Hương thơm sự thánh thiện

Trong buổi lễ phong Chân Phước cho Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao lô đệ nhị ngày 01.05.2011 vừa qua, Đức Thánh Cha Benedicto XVI. đã nói lên tâm tư của riêng mình và cũng là của toàn thể mọi người trong Giáo Hội về vị Chân Phước Gioan Phaolô I I:„ Chúng ta đã cảm nhận hương thơm thánh thiện của ngài.“

Hương thơm sự thánh thiện của một đấng Thánh chiếu tỏa lan rộng khắp mọi nơi cho mọi người. Nhưng ta lại không thể ngửi được bằng mũi, nếm được bằng lưỡi, mà chỉ có thể cảm nhận được hương vị đó bằng trái tim tâm hồn, nói đúng hơn bằng giác quan của đức tin.

1. Hai vị Giáo hoàng

Tân Chân Phước Gioan Phaolô II. là vị tiền nhiệm của đức đương kim Giáo hoàng Benedictô XVI. Hai người là bạn thân thiết với nhau, cùng làm việc sát cánh bên nhau trong vườn nho Giáo Hội của Chúa ở trần gian suốt dọc thời gian hơn hai mươi năm ( 1982-2005).

Hai người là hai công trình sáng tạo của Thiên Chúa với những khác biệt. Nhưng họ lại cùng làm việc bổ túc lẫn cho nhau.

Đức Karol Wojtyla là một con người vui vẻ niềm nở, toát ra sự duyên dáng thu hút dễ gây thiện cảm với người khác; một người có năng khiếu đặc biệt về truyền thông kịch nghệ điện ảnh.

Đức Joseph Ratzinger là con người có phong thái kín đáo, khiêm nhường tỏa ra nét một người nghiêm nghị có lòng từ tâm của một thầy giáo thiên bẩm.

Từ khi kế vị Đức cố Giáo Haòng Gioan Phaolô I I., vị đương kim Giáo Hoàng Benedictô XVI. luôn hằng kính trọng ca ngợi vị tiền nhiệm vĩ đại của mình. Nhưng lại không bao giờ tìm cách sao chép bắt chước vị tiền nhiệm của mình.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I I. là vị Giáo Hoàng dấn thân cho việc truyền giáo. Ngài là một con người hăng say chấp nhận mọi thử thách sẵn sàng chiến đấu; một con người có những việc làm cử chỉ lớn lao nổi bật, đôi khi gợi khiêu khích người khác.

Còn Đức đương kim Giáo Haòng Benedictô XVI. chuyên chú vào học thuyết Giáo lý trong Giáo Hội. Nơi ngài lòng hăng say chiến đấu chống lại chủ thuyết tương đối là điều quan trọng. Nhưng việc Đại kết với các Tôn giáo cũng chiếm vị trí trung tâm việc làm của ngài. Đức Benedictô XVI. là người có tính tình nhân hậu từ tốn, nói năng cùng cả cử chỉ nhỏ nhẹ đầy vẻ khiêm tốn nhẹ nhàng.

2. Lòng khiêm nhường của Đức Benedictô XVI.

Nét vẻ khiêm tốn của Đức Thánh Cha Benedicto XVI. chiếu tỏa ẩn hiện không chỉ khi ngài gặp gỡ nói chuyện với người khác hay nơi sách vở, bài viết diễn từ, thư chung của ngài. Nhưng trong Thánh lễ phong Chân Phước cho vị tiền nhiệm của mình, lòng khiêm nhượng của ngài càng nổi bật rõ nét hơn.

2.1. Con đường phong Chân Phước

09 ngày sau khi đuợc tuyển chọn bầu trở thành Đức Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo, ngày 28.04.2005 Đức Thánh Cha Benedictô XVI. đã dùng năng quyền dành riêng cho Đức Giáo Hoàng mở ra con đường tiến trình chuẩn bị phong Chân Phước cho vị tiền nhiệm của mình, sớm hơn như Giao Luật ấn định. Và cũng chính ngài hằng cùng đồng hành làm việc với trên con đường này.

Con đường chuẩn bị đã khởi đầu từ ngày đó và đi đến đích điểm cuối chót ngày 01.05.2005 với việc phong Ioannes Paulus Beatus ở Roma tại đền thờ Thánh Phero.

Điều này nói lên đức tính khiêm tốn của ngài về sự kính trọng vị tiền nhiệm của mình, vì hương thơm sự thánh thiện của Đức Karol Woytila.

2.2. Lễ Đức tin

Phong Chân Phước cho vị tiền nhiệm đáng kính của mình, nhưng Đức Thánh Cha Benedictô XVI. lại muốn ngày lễ này là “ lễ của Đức tin“, ngày lễ ca tụng vinh danh Thiên Chúa. Dù những thủ tục lễ nghi có được tổ chức đầy vẻ uy nghi trang trọng cùng sang trọng. Nhưng bầu khí cầu nguyện cùng Thiên Chúa qua lời bầu cử của Chân Phước Gioan Phaolô bao giờ cũng là điểm thiết yếu quan trọng ở trung tâm ngày lễ.

