Từ ba năm qua, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi cứ ao ước xuống vùng Cà Mau để tìm hiểu xem bà con ở đây sinh sống và giữ đạo thế nào, nhưng không có dịp thuận tiện. Noel này, khi có rủng rỉnh tí tiền chúng tôi chọn vùng sông nước Cà Mau để vui Noel với các thiếu nhi và thăm hỏi một số gia đình khó khăn.
Xem hình ảnh
Đến họ đạo Cái Cấm
Chúng tôi đến họ đạo Cái Cấm, hạt Cà Mau, giáo phận Cần Thơ vào lúc trời còn sáng. Xe để ở bên ngoài, chúng tôi đi qua cầu để vào nhà thờ. Cha xứ còn trẻ, tiếp đón vui vẻ, mấy bà bếp cũng rộn ràng cơm nước. Hình như người dân quê thấy có khách phương xa đến họ rất thích.
Cha xứ chỉ nhà giáo lý mới xây kể rằng: “Khi em về đây, nhà thờ cũng còn cứng cáp nhưng cái nhà xứ cấp 4 thì sắp sụp, phòng học giáo lý cũng không có, nên em nhờ giáo dân lần chuỗi buổi chiều sau thánh lễ, trong suốt tháng 5 để xin Đức Mẹ thương. Sau đó em trúng một tờ vé số 1,3 tỷ, thế là em xây nhà xứ, nhà giáo lý luôn…”. Tôi đáp lời: “Đức Mẹ thương cha quá đã, thế nào con cũng bắt chước, xin người nghèo đọc kinh Mân Côi!”
Họ đạo Cái Cấm có từ năm 1901 do cha Pet Nguyễn Linh Kèn và ông biện Lê Văn Hạt thành lập, nay thuộc xã Hưng Hiệp, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Thoạt nghe hai tiếng Cái Cấm, người ta nghĩ ngay đến vùng rừng thiêng nước độc hoang vu, có thú dữ nguy hiểm. Nguồn gốc tên Cái Cấm là do câu chuyện sau: Một ngày nọ, cha Kèn cùng đoàn tùy tùng đi thám hiểm sâu vùng này, thấy có quần áo tơi tả trên cây, biết đó là dấu hiệu rừng này có cọp beo ăn thịt người nên cha dừng lại bên bờ sông, ngồi nghỉ trên mảnh đất trống. Sau này, người ta cũng cấm không cho ai vào sâu trong rừng này vì có nhiều thú dữ. Nhà thờ được hình thành trên mảnh đất cha ngồi nghỉ với bảy gia đình Công giáo đầu tiên, thế là nhà thờ có tên là Cái Cấm. Từ “CÁI” là tên có “dòng họ” với các địa danh như Cái Nước, Cái Rắn, Cái Trăn, Cái Chồn, Cái Keo, Cái Nai, Cái Chim, Cái Muối…chắc là cứ từ cái tên mà suy ra tiểu sử!
Đến một nhà thờ có từ lâu đời, chúng tôi rất thích nghe về những giai thoại, nhưng ngồi nghỉ được nửa tiếng đồng hồ là chúng tôi bắt đầu phân quà thành từng gói chuẩn bị cho buổi tối vui Noel. Được các bà bếp và mấy em giáo lý viên phụ giúp, chúng tôi cũng kịp giờ dự lễ chiều ngày 23 đó. Chúng tôi tổ chức đến ba show Noel nên để chắc chắn thành công, trưởng nhóm phải làm bà già tuyết để điều khiển chương trình cho tốt. So với bà già 80 thì trưởng nhóm Bông Hồng Xanh vẫn là một “bông hồng tươi thắm”!! Có đúng không ạ?
Mở đầu chương trình, cha chánh xứ Phạm Văn Tụ lên nói lời khai mạc cuộc vui. Rồi bà Chúa Tuyết hát bài Jingle Bell bằng tiếng Anh trong tiếng đệm đàn của một Seour, làm không khí rộn ràng hẳn lên. Các cháu thích phần thi hát có thưởng, có đứa khóc với cha sở để đòi lên sân khấu. Đến phần khán giả bình chọn, các cánh tay giơ lên rất đúng điệu, y như Việt Nam Idol bình chọn bằng tin nhắn. Hai cháu hát hay nhất được nhiều cánh giơ lên thì nhận tiền và quà, các cháu còn lại được tiền an ủi. Vui ơi là vui!
