Vai trò của ĐGH Gioan Phaolô II trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản Đông Âu (tiếp theo)
NHỮNG CHỈ THỊ MẬT
Vào năm 1982, ba tuần lễ trước khi gặp ĐGH Gioan Phaolô II, TT Reagan ký một một chỉ thị mật về an ninh quốc gia mang số NSDD 32. Theo chỉ thị này, TT cho phép áp dụng hàng loạt biện pháp mật từ kinh tế đến ngoại giao nhằm hoá giải nỗ lực của Liên Bang Sô Viết đang thống trị ở Đông Âu. Về phương diện thực tế, thì hoạt động bí mật quan trọng nhất được diễn ra trong nội địa Ba Lan, và mục tiêu chính của chỉ thị NSDD 32 là làm lung lay chính quyền Ba Lan qua các hoạt động như tuyên truyền và trợ giúp Tổ Chức Công Đoàn Đoàn Kết, cổ vũ nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và quyền của Giáo Hội Công Giáo, áp lực kinh tế và cô lập ngoại giao đối với chế độ cộng sản. Tài liệu trong chỉ thị này cũng nói đến nhu cầu phải bảo vệ các nỗ lực cải cách tự do dân chủ trên khắp đế quốc Liên Sô. Chỉ thị cũng kêu gọi gia tăng tuyên truyền bằng các hoạt động phát thanh bí mật ở Đông Âu. Những biện pháp này, theo giới chức phụ tá của TT Reagan cũng như các người bất đồng chính kiến ở Đông Âu tin rằng nó rất hữu hiệu, gạt bỏ được khái niệm cho rằng Sô Viết là bách chiến bách thắng.
Ông Henry Hyde, Dân Biểu của đảng Cộng Hòa, thành viên của Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện trong thời gian 1985 đến 1990 đã lượng định những hoạt động bí mật của chính quyền Reagan, đưa ra nhận xét: “Ở Ba Lan, chúng tôi đã làm tất cả những gì mà chúng tôi đã áp dụng ở các quốc gia khác để lật đổ chế độ cộng sản đồng thời củng cố sức mạnh cho lực lượng chống đối chế độ ấy. Chúng tôi cung cấp đồ tiếp liệu, trợ giúp kỹ thuật, trợ giúp các tờ báo bí mật, phát thanh, tuyên truyền, tài chánh, trợ giúp tổ chức và cố vấn. Và từ Ba Lan, chúng tôi giúp tổ chức những lực lượng chống đối trong các quốc gia cộng sản khác ở Âu Châu”.
Trong số những người đóng vai trò cố vấn trong vấn đề này có ông Zbigniew Brezinski, sinh trưởng ở Ba Lan, là Cố Vấn An Ninh Cho Tổng Thống Jimmy Carter. Ông tuyên bố: ‘Tôi rất quen biết ông Casey. Ông ta rất uyển chuyển, có đầu óc sáng tạo, không câu nệ hành chánh, cái gì cần làm là phải làm. Để duy trì các nỗ lực bí mật, phải cần tiếp tế, cần hệ thống v.v... và chính vì vậy mà Công Đoàn Đoàn Kết đã không bị nghiền nát”.
Về các tin tình báo quân sự, tin Hoa Kỳ giá trị hơn tin của Vatican, nhưng vấn đề lượng định tình hình chính trị thì tin của Giáo Hội hơn hẳn tin của Hoa Kỳ. Và vấn đề am hiểu dân chúng và liên lạc với lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết thì Giáo Hội có một vị thế không ai so bì được. Đức Hồng Y Silvestrini lúc bấy giờ là Tổng Trưởng Ngoại Giao giải thích: “Tin tức của chúng tôi về Ba Lan rất có cơ sở vì các Đức Giám Mục thường xuyên liên lạc với Tòa Thánh và với Công Đoàn Đoàn Kết. Họ thông báo cho chúng tôi biết ai đang bị bắt, về các hoạt động và nhu cầu của của các nhóm Công Đoàn Đoàn Kết, về thái độ chính quyền cũng như chúng tôi biết các người nằm trong chính quyền nhưng đang phản lại chính quyền Ba Lan”. Tất cả những tin tức đó đều gửi cho TT Reagan hay ông Casey biết.
Một giới chức thân cận với ĐGH nói: Nếu có nghiên cứu tình hình Công Đoàn Đoàn Kết thì qúy ông sẽ thấy Công Đoàn đã đã hành xử một cách rất khôn khéo, không thái quá trong những giờ phút nghiêm trọng vì họ được Giáo Hội hướng dẫn. Vâng, cũng có lúc chúng tôi đã kìm hãm Công Đoàn Đoàn Kết . Nhưng Ba Lan là một trái bom có thể nổ ngay trong trái tim chế độ cộng sản, mà các nước chung quanh là Liên Bang Sô Viết, Tiệp Khắc, Đông Đức. Áp bức quá trái bom sẽ nổ”
CÀ PHÊ CAPUCCINO CỦA ÔNG CASEY.
Trong khi đó, tại Washington một đường giây liên lạc tay ba được phát triển giữa ông Casey, ông Clark và Đức TGM Pio Laghi (về sau là Hồng Y, ghi chú của người dịch). Ông Clark kể lại rằng: “ Mỗi khi có tình hình nghiêm trọng, ông Casey và tôi thường ghé tư thất của TGM Pio Laghi vào sáng sớm để thu thập những nhận định và nghe lời khuyến cáo. Chúng tôi uống cà phê ăn sáng với nhau trong khi bàn luận những việc đang được thi hành ở Ba Lan. Tôi thường xuyên nói chuyện bằng điện thoại với Đức Khâm Sứ vì Ngài luôn luôn liên lạc với ĐGH”.
Còn Đức TGM Pio Laghi nói: “Hai ông ấy thích uống cà phê Capuccino lắm (Đức TGM là người Ý và cà phê Capuccino là của Ý rất nổi tiếng - ghi chú của người dịch) Thỉnh thoảng chúng tôi bàn đến vấn đề Trung Mỹ hay lập trường của Giáo Hội về vấn đề hạn chế sinh sản, nhưng hầu hết các câu chuyện tập trung vào vấn đề Ba Lan.”
