Nếu có ai đến thăm một giáo phận khá nhiều lần thì có còn những cảm xúc “khám phá” của người từ nơi xa đến không? Thưa có! Cứ mỗi lần về thăm quê, tôi lại được thăm giáo phận Long Xuyên, ngược lại, mỗi khi được dự lễ lạc ở Long Xuyên, tôi lại ghé về thăm quê, tiếp tục hiểu thêm về những người dân quê Kiên Giang.
Xem hình ảnh
Đường về quê
Tôi và người thân lên xe lúc 0 giờ 00, bỏ lại Sài Gòn hai lời mời khả dĩ có thể lấy tin cho mạng truyền thông quốc tế, thấy tiêng tiếc! Đường về miền tây ban đêm xe thưa thớt. Nếu tài xế gật đầu một cái vì buồn ngủ là chúng tôi có thể “về với Chúa” hoặc nằm trong bệnh viện. Tôi ngẫm nghĩ, trên đường về Quê Trời, nếu người ta không “tỉnh thức” thì hỏng cả một hành trình; ai có chức quyền thì trách nhiệm càng nhiều, nếu có lạc lối (như anh tài xế kia) thì kéo theo nhiều người khác, đó là bi kịch của liên đới cộng đồng! Tài xế cho xe ghé vào một trạm để tạm nghỉ, ăn uống. Muỗi ùa vào cửa xe. Bầu khí khó thở hơn vì pha trộn mùi của thức ăn, xăng dầu, bánh trái…tôi không hài lòng về trạm dừng chân này, nhưng một người nói: “Tài xế cho mình dừng ở đâu thì mình phải chịu vậy!” Nếu hành trình về quê Trời, mà sự lựa chọn phải tùy thuộc vào người khác, nhất là gặp những người có liên đới đến cuộc đời mình mà thiển cận, nông cạn thì có khi là một nỗi bất hạnh.
Một số người đang nấu nướng, có khoảng gần chục cô gái đang ngồi quanh đống lá chuối để gói nem. Thì ra khi mọi người đang ngon giấc, vẫn có những bạn trẻ thức đêm làm việc mưu sinh. Một vị ở trên xe tiếc rẻ: “Những bạn trẻ này nếu ở nước ngoài sẽ làm việc trong các hãng, xưởng. Nếu kinh tế không suy thoái, thế giới sẽ giàu có nhờ những bàn tay của người trẻ như thế này”. Tôi thấy thú vị khi nghe những nhận định như vậy.
Một niềm vui tại nhà thờ Chánh Tòa
Đã nhiều lần tôi được tham dự thánh lễ ở nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên, mỗi lần lý do của buổi lễ khác nhau nên cảm xúc trong tôi cũng thay đổi. Giáo phận đang vui mừng tạ ơn vì đã hình thành một trụ sở mới ở Sài Gòn. Lời giảng của Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu làm suy tư của tôi đi ngược dòng thời gian của năm, mười năm trước:
“..như một tâm tình đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận…với ba ý nghĩa:
- Với việc xây dựng trụ sở Long Xuyên, giáo phận hy vọng tiếp tục làm trổ sinh hoa trái từ những cuộc qui tụ.
- Khi xây dựng trụ sở, giáo phận mong muốn sẽ có cơ hội THI HÀNH VAI TRÒ LÀM MẸ VÀ LÀTHẦY ĐỂ HUẤN LUYỆN ĐỨC TIN.
- Khi xây dựng trụ sở, giáo phận muốn đi ra ngoài ranh giới của giáo phận để hướng về cuộc qui tụ lớn hơn của Mầu Nhiệm Nước Thiên Chúa….”
