất từ trái tim, hổng phải nhứt thời cho vui người nghe, nhưng chứng thực bằng hành động trải dài suốt triều đại Giáo hoàng của Ngài.
Trong chuyến viếng thăm châu Phi, Ngài xúc động tuyên xưng: “Tôi nói nhân danh những người không có tiếng nói, bằng tên tuổi của những người vô tội đang chết dần vì không có cơm ăn, nước uống” (s đ d tr. 526-527).
Đầu năm 1980, khi Ba lan ngập lút đầu trong nợ nần, người dân không có than để sưởi, bánh mì cũng chẳng đủ ăn, tức nước vỡ bờ thành những cuộc đình công biểu tình đòi lương thực rộng lớn trên cả nước, tại Rôma Đức Chân Phước đã ủng hộ những người biểu tình bằng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hãy giúp đỡ những người này, luôn che chở họ khỏi mọi nguy hiểm, cám dỗ và điều ác” và Ngài nói với các đoàn hành hương Ba lan tại Rôma trong ngày đó: “Tất cả chúng ta ở Roma đều thống nhất với những người yêu nước ở Ba Lan, với Giáo hội Ba lan, mà những vấn đề của họ có liên quan mật thiết với trái tim của chúng ta” (s đ d tr. 326-327). Sau đó ngài gửi thư cho Đức Hồng Y Wyszynski, Giáo chủ Ba lan và động viên hàng Giám mục Ba lan quyết liệt vào cuộc: “Tôi viết những dòng vắn tắt này để bày tỏ sự gần gũi hết sức đặc biệt của tôi dành cho Cha trong những ngày cuối cùng đầy khó khăn này. Tôi cầu mong với tất cả nhiệt huyết rằng các Giám mục Ba Lan thậm chí ngay cả bây giờ có thể giúp đỡ đất nước trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn để giành lấy bánh mì hằng ngày, công bằng xã hội, sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm cho sự sống và sự phát triển của Ba Lan” (s đ d tr. 327-328).
Điều này đặt ra cho những vị hữu trách đại diện dân chúng để có tiếng nói với nhà cầm quyền độc tài và xác định lập trường mỗi khi có tranh chấp hãy dứt khoát chọn đứng về phía dân chúng, nói nghe mà chơi, mấy quí vị trong Ủy ban Đoàn kết Công giáo nói chúng tui là cây cầu nối kết Giáo hội với xã hội mà có nói lên tiếng nói của Giáo hội bao giờ không, điển hình như vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tà, Cồn Dầu… tiếng nói của cây cầu đâu sao hổng thấy, hay là như mấy người kể cả linh mục, tu sĩ trong Mặt trận Tổ quốc hoặc Hội đồng Nhân dân, chớ thấy vị nào đứng về phía người nghèo đang bị áp bức bị chiếm đất, bị bọn tham quan nhũng nhiễu, chưa hề thấy một vị nào dám lên tiếng cho Giáo hội trước những bắt bớ, áp bức, bất công mà Giáo hội phải chịu từ khi có đảng cộng sản tới nay, quí vị chỉ đánh bóng cho chế độ, thiệt là sỉ nhục khi phải cam tâm luồn cúi, nịnh hót, ca tụng những kẻ đã làm hại đạo mình, đồng đạo mình, đồng bào mình, hết nói nổi rồi.
Với hàng Giám mục Ba lan mà Ngài còn động viên phải nhập cuộc với dân nghèo trong cuộc chiến giành lấy cơm bánh cho người nghèo, hổng lẽ với hàng Giám mục Việt nam Ngài lại nói khác đi hay là mấy người hiểu khác đi mà bóp méo lời của Ngài đó hở trời.
Còn hơn thế nữa, trong cuộc đối thoại nẩy lửa với cộng sản, Đức Chân PHước không ngần ngại đòi hỏi những quyền lợi chánh đáng của Giáo hội.