Ông Robert McFarlane từng là phụ tá cho ông Clark và ông Casey, sau này là Cố Vấn An Ninh của TT Reagan kể lại: Hầu hết mọi việc ở Ba Lan được thi hành không phải theo con đường của Bộ Ngoại Giáo mà thông qua ông Casey và ông Clark. Tôi biết hai ông ấy gặp gỡ Đức Khâm Sứ Pio Laghi trước khi Đức Khâm Sứ gặp Tổng Thống. Ông Clark không bao giờ nói với tôi về nội dung câu chuyện giữa ông ấy với Đức TGM Pio Laghi.
Đức TGM Pio Laghi đã gặp gỡ TT Reagan ít nhất là 6 lần. Mỗi khi vào Tòa Bạch Ốc để gặp TT hay ông Clark, Đức Khâm Sứ đều đi vào cổng ở phía Tây Nam để tránh các ký giả. Đức TGM Pio Laghi nói:” Có mối liên hệ thân mật như vậy, nhưng tôi đã không vượt qua lằn mức giới hạn, vai trò chính của tôi là dàn xếp các cuộc gặp gỡ giữa ông đại sứ Walters và Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha biết rõ dân tộc của Ngài. Đây là một tình thế rất phức tạp – làm sao cứ đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo và giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết tồn tại mà không khiêu khích nhà cầm quyền cộng sản hơn nữa. Tôi vẫn nói với ông Vernon Walters rằng “Hãy nghe Đức Thánh Cha”. Đến nay chúng tôi đã có 2000 năm kinh nghiệm.”
Ông William Casey mặc dầu bị chỉ trích nhiều trong thời gian ông làm Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA), nhưng trong vấn đề Ba Lan, không ai chỉ trích ông. Dân biểu Edward Derwinski, nói được tiếng Ba Lan, một chuyên gia về vấn đề Đông Âu thường cố vấn cho chính quyền cũng như thường gặp gỡ ông Casey đã phát biểu rằng;: “Cơ bản mà nói, ông ta âm thầm xác tín rằng cộng sản không thể tiếp tục giữ mãi nhiều nơi được, nhất là ở Ba Lan. Ông ta cũng tin rằng hệ thống cộng sản đang đổ vỡ và tất phải sụp đổ bằng cách này hay cách khác – và Ba Lan sẽ là sức mạnh dẫn tới việc đổ vỡ hàng loạt. Ông yêu cầu Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ phải chú tâm vào Đông Âu. Trong khi đó, người bên ngoài không chú ý tới Đông Âu mà lại chú ý đến những câu chuyện gây nhiều tranh cãi, những câu chuyện gây ồn ào như vấn đề Nicaragua và El Salvador”.
Tại Ba Lan, ông Casey tiến hành một loại hoạt vụ cổ điển mà ông đã từng biết. Hoạt vụ đó ông đã áp dụng trong những ngày ông phục vụ ở Văn Phòng Sở Chiến Thuật thời Thế Chiến II, hay trong những năm đầu tiên của ông ở Cơ Quan Tình Báo Trung Ương, và khi các nền dân chủ của Tây Âu mới tái xuất hiện sau Thế Chiến II.
Những viên chức phụ tá cho ông Casey kể rằng chính nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey mà các đơn vị của đảng Xã Hội Quốc Tế được thành lập nhân danh Công Đoàn Đoàn Kết - giống y như các đảng Dân Chủ Xã Hội ở Tây Âu đã được CIA dùng làm dụng cụ cho chính sách hoa Kỳ trong việc nặn ra các chính phủ chống cộng sau thế chiến II. Bây giờ mục tiêu của ông Casey ở Ba Lan cũng vậy, là thành lập đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, bao gồm giáo hội và đại đa số đảng viên là người Công Giáo trong Công Đoàn Đoàn Kết để làm thành một lực lượng chủ yếu trong thời Ba Lan hậu cộng sản.
Nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey với các lãnh tụ của đảng Xã Hội Quốc Tế, kể cả các viên chức chính quyền có khuynh hướng xã hội như Pháp, Thụy Điển, mà ông Casey có thể bảo đảm được việc chuyên chở đồ vật giúp cho Ba Lan có thể qua đường bộ hay đường thủy để vào Ba Lan. Ông Brezinski cho biết: “Đây không phải là vụ tiêu pha số tiền khổng lồ mà là đưa ra một sứ điệp và chống đối : gồm sách, dụng cụ truyền tin, phương tiện tuyên truyền, mực và máy móc in báo”.
TÌM NHÃN HIỆU CÔNG ĐOÀN
Tại hầu hết mọi tỉnh lỵ và thành phố ở Ba Lan, các báo chui, các bản tin roneo đua nhau xuất hiện, thách đố lại các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát. Giáo Hội xuất bản báo riêng. Giấy tờ của Công Đoàn Đoàn Kết được in ấn bằng máy móc do Hoa Kỳ cung cấp, được dán trên các bảng thông cáo của nhà thờ. Rồi có những người bạo gan đem bích chương của công đoàn dán ngay tại các đồn bót cảnh sát, tại các tòa nhà chính phủ, tại lối ra vào đài truyền hình của chính phủ đang do sĩ quan quân đội phụ trách truyền hình.
Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Warsaw trở thành căn cứ chủ yếu của CIA trong thế giới cộng sản và theo nhiều đánh giá, đó là nơi hữu hiệu nhất. Trong khi đó, nghiệp đoàn lao động AFL - CIO là nguồn hỗ trợ lớn nhất của Hoa Kỳ cho Công Đoàn Đoàn Kết, trước khi Ba Lan ban hành quân luật, thì người ta cho rằng cách thức của TT Reagan quá chậm chạp, không đủ để đương đầu với nhà cầm quyền Ba Lan. Tuy nhiên, theo tin tình báo, Chủ Tịch nghiệp đoàn AFL – CIO là ông Lane Kirkland và viên phụ tá là ông Tom Kahn thường xuyên tham khảo ý kiến với ông Poindexter, ông Clark, các viên chức của Bộ Ngoại Giao, và các viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về các vấn đề làm sao và khi nào thì chuyên chở hàng hoá tiếp liệu cho Công Đoàn Đoàn Kết, thành phố nào Công Đoàn Đoàn Kết cần sự trợ giúp về mặt tổ chức và khảo sát xem Công Đoàn Đoàn Kết và nghiệp đoàn AFL-CIO có thể hợp tác với nhau thế nào để chuẩn bị những tài liệu tuyên truyền.