Tôi rất thích ba ý nghĩa trên. Trước đây, thỉnh thoảng tôi có đến trụ sở Long Xuyên vì những mối quan hệ “thiêng liêng”. Cũng như một số giáo phận khác có trụ sở riêng, đây là những căn nhà do Đức cha Micae mua để tiện công việc của giáo phận tại Sài Gòn. Tầm nhìn của Đức Cha Micae rất “có chiến lược”. Nhưng rồi sau năm 1975, Nhà Nước mượn một nửa; rồi mới đây trả lại phần một nửa đã mượn đó, nên Tòa Giám mục có kế hoạch hình thành một tòa nhà lớn này. Một trong những người “có công” trong việc được nhận lại phần cơ sở cho mượn là Sơ Th.- người quản lý tại đây trong nhiều năm. Sơ từng tâm sự với tôi rằng, Sơ đã nộp đơn đi nhiều nơi, ra tận Hà Nội, vất vả, gian truân, nhiêu khê lắm mới được chấp thuận. Năm nay, trụ sở này “hoành tráng” thì Sơ cũng về hưu rồi. Tôi và Sơ ngồi nói chuyện với nhau mà “ngậm ngùi” một thuở đã qua, giá mà mọi việc nhanh hơn, sớm hơn! Lỗi tại ai vậy nhỉ?
Trong một số bài viết của tôi, trên báo mạng cũng như báo in, thường bộc lộ một chút ước mong, trong Giáo Hội việc đào tạo con người được chú ý hơn là việc xây cất, nhưng nếu việc xây cất đáp ứng nhu cầu đào tạo nào đó, thì tốt lắm thôi! Sở dĩ tôi cứ thao thức là vì một số nơi ở Sài Gòn, sau khi xây cất, thiếu nhi chẳng có chỗ sinh hoạt ngoài trời, người già bước vào sân nhà thờ chẳng có chỗ mà “nâng tâm hồn lên cùng Chúa!”.
Sau thánh lễ, Đức Cha có biệt danh “giám mục nông dân” từ nhà thờ đi ra có vẫy tay nhìn tôi, tôi xúc động cúi chào mà quên rằng, chụp hình Đức Cha lúc vẫy tay là đẹp nhất, tôi lại tiêng tiếc! Tôi cười và cúi chào nhiều linh mục quen. Một cha làm việc ở Tòa Giám mục nói: “Nhiều cha thích đọc bài của chị trên mạng Truyền Thông Công Giáo lắm đấy!” Tôi cười vui: “Xin đa tạ quí độc giả linh mục! Khi nào cha được đội mũ dài, chống gậy có đầu cong thì con lại xuống đây chụp hình chớp chớp!” Đối với tôi, những gặp gỡ như thế là vui.
Tiệc buổi trưa tại Đại Chủng viện có món gà quay ăn với bánh bò ngọt làm tôi thấy ngồ ngộ. Mỗi bàn có chai rượu màu nâu là rượu Sim mua từ Phú Quốc, nhấp miệng thấy ngon ngon. Tiệc có những giáo dân nông dân tham dự thì phải có tí rượu là đúng thôi! Tàn tiệc, tôi vào thăm Đức Cha GB. Bùi Tuần như bổn phận của người con. Tôi nói: “Đức Cha có vẻ khỏe hơn lúc trước, viết ngày càng hay, thật tuyệt vời ạ! Con mà viết liền hai bài là thấy mệt quá trời!” Đức Cha trả lời rất tâm lý: “Cha không phải lo toan gì, còn con phải làm nhiều việc bên ngoài nên thấy mệt đó thôi!”.
Người dân quê Kiên Giang
Đường từ thành phố Long Xuyên về Kênh 1, tuy xa nhưng cũng phấn khởi. Con đường đang làm khá rộng, hứa hẹn điều tốt lành cho việc đi lại. Quãng đường dài gần 50 cây số làm tôi hiểu thêm về người dân sống giáp ranh giữa tỉnh An Giang và Kiên Giang.