Ở đây đa số là người miền Nam, thật đơn sơ, cónhững cháu phải đi qua bờ ruộng đến ba cây số để dự. Nhà thờ này có truyền thống, hễ có gì vui là các cháu ngoại đạo cũng đến tham gia rất tự nhiên. Bà Chúa Tuyết vui miệng hỏi các cháu: “ Tối nay, trông bà có đẹp không?” Nhiều cháu dài miệng ra nói: “..đ..e.ẹ..p”. Các cháu thích nhất là nước ngọt; chúng tôi đã đoán đúng tâm lý trẻ em, ngay cả chúng tôi còn thích nước ngọt nữa là các cháu!
Dự trù 300 phần quà nhưng có thêm trẻ em ngoại giáo khá đông nên chúng tôi mang hết quà ra, rồi ngày mai sẽ mua tiếp ở thị trấn Năm Căn sau. Đúng vậy, sau cuộc vui chúng tôi ra đi tiếp mà chẳng phải ôm theo gì.
Một buổi tối vui Noel thật trọn vẹn!
Hai giáo điểm cạnh bờ sông: Rạch Gốc, Xẻo Lá.
Sáng hôm sau, chúng tôi cùng cha phó họ đạo Kênh Nước Lên đi vào giáo điểm Rạch Gốc và Xẻo Lá. Trên chiếc xuồng máy có hai màu xanh chúng tôi lướt nhanh trên con sông lớn, ai không quen thấy sợ. Nơi nào thuộc vùng sông nước thường có nét giống nhau nhưng ở Cà Mau lòng sông rộng, hai bên bờ là bùn, quang cảnh nhiều vẻ tự nhiên. Cha phó nói chuyện: “Lúc đầu, di chuyển bằng xuồng nhỏ thấy sợ em mua xuồng này to hơn, đi thấy yên tâm hơn. Một cái vỏ xuồng bằng tiền mua một xe gắn máy, còn lốc máy để đẩy ghe đi thì từ 20 triệu đồng mới mạnh, nếu bảo quản tốt lốc máy sẽ dùng được năm đến sáu năm.
Giáo xứ Kênh Nước Lên có bốn giáo điểm nên hằng tháng, quí cha phải đi xuồng đến ba giáo điểm Rạch Gốc, Xẻo Lá và Rạch Tàu dâng lễ. Một giáo điểm chỉ có hai thánh lễ trong tháng nên các ông biện phải thông báo rõ ràng; còn ở thị trấn Năm Căn quí cha chỉ cần đi xe gắn máy nên Chúa nhật nào cũng có lễ. Với mẫu đối thoại của chúng tôi và cha phó, quí vị có thể hiểu được đời thường và cách sống đạo nhiêu khê ở đây:
- Người dân ở quanh ba giáo điểm này sinh sống ra sao ạ?
- Họ chỉ có nghề nuôi tôm là chính. Người ta đào ao, mua tôm giống về thả, không cần cho ăn vì vùng này nước mặn, tôm tự lớn, khi bắt chỉ cần chặn lưới ở chỗ xả nước là thu được tôm.
- Nuôi tôm mà không cần cho ăn là giàu rồi, phải không ạ!?
- Khi trúng mùa tôm thì cũng sắm sửa này nọ, nhưng bấp bênh; thất mùa tôm thì đói, nên khi trúng mùa phải biết dành dụm.
- Ở đây nếu có đám cưới thì rất thơ mộng cha nhỉ!
- Giáo điểm Rạch Gốc mấy năm trước làm lễ trong nhà dân, mới năm sáu tháng nay xin mãi mới hình thành được nhà nguyện. Còn giáo điểm Xẻo Lá có từ mấy năm nay rồi, giáo điểm Rạch Tàu cũng thế. Nhưng cả ba nơi chưa chính thức là họ đạo hay giáo xứ nên khi có đám cưới cô dâu, chú rể phải đi xuồng đến Kinh Nước Lên dâng lễ.
