WASHINGTON - Ông Raymond Burghardt, Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hiện đang có mặt ở Washington D.C. Hôm qua, ông đã dành cho Ban VIệt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn nói về quan hệ giữa hai quốc gia. Sau đây là cuộc phỏng vấn Ðại sứ Raymond Burghardt do Nguyễn Khanh thực hiện...
Hỏi: Ông đánh giá thế nào về quan hệ giữa hai nước?
Ðáp: Mối quan hệ giữa gia nước vẫn còn mới, ngày nào tôi cũng tự nhắc nhở mình điều đó. Quan hệ giữa 2 nước mới thành hình được khoảng chừng 7 hay 8 năm, tôi là vị đại sứ thứ nhì của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chúng ta có quan hệ toàn diện với Việt Nam, mối quan hệ đang cải tiến tốt, nhưng vẫn còn quá mới, ý tôi muốn nói ở nhiều mặt như quan hệ về quân sự, hợp tác về pháp lý vẫn ở giai đoạn căn bản, và chúng tôi hy vọng mối quan hệ sẽ tiến triển tốt đẹp hơn.
Hỏi: Có tiến triển nào đáng chú ý đến trong tiến trình thực hiện bản hiệp ước thương mại song phương hay không?
Ðáp: Bản hiệp ước thương mại là một trong những lãnh vực tiến triển tốt, nhất là về phương diện mậu dịch, trao đổi hàng hóa, tôi có thể nói là đang phát triển rất tốt. Chúng tôi có trình bày với chính quyền Việt Nam những điểm ở các lãnh vực mà họ có thể làm tốt hơn và những điểm mà chúng tôi thấy vẫn chưa có tiến bộ. Tôi thấy vấn đề quan trọng tùy thuộc vào họ, nếu mọi chuyện tiến triển tốt, họ sẽ thu hút thêm đầu tư, nếu không tiến triển tốt sẽ gây trở ngại cho nền kinh tế của Việt Nam. Những điểm chúng tôi muốn thấy cải thiện như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đây là lãnh vực vẫn còn yếu kém. Chúng tôi muốn thấy điều thường gọi là vấn đề minh bạch trong việc thi hành luật pháp, luật lệ, họ cần phải phổ biến cho mọi người biết. Về điểm này, có một số tiến bộ nhưng phía Việt Nam vẫn phải làm cho tốt hơn nữa.
Hỏi: Về nhân quyền, chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam như thế nào?
Ðáp: Tôi đã trình bày nhiều lần, kể cả trong bài phát biểu của tôi nhân Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam mới được tổ chức ngay ở thủ đô Washington rằng nhân quyền là mối quan tâm căn bản của người dân Mỹ và nếu không có tiến bộ về nhân quyền, nếu vẫn cố chấp về vấn đề nhân quyền, điều này sẽ gây cản trở cho quan hệ giữa hai nước, khiến cho mối quan hệ bị khựng lại. Cần phải cho dân chúng Hoa Kỳ tin tưởng là chúng ta đang liên hệ với một quốc gia biết tôn trọng nhân quyền, vì thế, chúng tôi thường đặt vấn đề này với các giới chức cao cấp của Việt Nam. Mới hồi tuần trước chính cá nhân tôi cũng trực tiếp đặt vấn đề này với Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi và Phó Thủ Tướng Dũng thảo luận với nhau trong vòng 2 tiếng đồng hồ, thì khoảng 1 tiếng được dành để nói về chuyện nhân quyền. Tôi nhớ ông Dũng là nhân vật đứng hàng thứ 5 trong Bộ Chính Trị, và như vậy ông thấy là chúng tôi đặt vấn đề này với những người ở tầng lớp cao cấp trong giới lãnh đạo của Việt Nam và chúng tôi không ngần ngại dành rất nhiều thì giờ để nói về vấn đề nhân quyền.