Những bao lúa phơi dọc con đường trông đẹp mắt. Người dân quê đang vui vì năm nay lúa trúng mùa, lại “trúng giá”. Thảo nào, sống mấy ngày ở vùng này, tôi thấy ai cũng phấn khởi khoe số tấn lúa mà ruộng mình đạt được. Nhà máy xay lúa chất đầy các bao màu vàng môn, ghe mua lúa đi lại trên sông rộn ràng. Quí vị tưởng rằng điều tôi nói là bình thường lắm sao? Không đâu, tin tức quốc tế cho biết, nhiều nơi tai ương làm cho khốn khó, chiến tranh làm cho chết chóc; dân chúng vẫn vui với ngày mùa như thế này là thanh bình, hạnh phúc lắm đấy! Còn “hòa bình” có trong lòng mỗi người hay không thì tôi không dám bàn đến! Cơn bão vật giá do xăng dầu tăng lên rồi sẽ tràn vào đồng quê này, nhưng thôi, cứ vui và tạ ơn vì trúng mùa trước đã.
Dọc con đường nhỏ, tôi rất thích thú khi ghé vào nơi người ta đan cần xế, tức là những cái sọt có quai để đựng trái cây, cá biển…Người ta đi dọc theo con kênh, mua những cây trúc dài, xanh mướt, mang về rọc ra từng bó, đan thành sọt, lấy dây thép bọc vành cho khỏi sút ra, làm quai, chồng lên từng hai chục cái, rồi mang lên ghe, đò chở ra Rạch Giá bỏ mối. Làm từ lúc mua trúc, cho đến thành phẩm, trung bình mỗi người kiếm được từ 4 đến 6 Usd một ngày. So với mức chi tiêu ở vùng quê Việt Nam thì cũng sống được.
Về đến nhà được một chút, tôi lại được hai bà mời đi thăm nhà nghèo. Chuyến đi xa của tôi bao giờ cũng dính dáng chút ít đến những kẻ khốn cùng, có lẽ đó là một ơn gọi. Một túp nhà nhỏ xiêu vẹo sâu trong ruộng làm tôi phải xuống ghe, rồi lên bờ, gian khổ như mấy lần trước. Ở vùng này, không có ruộng thì đi làm mướn, không làm mướn được thì đi mót lúa, có thế thôi!
Cũng không thiếu những người đã giàu lên khi tôi vào thăm một lò ấp gà vịt. Nghề này vất vả nhưng có tiền khi chuyên cung cấp gà vịt giống cho những người chăn nuôi có tính gia đình. Dù ở quê, nếu biết khai thác thì người ta vẫn có thể sống trong sung túc. Đúng là tình Chúa bao la!
Thăm một giáo xứ ở kênh 5
Khi xuống vùng Cái Sắn, Tân Hiệp, tôi tạm trú ở kênh 1 B, cách nhà thờ có 10 mét. Quí cha và quí thân hữu mời tôi đến thăm nhà thờ kênh Zérô, kênh 5, nhà mồ côi ở kênh 7, tham quan núi Ba Thê, nhà thờ ở núi Tượng, nhưng tôi chỉ còn sức thăm giáo xứ Thức Hóa ở kênh 5 mà thôi!
Nhiều bà con trong kênh kháo nhau rằng kênh 5 là “kênh nhà giàu” vì có nhiều người thân ở nước ngoài. Tôi cũng thấy kênh 5 giàu khi hai bên bờ kênh xi-măng lát rộng sát mé sông, sạch sẽ, nhiều nhà khang trang trong khi ở kênh khác đường xi-măng chỉ rộng hai mét, nhiều nhà gạch vách tôn. Tôi đến đây vì linh mục chánh xứ mới đổi về chính là cha Hạnh, lần trước đã đi cùng tôi đến thăm gia đình bất hạnh (có anh thanh niên bị tâm thần, người em bị mù và người anh mới qua đời). Sau lần thăm viếng đó, nhóm Bông Hồng Xanh và hai ba giáo dân ở đây góp được vài triệu, còn bao nhiêu là tiền của cha ủng hộ, rồi căn nhà chứa nhiều chuyện đau buồn đó đã được sửa sang sạch sẽ.
