Thứ Năm hôm nay Tổng Thống Obama đọc một diễn văn quan trọng về Trung Đông và Bắc Phi. Lời văn xuôi chảy lồng với những khẩu hiệu cao cả nên hấp dẫn người nghe. Nhưng hình như, theo một châm ngôn của Tây Phương, thì đó là tiếng sủa mà không cắn (all bark and no bite)
Người ta mong đợi một đột phá về Lybia, nhưng chỉ nghe một lời nói trống rỗng rằng "thời gian đang chống lại" Đại tá Moammar Gadhafi và đến khi mà "ông ta rời bỏ hoặc bị truất phế khỏi quyền lực" thì một nền dân chủ cho Lybia sẽ được thực hiện.
Người ta mong đợi một quyết tâm về Yemen và Bahrain là hai đồng minh quan trọng cũng đang trấn áp phong trào dân chủ thì câu trả lời là, Hoa Kỳ công nhận rằng hai quốc gia này chưa đáp ứng các đòi hỏi nhân quyền.
Với các quốc gia đã lật đổ chế độ độc tài là Tunisia và Ai Câp, người ta mong đợi một sự giúp đỡ kiểu Marshall Plan để tái thiết, thì giải pháp viện trợ chỉ là "tha nợ 1 tỷ cho Ai Cập" và bắt đầu chương trình giúp đỡ cho tòan vùng trị giá 2 tỷ mỹ kim. So sánh thời giá của Mashall Plan là 80 tỷ thì đây là một con số tí hon.
Nhưng thất vọng nhất vẫn là vấn đề Syria.
Với một hồ sơ hàng ngàn người bị giết, hàng ngàn người bị bắt, hàng chục thành phố bị bao vây bỏ đói, không một tổ chức quốc tế hoặc phóng viên được vào nước, Syria đang ở trong một tình trạng còn tồi tệ gấp nhiều lần hơn Lybia.
Đáng lý vị lãnh đạo thế giới Tự Do lúc này phải lên tiếng kêu gọi lật đổ Bashar al-Assad hoặc ít ra gán cho ông ta một nhãn hiệu là "không còn hợp pháp" thì Obama chỉ kêu gọi Assad hãy "hoặc dẫn đầu cuộc thay đổi hoặc sẽ bị đẩy ra rìa"
Có vẻ như Hoa Kỳ không còn có một nước bài nào cho Syria. Trong một ván bài, khi mà mọi con bài đã bị lật tẩy, thì khó mà 'tố' đối phương lắm!
Trong quá khứ Hoa Kỳ đã không có thể lèo lái hướng đi của Ai Cập mặc dù quốc gia này sống nhờ viện trợ Mỹ. Hoa Kỳ đã không biết phải làm gì trước những biến động xoay vần trong quá khứ, cũng không đưa ra một định hướng nào và lực lượng quân đội là lực lượng duy nhất có thể tin cậy thì Mỹ không muốn ủng hộ vì mặc cảm Việt Nam... Cuộc nổi dậy Dân Chủ đang dần dần bị 'cướp đi' bởi những thành phần Hồi Giáo quá khích.
Bahrain là tổng hành dinh của lực lượng Mỹ trong vùng, cho nên Mỹ phải nhắm mắt làm ngơ trước những trấn áp nhân quyền đẫm máu, thận chí còn để cho lính đánh thuê Saudi Arabia tràn vào đánh hôi.
Cuộc chiến Lybia không ngã ngũ, Mỹ thóai lui vội vàng để mặc cho đống minh Châu Âu tự lo liệu lấy.
Có vẻ như Mỹ chỉ biết hô hào và khoanh tay đứng ngòai. Sủa mà không cắn (All Bark and no bite.)
Cho nên khi Nga tỏ vẻ không hứng thú lắm về việc trừng trị Syria thì Mỹ cũng 'thụt lùi'. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ sáu cảnh báo chống lại sự can thiệp của nước ngoài và kêu gọi phe đối lập Syria không nên tìm kiếm một sự lặp lại của "kịch bản Libya".
Nghĩa là sẽ không có một bản án từ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nữa. Sẽ không có can thiệp từ các nước tây Phương.
Nhưng nghĩ cho cùng, thà như vậy thì có tốt hơn chăng?
Nhũng ngày gần đây nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng kêu gọi Phương Tây hãy ngưng ủng hộ những cuộc nổi dậy ở Syria.
Đức Thượng Phụ Gregorios III, giáo chủ của 1.6 triệu người Công Giáo hệ phái Melkite ở Syria nói thẳng thắn rằng :"Những quốc gia Ả Rập của chúng tôi không sẵn sàng để làm cách mạng, và cũng không sẵn sàng cho một nền dân chủ kiểu Tây Phương, tôi kêu gọi Tây Phương đừng thúc đẩy một cách vô điều kiện các cuộc cách mạng đây đó trong thế giới Ả Rập."
Ngài cho biết "những yếu tố xã hội, tôn giáo, và nhân số" có thể bị đảo lộn và thương tổn nếu chế độ bị lật đổ thay vì được thay đổi. Ngài kêu gọi "Cải cách, chứ không phải cách mạng."