Hỏi: Ngoài nhân quyền, ông có thể cho biết ông đã thảo luận những vấn đề gì với ông Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc thảo luận kéo dài tới 2 tiếng đồng hồ như ông vừa nói?
Ðáp: Chúng tôi đã thảo luận với nhau về nhiều vấn đề. Quy luật ngoại giao không cho phép tôi công bố tất cả những gì mà tôi và ông Dũng đã bàn thảo với nhau, đó là quy luật đã được áp dụng từ lúc nền văn minh của nhân loại mới xuất hiện và mãi mãi là quy luật đúng mà mọi người phải tuân theo. Ông Dũng và tôi đã bàn thảo với nhau về vấn đề kinh tế, mậu dịch, ông Dũng có nêu với tôi một số chuyện mà Việt Nam vẫn thường đặt ra, chẳng hạn như chuyện cá basa, ông Dũng cũng nói đến bản thỏa ước về hàng may dệt, ông ta nói là ông ta rất vui khi thấy hai bên đạt được bản thỏa ước này, ông ta biết bản thỏa ước là kết quả của một tiến trình thương thuyết đầy khó khăn và ông ta hài lòng với vai trò của cả hai tòa đại sứ cũng cá nhân mỗi người chúng tôi trong việc giúp đạt được bản thỏa ước vừa nói. Chúng tôi cũng thảo luận với nhau về Quỹ Giáo Dục Việt Nam, ông Dũng cho tôi biết là ông rất mừng vì Quỹ đã bắt đầu hoạt động, đã cấp 22 hay 23 học bổng đầu tiên. Ðó là một số điều chúng tôi đã thảo luận với nhau. Phó Thủ Tướng Dũng và tôi cũng nói với nhau về chương trình trao đổi giáo dục và tầm quan trọng của việc làm thế nào để chương trình này hoạt động tốt, hoạt động hữu hiệu. Tôi cũng đặt ra vấn đề là các trường đại học Việt Nam và những chính quyền địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam phải hợp tác để các chương trình vừa nói được thực hiện tốt đẹp hơn.
Hỏi: Ba tháng trước đây khi gặp ông cũng tại Washington, ông có nói đến quan hệ hợp tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chuyện này tiến triển tới đâu rồi?
Ðáp: Tôi không chắc là tôi đã dùng từ quan hệ hợp tác chiến lược. Là người đã nhiều năm làm việc ở Trung Quốc, tôi phải rất thận trọng khi dùng từ này. Tôi chỉ nói đến những khía cạnh chiến lược của mối quan hệ Mỹ-Việt. Việt Nam là một thành viên mới của tổ chức ASEAN và Hoa Kỳ mong muốn thấy ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh hơn, chúng tôi nghĩ ASEAN có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tạo dựng thế quân bình và ổn định cho vùng Ðông Nam Á. Do đó, chúng tôi hy vọng và chúng tôi có kế hoạch giúp ASEAN vững mạnh hơn và chúng tôi hy vọng Việt Nam giữ một vai trò trong chuyện này.
Hỏi: Hoa Kỳ sẽ tái phối trí các lực lượng đang đồn trú ở nước ngoài là một đề tài lớn đang được nói đến ở Washington, liên hệ đến Á Châu và với cả Việt Nam. Chuyện này như thế nào? Viễn ảnh ra sao?
Ðáp: Tôi có thể cho ông biết tôi mới nói chuyện với một vài người bạn làm việc ở Bộ Quốc Phòng về những bài báo mới loan tải liên quan đến điều mà ông vừa đặt ra. Những người bạn của tôi nói thẳng cho tôi biết nhiều điều được loan tải không đúng sự thật. Tôi lấy thí dụ là có những bài báo viết rằng tầu chiến của Hoa Kỳ sẽ đậu ở Việt Nam hay ở những hòn đảo ở ngoài khơi Việt Nam. Hoàn toàn không có chuyện đó, không có kế hoạch đó. Thẳng thắn mà nói, chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch đó và tôi cũng không nghĩ là chính phủ Việt Nam đồng ý với một kế hoạch như vậy. Vấn đề mà chúng tôi đã thảo luận với nhau và đang tiếp tục thảo luận với nhau là tàu chiến của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam, có thể ghé ở cảng Sài Gòn hoặc ghé cảng Hải Phòng. Chuyện này có thể xảy ra, nhưng hoàn toàn khác với những gì đã được báo chí phổ biến.