Dân biểu Derwinski nhận xét: “Ông Lane Kirkland xứng đáng được ghi công . Họ không thích nhận công lao ấy nhưng thực ra họ đã sát cánh với chính quyền. Cũng đừng quên là vợ ông Bill Clark và vợ ông Kirkland đều là người Tiệp Khắc. Đây là một vấn đề của những người đồng hội đồng thuyền, không có chuyện chiến đấu mà còn so bì hơn thiệt, cũng không phải là những người chiến đấu cô đơn, hay là những người chỉ biết từ chối nhiệm vụ.
Các giới chức nghiệp đoàn AFL-CIO không biết mức độ trợ giúp bí mật của Mỹ và họ cũng không biết chừng mực chính quyền Hoa Kỳ tín nhiệm vào sự hướng dẫn của Giáo Hội thế nào trong việc đối phó ra sao với nhà cầm quyền Ba Lan và Sô Viết. Ông Casey đã thận trọng không muốn làm mất thanh danh các phong trào nghiệp đoàn ở Mỹ và Âu Châu bằng việc cho họ biết nhiều tin tức về những nỗ lực của chính quyền Mỹ. Và thực vậy, đây không phải là một công tác của riêng CIA mà là hoạt vụ được pha trộn giữa bí mật và công khai, giữa chính sách chung và những liên minh bí mật.
Ông Casey nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, nghiệp đoàn AFL-CIO có nhiều hoạt động tưởng tượng hơn là những hoạt động đích thật là cung cấp trợ giúp về mặt tổ chức cho Công Đoàn Đoàn Kết và chuyển lậu máy móc dụng cụ vào Ba Lan. Theo ông Inman, nguyên Phụ Tá Giám Đốc CIA, ông Casey phải thừa nhận giữa nghiệp đoàn Hoa Kỳ và Công Đoàn Đoàn Kết có mối liên hệ rất tốt đẹp, đến độ CIA cần gì, họ đều được tài trợ hay cung cấp qua đường dây của nghiệp đoàn AFL-CIO. Ông Inman nói thêm “Không phải họ cần tài chánh mà là tổ chức, và hẳn nhiên đó là cách thức trợ giúp tốt hơn so với các hoạt vụ bí mật cổ điển”.
Văn phòng của Công Đoàn Đoàn Kết ở Brussels trở thành ngân hàng hối đoái quốc tế cho các đại diện của Vatican, của các điệp viên CIA, cho đại diện nghiệp đoàn AFL-CIO, cho các đại diện của tổ chức Xã Hội Quốc Tế, cho các vị hoạt động trong quỹ Quốc Gia Yểm Trợ Dân Chủ do quốc hội Hoa Kỳ yểm trợ. Những tổ chức này đều làm việc sát cánh với ông Casey. Đó là nơi để Công Đoàn Đoàn Kết liên lạc với các người ủng hộ mình. Nhiều khi chính công đoàn cũng không biết danh tính người ủng hộ mình là ai. Họ chỉ cần nói ở đâu đang cần những nhà tổ chức, ở đâu đang cần những hàng hoá hay đồ tiếp liệu nào. Các linh mục, các người đưa tin, các nhà tổ chức lao động, các điệp viên tình báo đi ra đi vào Ba Lan để xin trợ giúp, đồng thời cũng mang theo tin tức về tình hình nội bộ trong chính quyền Ba Lan và những lực lượng hoạt động bí mật. Quần áo, thực phẩm, tài chánh đổ vào Ba Lan để trả những món tiền phạt cho các lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết bị chính quyền đưa ra tòa. Trong nội địa Ba Lan, các linh mục là những người chạy qua lại giữa các nhà thờ, mang tin tức đến cho các lãnh tụ công đoàn đang ẩn trốn.
Vào mùa hè năm 1984, những biện pháp trừng phạt có vẻ làm tổn hại thường dân Ba Lan hơn là người cộng sản, Đức TGM Pio Laghi đã đi Santa Barbara gặp TT Reagan ở tòa Bạch Ốc Miền Tây để thúc giục TT bãi bỏ một số trừng phạt. (Santa Barbara nằm về phiá tây Hoa Kỳ thuộc bang California, nơi có trang trại của gia đình Reagan nên báo chí gọi đây là Tòa Bạch Ốc Miền Tây – ghi chú của người dịch). Chính quyền Reagan nghe theo lời đề nghị của Đức Khâm Sứ về Ba Lan. Nhưng đối với Liên Sô, sau khi tham khảo chặt chẽ với Tòa Thánh, Hoa Kỳ đã không giảm bớt sức ép kinh tế lên Moscow, như từ chối cung cấp kỹ thuật, thực phẩm, trao đổi văn hóa. Sức ép này là giá Liên Sô phải trả cho việc bức bách Ba Lan.
Hầu hết các dụng cụ gửi cho Công Đoàn Đoàn Kết đều bằng tầu thủy và bên ngoài thùng đồ ghi sai nơi gửi là từ Đan Mạch hay Thụy Điển. Các thùng đồ đều gửi đến bến tàu Gdansk hay những bến cảng khác có thành viên Công Đoàn Đoàn Kết làm việc. Theo những quan chức chính quyền Reagan thì chính quyền xã hội của Thụy Điển, và các nghiệp đoàn lao động của Thụy Điển đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hàng hóa đến Ba Lan. Đến bến cảng ở Ba Lan, dụng cụ máy móc được chở đến nơi giao hàng bằng xe vận tải do chính những người có thiện cảm với Công Đoàn Đoàn Kết lái, và họ thường dùng các nhà thờ hay linh mục làm nơi liên lạc giao hay nhận hàng.
