Thánh lễ khai mạc Đại Hội La Vang lần thứ 29 và Đại lễ bế mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam (04-06/01/2011)
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.
Sau đây là bài giảng của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM Nha Trang trong Thánh Lễ sáng ngày 05/01/2011
Tiếng "Xin vâng" là nền tảng mọi dấn thân của Mẹ Maria (Ml. 3, 1-4; Dt. 2, 14-18; Lc. 2, 22-32)
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Thật hạnh phúc cho chúng ta, được hiện diện tại linh địa La Vang trong dịp đại lễ bế mạc Năm thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo Việt Nam và dịp Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29 nầy. Quây quần bên Đức Mẹ, nhờ ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm sự kiện và ý nghĩa việc Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.
Thánh Luca thuật lại câu chuyện Mẹ Maria cùng với Thánh Giuse bồng ẳm Hài nhi Giêsu lúc mới được 40 ngày tuổi, tiến vào Đền thờ dâng lên choThiên Chúa. Cách thức Mẹ tuân giữ luật Chúa cho thấy Mẹ đã được thừa hưởng một nền giáo dục về đạo rất chu đáo; trong đó, việc thuộc Kinh thánh và lòng kính sợ Thiên Chúa là những yếu tố căn bản. Chắc chắn Mẹ đã nhiều lần ngồi trên đầu gối của thân mẫu là bà Anna để được dạy kinh, dạy cầu nguyện, dạy hát các bản thánh vịnh, các bài thánh ca; ngồi bên cạnh thân phụ là Gioakim để được nghe kể chuyện về các Tổ phụ, về các Tiên tri, về các chặng đường lịch sử của Dân Chúa. Cuộc đời của tổ phụ Abraham, của vị lãnh đạo Môsê, của đức vua Đavít chắc chắn Mẹ đã thuộc nằm lòng. Tinh thần yêu mến quê hương dân tộc, lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, niềm tin tưởng và tự hào về truyền thống của đoàn Dân ưu tuyển là những nền tảng làm cho cuộc đời của Mẹ được luôn kiên vững. Chính sứ thần Gabriel đã công nhận điều đó khi chúc mừng Mẹ trong buổi truyền tin tại Nadarét: ‘’ Chúa ở cùng Bà ‘’. Và Mẹ đã thưa lại tiếng ‘’ Xin vâng ‘’.
Tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ nói lên tất cả con người của Mẹ trước những gì liên quan đến công việc của Thiên Chúa; khác hẳn thái độ ‘’ ngoảnh mặt làm ngơ ‘’ năm xưa của bà Eva đối với Lời Chúa trong vườn địa đàng. Đó chính là nền tảng và là động lực hướng dẫn tất cả mọi dấn thân của Mẹ trong ơn gọi và sứ vụ, vừa là ‘’ tôi tớ của Thiên Chúa ‘’, vừa là ‘’ Mẹ của Đấng Cứu chuộc nhân loại ‘’. Trong buổi truyền tin, Mẹ hiểu rõ mình đã được Thiên Chúa tuyển chọn, được yêu thương, được đầy hồng ân của Thánh Thần để cưu mang ‘’ Con Thiên Chúa ‘’. Rồi Mẹ cũng thấm thía về tình thương của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm nhập thể, khi Mẹ hạ sinh Con Thiên Chúa nơi hang lừa máng cỏ !
Như vậy, hôm nay, ngay khi Mẹ tiến vào đền thờ để chu toàn những điều theo luật Môsê về việc thanh tẩy sau khi sinh con, Mẹ muốn bày tỏ niềm tin của mình vào Thiên Chúa, nơi chính người Con mà Mẹ đã sinh ra và đang ẳm trong vòng tay: Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Thánh, Đấng cứu chuộc nhân loại ! Từ đó, lời ‘’ xin vâng ‘’ ngày nào lại một lần nữa như vang lên trong tâm hồn của Mẹ: Mẹ luôn sẳn sàng làm mọi việc theo như thánh ý của Thiên Chúa.
Vậy Mẹ đã thấy điều gì trong ngày dâng Đức Giêsu trong đền thờ ? Bài Phúc âm của ngày lễ hôm nay ghi lại ba sự kiện quan trọng liên quan đến Chúa Giêsu, đồng thời soi sáng về ơn gọi cuộc đời của Mẹ:
Ngài là của lễ hiến dâng; Ngài đến gặp gỡ Dân ngài; Ngài là ánh sáng muôn dân.
Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ, được hiến dâng trong đền thờ, để lo việc của Thiên Chúa.
Ngay từ lúc còn là bào thai, khởi đầu sự sống con người ở trần gian, Chúa Giêsu đã nhờ Mẹ mà di chuyển, đến viếng thăm gia đình bà Isave, đem hồng ân Thánh Thần đến cho từng người trong gia đình bà, đến nổi niềm vui và hạnh phúc ngập tràn gia đình và lan tỏa khắp nơi đến bà con láng giềng; trong dịp giáng sinh, Ngài đã trở nên điểm gặp gỡ và nối kết giữa trời và đất: ‘’ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm ‘’’ ( Lc. 2, 14 ). Mẹ đã bế Ngài giới thiệu với các mục đồng, với các nhà đạo sĩ; rồi lúc gặp lại Chúa trong đền thờ, nghe được câu nói lạ lùng của Ngài: ‘’ Lại còn không biết là con phải ở nơi nhà cha con sao ? ‘’’, Mẹ dần dần khám phá ra kinh nghiệm quý báu nầy: Chúa Giêsu được giao phó cho Mẹ, chứ không phải được ban cho Mẹ. Ngài chính là hồng ân mà Thiên Chúa ban cho thế gian, để lo việc của Thiên Chúa là cứu rỗi loài người: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3, 16). Ngài đến thế gian, “để phục vụ và hiến ban mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28).
Cuộc gặp gỡ tại đền thờ.
Vừa lúc Mẹ và Thánh Giuse ẳm Chúa Giêsu tiến vào đền thờ, thì bỗng xuất hiện một cụ già tên là Simêon, nhân vật được Thánh Luca mô tả là ‘’ người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm an ủi của Israel ’’’ ( Lc. 2, 25 ); người nói năng và hoạt động dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần; người đã được Thánh Thần cho biết ‘’ sẽ không chết, trước khi ông thấy được Đấng Kitô của Thiên Chúa ‘’ ( Lc. 2, 26 ). Simêon đã xin phép được tiếp đón và bồng ẳm Hài Nhi Giêsu trong vòng tay của mình. Bấy giờ, ngất ngây trong niềm hạnh phúc của con người được mãn nguyện, ông đã lên tiếng: ‘’ bởi chưng mắt tôi đã thấy ơn Người cứu độ, Người đã dọn sẵn trước mặt chư dân‘’ (Lc. 2, 30 ). Niềm hạnh phúc của sự gặp gỡ nầy cũng sẽ được Thánh Gioan Tông đồ cảm nhận khi công bố: ‘’ Điều từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi đã từng nghe, điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt, điều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến về Lời Sự Sống; và sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi đã từng thấy và chúng tôi làm chứng cùng loan báo cho anh em sự sống đời đời ‘’ ( 1 Ga. 1, 1-2 ). Lúc bấy giờ, lại có mặt cụ bà Anna, một người gắn bó hầu như suốt đời mình tại đền thờ Giêrusalem: ‘’ Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay, cầu nguyện phụng sự Chúa…’’; bà nhận ra Ngài và ‘’ nói về Ngài cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc ‘’ ( Lc.2, 38 ).
Sứ mạng của Ngài là ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’
Thánh Luca viết tiếp: ‘’ Cha mẹ Ngài kinh ngạc về các điều nói về Ngài. Và Simêon chúc lành cho ông bà ‘’. ( Lc. 2, 33 ). Thánh Giuse vẫn hiện diện bên cạnh Mẹ, đã nghe và chứng kiến tất cả những điều đó. Nhưng rồi, cụ già Simêon dường như quên đi sự có mặt của Thánh Giuse, ông chỉ hướng về Mẹ mà lên tiếng: ‘’ Đây trẻ nầy được đặt lên khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy; và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà. ‘’ ( Lc. 2, 2,, 34-35 ).
Vậy, sứ mạng của Chúa Giêsu là ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’, còn cuộc đời của Mẹ, vì luôn đồng hành với Chúa, nên như có ‘’ một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn ‘’. Trong âm thầm, Mẹ ‘’ giữ kỹ hết các điều đó trong lòng ‘’ ( Lc. 2, 51 ).