Hỏi: Lần trước khi nói chuyện với ông, ông cho hay Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam là Tướng Phạm Văn Trà có thể sẽ sang thăm Washington nội trong năm nay.
Ðáp: Ðúng, đó là chuyện có thể xảy ra. Chúng tôi vẫn đang thảo luận với nhau về việc này xem lúc nào là lúc thuận lợi nhất để Tướng Trà sang Washington. Tôi chưa có thời điểm chắc chắn để tiết lộ cho ông biết.
Hỏi: Bất kể quan hệ quân sự ở cấp nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ được Trung Quốc để ý tới thật kỹ lưỡng. Tôi biết là ông không muốn trình bầy quan điểm của Bắc Kinh, nhưng ông nghĩ thế nào về điểm này?
Ðáp: Tôi nghĩ rằng Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ có quan hệ rộng lớn toàn cầu cũng như ở Ðông Nam Á và Trung Quốc nên hiểu quan hệ này không có nghĩa là Hoa Kỳ đe dọa họ. Tôi nghĩ rằng nhiều quốc gia ở Á Châu coi sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực nhằm giúp tạo ổn định, giúp bảo vệ hòa bình, yên ổn cho khu vực như hiện giờ và họ mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hiện diện ở khu vực trong những ngày tới.
Hỏi: Cách đây mấy năm Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Wiiliam Cohen đã sang thăm Việt Nam, khi về lại Washington, Phụ Tá Tổng Trưởng Kurt Campbell có nói với chúng tôi là Trung Quốc không vui khi thấy Hoa Kỳ cải tiến quan hệ quân sự với Việt Nam. Ðồng thời ông Campbell cũng cho hay là hầu hết các nhân vật trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản và các tướng lãnh đều ủng hộ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Họ có nói như vậy với ông không?
Ðáp: Tôi xin lỗi, có phải ông Campbell muốn nói đến các nhân vật trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam?
Hỏi: Thưa ông đại sứ, vâng.
Ðáp: Ông Kurt Campbell là một người bạn cũ của tôi, tôi biết ông ta rất rõ, chúng tôi từng làm việc chặt chẽ với nhau khi tôi còn ở Ðài Loan. Vì thế, tôi biết chắc những gì ông Campbell nói với ông được dựa theo những ấn tượng đúng mà ông ta ghi nhận được vào lúc đó.
Hỏi: Còn bây giờ thì sao?
Ðáp: Tôi tôn trọng ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam, và tôi nghĩ nên để cho họ trình bầy quan điểm của họ. Tôi cũng nghĩ là cách tốt nhất là để cho mọi quốc gia tự lên tiếng bày tỏ quan điểm của họ.
Hỏi: Trở lại vấn đề nhân quyền. Ông đã đến Hà Nội làm việc được 18 tháng. Trong khoảng thời gian đó có nhiều sự kiện xảy ra liên quan đến nhân quyền, từ chuyện Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế bị bắt cho đến chuyện nhiều người Thượng bị kết án tù. Có phải là nhà cầm quyền Việt Nam muốn thử thách ông không? Hay là họ muốn thử thách chính sách của Hoa Kỳ?
Ðáp: Tôi cho rằng chúng ta sai lầm khi nghĩ là họ làm các chuyện đó để thử thách cá nhân tôi hay thử thách chính sách của nước Mỹ. Nếu nghĩ như vậy thì đó là lối suy nghĩ quá tập trung về mình khi phân tích vấn đề. Họ làm những điều đó vì họ muốn làm, vì lý do an ninh nội bộ của họ, chứ không phải vì muốn thử thách chúng ta.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Ðại sứ!