“ HOAN HÔ CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT”
Dân biểu Derwinski bây giờ (1992) là Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh nhận xét rằng : Chính quyền Hoa Kỳ đã móc nối được với tất cả đường dây chính. Ông nói: “Không chỉ qua các giới chức cao cấp mà còn qua cả các giáo hội địa phương và Giám Mục. Đức Ông Bronislaw Dabrowski, Phụ tá cho Đức Hồng Y Glemp thường đến với chúng tôi và cho biết đang cần cái gì. Ngài đã đến gặp tôi, gặp ông Casey, gặp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và đôi khi gặp ông Walters”.
Đức Hồng Y John Cardinal Krol cai quản Tổng Giáo Phận Philadelphia, có thân phụ là người sinh trưởng ở Ba Lan, là giới chức Giáo Hội Hoa Kỳ rất thân cận với ĐGH Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y thường xuyên gặp ông Casey để thảo luận việc trợ giúp Công Đoàn Đoàn Kết và các hoạt động bí mật. Theo tin của CIA và của ông Derwinski thì “Đức Hồng Y Krol rất ăn ý với TT Reagan và là nguồn cung cấp các ý kiến cố vấn”. Theo ông Derwinski. "Đức Hồng Y luôn luôn là người mà ông Casey và ông Clark chạy tới để vấn ý và được coi là người am hiểu tình hình”.
Vào năm 1985 chiến dịch chính quyền Ba Lan đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết đã hoàn toàn bị thất bại. Theo báo cáo của ông Adrian Karatnycky, người giúp nghiệp đoàn lao động AFL-CIO trợ giúp cho Công Đoàn Đoàn Kết, thì có hơn 400 tạp chí bí mật được lưu hành ở Ba Lan, một vài tạp chí có số lưu hành đến 30,000 số. Sách báo được in hàng ngàn ấn bản, thách thức lại quyền lực của chính quyền cộng sản. Những sách có nội dung hài hước châm biếm cũng được xuất bản cho thiếu nhi, nhái lại những chuyện cổ tích hay thần thoại Ba Lan ví dụ Thủ Tướng Jaruzelski được vẽ thành tên côn đồ qủy sứ, cộng sản là con rồng đỏ hung ác, còn ông Lech Walesa được mô tả là một dũng sĩ anh hùng. Trong các hầm ở nhà thờ hay tư gia, hàng triệu người xem các băng video tài liệu bằng máy móc và phim được đưa lậu vào Ba lan.
Với những máy móc truyền thanh do CIA và nghiệp đoàn AFL-CIO cung cấp, Công Đoàn Đoàn Kết đã có thể thường xuyên cắt ngang được chương trình phát thanh của chính phủ và chen vào những lời như: “Hoan Hô Công Đoàn Đoàn Kết hay Hãy Chống Đối”.
Cũng được trang bị với máy phát sóng truyền hình, qua tần số của Giáo Hội Ba Lan, Công Đoàn Đoàn Kết đã có thể cắt ngang chương trình truyền hình của chính phủ, cả về âm thanh lẫn hình ảnh và thay vào đó công đoàn kêu gọi đình công hay biểu tình. Một giới chức của Vatican kể lại: “Có một lần thật không thể tưởng tượng được, là vào lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp của trận đá banh tranh giải vô địch toàn quốc, tiếng còi vừa được thổi lên chấm dứt nửa hiệp thì màn ảnh truyền hình hiện ngay lên một tấm biểu ngữ với chữ “CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT MUÔN NĂM” và cuốn băng phát ra âm thanh kêu gọi dân chúng đứng lên chống lại chính phủ. Thật là họ khôn khéo, nếu cảnh đó xảy ra trong lúc đang đá banh thì có lẽ làm mất lòng dân” Và ông Brzezinski đã tóm tắt như sau: “Đây là lần đầu tiên chuyện đàn áp của công an cộng sản đã bị thất bại”.
Một Đức Hồng Y phụ tá thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng đã phát biểu: “Không ai ngờ được sự sụp đổ của chủ thuyết cộng sản lại có thể xẩy ra nhanh và đúng thời biểu như vậy. Nhưng, ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, cả Đức Thánh Cha lẫn Tổng Thống đều tự nguyện và đưa cơ chế của giáo hội và quốc gia Hoa Kỳ ra để đạt được mục tiêu như thế. Và kể từ ngày đó, mục tiêu là phải xảy ra như vậy ở Ba Lan.”
Thế rồi chính quyền Sô Viết và cộng sản Ba Lan, cứ hết bước này đến bước khác đành chịu nhượng bộ trước áp lực luân lý, kinh tế và chính trị do Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống áp đặt . Các nhà tù trở nên trống rỗng, phiên tòa xử ông Walesa về tội vu khống giới chức chính quyền nhà nước bị huỷ bỏ, Đảng Cộng Sản Ba Lan dần dần tan vỡ, kinh tế quốc gia sụp đổ, trong đám mây mù của các cuộc đình công biểu tình và trừng phạt. Vào ngày 19 tháng 2 năm 1987, sau khi Warsaw cam kết mở cuộc đối thoại với giáo hội, Tổng Thống Reagan bãi bỏ lệnh trừng phạt. Bốn tháng sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được hàng triệu đồng bào hoan hô nghênh đón khi ngài du hành khắp Ba Lan đòi hỏi nhân quyền và ca ngợi Công Đoàn Đoàn Kết. Đến tháng 7 năm 1988, Tổng Bí Thư Gorbachev viếng thăm Warsaw. Ông đưa ra tín hiệu cho biết Moscow thừa nhận chính quyền Ba Lan không thể cai trị được, nếu không có sự hợp tác của Công Đoàn Đoàn Kết. Vào ngày 5 tháng Tư năm 1989 hai bên (Cộng sản và Giáo Hội Công Giáo Ba Lan) ký thỏa ước hợp thức hóa Công Đoàn Đoàn Kết, và vào tháng 6 mở cuộc tuyển cử dân biểu vào quốc hội. Tháng 12 năm 1990, tức chín năm, sau khi bị bắt và công đoàn bị cấm hoạt động, ông Lech Walesa đã trở thành Tổng Thống Ba Lan.
