Chỉ còn có mấy ngày nữa là đến Tết. Rộn Ràng Tết. Rộn Ràng Xuân. Những rộn ràng đã bắt đầu xôn xao từ đầu tháng chạp, và nóng dần lên, rồi cuối cùng là nóng cực độ trong những ngày giáp Tết.
Tết, như một cái mốc thời gian, như một điểm hẹn, như một thời hạn.. mà trước đó, người ta phải rộn ràng tổng kết, rộn ràng thanh thỏa, rộn ràng vay trả trả vay, rộn ràng tân trang, rộn ràng sum họp, rộn ràng lễ bái… cũng không quên những rộn ràng của toan tính gian tà ma thuật cho chìm xuồng những thất thoát công, tư…
Các tín hữu công giáo cũng không tránh khỏi những rộn ràng ấy trong chuyện đời thường.
Ở chỗ tôi sống, đa số là người nghèo khổ, nên rộn ràng nhất vẫn luôn là rộn ràng nợ nần, rộn ràng vay trả!
Chị L bán bánh canh mượn đầu heo nấu cháo, vay nóng 2 triệu lãi 10 phân. Sáu tháng chưa tính lãi, vì được đồng lãi nào cũng phải gửi vào Sài gòn cho con kịp đóng tiền nhà trọ hằng tháng, tiền ăn học… Bà chủ nợ làm hung dữ, chị đành khóc lóc đưa cái sổ đỏ nhà mình.
Ông T bệnh nuôi vợ bệnh triền miên mượn bà V một chỉ vàng từ hồi giá vàng còn chưa tới hai triệu một chỉ. Cuối năm, bà V tổng kết lại còn bao nhiêu lượng trong cái kho tàng của mình. Ngày nào bà cũng tới thăm ông bà T bệnh. Những giọt nước mắt lăn dài của bà T trên giường bệnh…
Năm ngoái tôi còn được chứng kiến cảnh rùng rợn hơn: vợ chồng anh H làm mướn cả năm, chẳng may, chị bị tai nạn, một mình anh cáng đáng nuôi vợ nằm một chỗ và hai con nhỏ. Anh nợ chị L chỉ 200 ngàn đồng thôi. 28 tết, Chị L đến hỏi tiền, không có, xiết luôn thùng mì tôm với túi gạo mười ký mà Cha sở và Giáo xứ mới cho người nghèo ăn tết: “đủ rồi nhé!”, ngoắt cái, ra về.
Ai cũng phải làm cho có kinh tế để nuôi sống gia đình, nên cũng phải tổng kết thu chi vốn lời thắng thua được mất, là chuyện thường. Nhưng có phải chỉ người nghèo là đau khổ đâu. Người giàu cũng có khi tan tác.
Nửa đầu năm công ty cô Đ thắng 2 tỷ buôn bán Thanh Long sang Trung Quốc, chỉ sau một cơn bệnh, nửa cuối năm cô lại thua 4 tỷ, và hiện cô còn mắc nợ của những người buôn nhỏ, từ người đôi ba chục triệu đến người đôi ba trăm triệu. Nhìn cái công ty cuối năm của cô mà phát rầu… đôi ba chục người đang đòi nợ. Khi thịnh vượng thì “cô cô chủ chủ”, lúc suy vong thì “cái mặt con mẹ đó đoản hậu” mới ghê!
Chuyện lớn của những người làm kinh tế to sinh ra chuyện rộn ràng đau to. Còn chuyện nợ nần tưởng nho nhỏ, nhưng cũng rộn ràng đau nhói trong lòng biết bao người nghèo. Mà nhất là người bệnh.
Ông H thất nghiệp cả hơn 2 năm nay, vì tim ông có vấn đề. Sau lần cấp cứu vì nhồi máu cơ tim, ông đang ở giai đoạn chuẩn bị mổ tim, nông vành, ngày nào cũng phải chiến đấu với nỗi buồn của nhịp thở lúc được lúc mất. Những ngày cuối năm ông còn phải đối diện với ít là ba chủ nợ với số tiền chưa đến 20 triệu trong khi cảnh nhà trống hươ trống hoác từ trước ra sau, chẳng thấy gì là tết! Đã mấy lần ông tự làm nghi thức cấp cứu!
Ngược đời, trong khi những người nghèo ngay ngáy lo thanh thỏa những món nợ nần, thì những người có của ăn của để lại rộn ràng chuyện tân trang: tân trang nhà cửa, tân trang xe cộ, tân trang y phục, tân trang lỗ mũi, con mắt, tân trang cả người, tân trang luôn cả cái quan hệ xã hội: mời mấy ông cán bộ, mấy nhà giàu có tất niên ở nhà mình cho rôm rả, cho khí thế, cho có cảnh Đại Lai trọng vọng…
Có những chuyện đáng tân trang cho nó mới mẻ, đàng hoàng, nhưng cũng không thiếu những chuyện tân trang lãng phí. Lãng phí thật chứ không phải vì người nghèo thấy lãng phí.