Hỏi: Ông đánh giá thế nào về quan hệ giữa hai nước?
Ðáp: Mối quan hệ giữa gia nước vẫn còn mới, ngày nào tôi cũng tự nhắc nhở mình điều đó. Quan hệ giữa 2 nước mới thành hình được khoảng chừng 7 hay 8 năm, tôi là vị đại sứ thứ nhì của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chúng ta có quan hệ toàn diện với Việt Nam, mối quan hệ đang cải tiến tốt, nhưng vẫn còn quá mới, ý tôi muốn nói ở nhiều mặt như quan hệ về quân sự, hợp tác về pháp lý vẫn ở giai đoạn căn bản, và chúng tôi hy vọng mối quan hệ sẽ tiến triển tốt đẹp hơn.
Hỏi: Có tiến triển nào đáng chú ý đến trong tiến trình thực hiện bản hiệp ước thương mại song phương hay không?
Ðáp: Bản hiệp ước thương mại là một trong những lãnh vực tiến triển tốt, nhất là về phương diện mậu dịch, trao đổi hàng hóa, tôi có thể nói là đang phát triển rất tốt. Chúng tôi có trình bày với chính quyền Việt Nam những điểm ở các lãnh vực mà họ có thể làm tốt hơn và những điểm mà chúng tôi thấy vẫn chưa có tiến bộ. Tôi thấy vấn đề quan trọng tùy thuộc vào họ, nếu mọi chuyện tiến triển tốt, họ sẽ thu hút thêm đầu tư, nếu không tiến triển tốt sẽ gây trở ngại cho nền kinh tế của Việt Nam. Những điểm chúng tôi muốn thấy cải thiện như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đây là lãnh vực vẫn còn yếu kém. Chúng tôi muốn thấy điều thường gọi là vấn đề minh bạch trong việc thi hành luật pháp, luật lệ, họ cần phải phổ biến cho mọi người biết. Về điểm này, có một số tiến bộ nhưng phía Việt Nam vẫn phải làm cho tốt hơn nữa.
Hỏi: Về nhân quyền, chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam như thế nào?
Ðáp: Tôi đã trình bày nhiều lần, kể cả trong bài phát biểu của tôi nhân Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam mới được tổ chức ngay ở thủ đô Washington rằng nhân quyền là mối quan tâm căn bản của người dân Mỹ và nếu không có tiến bộ về nhân quyền, nếu vẫn cố chấp về vấn đề nhân quyền, điều này sẽ gây cản trở cho quan hệ giữa hai nước, khiến cho mối quan hệ bị khựng lại. Cần phải cho dân chúng Hoa Kỳ tin tưởng là chúng ta đang liên hệ với một quốc gia biết tôn trọng nhân quyền, vì thế, chúng tôi thường đặt vấn đề này với các giới chức cao cấp của Việt Nam. Mới hồi tuần trước chính cá nhân tôi cũng trực tiếp đặt vấn đề này với Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi và Phó Thủ Tướng Dũng thảo luận với nhau trong vòng 2 tiếng đồng hồ, thì khoảng 1 tiếng được dành để nói về chuyện nhân quyền. Tôi nhớ ông Dũng là nhân vật đứng hàng thứ 5 trong Bộ Chính Trị, và như vậy ông thấy là chúng tôi đặt vấn đề này với những người ở tầng lớp cao cấp trong giới lãnh đạo của Việt Nam và chúng tôi không ngần ngại dành rất nhiều thì giờ để nói về vấn đề nhân quyền.
Hỏi: Ngoài nhân quyền, ông có thể cho biết ông đã thảo luận những vấn đề gì với ông Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc thảo luận kéo dài tới 2 tiếng đồng hồ như ông vừa nói?