ĐÒI HỎI NHỮNG QUYỀN LỢI CHÁNH ĐÁNG CỦA GIÁO HỘI
Ngay trong chuyến viếng thăm quê nhà Balan lần đầu tiên vào ngày 02-06-1979, Đức Chân Phước khi dâng thánh lễ tại quảng trường Chiến Thắng, đã mạnh dạn tuyên bố những lời rực lửa: “Đối với Balan, Giáo Hội đã đưa Chúa Giêsu tới, chiếc chìa khóa để hiểu được thực tiễn vĩ đại và cơ bản là con người…Không thể loại Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại ở bất kỳ nơi đâu trên trái đất này, tại bất kỳ kinh tuyến hay vĩ tuyến nào của hành tinh. Loại trừ Chúa Giêsu khỏi lịch sử nhân loại là một tội ác chống lại loài người” (s đ d tr. 18).
Theo nhận định của các tác giả thì “Qua Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội đang tuyên bố một vai trò mới không chỉ là đơn thuần xin dành không gian cho bản thân nó và qua Ngài, Giáo Hội đang đòi phải tôn trọng nhân quyền cũng như giá trị của Kitô giáo. Những đòi hỏi này thể hiện một cuộc tấn công trực diện vào những kỳ vọng phổ biến của cộng sản, cái mà giờ đây đã trở thành một cái vỏ rỗng tuếch tại các nước nằm dưới ảnh hưởng của Xô Viết” (s đ d tr. 18-19).
Hổng phải chỉ nói với giáo dân trong thánh lễ, Đức Chân Phước còn gặp gỡ trực tiếp với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Ba lan Edward Gierek, cuộc đối thoại này gây xôn xao hổng phải trong nước, trong đảng mà còn cả trong thế giới cộng sản nữa, vì trong cuộc đối thoại này trước tiên Đức Chân Phước đòi hỏi một thỏa thuận về những tôn trọng của chánh quyền đối với Giáo hội, sau đó Ngài đưa ra một danh mục những điều kiện để thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản tin rằng họ phải tồn tại hòa bình với Giáo hội với sự tôn trọng các quyền tự do của Giáo hội.
Năm 1981, khi thấy cuộc đình công do Công đoàn Đoàn Kết lớn mạnh quá trời mau lẹ, tướng Jaruzenski ra lệnh thiết quân luật và lập tức bắt giữ hàng ngàn người, trong cuộc đụng độ xô xát có nhiều nguời thiệt mạng. Đức Chân Phước tức khắc lên tiếng, tại quảng trường thánh Phêrô, khi ngỏ lời với những người Ba lan hành hương tại Rôma, ngài nói: “Có quá nhiều máu của người Balan đã đổ xuống, nhất là trong cuộc chiến tranh cuối cùng. Không thể để cho máu của người Balan phải đổ thêm nữa. Mọi việc phải được làm để xây dựng một tương lai hòa bình.” (s đ d tr. 456).
Ngày 18-12-1981, tức tốc Ngài gởi cho tướng Jaruzelski, người đã ra thiết quân luật, một lá thơ với những lời lẽ quyết liệt: “Những sự kiện gần đây ở Balan, kể từ khi tuyên bố thiết quân luật ngày 13-12, đã dẫn đến kết quả là nhiều người bị giết và bị thương. Và tôi buộc phải gởi đến ngài lời thỉnh cầu khẩn thiết và chân thành này, cầu mong chấm dứt việc đổ máu ở Ba lan”(s đ d tr. 461-462).
Gởi thơ rồi vẫn còn chưa đủ, Ngài còn cử đặc sứ gặp tướng Jaruzelski. Và năm 1983, trong chuyến trở về quê hương lần thứ nhì, Ngài một lần nữa trực tiếp gặp Jaruzelski để nói với ông: “Tôi hiểu rằng chủ nghĩa xã hội mà hệ thống chính trị là một thực thể, nhưng vấn đề là nó phải có con người” (s đ d tr. 515).