Ngài chỉ trích những cuộc đàn áp của chính quyền là "những sự cố bi thảm" nhưng không ủng hộ việc lật đổ chế độ, sợ rằng một tình trạng giống như Irak sẽ xẩy đến cho những người Kitô hữu ở đây.
Do Thái, nước đã từng giao tranh với Syria nhiều lần, cũng không muốn thấy chế độ Assad bị lật đổ, lý do Syria là một người hàng xóm ổn định.
Mặc dù Syria chống Do Thái và là một trở ngại cho nhiều cuộc thương thảo hòa bình của Do Thái, nhưng Syria đồng thời cũng là một thế lực duy trì sự ổn định trong vùng mà nếu mất đi thì sự thăng bằng sẽ nhường chỗ cho một thế lực thù địch Hồi Giáo quá khích.
Dân biểu Ayoub Kara, giáo phái Druze, của đảng cầm quyền Likud tuyên bố:" Tôi thà phải đương đầu với cái quá khích chính trị của Assad thì hơn là với một quá khích tôn giáo bên kia biên giới."
Hai kịch bản có thể xảy ra nếu Assad bị lật đổ.
Iran có thể tăng cường ảnh hưởng của nhóm Hezbollah thành mạnh hơn.
Trong trường hợp thứ hai, nếu Iran thất bại thì những nhóm Sunni sẽ thay thế nhóm Alawite và phát huy phong trào "Huynh Đệ Hồi Giáo".
Dù đó là quá khích theo Iran hoặc là quá khích kiểu "Huynh Đệ Hồi Giáo" thì cũng tồi tệ như nhau.
Cho nên cựu Thủ Tướng Do Thái là Ariel Sharon đã kêu lên khi một dân biểu tỏ vẻ vui mừng trước viễn tượng Assad ra đi. Ông nói :"Bộ anh điên à? Cái tốt nhất hiện nay là để cho Bashar Assad tranh đấu cho sự sống còn của ông ta."
Và nó càng kéo dài thì càng tốt cho Do Thái miễn là Assad đừng lâm nguy quá vì ông ta có thể gây chiến ở biên giới để đánh lạc hướng dư luận.
Nói một cách khác, Do Thái và Thế Giới sẽ khoanh tay đứng nhìn một kịch bản tàn sát tái diễn. Năm 1982 xe tăng đã được huy động để đàn áp cuộc nổi dậy của nhóm Hồi giáo Huynh Đệ tại thành phố Hama. 20.000 sinh mạng đã mất.
Cuộc nổi dậy Mùa Xuân của người Ả Rập chấm dứt ở đây?
Người ta mong đợi một đột phá về Lybia, nhưng chỉ nghe một lời nói trống rỗng rằng "thời gian đang chống lại" Đại tá Moammar Gadhafi và đến khi mà "ông ta rời bỏ hoặc bị truất phế khỏi quyền lực" thì một nền dân chủ cho Lybia sẽ được thực hiện.
Người ta mong đợi một quyết tâm về Yemen và Bahrain là hai đồng minh quan trọng cũng đang trấn áp phong trào dân chủ thì câu trả lời là, Hoa Kỳ công nhận rằng hai quốc gia này chưa đáp ứng các đòi hỏi nhân quyền.
Với các quốc gia đã lật đổ chế độ độc tài là Tunisia và Ai Câp, người ta mong đợi một sự giúp đỡ kiểu Marshall Plan để tái thiết, thì giải pháp viện trợ chỉ là "tha nợ 1 tỷ cho Ai Cập" và bắt đầu chương trình giúp đỡ cho tòan vùng trị giá 2 tỷ mỹ kim. So sánh thời giá của Mashall Plan là 80 tỷ thì đây là một con số tí hon.
Nhưng thất vọng nhất vẫn là vấn đề Syria.
Với một hồ sơ hàng ngàn người bị giết, hàng ngàn người bị bắt, hàng chục thành phố bị bao vây bỏ đói, không một tổ chức quốc tế hoặc phóng viên được vào nước, Syria đang ở trong một tình trạng còn tồi tệ gấp nhiều lần hơn Lybia.
Đáng lý vị lãnh đạo thế giới Tự Do lúc này phải lên tiếng kêu gọi lật đổ Bashar al-Assad hoặc ít ra gán cho ông ta một nhãn hiệu là "không còn hợp pháp" thì Obama chỉ kêu gọi Assad hãy "hoặc dẫn đầu cuộc thay đổi hoặc sẽ bị đẩy ra rìa"
Có vẻ như Hoa Kỳ không còn có một nước bài nào cho Syria. Trong một ván bài, khi mà mọi con bài đã bị lật tẩy, thì khó mà 'tố' đối phương lắm!