- Ôi, tội nghiệp cho cả nhà trai lẫn nhà gái quá! Vậy khi có người qua đời thì sao ạ?
- Các cha đi rất cực. Dâng lễ tại nhà thì cũng là lễ an táng luôn!
Đang nói chuyện thì chúng tôi thấy một người đi bắt cua. Cha giải thích rằng, người ta bắt cua nhỏ ở trong mấy lỗ bùn, đem về nuôi cho lớn thì ăn hoặc đem bán.
Xuồng dừng tại một giáo điểm. Con nước xuống nên bên trên là nhà nguyện bên dưới mênh mang là bùn. Gọi là Rạch Gốc vì trước đây, mỗi khi con nước xuống thì hai bên lòng sông trơ ra nhiều gốc cây. Hôm nay, ngày 24 tháng 12 giáo điểm có cổng chào, cờ quạt xanh đỏ, rõ ràng là…ngày lễ lớn. Chúng tôi được kéo lên bờ. Các ông trùm đang chuẩn bị lễ tối thế mà trong nhà nguyện vẫn ngổn ngang đồ dùng. Hang đá bên cạnh nhà nguyện, còn sân khấu diễn hoạt cảnh cũng đầy đủ phông màn, có câu đối đàng hoàng: “Mừng Giáng Sinh nhị thiên linh thập/ Chúa giáng trần hoan hỉ mừng vui”. Một ông trùm mời tôi uống nước và giải bày: “Chúng em từ tỉnh Nam Định vào đây lập nghiệp. Muốn con cháu giữ đạo tốt nên dù cực khổ mấy chúng em cũng cố xin lập nhà nguyện”. Đang nói chuyện thì có con đò chở học sinh đi qua, ông trùm nói: “Ở đây cho con đi học cực lắm cô ạ, mỗi tháng hết 300 ngàn (15 Usd) tiền đò, mà không cho chúng đi thì dốt, ở nhà buồn…”. Chúng tôi tặng quí ông trùm một phong bì để tối cùng …vui Noel, tức là…nhậu, quí ông xúc động thật rõ ràng.
Rời Rạch Gốc, chiếc xuồng của chúng tôi dính chặt xuống bùn, phải nhờ mấy ông trùm lội xuống bùn đặc để đẩy xuồng ra. Nhìn con sông rộng tôi thấy lòng thoáng buồn vì việc di chuyển khó khăn làm cho đời sống dân cư thêm cơ cực.
Đến giáo điểm Xẻo Lá, nhà nguyện bằng mái lá nhưng khuôn viên có phần rộng rãi hơn, chung quanh có vẻ tươm tất vì được dựng từ mấy năm nay. Hang đá chơ vơ giữa khoảng không, Chúa mà nằm ở đây thật là “lạnh lẽo” đúng nghĩa! Cạnh nhà thờ là quang cảnh thiên nhiên khá đẹp, thu hút tầm nhìn của người đến đây.Thật dễ thương khi bên trong nhà nguyện mái lá này có các thanh niên nam nữ đang được các sơ tập dợt hoạt cảnh cho tối nay - lễ đêm Giáng Sinh. Vào dịp lễ lớn, cha chánh xứ Kênh Nước Lên có nhờ khoảng mười Sơ ở nhà dòng về ba giáo điểm giúp cho cộng đoàn chuẩn bị lễ cho tốt trong một tuần, rồi lại về nhà dòng.
Chụp hình kỷ niệm với mấy ông biện, chúng tôi được biết thêm là tại cả ba giáo điểm, chỉ có Ban Hành Giáo là điều hành chung mọi công việc, không có đoàn thể nào hết. Và ở nơi này người dân cũng chẳng có chỗ nào để giải trí, có chăng là cái ti vi nhỏ trong nhà.
Chúng tôi vội vã lên ghe để về giáo điểm ở ngay thị trấn Năm Căn.