Ðáp: Chúng tôi đã thảo luận với nhau về nhiều vấn đề. Quy luật ngoại giao không cho phép tôi công bố tất cả những gì mà tôi và ông Dũng đã bàn thảo với nhau, đó là quy luật đã được áp dụng từ lúc nền văn minh của nhân loại mới xuất hiện và mãi mãi là quy luật đúng mà mọi người phải tuân theo. Ông Dũng và tôi đã bàn thảo với nhau về vấn đề kinh tế, mậu dịch, ông Dũng có nêu với tôi một số chuyện mà Việt Nam vẫn thường đặt ra, chẳng hạn như chuyện cá basa, ông Dũng cũng nói đến bản thỏa ước về hàng may dệt, ông ta nói là ông ta rất vui khi thấy hai bên đạt được bản thỏa ước này, ông ta biết bản thỏa ước là kết quả của một tiến trình thương thuyết đầy khó khăn và ông ta hài lòng với vai trò của cả hai tòa đại sứ cũng cá nhân mỗi người chúng tôi trong việc giúp đạt được bản thỏa ước vừa nói. Chúng tôi cũng thảo luận với nhau về Quỹ Giáo Dục Việt Nam, ông Dũng cho tôi biết là ông rất mừng vì Quỹ đã bắt đầu hoạt động, đã cấp 22 hay 23 học bổng đầu tiên. Ðó là một số điều chúng tôi đã thảo luận với nhau. Phó Thủ Tướng Dũng và tôi cũng nói với nhau về chương trình trao đổi giáo dục và tầm quan trọng của việc làm thế nào để chương trình này hoạt động tốt, hoạt động hữu hiệu. Tôi cũng đặt ra vấn đề là các trường đại học Việt Nam và những chính quyền địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam phải hợp tác để các chương trình vừa nói được thực hiện tốt đẹp hơn.
Hỏi: Ba tháng trước đây khi gặp ông cũng tại Washington, ông có nói đến quan hệ hợp tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chuyện này tiến triển tới đâu rồi?
Ðáp: Tôi không chắc là tôi đã dùng từ quan hệ hợp tác chiến lược. Là người đã nhiều năm làm việc ở Trung Quốc, tôi phải rất thận trọng khi dùng từ này. Tôi chỉ nói đến những khía cạnh chiến lược của mối quan hệ Mỹ-Việt. Việt Nam là một thành viên mới của tổ chức ASEAN và Hoa Kỳ mong muốn thấy ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh hơn, chúng tôi nghĩ ASEAN có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tạo dựng thế quân bình và ổn định cho vùng Ðông Nam Á. Do đó, chúng tôi hy vọng và chúng tôi có kế hoạch giúp ASEAN vững mạnh hơn và chúng tôi hy vọng Việt Nam giữ một vai trò trong chuyện này.
Hỏi: Hoa Kỳ sẽ tái phối trí các lực lượng đang đồn trú ở nước ngoài là một đề tài lớn đang được nói đến ở Washington, liên hệ đến Á Châu và với cả Việt Nam. Chuyện này như thế nào? Viễn ảnh ra sao?
Ðáp: Tôi có thể cho ông biết tôi mới nói chuyện với một vài người bạn làm việc ở Bộ Quốc Phòng về những bài báo mới loan tải liên quan đến điều mà ông vừa đặt ra. Những người bạn của tôi nói thẳng cho tôi biết nhiều điều được loan tải không đúng sự thật. Tôi lấy thí dụ là có những bài báo viết rằng tầu chiến của Hoa Kỳ sẽ đậu ở Việt Nam hay ở những hòn đảo ở ngoài khơi Việt Nam. Hoàn toàn không có chuyện đó, không có kế hoạch đó. Thẳng thắn mà nói, chính phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch đó và tôi cũng không nghĩ là chính phủ Việt Nam đồng ý với một kế hoạch như vậy. Vấn đề mà chúng tôi đã thảo luận với nhau và đang tiếp tục thảo luận với nhau là tàu chiến của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam, có thể ghé ở cảng Sài Gòn hoặc ghé cảng Hải Phòng. Chuyện này có thể xảy ra, nhưng hoàn toàn khác với những gì đã được báo chí phổ biến.