Nguyễn Long Thao dịch
NHỮNG CHỈ THỊ MẬT
Vào năm 1982, ba tuần lễ trước khi gặp ĐGH Gioan Phaolô II, TT Reagan ký một một chỉ thị mật về an ninh quốc gia mang số NSDD 32. Theo chỉ thị này, TT cho phép áp dụng hàng loạt biện pháp mật từ kinh tế đến ngoại giao nhằm hoá giải nỗ lực của Liên Bang Sô Viết đang thống trị ở Đông Âu. Về phương diện thực tế, thì hoạt động bí mật quan trọng nhất được diễn ra trong nội địa Ba Lan, và mục tiêu chính của chỉ thị NSDD 32 là làm lung lay chính quyền Ba Lan qua các hoạt động như tuyên truyền và trợ giúp Tổ Chức Công Đoàn Đoàn Kết, cổ vũ nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và quyền của Giáo Hội Công Giáo, áp lực kinh tế và cô lập ngoại giao đối với chế độ cộng sản. Tài liệu trong chỉ thị này cũng nói đến nhu cầu phải bảo vệ các nỗ lực cải cách tự do dân chủ trên khắp đế quốc Liên Sô. Chỉ thị cũng kêu gọi gia tăng tuyên truyền bằng các hoạt động phát thanh bí mật ở Đông Âu. Những biện pháp này, theo giới chức phụ tá của TT Reagan cũng như các người bất đồng chính kiến ở Đông Âu tin rằng nó rất hữu hiệu, gạt bỏ được khái niệm cho rằng Sô Viết là bách chiến bách thắng.
Ông Henry Hyde, Dân Biểu của đảng Cộng Hòa, thành viên của Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện trong thời gian 1985 đến 1990 đã lượng định những hoạt động bí mật của chính quyền Reagan, đưa ra nhận xét: “Ở Ba Lan, chúng tôi đã làm tất cả những gì mà chúng tôi đã áp dụng ở các quốc gia khác để lật đổ chế độ cộng sản đồng thời củng cố sức mạnh cho lực lượng chống đối chế độ ấy. Chúng tôi cung cấp đồ tiếp liệu, trợ giúp kỹ thuật, trợ giúp các tờ báo bí mật, phát thanh, tuyên truyền, tài chánh, trợ giúp tổ chức và cố vấn. Và từ Ba Lan, chúng tôi giúp tổ chức những lực lượng chống đối trong các quốc gia cộng sản khác ở Âu Châu”.
Trong số những người đóng vai trò cố vấn trong vấn đề này có ông Zbigniew Brezinski, sinh trưởng ở Ba Lan, là Cố Vấn An Ninh Cho Tổng Thống Jimmy Carter. Ông tuyên bố: ‘Tôi rất quen biết ông Casey. Ông ta rất uyển chuyển, có đầu óc sáng tạo, không câu nệ hành chánh, cái gì cần làm là phải làm. Để duy trì các nỗ lực bí mật, phải cần tiếp tế, cần hệ thống v.v... và chính vì vậy mà Công Đoàn Đoàn Kết đã không bị nghiền nát”.
Về các tin tình báo quân sự, tin Hoa Kỳ giá trị hơn tin của Vatican, nhưng vấn đề lượng định tình hình chính trị thì tin của Giáo Hội hơn hẳn tin của Hoa Kỳ. Và vấn đề am hiểu dân chúng và liên lạc với lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết thì Giáo Hội có một vị thế không ai so bì được. Đức Hồng Y Silvestrini lúc bấy giờ là Tổng Trưởng Ngoại Giao giải thích: “Tin tức của chúng tôi về Ba Lan rất có cơ sở vì các Đức Giám Mục thường xuyên liên lạc với Tòa Thánh và với Công Đoàn Đoàn Kết. Họ thông báo cho chúng tôi biết ai đang bị bắt, về các hoạt động và nhu cầu của của các nhóm Công Đoàn Đoàn Kết, về thái độ chính quyền cũng như chúng tôi biết các người nằm trong chính quyền nhưng đang phản lại chính quyền Ba Lan”. Tất cả những tin tức đó đều gửi cho TT Reagan hay ông Casey biết.
Một giới chức thân cận với ĐGH nói: Nếu có nghiên cứu tình hình Công Đoàn Đoàn Kết thì qúy ông sẽ thấy Công Đoàn đã đã hành xử một cách rất khôn khéo, không thái quá trong những giờ phút nghiêm trọng vì họ được Giáo Hội hướng dẫn. Vâng, cũng có lúc chúng tôi đã kìm hãm Công Đoàn Đoàn Kết . Nhưng Ba Lan là một trái bom có thể nổ ngay trong trái tim chế độ cộng sản, mà các nước chung quanh là Liên Bang Sô Viết, Tiệp Khắc, Đông Đức. Áp bức quá trái bom sẽ nổ”
CÀ PHÊ CAPUCCINO CỦA ÔNG CASEY.
Trong khi đó, tại Washington một đường giây liên lạc tay ba được phát triển giữa ông Casey, ông Clark và Đức TGM Pio Laghi (về sau là Hồng Y, ghi chú của người dịch). Ông Clark kể lại rằng: “ Mỗi khi có tình hình nghiêm trọng, ông Casey và tôi thường ghé tư thất của TGM Pio Laghi vào sáng sớm để thu thập những nhận định và nghe lời khuyến cáo. Chúng tôi uống cà phê ăn sáng với nhau trong khi bàn luận những việc đang được thi hành ở Ba Lan. Tôi thường xuyên nói chuyện bằng điện thoại với Đức Khâm Sứ vì Ngài luôn luôn liên lạc với ĐGH”.
Còn Đức TGM Pio Laghi nói: “Hai ông ấy thích uống cà phê Capuccino lắm (Đức TGM là người Ý và cà phê Capuccino là của Ý rất nổi tiếng - ghi chú của người dịch) Thỉnh thoảng chúng tôi bàn đến vấn đề Trung Mỹ hay lập trường của Giáo Hội về vấn đề hạn chế sinh sản, nhưng hầu hết các câu chuyện tập trung vào vấn đề Ba Lan.”