Thật lạ mắt khi cha vẽ bản đồ rồi giải thích rõ ràng: gọi là kênh vì ruộng chạy dọc theo con kênh người ta sống trên hai bên bờ rồi làm ruộng ở đó. Có con sông ngang, gọi là sông Đòn Dông, làm cho người ta chia kênh ra làm hai đoạn: từ quốc lộ 80 đi vào gọi là phần A, đi qua sông ngang gọi là phần B (Kênh 1A, kênh 1B), nếu kênh có tên là chữ thì là kênh D1, qua sông ngang là D2. Còn dọc hai bờ sông Đòn Dông là những dân nhà nghèo không có ruộng, gọi là dãy nhà “kinh tế”, tức là kinh tế mới.
Giáo xứ kênh 5 gồm những gia đình có gốc ở Thức Hóa, thuộc tỉnh Nam Định miền Bắc, giàu vì có truyền thống nấu rượu. Rượu kênh 5 là đặc sản đã thành thương hiệu “Rượu nếp kênh 5” nổi tiếng. Rượu nếp này được đưa ra Phú Quốc ngâm với quả Sim, thành rượu Sim Phú Quốc. Hiện nay, trong giáo xứ còn khoảng 20 lò sản xuất rượu theo truyền thống gia truyền. Tôi nhấp thử thấy rượu nếp ngon, thơm tự nhiên. Quí cha vùng Cái Sắn này nói riêng, ở giáo phận Long Xuyên nói chung, đều không lạ lẫm gì khi giáo dân mời cha vài ly cho “ấm bụng”!
Ban đầu chỉ có khoảng 40 gia đình, trên diện tích 30 m x 1.000 m, sau thành giáo xứ với 750 giáo dân trên diện tích 2 km vuông. Khuôn viên nhà thờ rộng lý tưởng với 60.000 mét vuông. Cha xứ cũ làm một công viên vui chơi phía sau nhà thờ, nay theo thời gian đã xuống cấp, còn cha xứ mới đang chỉnh trang nhà thờ nên chưa nghĩ đến làm mới lại công viên. Chả bù cho những thành phố, chen chen chúc chúc đến khổ!
Cầu chúc giáo xứ ở kênh 5 nếu có giầu hơn thì giầu cả nhân đức lẫn tình thương.
Một lời chào
Tạm biệt Long Xuyên, tạm biệt Kiên Giang nơi có người giáo dân chăm chỉ với ruộng đồng, vui buồn với hạt lúa. Hẹn gặp lại những dòng sông mang theo sức sống của nước chảy vào miền đất của một giáo phận.
Xem hình ảnh
Đường về quê
Tôi và người thân lên xe lúc 0 giờ 00, bỏ lại Sài Gòn hai lời mời khả dĩ có thể lấy tin cho mạng truyền thông quốc tế, thấy tiêng tiếc! Đường về miền tây ban đêm xe thưa thớt. Nếu tài xế gật đầu một cái vì buồn ngủ là chúng tôi có thể “về với Chúa” hoặc nằm trong bệnh viện. Tôi ngẫm nghĩ, trên đường về Quê Trời, nếu người ta không “tỉnh thức” thì hỏng cả một hành trình; ai có chức quyền thì trách nhiệm càng nhiều, nếu có lạc lối (như anh tài xế kia) thì kéo theo nhiều người khác, đó là bi kịch của liên đới cộng đồng! Tài xế cho xe ghé vào một trạm để tạm nghỉ, ăn uống. Muỗi ùa vào cửa xe. Bầu khí khó thở hơn vì pha trộn mùi của thức ăn, xăng dầu, bánh trái…tôi không hài lòng về trạm dừng chân này, nhưng một người nói: “Tài xế cho mình dừng ở đâu thì mình phải chịu vậy!” Nếu hành trình về quê Trời, mà sự lựa chọn phải tùy thuộc vào người khác, nhất là gặp những người có liên đới đến cuộc đời mình mà thiển cận, nông cạn thì có khi là một nỗi bất hạnh.
Một số người đang nấu nướng, có khoảng gần chục cô gái đang ngồi quanh đống lá chuối để gói nem. Thì ra khi mọi người đang ngon giấc, vẫn có những bạn trẻ thức đêm làm việc mưu sinh. Một vị ở trên xe tiếc rẻ: “Những bạn trẻ này nếu ở nước ngoài sẽ làm việc trong các hãng, xưởng. Nếu kinh tế không suy thoái, thế giới sẽ giàu có nhờ những bàn tay của người trẻ như thế này”. Tôi thấy thú vị khi nghe những nhận định như vậy.