Giáo điểm Năm Căn và Rạch Tàu
Giáo điểm Năm Căn là một căn nhà xây trông sạch sẽ. Đó là nhà một ông chánh trương cho mượn nguyên căn, tuy khá nhỏ nhưng nơi đây có thánh lễ lễ hằng tuần. Dù nhà bên cạnh ngỏ ý bán để nhà nguyện được nới rộng nhưng Nhà Nước chỉ cho mua đất cách đó mấy km vì khu này qui hoạch. Trên đất nước Việt Nam có nhiều nhà thờ nhưng từ mấy chục năm qua, việc hình thành nhà thờ từ giáo điểm quả là khó khăn.
Có ông già Noel đến với trẻ em nhưng cha sở vẫn giới thiệu 20 gia đình nghèo để chúng tôi rộng tay chia sẻ. Thế là chúng tôi chia làm hai tốp, một tốp đến nhà người nghèo, một tốp phát tại ngay cạnh giáo điểm. Hóa ra người nghèo nhận phong bì tiền là những cụ già, người lớn tuổi bán vé số.Thôi thì người nghèo ở đâu cũng có, cứ vâng lời cha sở cho tiện.
Chương trình Noel ở đây diễn ra khá tốt lành. Vừa phát quà xong, chúng tôi vội vã thu dọn hành trang để lên tàu cao tốc đến giáo điểm Rạch Tàu. Trông chúng tôi như những nghệ sĩ chạy show, nhưng là nghệ sĩ của Chúa mà thôi!
Ngồi trên tàu cao tốc, phóng qua đoạn đường sông dài 60 km, chúng tôi lạnh run người, trời tối, chỉ thấy ánh đèn điện của những căn nhà gỗ đóng cọc sống ở trên sông. Ánh đèn pin của người lái cứ rọi là là trên mặt nước. Chúng tôi thấy lòng dâng nhiều cảm xúc khi nghĩ rằng, nhiều năm qua, ở Sài Gòn hưởng Noel với ánh đèn xanh đỏ rực rỡ, nay chúng tôi mới chia sẻ đêm Giáng Sinh cho vùng sâu vùng xa. Lòng lại vui hơn khi ngồi trên tàu cao tốc mà cứ liên tục nhận tin nhắn có lời chúc Mery Christmas đến Bông Hồng Xanh. Xin cảm ơn quí thân hữu rất nhiều và thông cảm vì không hồi báo tin nhắn được.
Giáo điểm Rạch Tàu nổi bật trong đêm vì ánh đèn trong nhà nguyện. Tàu cao tốc cặp bến khó khăn vì lối lên bờ có khá nhiều xuồng của giáo dân đi lễ. Ban Hành Giáo hớn hở đón đoàn, còn chúng tôi vội vàng vào tham dự thánh lễ, một người khác cùng vào chia quà trong phòng áo. Khi cộng đoàn rước lễ là lúc chúng tôi đã trang phục Ông già Noel và bà Chúa Tuyết đàng hoàng để xuất hiện.
Tuy số trẻ em không đông như ở họ đạo Cái Cấm nhưng bầu khí ấm cúng và rất trật tự, giáo dân rất xúc động còn trẻ con vui quá. Những chiếc áo sơ-mi trắng, những cái áo pull nhiều màu được phát đi, cháu nào cũng có quà là nước ngọt, bánh kẹo, truyện tranh Kinh Thánh. Ở đây bong bóng không được thổi lên vì phòng thánh quá chật chội, vả lại đang lễ, nếu bơm bóng mà một quả bị nổ sẽ nghe rất rõ, gây chia trí nên chúng tôi đành thôi. Nhìn cộng đoàn ở đây chúng tôi thấy thương ơi là thương! Quí vị nào ở hải ngoại muốn về thăm nơi tận cùng của nước Việt Nam thì xin mời đến giáo điểm Rạch Tàu này, cách mũi nhọn của Cà Mau trên bản đồ (gọi là cột mốc số 0 Km) có 2 cây số đường đò mà thôi, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nếu nhiều tiền thì quí vị đi tàu cao tốc, còn ít tiền thì đi xuồng vì cái nàochạy cũng hao xăng lắm! Không có con đường bộ nào vào đây cả, tất cả phải đi xuồng.