Ông Robert McFarlane từng là phụ tá cho ông Clark và ông Casey, sau này là Cố Vấn An Ninh của TT Reagan kể lại: Hầu hết mọi việc ở Ba Lan được thi hành không phải theo con đường của Bộ Ngoại Giáo mà thông qua ông Casey và ông Clark. Tôi biết hai ông ấy gặp gỡ Đức Khâm Sứ Pio Laghi trước khi Đức Khâm Sứ gặp Tổng Thống. Ông Clark không bao giờ nói với tôi về nội dung câu chuyện giữa ông ấy với Đức TGM Pio Laghi.
Đức TGM Pio Laghi đã gặp gỡ TT Reagan ít nhất là 6 lần. Mỗi khi vào Tòa Bạch Ốc để gặp TT hay ông Clark, Đức Khâm Sứ đều đi vào cổng ở phía Tây Nam để tránh các ký giả. Đức TGM Pio Laghi nói:” Có mối liên hệ thân mật như vậy, nhưng tôi đã không vượt qua lằn mức giới hạn, vai trò chính của tôi là dàn xếp các cuộc gặp gỡ giữa ông đại sứ Walters và Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha biết rõ dân tộc của Ngài. Đây là một tình thế rất phức tạp – làm sao cứ đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo và giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết tồn tại mà không khiêu khích nhà cầm quyền cộng sản hơn nữa. Tôi vẫn nói với ông Vernon Walters rằng “Hãy nghe Đức Thánh Cha”. Đến nay chúng tôi đã có 2000 năm kinh nghiệm.”
Ông William Casey mặc dầu bị chỉ trích nhiều trong thời gian ông làm Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA), nhưng trong vấn đề Ba Lan, không ai chỉ trích ông. Dân biểu Edward Derwinski, nói được tiếng Ba Lan, một chuyên gia về vấn đề Đông Âu thường cố vấn cho chính quyền cũng như thường gặp gỡ ông Casey đã phát biểu rằng;: “Cơ bản mà nói, ông ta âm thầm xác tín rằng cộng sản không thể tiếp tục giữ mãi nhiều nơi được, nhất là ở Ba Lan. Ông ta cũng tin rằng hệ thống cộng sản đang đổ vỡ và tất phải sụp đổ bằng cách này hay cách khác – và Ba Lan sẽ là sức mạnh dẫn tới việc đổ vỡ hàng loạt. Ông yêu cầu Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ phải chú tâm vào Đông Âu. Trong khi đó, người bên ngoài không chú ý tới Đông Âu mà lại chú ý đến những câu chuyện gây nhiều tranh cãi, những câu chuyện gây ồn ào như vấn đề Nicaragua và El Salvador”.
Tại Ba Lan, ông Casey tiến hành một loại hoạt vụ cổ điển mà ông đã từng biết. Hoạt vụ đó ông đã áp dụng trong những ngày ông phục vụ ở Văn Phòng Sở Chiến Thuật thời Thế Chiến II, hay trong những năm đầu tiên của ông ở Cơ Quan Tình Báo Trung Ương, và khi các nền dân chủ của Tây Âu mới tái xuất hiện sau Thế Chiến II.
Những viên chức phụ tá cho ông Casey kể rằng chính nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey mà các đơn vị của đảng Xã Hội Quốc Tế được thành lập nhân danh Công Đoàn Đoàn Kết - giống y như các đảng Dân Chủ Xã Hội ở Tây Âu đã được CIA dùng làm dụng cụ cho chính sách hoa Kỳ trong việc nặn ra các chính phủ chống cộng sau thế chiến II. Bây giờ mục tiêu của ông Casey ở Ba Lan cũng vậy, là thành lập đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, bao gồm giáo hội và đại đa số đảng viên là người Công Giáo trong Công Đoàn Đoàn Kết để làm thành một lực lượng chủ yếu trong thời Ba Lan hậu cộng sản.
Nhờ các cuộc tiếp xúc của ông Casey với các lãnh tụ của đảng Xã Hội Quốc Tế, kể cả các viên chức chính quyền có khuynh hướng xã hội như Pháp, Thụy Điển, mà ông Casey có thể bảo đảm được việc chuyên chở đồ vật giúp cho Ba Lan có thể qua đường bộ hay đường thủy để vào Ba Lan. Ông Brezinski cho biết: “Đây không phải là vụ tiêu pha số tiền khổng lồ mà là đưa ra một sứ điệp và chống đối : gồm sách, dụng cụ truyền tin, phương tiện tuyên truyền, mực và máy móc in báo”.
TÌM NHÃN HIỆU CÔNG ĐOÀN
Tại hầu hết mọi tỉnh lỵ và thành phố ở Ba Lan, các báo chui, các bản tin roneo đua nhau xuất hiện, thách đố lại các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát. Giáo Hội xuất bản báo riêng. Giấy tờ của Công Đoàn Đoàn Kết được in ấn bằng máy móc do Hoa Kỳ cung cấp, được dán trên các bảng thông cáo của nhà thờ. Rồi có những người bạo gan đem bích chương của công đoàn dán ngay tại các đồn bót cảnh sát, tại các tòa nhà chính phủ, tại lối ra vào đài truyền hình của chính phủ đang do sĩ quan quân đội phụ trách truyền hình.
Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Warsaw trở thành căn cứ chủ yếu của CIA trong thế giới cộng sản và theo nhiều đánh giá, đó là nơi hữu hiệu nhất. Trong khi đó, nghiệp đoàn lao động AFL - CIO là nguồn hỗ trợ lớn nhất của Hoa Kỳ cho Công Đoàn Đoàn Kết, trước khi Ba Lan ban hành quân luật, thì người ta cho rằng cách thức của TT Reagan quá chậm chạp, không đủ để đương đầu với nhà cầm quyền Ba Lan. Tuy nhiên, theo tin tình báo, Chủ Tịch nghiệp đoàn AFL – CIO là ông Lane Kirkland và viên phụ tá là ông Tom Kahn thường xuyên tham khảo ý kiến với ông Poindexter, ông Clark, các viên chức của Bộ Ngoại Giao, và các viên chức Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về các vấn đề làm sao và khi nào thì chuyên chở hàng hoá tiếp liệu cho Công Đoàn Đoàn Kết, thành phố nào Công Đoàn Đoàn Kết cần sự trợ giúp về mặt tổ chức và khảo sát xem Công Đoàn Đoàn Kết và nghiệp đoàn AFL-CIO có thể hợp tác với nhau thế nào để chuẩn bị những tài liệu tuyên truyền.