Một niềm vui tại nhà thờ Chánh Tòa
Đã nhiều lần tôi được tham dự thánh lễ ở nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên, mỗi lần lý do của buổi lễ khác nhau nên cảm xúc trong tôi cũng thay đổi. Giáo phận đang vui mừng tạ ơn vì đã hình thành một trụ sở mới ở Sài Gòn. Lời giảng của Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu làm suy tư của tôi đi ngược dòng thời gian của năm, mười năm trước:
“..như một tâm tình đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận…với ba ý nghĩa:
- Với việc xây dựng trụ sở Long Xuyên, giáo phận hy vọng tiếp tục làm trổ sinh hoa trái từ những cuộc qui tụ.
- Khi xây dựng trụ sở, giáo phận mong muốn sẽ có cơ hội THI HÀNH VAI TRÒ LÀM MẸ VÀ LÀTHẦY ĐỂ HUẤN LUYỆN ĐỨC TIN.
- Khi xây dựng trụ sở, giáo phận muốn đi ra ngoài ranh giới của giáo phận để hướng về cuộc qui tụ lớn hơn của Mầu Nhiệm Nước Thiên Chúa….”
Tôi rất thích ba ý nghĩa trên. Trước đây, thỉnh thoảng tôi có đến trụ sở Long Xuyên vì những mối quan hệ “thiêng liêng”. Cũng như một số giáo phận khác có trụ sở riêng, đây là những căn nhà do Đức cha Micae mua để tiện công việc của giáo phận tại Sài Gòn. Tầm nhìn của Đức Cha Micae rất “có chiến lược”. Nhưng rồi sau năm 1975, Nhà Nước mượn một nửa; rồi mới đây trả lại phần một nửa đã mượn đó, nên Tòa Giám mục có kế hoạch hình thành một tòa nhà lớn này. Một trong những người “có công” trong việc được nhận lại phần cơ sở cho mượn là Sơ Th.- người quản lý tại đây trong nhiều năm. Sơ từng tâm sự với tôi rằng, Sơ đã nộp đơn đi nhiều nơi, ra tận Hà Nội, vất vả, gian truân, nhiêu khê lắm mới được chấp thuận. Năm nay, trụ sở này “hoành tráng” thì Sơ cũng về hưu rồi. Tôi và Sơ ngồi nói chuyện với nhau mà “ngậm ngùi” một thuở đã qua, giá mà mọi việc nhanh hơn, sớm hơn! Lỗi tại ai vậy nhỉ?
Trong một số bài viết của tôi, trên báo mạng cũng như báo in, thường bộc lộ một chút ước mong, trong Giáo Hội việc đào tạo con người được chú ý hơn là việc xây cất, nhưng nếu việc xây cất đáp ứng nhu cầu đào tạo nào đó, thì tốt lắm thôi! Sở dĩ tôi cứ thao thức là vì một số nơi ở Sài Gòn, sau khi xây cất, thiếu nhi chẳng có chỗ sinh hoạt ngoài trời, người già bước vào sân nhà thờ chẳng có chỗ mà “nâng tâm hồn lên cùng Chúa!”.
Sau thánh lễ, Đức Cha có biệt danh “giám mục nông dân” từ nhà thờ đi ra có vẫy tay nhìn tôi, tôi xúc động cúi chào mà quên rằng, chụp hình Đức Cha lúc vẫy tay là đẹp nhất, tôi lại tiêng tiếc! Tôi cười và cúi chào nhiều linh mục quen. Một cha làm việc ở Tòa Giám mục nói: “Nhiều cha thích đọc bài của chị trên mạng Truyền Thông Công Giáo lắm đấy!” Tôi cười vui: “Xin đa tạ quí độc giả linh mục! Khi nào cha được đội mũ dài, chống gậy có đầu cong thì con lại xuống đây chụp hình chớp chớp!” Đối với tôi, những gặp gỡ như thế là vui.