Sau khi vui Noel chúng tôi được đãi ăn món “nai đồng quê” (thịt cầy) nhưng chắc “con nai” có mấy “sui gia” nên thịt dai quá. Chúng tôi vẫn vui vẻ thưởng thức, nghe ông chánh trương giải bày sinh hoạt của điểm truyển giáo xa hun hút này: “Vào mùa hè hằng năm, tất cả các thiếu nhi của cả ba giáo điểm muốn học giáo lý để được Thêm sức hay xưng tội lần đầu, đều phải đến giáo xứ Kênh Nước Lên, được lưu trú ở đó hai tháng cho việc học. Cha xứ cho tiền ăn uống, giáo dân lo tiền đò khoảng 1 triệu đồng đưa các cháu đi”.
Ở đây có 135 hộ, gồm 516 người lớn và trẻ em. Giáo dân có 85% là sống trong những căn nhà gỗ trên sông (người ta làm cọc xi măng bê- tông, cắm xuống sông rồi làm nhà gỗ bên trên). Gia đình khá thì có vuông tôm, còn lại thì đi mò cua bắt ốc. Một tháng chỉ mò cua bắt ốc được từ 10 đến 12 ngày, còn lại là những ngày gió giông. Hôm nào trúng thì “sản phẩm” mò được bán khoảng 200 ngàn (gần 10 Usd) hôm nào “hẻo” thì bán được 50 ngàn (gần 3 Usd), thế nên ở đây ai không có nhà có đất thì nghèo lắm! Ai làm ô nhiễm môi trường để tôm cá chết là “giết” người nghèo vùng sông nước đấy! Nhà tình thương trên sông cũng tròm trèm 20 triệu đồng (1.000 Usd) một căn, hiện nay có 20 gia đình đang cần nhà.
Tạm biệt vùng đất mũi Cà Mau đầy khó khăn khi di chuyển và nhọc nhằn mới kiếm được đồng tiền. Nhìn trẻ con và cả người lớn hớn hở nhận quà, chúng tôi cũng vui khôn tả. Đây là lần đầu tiên có một ông già Noel đến giáo điểm Rạch Tàu, làm niềm vui Giáng Sinh được tăng lên. Cứ ước gì chúng tôi cũng có gấp đôi sức khỏe, tiền bạc, thời gian để làm tăng niềm vui đến nhiều nơi khác trên đất nước này.
Xem hình ảnh
Đến họ đạo Cái Cấm
Chúng tôi đến họ đạo Cái Cấm, hạt Cà Mau, giáo phận Cần Thơ vào lúc trời còn sáng. Xe để ở bên ngoài, chúng tôi đi qua cầu để vào nhà thờ. Cha xứ còn trẻ, tiếp đón vui vẻ, mấy bà bếp cũng rộn ràng cơm nước. Hình như người dân quê thấy có khách phương xa đến họ rất thích.
Cha xứ chỉ nhà giáo lý mới xây kể rằng: “Khi em về đây, nhà thờ cũng còn cứng cáp nhưng cái nhà xứ cấp 4 thì sắp sụp, phòng học giáo lý cũng không có, nên em nhờ giáo dân lần chuỗi buổi chiều sau thánh lễ, trong suốt tháng 5 để xin Đức Mẹ thương. Sau đó em trúng một tờ vé số 1,3 tỷ, thế là em xây nhà xứ, nhà giáo lý luôn…”. Tôi đáp lời: “Đức Mẹ thương cha quá đã, thế nào con cũng bắt chước, xin người nghèo đọc kinh Mân Côi!”