Chuyện rộn ràng tân trang, kéo theo rộn ràng chuyện sum họp lễ bái cho tưng bừng cho hoành tráng. Phải chuẩn bị cho sẵn vài chai rượu ngoại, năm bảy thùng bia Heneiken, sẵn vài ký mực khô, năm bảy con mực một nắng, để còn bạn bè của bố, bạn bè của con, bạn bè của Mẹ nữa sum họp cho ra trống ra trò. Rộn ràng sum họp cái tết chỉ đôi ba chục triệu, trăm triệu, thôi mà!
Trong khi, có những chuyện rộn ràng sum họp ở những nhà nghèo thật đáng trân trọng. Chị N nuôi được năm bảy con gà, dẫu có túng tiền tiêu tết cũng không dám bán, quyết để dành cho mấy đứa con học ở Sài Gòn về ăn một cái Tết đơn sơ với Mẹ: Gà Mẹ nuôi lúc nào cũng ngon hơn gà mua ngoài chợ, rau Mẹ trồng thơm nồng hơn bởi được tưới tắm bằng những giọt mồ hôi, bánh tét mẹ gói thoang thoảng hương lạ lùng, hương yêu từ lòng Mẹ, bánh in mẹ làm in cả hình dáng Mẹ gầy còm tiều tụy, in cả bóng trăng mờ le lói. Biết vậy, nên Mẹ chắt chiu. Biết vậy nên Mẹ thắt lưng buột bụng để không nhất thiết phải sắm sửa tân trang gì thêm mà hoang lãng. Ra giêng ra hai còn phải lo chuyện học phí đầu năm cho các con!
Còn bao nhiêu chuyện rộn ràng khác….rộn ràng tính chuyện du xuân, người rộn ràng thử tài thử vận, người rộn ràng chờ cơ hội đánh lận con đen có thêm lợi nhuận mới.
Quả thật, trước một thềm Xuân, có quá nhiều chuyện rộn ràng cho một cái Tết, đã cuốn hút người tín hữu của Chúa vào dòng xoáy của một trào lưu duy vật chất, khiến cho mảng sống tâm linh con người ta nghẹt thở, nếu không nói là đã tắt thở trong một vài trường hợp tuyệt vọng.
Nếu đã quá chú tâm đến việc thanh thỏa nợ nần và đôi khi phải quì, phải lạy chủ nợ để xin khất nợ, thì sao không có một phút lắng lòng trước mặt Thiên Chúa rằng con đã vung tay tiêu xài của Chúa bao nhiêu hồng ân miễn phí. Con đã xử bất công với Chúa biết dường nào! Chúa không đòi nợ con sao? Vì Chúa không cho mượn, không cho vay, nhưng đã ban tặng tất cả.
Sao không tính đến chuyện rộn ràng Tạ ơn Chúa, vì những hồng ân năm qua, và rộn ràng tạ lỗi với Chúa vì những ơ hờ thiếu sót. Tôi còn nhớ, có một thánh lễ tạ ơn cuối năm ở Giáo Xứ tôi, mà cha cố Phêrô tỏ ra buồn sầu đến nóng giận. Vài chục người đi lễ. Thưa thớt, trể tràng. Trong bài giảng Ngài nói: “Sao có ít người đến tạ ơn Chúa quá vậy? Những chuyện rộn ràng đón tết quan trọng như vậy sao? Nếu không còn sống đến ngày cuối năm thì ai lo tết?” Sáng mùng một tết, thánh lễ minh niên quá đông. Vào thánh lễ, Cha cố Phêrô kêu gọi: “Năm nào, anh chị em đi lễ minh niên cũng rất đông, chắc chắn là để dâng năm mới cho Chúa, để xin ơn Chúa. Nhưng lễ tạ ơn cuối năm có mấy chục người. Xin mọi người hãy tạ lỗi vô ơn với Chúa”.
…..
Phải nhờ con mắt Đức Tin mới nhìn thấy được những ơn lành Chúa ban trong cảnh nghèo khổ, trong khi túng thiếu, trong lúc bệnh tật. Trong khi chúng ta vẫn dùng con mắt duy vật để thẩm định ơn Chúa thì vừa mất lòng Chúa vừa mất ơn ích thiêng liêng.