Tiệc buổi trưa tại Đại Chủng viện có món gà quay ăn với bánh bò ngọt làm tôi thấy ngồ ngộ. Mỗi bàn có chai rượu màu nâu là rượu Sim mua từ Phú Quốc, nhấp miệng thấy ngon ngon. Tiệc có những giáo dân nông dân tham dự thì phải có tí rượu là đúng thôi! Tàn tiệc, tôi vào thăm Đức Cha GB. Bùi Tuần như bổn phận của người con. Tôi nói: “Đức Cha có vẻ khỏe hơn lúc trước, viết ngày càng hay, thật tuyệt vời ạ! Con mà viết liền hai bài là thấy mệt quá trời!” Đức Cha trả lời rất tâm lý: “Cha không phải lo toan gì, còn con phải làm nhiều việc bên ngoài nên thấy mệt đó thôi!”.
Người dân quê Kiên Giang
Đường từ thành phố Long Xuyên về Kênh 1, tuy xa nhưng cũng phấn khởi. Con đường đang làm khá rộng, hứa hẹn điều tốt lành cho việc đi lại. Quãng đường dài gần 50 cây số làm tôi hiểu thêm về người dân sống giáp ranh giữa tỉnh An Giang và Kiên Giang.
Những bao lúa phơi dọc con đường trông đẹp mắt. Người dân quê đang vui vì năm nay lúa trúng mùa, lại “trúng giá”. Thảo nào, sống mấy ngày ở vùng này, tôi thấy ai cũng phấn khởi khoe số tấn lúa mà ruộng mình đạt được. Nhà máy xay lúa chất đầy các bao màu vàng môn, ghe mua lúa đi lại trên sông rộn ràng. Quí vị tưởng rằng điều tôi nói là bình thường lắm sao? Không đâu, tin tức quốc tế cho biết, nhiều nơi tai ương làm cho khốn khó, chiến tranh làm cho chết chóc; dân chúng vẫn vui với ngày mùa như thế này là thanh bình, hạnh phúc lắm đấy! Còn “hòa bình” có trong lòng mỗi người hay không thì tôi không dám bàn đến! Cơn bão vật giá do xăng dầu tăng lên rồi sẽ tràn vào đồng quê này, nhưng thôi, cứ vui và tạ ơn vì trúng mùa trước đã.
Dọc con đường nhỏ, tôi rất thích thú khi ghé vào nơi người ta đan cần xế, tức là những cái sọt có quai để đựng trái cây, cá biển…Người ta đi dọc theo con kênh, mua những cây trúc dài, xanh mướt, mang về rọc ra từng bó, đan thành sọt, lấy dây thép bọc vành cho khỏi sút ra, làm quai, chồng lên từng hai chục cái, rồi mang lên ghe, đò chở ra Rạch Giá bỏ mối. Làm từ lúc mua trúc, cho đến thành phẩm, trung bình mỗi người kiếm được từ 4 đến 6 Usd một ngày. So với mức chi tiêu ở vùng quê Việt Nam thì cũng sống được.
Về đến nhà được một chút, tôi lại được hai bà mời đi thăm nhà nghèo. Chuyến đi xa của tôi bao giờ cũng dính dáng chút ít đến những kẻ khốn cùng, có lẽ đó là một ơn gọi. Một túp nhà nhỏ xiêu vẹo sâu trong ruộng làm tôi phải xuống ghe, rồi lên bờ, gian khổ như mấy lần trước. Ở vùng này, không có ruộng thì đi làm mướn, không làm mướn được thì đi mót lúa, có thế thôi!
Cũng không thiếu những người đã giàu lên khi tôi vào thăm một lò ấp gà vịt. Nghề này vất vả nhưng có tiền khi chuyên cung cấp gà vịt giống cho những người chăn nuôi có tính gia đình. Dù ở quê, nếu biết khai thác thì người ta vẫn có thể sống trong sung túc. Đúng là tình Chúa bao la!