Rồi, với thời gian, nhờ lời Kinh thánh soi sáng, Mẹ nhận ra đây chính là ơn gọi và là sứ vụ của ‘’ Người Tôi tớ Thiên Chúa ‘’ mà Tiên Tri Isaia đã loan báo từ trước. ( Is. 42, 1-9; 49, 1-6; 50, 4-9; 52, 13 - 53, 12 ). Để có thể trở nên ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’ ( Is.49, 6 ), Con của Mẹ thi hành sứ mạng của người được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ khi còn trong lòng mẹ ( Is. 49, 1 ), được Thiên Chúa tin tưởng, sủng mộ, ban đầy tràn Thần Khí của Ngài (Is.42, 1 ), chu toàn mọi việc của Thiên Chúa như một môn sinh hiền lành và khiêm nhu
( Is. 50, 4 ), để cuối cùng trở nên con người bị kết án, bị khinh khi, bị sỉ nhục và bị giết chết ( Is. 53, 3 ): ‘’ chính các bệnh tật của chúng tôi, ngài đã mang, chính các đau khổ của chúng tôi, ngài đã vác. …. Chúng tôi lại kể ngài như kẻ bị trời đánh, bị Thiên Chúa trừng phạt và đày đọa. Nhưng ngài đã bị đâm, vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi, và vì tội vạ của chúng tôi, ngài đã bị nghiền tán. Đã giáng xuống ngài hình phạt đổi lấy an bình cho chúng tôi, và nhờ những vết hằn ngài chịu, chúng tôi có phương được lành …… Bị tra tấn, ngài đã chịu đựng và không mở miệng, như cừu bị dẫn đến lò sát sinh, như chiên mẹ ngậm câm, không hề mở miệng. Bị bắt giam và lên án, ngài đã bị đem đi. Nào ai màng nghĩ đến vận mạng của ngài ? Ngài đã bị chặt phăng khỏi đất người sống, chính vì sự ngỗ nghịch của dân ngài, ngài đã bị sát phạt ‘’( Is. 53, 53, 4-8 ).
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Tại Nadarét, Mẹ đã thưa với Thiên Chúa tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ ( Fiat ). Tại nhà của bà Isave, Mẹ đã cất cao ‘’ lời tôn vinh ‘’ ( Magnificat ). Giờ đây, trong đền thờ Giêrusalem, Mẹ khám phá ra thánh ý của Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại bằng con đường sẽ dẫn Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ đến cây thập giá nơi đỉnh đồi Can-vê; Mẹ cũng hiểu được ý Thiên Chúa muốn Mẹ đồng hành cho đến cùng với sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu; Mẹ lập lại tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ trong mọi biến cố của đời mình, để sau cùng được đứng bên ( stabat ) thập giá của Chúa. Tại đó, Mẹ chứng kiến điều kỳ diệu là sự sống mới mà Thiên Chúa ân ban cho nhân loại qua của lễ hiến tế của Chúa Giêsu. Sự sống mới đó là hồng ân Thánh Thần, bảo chứng thực sự của ơn cứu độ, của sự sống đời đời.
Lạy Mẹ La Vang, Mẹ đã hiện ra để an ủi, nâng đỡ tổ tiên chúng con. Mẹ biết Hội thánh của Chúa luôn gặp cảnh phong ba bảo tố ở trần gian nầy; xin Mẹ dạy chúng con, mục tử cũng như đoàn chiên, luôn gắn bó và trung thành với Chúa Giêsu, để cuộc đời chúng con được xây dựng vững chắc nhờ noi theo tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ tuyệt vời của Mẹ; trên bước đường sống và loan báo Tin mừng, chúng con làm lan tỏa ‘’ lời tôn vinh ‘’ trong sáng; để đạt được hạnh phúc thật khi ‘’ đứng bên ‘’ thập giá cứu độ của Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ. Amen.
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.