Thiệt lạ lùng và bất ngờ khi Ngài nói thẳng thắn như thế lại thuyết phục được ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Ba lan nên ông đã đồng ý ký kết một thỏa thuận về các hoạt động của Giáo hội trong xã hội với công nhận rằng Giáo hội có quyền phục vụ con người trong mọi lãnh vực của trần thế. Và cũng lạ lùng không kém, tướng Jaruzelski, dù chịu áp lực nặng nề của Liên Xô muốn sử dụng bạo lực trấn áp, vẫn đồng ý bãi bỏ lệnh thiết quân luật. Sự thực bao giờ cũng có sức mạnh của nó và có sức thuyết phục hổng thể chối cãi. Nhút nhát hèn yếu nói quanh nói co nịnh hót lấy lòng chỉ tổ khiến đối phương khinh bỉ mà thôi.
Đức Chân Phước đối thoại như thế đó mà sao có nhiều người mượn danh Ngài khuyên bảo chúng ta phải dè dặt, phải khiêm tốn, phải nhượng bộ để đối thoại, thậm chí còn cố tình hiểu sai, cắt nghĩa sai nữa. Chẳng hạn như trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, có ai đó nói rằng: Hổng có chủ trương đòi đất, vì thế chỉ đồng cảm chớ không đồng thuận. Xin đọc kỹ lại lời phát biểu của Đức Tổng Kiệt tại UBND Hà nội, đọc nguyên văn nghe, chớ đừng cắt xén kiểu báo đài Hà nội, có lẽ ai cũng biết hết rồi, nhưng cứ trích dẫn lại đây cho bà con khỏi quên. Tui trích từ blog của Giuse Nông văn Hiếu, chỉ cần một đoạn nhỏ nầy thôi:
Xin đọc kỹ giùm nghen, rõ ràng Đức Tổng Kiệt hổng có đòi đất “chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý”. Thiệt tỏ tường, ngài đòi công lý chớ đâu có đòi đất. Vậy thì người “đồng cảm chớ không đồng thuận” ở chỗ nào, hổng hiểu ý Đức Tổng Kiệt hay là hiểu mà vẫn hổng “đồng”. Hổng hiểu ý còn tha thứ được, còn hiểu ý đòi công lý mà vẫn hổng “đồng” thì thiệt hết nói rồi. Hổng đòi công lý thì còn trung thành với Giáo lý được sao? Mà dầu có đòi đất cũng đâu có sao, vì đó là quyền lợi chánh đáng của cá nhân, của tập thể, của Giáo hội. Hãy noi gương Đức Chân Phước thẳng thắn đòi hỏi những quyền lợi chánh đáng của Giáo hội
Nói về Đức Chân Phước, hổng người nào có thể quên lời ngỏ đầu tiên của Ngài trong tư cách Giáo hoàng: “Đừng sợ, hãy mở, không, hãy mở toang những cánh cống đến với Chúa Giêsu. Hãy mở tung những hạn chế của nhà nước ra trước quyền năng cứu độ của Người, mở tung các chế độ chính trị và kinh tế, các đế quốc rộng lớn về văn hóa, nên văn minh và sự phát triển” (s đ d tr. 244).
Hôm nay sao còn quá nhiều sợ hãi, quá nhiều cánh cửa đóng kín, đóng hổng cho Chúa vào mà cũng hổng cho bà con ra luôn, sao giam hãm chúng tui trong sợ hãi của các ngài? Xin hãy mở ra, mở toang ra. Lạy Đức Chân Phước Gioan Phaolo II, xin đừng để người ta bóp méo lời Ngài để buộc chúng con phải đối thoại theo lối của họ và xin ban sự can đảm của Ngài cho Việt nam, nhứt là cho những người hướng dẫn chúng con, để họ thay mặt chúng con biết đối thoại như Ngài, dám nói lên những khác biệt giữa Công giáo với Cộng sản, dám đứng về phía dân nghèo đòi hỏi công lý, dám đòi hỏi quyền lợi chánh đáng của Giáo hội phải có trong bất cứ xã hội nào. Ngài đã dắt chúng con qua ngưỡng cửa hi vọng, xin đừng để những người nhơn danh Ngài bắt chúng con quay ngược trở lại thời cổ xưa tràn đầy thất vọng như kiểu Giáo hội Trung quốc.