Cũng phải nhìn lại tội đỗ thừa cho Chúa những tai họa, mà không nhận ra lầm lỗi do chính mình: Chúa ban tặng sức khỏe quí hơn vàng, còn con, làm tiêu hao sức khỏe không thương tiếc. Những cuộc vui say mèm làm mất trí, mất nhân cách, mất thời gian, mất công việc. Những cơn nghiện hút chích dày vò thân thể đến tàn tạ. Những cuộc vui chơi vô bổ lây nhiễm bao hiểm họa tận diệt chính cuộc đời mình. Những thương tật và cái chết lãng xẹt vì những cuộc đua xe cho thỏa chí anh hùng một thoáng. Những chán nản thất vọng không tìm được lối thoát chính đáng để có niềm cậy trông, tự làm cho xác thân tiều tụy đến bạc nhược. Thân xác không còn là đền thờ để Chúa Thánh Thần ngự trị, mà là một bãi hỗn độn những rác rưởi nhớp nhơ.
Tưởng phải rộn ràng chuyện khất nợ với Thiên Chúa vì những hồng ân đã không sinh lãi sinh lời mà còn hao hụt thạm tệ. Phải rộn ràng chuyện lắng lòng một chút cuối năm để thấy một năm qua đi đầy những hững hờ, đầy những vô tình đối với một Ân Nhân không tận tay trao tiền trao bạc trao vàng, nhưng trao ban ân sủng thiêng liêng, sức khỏe, ý chí, nghị lực và cả những cơ hội thuận tiện để thăng tiến đời sông cá nhân và gia đình.
Chỉ còn mấy ngày nữa để rộn ràng…đón tết.
Xin cho chúng con rộn ràng niềm vui tạ ơn, vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong năm qua. Chúa biết tất cả khi con đứng, lúc con ngồi.. Chúa biết cả trong tâm tư… Và Chúa vẫn can thiệp vào đời sống chúng con bằng cách yêu thương khôn ngoan của Chúa.
Xin cho chúng con biết rộn ràng tạ lỗi với Chúa. Tội lớn nhất của chúng con là loại trừ Chúa ra khỏi cuộc sống chúng con. Tâm hồn, thân xác và tâm trí của chúng con không chấp nhận để Chúa ngự trị.
Và xin cho chúng con biết rộn ràng một quyết tâm mời Chúa vào lòng, mời Chúa đến nhà, và giữ Chúa ở lại với cuộc đời chúng con trong năm mới này.
A men.
28-1-2011
Tết, như một cái mốc thời gian, như một điểm hẹn, như một thời hạn.. mà trước đó, người ta phải rộn ràng tổng kết, rộn ràng thanh thỏa, rộn ràng vay trả trả vay, rộn ràng tân trang, rộn ràng sum họp, rộn ràng lễ bái… cũng không quên những rộn ràng của toan tính gian tà ma thuật cho chìm xuồng những thất thoát công, tư…
Các tín hữu công giáo cũng không tránh khỏi những rộn ràng ấy trong chuyện đời thường.
Ở chỗ tôi sống, đa số là người nghèo khổ, nên rộn ràng nhất vẫn luôn là rộn ràng nợ nần, rộn ràng vay trả!
Chị L bán bánh canh mượn đầu heo nấu cháo, vay nóng 2 triệu lãi 10 phân. Sáu tháng chưa tính lãi, vì được đồng lãi nào cũng phải gửi vào Sài gòn cho con kịp đóng tiền nhà trọ hằng tháng, tiền ăn học… Bà chủ nợ làm hung dữ, chị đành khóc lóc đưa cái sổ đỏ nhà mình.
Ông T bệnh nuôi vợ bệnh triền miên mượn bà V một chỉ vàng từ hồi giá vàng còn chưa tới hai triệu một chỉ. Cuối năm, bà V tổng kết lại còn bao nhiêu lượng trong cái kho tàng của mình. Ngày nào bà cũng tới thăm ông bà T bệnh. Những giọt nước mắt lăn dài của bà T trên giường bệnh…
Năm ngoái tôi còn được chứng kiến cảnh rùng rợn hơn: vợ chồng anh H làm mướn cả năm, chẳng may, chị bị tai nạn, một mình anh cáng đáng nuôi vợ nằm một chỗ và hai con nhỏ. Anh nợ chị L chỉ 200 ngàn đồng thôi. 28 tết, Chị L đến hỏi tiền, không có, xiết luôn thùng mì tôm với túi gạo mười ký mà Cha sở và Giáo xứ mới cho người nghèo ăn tết: “đủ rồi nhé!”, ngoắt cái, ra về.