Điều này càng toát ra nét nhân đức khiêm nhường của ngài về điều căn bản thiết yếu nhất của hương thơm sự thánh thiện, mà Thiên Chúa chiếu tỏa qua vị Chân Phước Gioan Phaolô.

2.3. Được chúc phúc

Trong bài giảng phong Chân Phước, Đức Thánh Cha Benedictô XVI. đã trình bày một đời sống được chúc phúc của vị Chân Phước Gioan Phaolo không phải vì những thành tích kỷ lục khi xưa ngài đã làm đạt được lúc sinh thời. Nhưng được chúc phúc vì đức tin của Đức Gioan Phaolo vào Thiên Chúa, như khi xưa Thánh Tông đồ Phero đã xác tín tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Chân Phước Gioan Phaolo trong suốt đời sống trên đường lữ hành khi xưa ở trần gian đã luôn hằng sống theo gương Đức Mẹ Maria đặt lòng tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa. Đức tin vào Thiên Chúa là căn bản cho ngài được chúc phúc, như lời Thánh Elisabeth nói với Đức Mẹ: „ Phúc cho em là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán với em được thực hiện“ ( Lc 1,45).

Nhận ra cùng ca ngợi vì đức tin vào Thiên Chúa mà Chân Phước Gioan Phaolo được chúc phúc cùng lãnh nhận được hương thơm sự thánh thiện từ nơi Thiên Chúa, là tâm tình nếp sống của người có lòng khiêm nhường sâu thẳm.

2.4. Tinh thần dấn thân

Đức Thánh Cha Benedictô XVI. trong bài giảng đã đề cao gương sống tinh thần dấn thân của Chân Phước Gioan Phaolo với niềm xác tín vào Giáo Hội của Chúa:

„Tinh thần gì vậy? Đó chính là tinh thần mà Đức Gioan Phaolô II trình bày trong Thánh lễ trọng thể đầu tiên của ngài tại Quảng trường Thánh Phêrô, với những lời cảm kích không thể nào quên: “Đừng sợ! Hãy mở, mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô!” Điều mà vị giáo hoàng mới được bầu đề nghị với mọi người, thì chính ngài là người đầu tiên thực hiện: ngài đã mở các hệ thống xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế cho Đức Kitô, với sức mạnh của một người khổng lồ - một sức mạnh ngài nhận được từ Thiên Chúa - tạo ra một dòng thác hầu như không thể đảo ngược. Bằng chứng tá đức tin, tình yêu, bằng lòng can đảm tông đồ của mình, và bằng uy tín cá nhân lớn lao, người con tuyệt vời này của đất nước Ba Lan đã giúp cho các tín hữu trên khắp thế giới không sợ được gọi là Kitô hữu, không sợ thuộc về Giáo Hội, không sợ nói về Tin Mừng.“ (Đuúc Giáon Hoàng Benedictô XVI. , Bài gỉang ngày 01.05.2011)

Lòng khiêm nhượng của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. không ở chỗ tô điểm chân dung của vị Chân Phước Gioan Phaolo theo khía cạnh là một nhà cải cách hay nhà làm cách mạng. Nhưng nhấn mạnh theo khía cạnh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo là công cụ Chúa dùng để làm cho người tín hữu tự hào xác tín vào Chúa Kitô vào Giáo Hội của người, nhất là vào Tin mừng ơn cứu rỗi. Nói tắt, để mọi người cảm nhận thấy hương thơm thánh thiện của Thiên Chúa nơi con người Gioan Phaolo.

Có thể nói đó là lòng khiêm nhượng của một người có tầm trí thức cùng lòng đạo đức căn bản cùng nhìn xa trông rộng.

2.5. Con đường hy vọng

Đời sống của con người, của cả Giáo Hội là con đường không chỉ có qúa khứ cùng hiện tại, nhưng tiến về một tương lai. Vì thế cuộc sống hôm nay là chuẩn bị đi vào con đường tương lai đó với niềm hy vọng.

„Khi Karol Wojtyla ngồi vào ghế của Thánh Phêrô, ngài mang theo với ngài một nhận hiểu sâu xa về sự khác biệt giữa chủ nghĩa Mácxít và Kitô giáo, căn cứ trên những tầm nhìn của mỗi bên về con người. Đây là sứ điệp của ngài: con người là con đường của Giáo Hội, và Đức Kitô là con đường của con người. Với sứ điệp này, vốn là di sản lớn lao của Công đồng Vatican II, và của “vị tài công” của Công Đồng là Đức Phaolô VI, tôi tớ của Thiên Chúa, Đức Gioan Phaolô II đã dẫn dắt Dân Thiên Chúa qua ngưỡng cửa của Thiên Niên Kỷ thứ ba, mà nhờ Đức Kitô ngài đã mạnh dạn gọi là “ngưỡng cửa của hy vọng”.