Họ đạo Cái Cấm có từ năm 1901 do cha Pet Nguyễn Linh Kèn và ông biện Lê Văn Hạt thành lập, nay thuộc xã Hưng Hiệp, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Thoạt nghe hai tiếng Cái Cấm, người ta nghĩ ngay đến vùng rừng thiêng nước độc hoang vu, có thú dữ nguy hiểm. Nguồn gốc tên Cái Cấm là do câu chuyện sau: Một ngày nọ, cha Kèn cùng đoàn tùy tùng đi thám hiểm sâu vùng này, thấy có quần áo tơi tả trên cây, biết đó là dấu hiệu rừng này có cọp beo ăn thịt người nên cha dừng lại bên bờ sông, ngồi nghỉ trên mảnh đất trống. Sau này, người ta cũng cấm không cho ai vào sâu trong rừng này vì có nhiều thú dữ. Nhà thờ được hình thành trên mảnh đất cha ngồi nghỉ với bảy gia đình Công giáo đầu tiên, thế là nhà thờ có tên là Cái Cấm. Từ “CÁI” là tên có “dòng họ” với các địa danh như Cái Nước, Cái Rắn, Cái Trăn, Cái Chồn, Cái Keo, Cái Nai, Cái Chim, Cái Muối…chắc là cứ từ cái tên mà suy ra tiểu sử!
Đến một nhà thờ có từ lâu đời, chúng tôi rất thích nghe về những giai thoại, nhưng ngồi nghỉ được nửa tiếng đồng hồ là chúng tôi bắt đầu phân quà thành từng gói chuẩn bị cho buổi tối vui Noel. Được các bà bếp và mấy em giáo lý viên phụ giúp, chúng tôi cũng kịp giờ dự lễ chiều ngày 23 đó. Chúng tôi tổ chức đến ba show Noel nên để chắc chắn thành công, trưởng nhóm phải làm bà già tuyết để điều khiển chương trình cho tốt. So với bà già 80 thì trưởng nhóm Bông Hồng Xanh vẫn là một “bông hồng tươi thắm”!! Có đúng không ạ?
Mở đầu chương trình, cha chánh xứ Phạm Văn Tụ lên nói lời khai mạc cuộc vui. Rồi bà Chúa Tuyết hát bài Jingle Bell bằng tiếng Anh trong tiếng đệm đàn của một Seour, làm không khí rộn ràng hẳn lên. Các cháu thích phần thi hát có thưởng, có đứa khóc với cha sở để đòi lên sân khấu. Đến phần khán giả bình chọn, các cánh tay giơ lên rất đúng điệu, y như Việt Nam Idol bình chọn bằng tin nhắn. Hai cháu hát hay nhất được nhiều cánh giơ lên thì nhận tiền và quà, các cháu còn lại được tiền an ủi. Vui ơi là vui!
Ở đây đa số là người miền Nam, thật đơn sơ, cónhững cháu phải đi qua bờ ruộng đến ba cây số để dự. Nhà thờ này có truyền thống, hễ có gì vui là các cháu ngoại đạo cũng đến tham gia rất tự nhiên. Bà Chúa Tuyết vui miệng hỏi các cháu: “ Tối nay, trông bà có đẹp không?” Nhiều cháu dài miệng ra nói: “..đ..e.ẹ..p”. Các cháu thích nhất là nước ngọt; chúng tôi đã đoán đúng tâm lý trẻ em, ngay cả chúng tôi còn thích nước ngọt nữa là các cháu!
Dự trù 300 phần quà nhưng có thêm trẻ em ngoại giáo khá đông nên chúng tôi mang hết quà ra, rồi ngày mai sẽ mua tiếp ở thị trấn Năm Căn sau. Đúng vậy, sau cuộc vui chúng tôi ra đi tiếp mà chẳng phải ôm theo gì.
Một buổi tối vui Noel thật trọn vẹn!
Hai giáo điểm cạnh bờ sông: Rạch Gốc, Xẻo Lá.
Sáng hôm sau, chúng tôi cùng cha phó họ đạo Kênh Nước Lên đi vào giáo điểm Rạch Gốc và Xẻo Lá. Trên chiếc xuồng máy có hai màu xanh chúng tôi lướt nhanh trên con sông lớn, ai không quen thấy sợ. Nơi nào thuộc vùng sông nước thường có nét giống nhau nhưng ở Cà Mau lòng sông rộng, hai bên bờ là bùn, quang cảnh nhiều vẻ tự nhiên. Cha phó nói chuyện: “Lúc đầu, di chuyển bằng xuồng nhỏ thấy sợ em mua xuồng này to hơn, đi thấy yên tâm hơn. Một cái vỏ xuồng bằng tiền mua một xe gắn máy, còn lốc máy để đẩy ghe đi thì từ 20 triệu đồng mới mạnh, nếu bảo quản tốt lốc máy sẽ dùng được năm đến sáu năm.