Ai cũng phải làm cho có kinh tế để nuôi sống gia đình, nên cũng phải tổng kết thu chi vốn lời thắng thua được mất, là chuyện thường. Nhưng có phải chỉ người nghèo là đau khổ đâu. Người giàu cũng có khi tan tác.
Nửa đầu năm công ty cô Đ thắng 2 tỷ buôn bán Thanh Long sang Trung Quốc, chỉ sau một cơn bệnh, nửa cuối năm cô lại thua 4 tỷ, và hiện cô còn mắc nợ của những người buôn nhỏ, từ người đôi ba chục triệu đến người đôi ba trăm triệu. Nhìn cái công ty cuối năm của cô mà phát rầu… đôi ba chục người đang đòi nợ. Khi thịnh vượng thì “cô cô chủ chủ”, lúc suy vong thì “cái mặt con mẹ đó đoản hậu” mới ghê!
Chuyện lớn của những người làm kinh tế to sinh ra chuyện rộn ràng đau to. Còn chuyện nợ nần tưởng nho nhỏ, nhưng cũng rộn ràng đau nhói trong lòng biết bao người nghèo. Mà nhất là người bệnh.
Ông H thất nghiệp cả hơn 2 năm nay, vì tim ông có vấn đề. Sau lần cấp cứu vì nhồi máu cơ tim, ông đang ở giai đoạn chuẩn bị mổ tim, nông vành, ngày nào cũng phải chiến đấu với nỗi buồn của nhịp thở lúc được lúc mất. Những ngày cuối năm ông còn phải đối diện với ít là ba chủ nợ với số tiền chưa đến 20 triệu trong khi cảnh nhà trống hươ trống hoác từ trước ra sau, chẳng thấy gì là tết! Đã mấy lần ông tự làm nghi thức cấp cứu!
Ngược đời, trong khi những người nghèo ngay ngáy lo thanh thỏa những món nợ nần, thì những người có của ăn của để lại rộn ràng chuyện tân trang: tân trang nhà cửa, tân trang xe cộ, tân trang y phục, tân trang lỗ mũi, con mắt, tân trang cả người, tân trang luôn cả cái quan hệ xã hội: mời mấy ông cán bộ, mấy nhà giàu có tất niên ở nhà mình cho rôm rả, cho khí thế, cho có cảnh Đại Lai trọng vọng…
Có những chuyện đáng tân trang cho nó mới mẻ, đàng hoàng, nhưng cũng không thiếu những chuyện tân trang lãng phí. Lãng phí thật chứ không phải vì người nghèo thấy lãng phí.
Chuyện rộn ràng tân trang, kéo theo rộn ràng chuyện sum họp lễ bái cho tưng bừng cho hoành tráng. Phải chuẩn bị cho sẵn vài chai rượu ngoại, năm bảy thùng bia Heneiken, sẵn vài ký mực khô, năm bảy con mực một nắng, để còn bạn bè của bố, bạn bè của con, bạn bè của Mẹ nữa sum họp cho ra trống ra trò. Rộn ràng sum họp cái tết chỉ đôi ba chục triệu, trăm triệu, thôi mà!
Trong khi, có những chuyện rộn ràng sum họp ở những nhà nghèo thật đáng trân trọng. Chị N nuôi được năm bảy con gà, dẫu có túng tiền tiêu tết cũng không dám bán, quyết để dành cho mấy đứa con học ở Sài Gòn về ăn một cái Tết đơn sơ với Mẹ: Gà Mẹ nuôi lúc nào cũng ngon hơn gà mua ngoài chợ, rau Mẹ trồng thơm nồng hơn bởi được tưới tắm bằng những giọt mồ hôi, bánh tét mẹ gói thoang thoảng hương lạ lùng, hương yêu từ lòng Mẹ, bánh in mẹ làm in cả hình dáng Mẹ gầy còm tiều tụy, in cả bóng trăng mờ le lói. Biết vậy, nên Mẹ chắt chiu. Biết vậy nên Mẹ thắt lưng buột bụng để không nhất thiết phải sắm sửa tân trang gì thêm mà hoang lãng. Ra giêng ra hai còn phải lo chuyện học phí đầu năm cho các con!
Còn bao nhiêu chuyện rộn ràng khác….rộn ràng tính chuyện du xuân, người rộn ràng thử tài thử vận, người rộn ràng chờ cơ hội đánh lận con đen có thêm lợi nhuận mới.
Quả thật, trước một thềm Xuân, có quá nhiều chuyện rộn ràng cho một cái Tết, đã cuốn hút người tín hữu của Chúa vào dòng xoáy của một trào lưu duy vật chất, khiến cho mảng sống tâm linh con người ta nghẹt thở, nếu không nói là đã tắt thở trong một vài trường hợp tuyệt vọng.