Dân biểu Derwinski nhận xét: “Ông Lane Kirkland xứng đáng được ghi công . Họ không thích nhận công lao ấy nhưng thực ra họ đã sát cánh với chính quyền. Cũng đừng quên là vợ ông Bill Clark và vợ ông Kirkland đều là người Tiệp Khắc. Đây là một vấn đề của những người đồng hội đồng thuyền, không có chuyện chiến đấu mà còn so bì hơn thiệt, cũng không phải là những người chiến đấu cô đơn, hay là những người chỉ biết từ chối nhiệm vụ.
Các giới chức nghiệp đoàn AFL-CIO không biết mức độ trợ giúp bí mật của Mỹ và họ cũng không biết chừng mực chính quyền Hoa Kỳ tín nhiệm vào sự hướng dẫn của Giáo Hội thế nào trong việc đối phó ra sao với nhà cầm quyền Ba Lan và Sô Viết. Ông Casey đã thận trọng không muốn làm mất thanh danh các phong trào nghiệp đoàn ở Mỹ và Âu Châu bằng việc cho họ biết nhiều tin tức về những nỗ lực của chính quyền Mỹ. Và thực vậy, đây không phải là một công tác của riêng CIA mà là hoạt vụ được pha trộn giữa bí mật và công khai, giữa chính sách chung và những liên minh bí mật.
Ông Casey nhận thấy rằng trong nhiều trường hợp, nghiệp đoàn AFL-CIO có nhiều hoạt động tưởng tượng hơn là những hoạt động đích thật là cung cấp trợ giúp về mặt tổ chức cho Công Đoàn Đoàn Kết và chuyển lậu máy móc dụng cụ vào Ba Lan. Theo ông Inman, nguyên Phụ Tá Giám Đốc CIA, ông Casey phải thừa nhận giữa nghiệp đoàn Hoa Kỳ và Công Đoàn Đoàn Kết có mối liên hệ rất tốt đẹp, đến độ CIA cần gì, họ đều được tài trợ hay cung cấp qua đường dây của nghiệp đoàn AFL-CIO. Ông Inman nói thêm “Không phải họ cần tài chánh mà là tổ chức, và hẳn nhiên đó là cách thức trợ giúp tốt hơn so với các hoạt vụ bí mật cổ điển”.
Văn phòng của Công Đoàn Đoàn Kết ở Brussels trở thành ngân hàng hối đoái quốc tế cho các đại diện của Vatican, của các điệp viên CIA, cho đại diện nghiệp đoàn AFL-CIO, cho các đại diện của tổ chức Xã Hội Quốc Tế, cho các vị hoạt động trong quỹ Quốc Gia Yểm Trợ Dân Chủ do quốc hội Hoa Kỳ yểm trợ. Những tổ chức này đều làm việc sát cánh với ông Casey. Đó là nơi để Công Đoàn Đoàn Kết liên lạc với các người ủng hộ mình. Nhiều khi chính công đoàn cũng không biết danh tính người ủng hộ mình là ai. Họ chỉ cần nói ở đâu đang cần những nhà tổ chức, ở đâu đang cần những hàng hoá hay đồ tiếp liệu nào. Các linh mục, các người đưa tin, các nhà tổ chức lao động, các điệp viên tình báo đi ra đi vào Ba Lan để xin trợ giúp, đồng thời cũng mang theo tin tức về tình hình nội bộ trong chính quyền Ba Lan và những lực lượng hoạt động bí mật. Quần áo, thực phẩm, tài chánh đổ vào Ba Lan để trả những món tiền phạt cho các lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết bị chính quyền đưa ra tòa. Trong nội địa Ba Lan, các linh mục là những người chạy qua lại giữa các nhà thờ, mang tin tức đến cho các lãnh tụ công đoàn đang ẩn trốn.
Vào mùa hè năm 1984, những biện pháp trừng phạt có vẻ làm tổn hại thường dân Ba Lan hơn là người cộng sản, Đức TGM Pio Laghi đã đi Santa Barbara gặp TT Reagan ở tòa Bạch Ốc Miền Tây để thúc giục TT bãi bỏ một số trừng phạt. (Santa Barbara nằm về phiá tây Hoa Kỳ thuộc bang California, nơi có trang trại của gia đình Reagan nên báo chí gọi đây là Tòa Bạch Ốc Miền Tây – ghi chú của người dịch). Chính quyền Reagan nghe theo lời đề nghị của Đức Khâm Sứ về Ba Lan. Nhưng đối với Liên Sô, sau khi tham khảo chặt chẽ với Tòa Thánh, Hoa Kỳ đã không giảm bớt sức ép kinh tế lên Moscow, như từ chối cung cấp kỹ thuật, thực phẩm, trao đổi văn hóa. Sức ép này là giá Liên Sô phải trả cho việc bức bách Ba Lan.
Hầu hết các dụng cụ gửi cho Công Đoàn Đoàn Kết đều bằng tầu thủy và bên ngoài thùng đồ ghi sai nơi gửi là từ Đan Mạch hay Thụy Điển. Các thùng đồ đều gửi đến bến tàu Gdansk hay những bến cảng khác có thành viên Công Đoàn Đoàn Kết làm việc. Theo những quan chức chính quyền Reagan thì chính quyền xã hội của Thụy Điển, và các nghiệp đoàn lao động của Thụy Điển đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hàng hóa đến Ba Lan. Đến bến cảng ở Ba Lan, dụng cụ máy móc được chở đến nơi giao hàng bằng xe vận tải do chính những người có thiện cảm với Công Đoàn Đoàn Kết lái, và họ thường dùng các nhà thờ hay linh mục làm nơi liên lạc giao hay nhận hàng.