Hỏi: Lần trước khi nói chuyện với ông, ông cho hay Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam là Tướng Phạm Văn Trà có thể sẽ sang thăm Washington nội trong năm nay.
Ðáp: Ðúng, đó là chuyện có thể xảy ra. Chúng tôi vẫn đang thảo luận với nhau về việc này xem lúc nào là lúc thuận lợi nhất để Tướng Trà sang Washington. Tôi chưa có thời điểm chắc chắn để tiết lộ cho ông biết.
Hỏi: Bất kể quan hệ quân sự ở cấp nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ được Trung Quốc để ý tới thật kỹ lưỡng. Tôi biết là ông không muốn trình bầy quan điểm của Bắc Kinh, nhưng ông nghĩ thế nào về điểm này?
Ðáp: Tôi nghĩ rằng Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ có quan hệ rộng lớn toàn cầu cũng như ở Ðông Nam Á và Trung Quốc nên hiểu quan hệ này không có nghĩa là Hoa Kỳ đe dọa họ. Tôi nghĩ rằng nhiều quốc gia ở Á Châu coi sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực nhằm giúp tạo ổn định, giúp bảo vệ hòa bình, yên ổn cho khu vực như hiện giờ và họ mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hiện diện ở khu vực trong những ngày tới.
Hỏi: Cách đây mấy năm Tổng Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Wiiliam Cohen đã sang thăm Việt Nam, khi về lại Washington, Phụ Tá Tổng Trưởng Kurt Campbell có nói với chúng tôi là Trung Quốc không vui khi thấy Hoa Kỳ cải tiến quan hệ quân sự với Việt Nam. Ðồng thời ông Campbell cũng cho hay là hầu hết các nhân vật trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản và các tướng lãnh đều ủng hộ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Họ có nói như vậy với ông không?
Ðáp: Tôi xin lỗi, có phải ông Campbell muốn nói đến các nhân vật trong Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam?
Hỏi: Thưa ông đại sứ, vâng.
Ðáp: Ông Kurt Campbell là một người bạn cũ của tôi, tôi biết ông ta rất rõ, chúng tôi từng làm việc chặt chẽ với nhau khi tôi còn ở Ðài Loan. Vì thế, tôi biết chắc những gì ông Campbell nói với ông được dựa theo những ấn tượng đúng mà ông ta ghi nhận được vào lúc đó.
Hỏi: Còn bây giờ thì sao?
Ðáp: Tôi tôn trọng ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam, và tôi nghĩ nên để cho họ trình bầy quan điểm của họ. Tôi cũng nghĩ là cách tốt nhất là để cho mọi quốc gia tự lên tiếng bày tỏ quan điểm của họ.
Hỏi: Trở lại vấn đề nhân quyền. Ông đã đến Hà Nội làm việc được 18 tháng. Trong khoảng thời gian đó có nhiều sự kiện xảy ra liên quan đến nhân quyền, từ chuyện Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế bị bắt cho đến chuyện nhiều người Thượng bị kết án tù. Có phải là nhà cầm quyền Việt Nam muốn thử thách ông không? Hay là họ muốn thử thách chính sách của Hoa Kỳ?
Ðáp: Tôi cho rằng chúng ta sai lầm khi nghĩ là họ làm các chuyện đó để thử thách cá nhân tôi hay thử thách chính sách của nước Mỹ. Nếu nghĩ như vậy thì đó là lối suy nghĩ quá tập trung về mình khi phân tích vấn đề. Họ làm những điều đó vì họ muốn làm, vì lý do an ninh nội bộ của họ, chứ không phải vì muốn thử thách chúng ta.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Ðại sứ!