Nếu đã quá chú tâm đến việc thanh thỏa nợ nần và đôi khi phải quì, phải lạy chủ nợ để xin khất nợ, thì sao không có một phút lắng lòng trước mặt Thiên Chúa rằng con đã vung tay tiêu xài của Chúa bao nhiêu hồng ân miễn phí. Con đã xử bất công với Chúa biết dường nào! Chúa không đòi nợ con sao? Vì Chúa không cho mượn, không cho vay, nhưng đã ban tặng tất cả.
Sao không tính đến chuyện rộn ràng Tạ ơn Chúa, vì những hồng ân năm qua, và rộn ràng tạ lỗi với Chúa vì những ơ hờ thiếu sót. Tôi còn nhớ, có một thánh lễ tạ ơn cuối năm ở Giáo Xứ tôi, mà cha cố Phêrô tỏ ra buồn sầu đến nóng giận. Vài chục người đi lễ. Thưa thớt, trể tràng. Trong bài giảng Ngài nói: “Sao có ít người đến tạ ơn Chúa quá vậy? Những chuyện rộn ràng đón tết quan trọng như vậy sao? Nếu không còn sống đến ngày cuối năm thì ai lo tết?” Sáng mùng một tết, thánh lễ minh niên quá đông. Vào thánh lễ, Cha cố Phêrô kêu gọi: “Năm nào, anh chị em đi lễ minh niên cũng rất đông, chắc chắn là để dâng năm mới cho Chúa, để xin ơn Chúa. Nhưng lễ tạ ơn cuối năm có mấy chục người. Xin mọi người hãy tạ lỗi vô ơn với Chúa”.
…..
Phải nhờ con mắt Đức Tin mới nhìn thấy được những ơn lành Chúa ban trong cảnh nghèo khổ, trong khi túng thiếu, trong lúc bệnh tật. Trong khi chúng ta vẫn dùng con mắt duy vật để thẩm định ơn Chúa thì vừa mất lòng Chúa vừa mất ơn ích thiêng liêng.
Cũng phải nhìn lại tội đỗ thừa cho Chúa những tai họa, mà không nhận ra lầm lỗi do chính mình: Chúa ban tặng sức khỏe quí hơn vàng, còn con, làm tiêu hao sức khỏe không thương tiếc. Những cuộc vui say mèm làm mất trí, mất nhân cách, mất thời gian, mất công việc. Những cơn nghiện hút chích dày vò thân thể đến tàn tạ. Những cuộc vui chơi vô bổ lây nhiễm bao hiểm họa tận diệt chính cuộc đời mình. Những thương tật và cái chết lãng xẹt vì những cuộc đua xe cho thỏa chí anh hùng một thoáng. Những chán nản thất vọng không tìm được lối thoát chính đáng để có niềm cậy trông, tự làm cho xác thân tiều tụy đến bạc nhược. Thân xác không còn là đền thờ để Chúa Thánh Thần ngự trị, mà là một bãi hỗn độn những rác rưởi nhớp nhơ.
Tưởng phải rộn ràng chuyện khất nợ với Thiên Chúa vì những hồng ân đã không sinh lãi sinh lời mà còn hao hụt thạm tệ. Phải rộn ràng chuyện lắng lòng một chút cuối năm để thấy một năm qua đi đầy những hững hờ, đầy những vô tình đối với một Ân Nhân không tận tay trao tiền trao bạc trao vàng, nhưng trao ban ân sủng thiêng liêng, sức khỏe, ý chí, nghị lực và cả những cơ hội thuận tiện để thăng tiến đời sông cá nhân và gia đình.
Chỉ còn mấy ngày nữa để rộn ràng…đón tết.
Xin cho chúng con rộn ràng niềm vui tạ ơn, vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong năm qua. Chúa biết tất cả khi con đứng, lúc con ngồi.. Chúa biết cả trong tâm tư… Và Chúa vẫn can thiệp vào đời sống chúng con bằng cách yêu thương khôn ngoan của Chúa.
Xin cho chúng con biết rộn ràng tạ lỗi với Chúa. Tội lớn nhất của chúng con là loại trừ Chúa ra khỏi cuộc sống chúng con. Tâm hồn, thân xác và tâm trí của chúng con không chấp nhận để Chúa ngự trị.
Và xin cho chúng con biết rộn ràng một quyết tâm mời Chúa vào lòng, mời Chúa đến nhà, và giữ Chúa ở lại với cuộc đời chúng con trong năm mới này.
A men.
28-1-2011