Sau đây là bài giảng của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM Nha Trang trong Thánh Lễ sáng ngày 05/01/2011
Tiếng "Xin vâng" là nền tảng mọi dấn thân của Mẹ Maria (Ml. 3, 1-4; Dt. 2, 14-18; Lc. 2, 22-32)
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Thật hạnh phúc cho chúng ta, được hiện diện tại linh địa La Vang trong dịp đại lễ bế mạc Năm thánh 2010 của Giáo Hội Công giáo Việt Nam và dịp Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29 nầy. Quây quần bên Đức Mẹ, nhờ ánh sáng của Lời Chúa, chúng ta cùng nhau chiêm ngắm sự kiện và ý nghĩa việc Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ.
Thánh Luca thuật lại câu chuyện Mẹ Maria cùng với Thánh Giuse bồng ẳm Hài nhi Giêsu lúc mới được 40 ngày tuổi, tiến vào Đền thờ dâng lên choThiên Chúa. Cách thức Mẹ tuân giữ luật Chúa cho thấy Mẹ đã được thừa hưởng một nền giáo dục về đạo rất chu đáo; trong đó, việc thuộc Kinh thánh và lòng kính sợ Thiên Chúa là những yếu tố căn bản. Chắc chắn Mẹ đã nhiều lần ngồi trên đầu gối của thân mẫu là bà Anna để được dạy kinh, dạy cầu nguyện, dạy hát các bản thánh vịnh, các bài thánh ca; ngồi bên cạnh thân phụ là Gioakim để được nghe kể chuyện về các Tổ phụ, về các Tiên tri, về các chặng đường lịch sử của Dân Chúa. Cuộc đời của tổ phụ Abraham, của vị lãnh đạo Môsê, của đức vua Đavít chắc chắn Mẹ đã thuộc nằm lòng. Tinh thần yêu mến quê hương dân tộc, lòng hiếu nghĩa với tổ tiên, niềm tin tưởng và tự hào về truyền thống của đoàn Dân ưu tuyển là những nền tảng làm cho cuộc đời của Mẹ được luôn kiên vững. Chính sứ thần Gabriel đã công nhận điều đó khi chúc mừng Mẹ trong buổi truyền tin tại Nadarét: ‘’ Chúa ở cùng Bà ‘’. Và Mẹ đã thưa lại tiếng ‘’ Xin vâng ‘’.
Tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ nói lên tất cả con người của Mẹ trước những gì liên quan đến công việc của Thiên Chúa; khác hẳn thái độ ‘’ ngoảnh mặt làm ngơ ‘’ năm xưa của bà Eva đối với Lời Chúa trong vườn địa đàng. Đó chính là nền tảng và là động lực hướng dẫn tất cả mọi dấn thân của Mẹ trong ơn gọi và sứ vụ, vừa là ‘’ tôi tớ của Thiên Chúa ‘’, vừa là ‘’ Mẹ của Đấng Cứu chuộc nhân loại ‘’. Trong buổi truyền tin, Mẹ hiểu rõ mình đã được Thiên Chúa tuyển chọn, được yêu thương, được đầy hồng ân của Thánh Thần để cưu mang ‘’ Con Thiên Chúa ‘’. Rồi Mẹ cũng thấm thía về tình thương của Thiên Chúa nơi mầu nhiệm nhập thể, khi Mẹ hạ sinh Con Thiên Chúa nơi hang lừa máng cỏ !
Như vậy, hôm nay, ngay khi Mẹ tiến vào đền thờ để chu toàn những điều theo luật Môsê về việc thanh tẩy sau khi sinh con, Mẹ muốn bày tỏ niềm tin của mình vào Thiên Chúa, nơi chính người Con mà Mẹ đã sinh ra và đang ẳm trong vòng tay: Ngài là Con Thiên Chúa, là Đấng Thánh, Đấng cứu chuộc nhân loại ! Từ đó, lời ‘’ xin vâng ‘’ ngày nào lại một lần nữa như vang lên trong tâm hồn của Mẹ: Mẹ luôn sẳn sàng làm mọi việc theo như thánh ý của Thiên Chúa.
Vậy Mẹ đã thấy điều gì trong ngày dâng Đức Giêsu trong đền thờ ? Bài Phúc âm của ngày lễ hôm nay ghi lại ba sự kiện quan trọng liên quan đến Chúa Giêsu, đồng thời soi sáng về ơn gọi cuộc đời của Mẹ:
Ngài là của lễ hiến dâng; Ngài đến gặp gỡ Dân ngài; Ngài là ánh sáng muôn dân.
Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ, được hiến dâng trong đền thờ, để lo việc của Thiên Chúa.
Ngay từ lúc còn là bào thai, khởi đầu sự sống con người ở trần gian, Chúa Giêsu đã nhờ Mẹ mà di chuyển, đến viếng thăm gia đình bà Isave, đem hồng ân Thánh Thần đến cho từng người trong gia đình bà, đến nổi niềm vui và hạnh phúc ngập tràn gia đình và lan tỏa khắp nơi đến bà con láng giềng; trong dịp giáng sinh, Ngài đã trở nên điểm gặp gỡ và nối kết giữa trời và đất: ‘’ Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm ‘’’ ( Lc. 2, 14 ). Mẹ đã bế Ngài giới thiệu với các mục đồng, với các nhà đạo sĩ; rồi lúc gặp lại Chúa trong đền thờ, nghe được câu nói lạ lùng của Ngài: ‘’ Lại còn không biết là con phải ở nơi nhà cha con sao ? ‘’’, Mẹ dần dần khám phá ra kinh nghiệm quý báu nầy: Chúa Giêsu được giao phó cho Mẹ, chứ không phải được ban cho Mẹ. Ngài chính là hồng ân mà Thiên Chúa ban cho thế gian, để lo việc của Thiên Chúa là cứu rỗi loài người: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3, 16). Ngài đến thế gian, “để phục vụ và hiến ban mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28).
Cuộc gặp gỡ tại đền thờ.
Vừa lúc Mẹ và Thánh Giuse ẳm Chúa Giêsu tiến vào đền thờ, thì bỗng xuất hiện một cụ già tên là Simêon, nhân vật được Thánh Luca mô tả là ‘’ người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm an ủi của Israel ’’’ ( Lc. 2, 25 ); người nói năng và hoạt động dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần; người đã được Thánh Thần cho biết ‘’ sẽ không chết, trước khi ông thấy được Đấng Kitô của Thiên Chúa ‘’ ( Lc. 2, 26 ). Simêon đã xin phép được tiếp đón và bồng ẳm Hài Nhi Giêsu trong vòng tay của mình. Bấy giờ, ngất ngây trong niềm hạnh phúc của con người được mãn nguyện, ông đã lên tiếng: ‘’ bởi chưng mắt tôi đã thấy ơn Người cứu độ, Người đã dọn sẵn trước mặt chư dân‘’ (Lc. 2, 30 ). Niềm hạnh phúc của sự gặp gỡ nầy cũng sẽ được Thánh Gioan Tông đồ cảm nhận khi công bố: ‘’ Điều từ thuở ban đầu đã có, điều chúng tôi đã từng nghe, điều chúng tôi đã từng thấy tận mắt, điều chúng tôi đã cung chiêm, và tay chúng tôi đã rờ đến về Lời Sự Sống; và sự sống đã tỏ hiện, chúng tôi đã từng thấy và chúng tôi làm chứng cùng loan báo cho anh em sự sống đời đời ‘’ ( 1 Ga. 1, 1-2 ). Lúc bấy giờ, lại có mặt cụ bà Anna, một người gắn bó hầu như suốt đời mình tại đền thờ Giêrusalem: ‘’ Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay, cầu nguyện phụng sự Chúa…’’; bà nhận ra Ngài và ‘’ nói về Ngài cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc ‘’ ( Lc.2, 38 ).
Sứ mạng của Ngài là ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’
Thánh Luca viết tiếp: ‘’ Cha mẹ Ngài kinh ngạc về các điều nói về Ngài. Và Simêon chúc lành cho ông bà ‘’. ( Lc. 2, 33 ). Thánh Giuse vẫn hiện diện bên cạnh Mẹ, đã nghe và chứng kiến tất cả những điều đó. Nhưng rồi, cụ già Simêon dường như quên đi sự có mặt của Thánh Giuse, ông chỉ hướng về Mẹ mà lên tiếng: ‘’ Đây trẻ nầy được đặt lên khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy; và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà. ‘’ ( Lc. 2, 2,, 34-35 ).