“ HOAN HÔ CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT”
Dân biểu Derwinski bây giờ (1992) là Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh nhận xét rằng : Chính quyền Hoa Kỳ đã móc nối được với tất cả đường dây chính. Ông nói: “Không chỉ qua các giới chức cao cấp mà còn qua cả các giáo hội địa phương và Giám Mục. Đức Ông Bronislaw Dabrowski, Phụ tá cho Đức Hồng Y Glemp thường đến với chúng tôi và cho biết đang cần cái gì. Ngài đã đến gặp tôi, gặp ông Casey, gặp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và đôi khi gặp ông Walters”.
Đức Hồng Y John Cardinal Krol cai quản Tổng Giáo Phận Philadelphia, có thân phụ là người sinh trưởng ở Ba Lan, là giới chức Giáo Hội Hoa Kỳ rất thân cận với ĐGH Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y thường xuyên gặp ông Casey để thảo luận việc trợ giúp Công Đoàn Đoàn Kết và các hoạt động bí mật. Theo tin của CIA và của ông Derwinski thì “Đức Hồng Y Krol rất ăn ý với TT Reagan và là nguồn cung cấp các ý kiến cố vấn”. Theo ông Derwinski. "Đức Hồng Y luôn luôn là người mà ông Casey và ông Clark chạy tới để vấn ý và được coi là người am hiểu tình hình”.
Vào năm 1985 chiến dịch chính quyền Ba Lan đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết đã hoàn toàn bị thất bại. Theo báo cáo của ông Adrian Karatnycky, người giúp nghiệp đoàn lao động AFL-CIO trợ giúp cho Công Đoàn Đoàn Kết, thì có hơn 400 tạp chí bí mật được lưu hành ở Ba Lan, một vài tạp chí có số lưu hành đến 30,000 số. Sách báo được in hàng ngàn ấn bản, thách thức lại quyền lực của chính quyền cộng sản. Những sách có nội dung hài hước châm biếm cũng được xuất bản cho thiếu nhi, nhái lại những chuyện cổ tích hay thần thoại Ba Lan ví dụ Thủ Tướng Jaruzelski được vẽ thành tên côn đồ qủy sứ, cộng sản là con rồng đỏ hung ác, còn ông Lech Walesa được mô tả là một dũng sĩ anh hùng. Trong các hầm ở nhà thờ hay tư gia, hàng triệu người xem các băng video tài liệu bằng máy móc và phim được đưa lậu vào Ba lan.
Với những máy móc truyền thanh do CIA và nghiệp đoàn AFL-CIO cung cấp, Công Đoàn Đoàn Kết đã có thể thường xuyên cắt ngang được chương trình phát thanh của chính phủ và chen vào những lời như: “Hoan Hô Công Đoàn Đoàn Kết hay Hãy Chống Đối”.
Cũng được trang bị với máy phát sóng truyền hình, qua tần số của Giáo Hội Ba Lan, Công Đoàn Đoàn Kết đã có thể cắt ngang chương trình truyền hình của chính phủ, cả về âm thanh lẫn hình ảnh và thay vào đó công đoàn kêu gọi đình công hay biểu tình. Một giới chức của Vatican kể lại: “Có một lần thật không thể tưởng tượng được, là vào lúc nghỉ giải lao giữa hai hiệp của trận đá banh tranh giải vô địch toàn quốc, tiếng còi vừa được thổi lên chấm dứt nửa hiệp thì màn ảnh truyền hình hiện ngay lên một tấm biểu ngữ với chữ “CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT MUÔN NĂM” và cuốn băng phát ra âm thanh kêu gọi dân chúng đứng lên chống lại chính phủ. Thật là họ khôn khéo, nếu cảnh đó xảy ra trong lúc đang đá banh thì có lẽ làm mất lòng dân” Và ông Brzezinski đã tóm tắt như sau: “Đây là lần đầu tiên chuyện đàn áp của công an cộng sản đã bị thất bại”.
Một Đức Hồng Y phụ tá thân cận nhất của Đức Giáo Hoàng đã phát biểu: “Không ai ngờ được sự sụp đổ của chủ thuyết cộng sản lại có thể xẩy ra nhanh và đúng thời biểu như vậy. Nhưng, ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, cả Đức Thánh Cha lẫn Tổng Thống đều tự nguyện và đưa cơ chế của giáo hội và quốc gia Hoa Kỳ ra để đạt được mục tiêu như thế. Và kể từ ngày đó, mục tiêu là phải xảy ra như vậy ở Ba Lan.”
Thế rồi chính quyền Sô Viết và cộng sản Ba Lan, cứ hết bước này đến bước khác đành chịu nhượng bộ trước áp lực luân lý, kinh tế và chính trị do Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống áp đặt . Các nhà tù trở nên trống rỗng, phiên tòa xử ông Walesa về tội vu khống giới chức chính quyền nhà nước bị huỷ bỏ, Đảng Cộng Sản Ba Lan dần dần tan vỡ, kinh tế quốc gia sụp đổ, trong đám mây mù của các cuộc đình công biểu tình và trừng phạt. Vào ngày 19 tháng 2 năm 1987, sau khi Warsaw cam kết mở cuộc đối thoại với giáo hội, Tổng Thống Reagan bãi bỏ lệnh trừng phạt. Bốn tháng sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được hàng triệu đồng bào hoan hô nghênh đón khi ngài du hành khắp Ba Lan đòi hỏi nhân quyền và ca ngợi Công Đoàn Đoàn Kết. Đến tháng 7 năm 1988, Tổng Bí Thư Gorbachev viếng thăm Warsaw. Ông đưa ra tín hiệu cho biết Moscow thừa nhận chính quyền Ba Lan không thể cai trị được, nếu không có sự hợp tác của Công Đoàn Đoàn Kết. Vào ngày 5 tháng Tư năm 1989 hai bên (Cộng sản và Giáo Hội Công Giáo Ba Lan) ký thỏa ước hợp thức hóa Công Đoàn Đoàn Kết, và vào tháng 6 mở cuộc tuyển cử dân biểu vào quốc hội. Tháng 12 năm 1990, tức chín năm, sau khi bị bắt và công đoàn bị cấm hoạt động, ông Lech Walesa đã trở thành Tổng Thống Ba Lan.
Nguyễn Long Thao dịch