Thăm một giáo xứ ở kênh 5
Khi xuống vùng Cái Sắn, Tân Hiệp, tôi tạm trú ở kênh 1 B, cách nhà thờ có 10 mét. Quí cha và quí thân hữu mời tôi đến thăm nhà thờ kênh Zérô, kênh 5, nhà mồ côi ở kênh 7, tham quan núi Ba Thê, nhà thờ ở núi Tượng, nhưng tôi chỉ còn sức thăm giáo xứ Thức Hóa ở kênh 5 mà thôi!
Nhiều bà con trong kênh kháo nhau rằng kênh 5 là “kênh nhà giàu” vì có nhiều người thân ở nước ngoài. Tôi cũng thấy kênh 5 giàu khi hai bên bờ kênh xi-măng lát rộng sát mé sông, sạch sẽ, nhiều nhà khang trang trong khi ở kênh khác đường xi-măng chỉ rộng hai mét, nhiều nhà gạch vách tôn. Tôi đến đây vì linh mục chánh xứ mới đổi về chính là cha Hạnh, lần trước đã đi cùng tôi đến thăm gia đình bất hạnh (có anh thanh niên bị tâm thần, người em bị mù và người anh mới qua đời). Sau lần thăm viếng đó, nhóm Bông Hồng Xanh và hai ba giáo dân ở đây góp được vài triệu, còn bao nhiêu là tiền của cha ủng hộ, rồi căn nhà chứa nhiều chuyện đau buồn đó đã được sửa sang sạch sẽ.
Thật lạ mắt khi cha vẽ bản đồ rồi giải thích rõ ràng: gọi là kênh vì ruộng chạy dọc theo con kênh người ta sống trên hai bên bờ rồi làm ruộng ở đó. Có con sông ngang, gọi là sông Đòn Dông, làm cho người ta chia kênh ra làm hai đoạn: từ quốc lộ 80 đi vào gọi là phần A, đi qua sông ngang gọi là phần B (Kênh 1A, kênh 1B), nếu kênh có tên là chữ thì là kênh D1, qua sông ngang là D2. Còn dọc hai bờ sông Đòn Dông là những dân nhà nghèo không có ruộng, gọi là dãy nhà “kinh tế”, tức là kinh tế mới.
Giáo xứ kênh 5 gồm những gia đình có gốc ở Thức Hóa, thuộc tỉnh Nam Định miền Bắc, giàu vì có truyền thống nấu rượu. Rượu kênh 5 là đặc sản đã thành thương hiệu “Rượu nếp kênh 5” nổi tiếng. Rượu nếp này được đưa ra Phú Quốc ngâm với quả Sim, thành rượu Sim Phú Quốc. Hiện nay, trong giáo xứ còn khoảng 20 lò sản xuất rượu theo truyền thống gia truyền. Tôi nhấp thử thấy rượu nếp ngon, thơm tự nhiên. Quí cha vùng Cái Sắn này nói riêng, ở giáo phận Long Xuyên nói chung, đều không lạ lẫm gì khi giáo dân mời cha vài ly cho “ấm bụng”!
Ban đầu chỉ có khoảng 40 gia đình, trên diện tích 30 m x 1.000 m, sau thành giáo xứ với 750 giáo dân trên diện tích 2 km vuông. Khuôn viên nhà thờ rộng lý tưởng với 60.000 mét vuông. Cha xứ cũ làm một công viên vui chơi phía sau nhà thờ, nay theo thời gian đã xuống cấp, còn cha xứ mới đang chỉnh trang nhà thờ nên chưa nghĩ đến làm mới lại công viên. Chả bù cho những thành phố, chen chen chúc chúc đến khổ!
Cầu chúc giáo xứ ở kênh 5 nếu có giầu hơn thì giầu cả nhân đức lẫn tình thương.
Một lời chào
Tạm biệt Long Xuyên, tạm biệt Kiên Giang nơi có người giáo dân chăm chỉ với ruộng đồng, vui buồn với hạt lúa. Hẹn gặp lại những dòng sông mang theo sức sống của nước chảy vào miền đất của một giáo phận.