Vậy, sứ mạng của Chúa Giêsu là ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’, còn cuộc đời của Mẹ, vì luôn đồng hành với Chúa, nên như có ‘’ một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn ‘’. Trong âm thầm, Mẹ ‘’ giữ kỹ hết các điều đó trong lòng ‘’ ( Lc. 2, 51 ).
Rồi, với thời gian, nhờ lời Kinh thánh soi sáng, Mẹ nhận ra đây chính là ơn gọi và là sứ vụ của ‘’ Người Tôi tớ Thiên Chúa ‘’ mà Tiên Tri Isaia đã loan báo từ trước. ( Is. 42, 1-9; 49, 1-6; 50, 4-9; 52, 13 - 53, 12 ). Để có thể trở nên ‘’ ánh sáng muôn dân ‘’ ( Is.49, 6 ), Con của Mẹ thi hành sứ mạng của người được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ khi còn trong lòng mẹ ( Is. 49, 1 ), được Thiên Chúa tin tưởng, sủng mộ, ban đầy tràn Thần Khí của Ngài (Is.42, 1 ), chu toàn mọi việc của Thiên Chúa như một môn sinh hiền lành và khiêm nhu
( Is. 50, 4 ), để cuối cùng trở nên con người bị kết án, bị khinh khi, bị sỉ nhục và bị giết chết ( Is. 53, 3 ): ‘’ chính các bệnh tật của chúng tôi, ngài đã mang, chính các đau khổ của chúng tôi, ngài đã vác. …. Chúng tôi lại kể ngài như kẻ bị trời đánh, bị Thiên Chúa trừng phạt và đày đọa. Nhưng ngài đã bị đâm, vì những sự ngỗ nghịch của chúng tôi, và vì tội vạ của chúng tôi, ngài đã bị nghiền tán. Đã giáng xuống ngài hình phạt đổi lấy an bình cho chúng tôi, và nhờ những vết hằn ngài chịu, chúng tôi có phương được lành …… Bị tra tấn, ngài đã chịu đựng và không mở miệng, như cừu bị dẫn đến lò sát sinh, như chiên mẹ ngậm câm, không hề mở miệng. Bị bắt giam và lên án, ngài đã bị đem đi. Nào ai màng nghĩ đến vận mạng của ngài ? Ngài đã bị chặt phăng khỏi đất người sống, chính vì sự ngỗ nghịch của dân ngài, ngài đã bị sát phạt ‘’( Is. 53, 53, 4-8 ).
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Tại Nadarét, Mẹ đã thưa với Thiên Chúa tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ ( Fiat ). Tại nhà của bà Isave, Mẹ đã cất cao ‘’ lời tôn vinh ‘’ ( Magnificat ). Giờ đây, trong đền thờ Giêrusalem, Mẹ khám phá ra thánh ý của Thiên Chúa trong việc cứu độ nhân loại bằng con đường sẽ dẫn Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ đến cây thập giá nơi đỉnh đồi Can-vê; Mẹ cũng hiểu được ý Thiên Chúa muốn Mẹ đồng hành cho đến cùng với sứ mạng cứu thế của Chúa Giêsu; Mẹ lập lại tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ trong mọi biến cố của đời mình, để sau cùng được đứng bên ( stabat ) thập giá của Chúa. Tại đó, Mẹ chứng kiến điều kỳ diệu là sự sống mới mà Thiên Chúa ân ban cho nhân loại qua của lễ hiến tế của Chúa Giêsu. Sự sống mới đó là hồng ân Thánh Thần, bảo chứng thực sự của ơn cứu độ, của sự sống đời đời.
Lạy Mẹ La Vang, Mẹ đã hiện ra để an ủi, nâng đỡ tổ tiên chúng con. Mẹ biết Hội thánh của Chúa luôn gặp cảnh phong ba bảo tố ở trần gian nầy; xin Mẹ dạy chúng con, mục tử cũng như đoàn chiên, luôn gắn bó và trung thành với Chúa Giêsu, để cuộc đời chúng con được xây dựng vững chắc nhờ noi theo tiếng ‘’ Xin vâng ‘’ tuyệt vời của Mẹ; trên bước đường sống và loan báo Tin mừng, chúng con làm lan tỏa ‘’ lời tôn vinh ‘’ trong sáng; để đạt được hạnh phúc thật khi ‘’ đứng bên ‘’ thập giá cứu độ của Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ. Amen.