….Ngài đã đúng đắn khi gọi Kitô giáo là động lực của niềm hy vọng ấy, niềm hy vọng cách nào đó từng bị rúng động trước chủ thuyết Mácxít và trước ý thức hệ về sự tiến bộ. Ngài đã lấy lại cho Kitô giáo khuôn mặt thực của mình như là một tôn giáo của hy vọng, được sống trong lịch sử trong một tinh thần của “Mùa Vọng”, trong một cuộc hiện sinh cá nhân và cộng đồng hướng tới Đức Kitô, sự viên mãn của loài người và là sự lấp đầy nơi chúng ta mọi khát vọng công lý và hoà bình. „ (Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. Bài giảng ngày 01.05.2011)

Lòng khiêm nhượng của Đức Thánh Cha Benedictô XVI. đã nhìn ra cùng đặt tên cho hướng đi của con đường, mà Chân Phước Gioan Phaolo đã hướng dẫn Giáo Hội Chúa tiến đi vào con đường tương lai niềm hy vọng.

Hương thơm thánh thiện của Thiên Chúa tỏa ra qua vị Chân Phước Gioan Phaolo cho con người trên con đường đi tìm kiếm ngài.

2.6. Tảng đá của Chúa


Ngay từ khi gặp gỡ quen biết rồi cùng làm việc sát cánh bên nhau, Đức Thánh Cha Benedictô XVI. đã cảm nhận ra hương thơm thánh thiện nơi vị Chân Phước Gioan Phaolo.

„Tôi từng biết ngài từ trước kia và từng ngưỡng mộ ngài, nhưng trong 23 năm, bắt đầu từ năm 1982 sau khi ngài gọi tôi về Rôma nhận nhiệm vụ đứng đầu Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, tôi được ở bên cạnh ngài và càng kính mến ngài hơn. Công việc của tôi đã được nâng đỡ nhờ sự sâu sắc tâm linh và nhờ tri thức khôn ngoan phong phú của ngài. Tấm gương cầu nguyện của ngài không ngừng gây cảm kích và soi sáng cho tôi: ngài không ngừng kết hiệp thâm sâu với Thiên Chúa ngay cả khi lọt thỏm giữa bao yêu cầu của sứ vụ.

Và cần phải kể đến chứng tá của ngài trong đau khổ nữa: Chúa đã dần dần rút đi khỏi ngài mọi sự, nhưng ngài vẫn cứ là “tảng đá”, như Chúa Kitô mong muốn. Lòng khiêm nhường sâu xa của ngài, cắm rễ trong mối gắn bó mật thiết với Đức Kitô, đã giúp ngài tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội và trao cho thế giới một sứ điệp thậm chí càng hùng hồn hơn khi sức mạnh thể lý của ngài suy kiệt. Bằng cách này ngài đã sống trọn, một cách phi thường, ơn gọi của mọi linh mục và giám mục, đó là trở nên một hoàn toàn với Chúa Giêsu, Đấng mà ngài đón nhận và trao ban hằng ngày trong Bí tích Thành Thể.“ (Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. Bài giảng ngày 01.05.2011)

Lòng khiêm nhượng của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. với vị tiền nhiệm của mình không ở chỗ chỉ nhìn ra thấy khía cạnh sáng chói nổi bật, thành công của Đức Gioan Phaolo. Nhưng ngài nhận ra nơi vị Chân Phước Gioan Phaolo như một tảng đá bám vững chắc, chôn chặt vào Chúa, dù có phải trải qua những khó khăn yếu đuối.

2.7. Urbi et Orbi

Hương thơm thánh thiện cho hôm nay và ngày mai

-„Không ai trong chúng ta lại có thể quên được Chúa Nhật Phục Sinh cuối cùng của đời Ngài, Đức Thánh Cha, dẫu đau khổ tột bực, vẫn một lần nữa tiến ra cửa sổ của Dinh Thự Tông Đồ, và lần cuối cùng, Ngài chúc phúc cho chúng ta, "urbi et orbi" Chúng ta có thể chắc được rằng vị Giáo Hoàng khả kính của chúng ta ngày hôm nay, cũng đang đứng tại cửa sổ của Nhà Cha, để nhìn xuống và chúc phúc cho tất cả chúng ta. Vâng, hãy chúc phúc cho chúng con, Thưa Đức Thánh Cha!“ (Đức Hồng Y Giuse Ratzinger, bài giảng lể an táng ngày 08.05.2005)

-„Biết bao lần từ cửa sổ kia ngài đã ban phép lành cho chúng con tại Quảng trường này! Hôm nay, chúng con nguyện cầu: xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho chúng con. Amen.“ (Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. bài giảng ngày 01.05.2011)

Bằng những tâm tình khẩn cầu trứơc linh cữu của Đức Giáo Hòang qúa cố Gioan Phaolo I I. năm xưa, và hôm nay trước bức ảnh của vị Chân Phước Phaolo I I., đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã nói lên: Chúng con không bao giờ quên hình ảnh đức Thánh Cha nơi cửa sổ phòng làm việc đã giơ tay ban phước lành cho chúng con. Đức Thánh Cha đã được Chúa chúc phúc, xin Đức Thánh Cha hãy tiếp tục chúc lành cho chúng con hôm nay và ngày mai!

Tin tưởng và khiêm nhường hơn nữa tưởng khó có thể sâu thẳm hơn được.

Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria, 08.05.2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long