Trong quá khứ Hoa Kỳ đã không có thể lèo lái hướng đi của Ai Cập mặc dù quốc gia này sống nhờ viện trợ Mỹ. Hoa Kỳ đã không biết phải làm gì trước những biến động xoay vần trong quá khứ, cũng không đưa ra một định hướng nào và lực lượng quân đội là lực lượng duy nhất có thể tin cậy thì Mỹ không muốn ủng hộ vì mặc cảm Việt Nam... Cuộc nổi dậy Dân Chủ đang dần dần bị 'cướp đi' bởi những thành phần Hồi Giáo quá khích.
Bahrain là tổng hành dinh của lực lượng Mỹ trong vùng, cho nên Mỹ phải nhắm mắt làm ngơ trước những trấn áp nhân quyền đẫm máu, thận chí còn để cho lính đánh thuê Saudi Arabia tràn vào đánh hôi.
Cuộc chiến Lybia không ngã ngũ, Mỹ thóai lui vội vàng để mặc cho đống minh Châu Âu tự lo liệu lấy.
Có vẻ như Mỹ chỉ biết hô hào và khoanh tay đứng ngòai. Sủa mà không cắn (All Bark and no bite.)
Cho nên khi Nga tỏ vẻ không hứng thú lắm về việc trừng trị Syria thì Mỹ cũng 'thụt lùi'. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ sáu cảnh báo chống lại sự can thiệp của nước ngoài và kêu gọi phe đối lập Syria không nên tìm kiếm một sự lặp lại của "kịch bản Libya".
Nghĩa là sẽ không có một bản án từ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nữa. Sẽ không có can thiệp từ các nước tây Phương.
Nhưng nghĩ cho cùng, thà như vậy thì có tốt hơn chăng?
Nhũng ngày gần đây nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng kêu gọi Phương Tây hãy ngưng ủng hộ những cuộc nổi dậy ở Syria.
Đức Thượng Phụ Gregorios III, giáo chủ của 1.6 triệu người Công Giáo hệ phái Melkite ở Syria nói thẳng thắn rằng :"Những quốc gia Ả Rập của chúng tôi không sẵn sàng để làm cách mạng, và cũng không sẵn sàng cho một nền dân chủ kiểu Tây Phương, tôi kêu gọi Tây Phương đừng thúc đẩy một cách vô điều kiện các cuộc cách mạng đây đó trong thế giới Ả Rập."
Ngài cho biết "những yếu tố xã hội, tôn giáo, và nhân số" có thể bị đảo lộn và thương tổn nếu chế độ bị lật đổ thay vì được thay đổi. Ngài kêu gọi "Cải cách, chứ không phải cách mạng."
Ngài chỉ trích những cuộc đàn áp của chính quyền là "những sự cố bi thảm" nhưng không ủng hộ việc lật đổ chế độ, sợ rằng một tình trạng giống như Irak sẽ xẩy đến cho những người Kitô hữu ở đây.
Do Thái, nước đã từng giao tranh với Syria nhiều lần, cũng không muốn thấy chế độ Assad bị lật đổ, lý do Syria là một người hàng xóm ổn định.
Mặc dù Syria chống Do Thái và là một trở ngại cho nhiều cuộc thương thảo hòa bình của Do Thái, nhưng Syria đồng thời cũng là một thế lực duy trì sự ổn định trong vùng mà nếu mất đi thì sự thăng bằng sẽ nhường chỗ cho một thế lực thù địch Hồi Giáo quá khích.
Dân biểu Ayoub Kara, giáo phái Druze, của đảng cầm quyền Likud tuyên bố:" Tôi thà phải đương đầu với cái quá khích chính trị của Assad thì hơn là với một quá khích tôn giáo bên kia biên giới."
Hai kịch bản có thể xảy ra nếu Assad bị lật đổ.
Iran có thể tăng cường ảnh hưởng của nhóm Hezbollah thành mạnh hơn.
Trong trường hợp thứ hai, nếu Iran thất bại thì những nhóm Sunni sẽ thay thế nhóm Alawite và phát huy phong trào "Huynh Đệ Hồi Giáo".
Dù đó là quá khích theo Iran hoặc là quá khích kiểu "Huynh Đệ Hồi Giáo" thì cũng tồi tệ như nhau.
Cho nên cựu Thủ Tướng Do Thái là Ariel Sharon đã kêu lên khi một dân biểu tỏ vẻ vui mừng trước viễn tượng Assad ra đi. Ông nói :"Bộ anh điên à? Cái tốt nhất hiện nay là để cho Bashar Assad tranh đấu cho sự sống còn của ông ta."
Và nó càng kéo dài thì càng tốt cho Do Thái miễn là Assad đừng lâm nguy quá vì ông ta có thể gây chiến ở biên giới để đánh lạc hướng dư luận.
Nói một cách khác, Do Thái và Thế Giới sẽ khoanh tay đứng nhìn một kịch bản tàn sát tái diễn. Năm 1982 xe tăng đã được huy động để đàn áp cuộc nổi dậy của nhóm Hồi giáo Huynh Đệ tại thành phố Hama. 20.000 sinh mạng đã mất.
Cuộc nổi dậy Mùa Xuân của người Ả Rập chấm dứt ở đây?