Giáo xứ Kênh Nước Lên có bốn giáo điểm nên hằng tháng, quí cha phải đi xuồng đến ba giáo điểm Rạch Gốc, Xẻo Lá và Rạch Tàu dâng lễ. Một giáo điểm chỉ có hai thánh lễ trong tháng nên các ông biện phải thông báo rõ ràng; còn ở thị trấn Năm Căn quí cha chỉ cần đi xe gắn máy nên Chúa nhật nào cũng có lễ. Với mẫu đối thoại của chúng tôi và cha phó, quí vị có thể hiểu được đời thường và cách sống đạo nhiêu khê ở đây:
- Người dân ở quanh ba giáo điểm này sinh sống ra sao ạ?
- Họ chỉ có nghề nuôi tôm là chính. Người ta đào ao, mua tôm giống về thả, không cần cho ăn vì vùng này nước mặn, tôm tự lớn, khi bắt chỉ cần chặn lưới ở chỗ xả nước là thu được tôm.
- Nuôi tôm mà không cần cho ăn là giàu rồi, phải không ạ!?
- Khi trúng mùa tôm thì cũng sắm sửa này nọ, nhưng bấp bênh; thất mùa tôm thì đói, nên khi trúng mùa phải biết dành dụm.
- Ở đây nếu có đám cưới thì rất thơ mộng cha nhỉ!
- Giáo điểm Rạch Gốc mấy năm trước làm lễ trong nhà dân, mới năm sáu tháng nay xin mãi mới hình thành được nhà nguyện. Còn giáo điểm Xẻo Lá có từ mấy năm nay rồi, giáo điểm Rạch Tàu cũng thế. Nhưng cả ba nơi chưa chính thức là họ đạo hay giáo xứ nên khi có đám cưới cô dâu, chú rể phải đi xuồng đến Kinh Nước Lên dâng lễ.
- Ôi, tội nghiệp cho cả nhà trai lẫn nhà gái quá! Vậy khi có người qua đời thì sao ạ?
- Các cha đi rất cực. Dâng lễ tại nhà thì cũng là lễ an táng luôn!
Đang nói chuyện thì chúng tôi thấy một người đi bắt cua. Cha giải thích rằng, người ta bắt cua nhỏ ở trong mấy lỗ bùn, đem về nuôi cho lớn thì ăn hoặc đem bán.
Xuồng dừng tại một giáo điểm. Con nước xuống nên bên trên là nhà nguyện bên dưới mênh mang là bùn. Gọi là Rạch Gốc vì trước đây, mỗi khi con nước xuống thì hai bên lòng sông trơ ra nhiều gốc cây. Hôm nay, ngày 24 tháng 12 giáo điểm có cổng chào, cờ quạt xanh đỏ, rõ ràng là…ngày lễ lớn. Chúng tôi được kéo lên bờ. Các ông trùm đang chuẩn bị lễ tối thế mà trong nhà nguyện vẫn ngổn ngang đồ dùng. Hang đá bên cạnh nhà nguyện, còn sân khấu diễn hoạt cảnh cũng đầy đủ phông màn, có câu đối đàng hoàng: “Mừng Giáng Sinh nhị thiên linh thập/ Chúa giáng trần hoan hỉ mừng vui”. Một ông trùm mời tôi uống nước và giải bày: “Chúng em từ tỉnh Nam Định vào đây lập nghiệp. Muốn con cháu giữ đạo tốt nên dù cực khổ mấy chúng em cũng cố xin lập nhà nguyện”. Đang nói chuyện thì có con đò chở học sinh đi qua, ông trùm nói: “Ở đây cho con đi học cực lắm cô ạ, mỗi tháng hết 300 ngàn (15 Usd) tiền đò, mà không cho chúng đi thì dốt, ở nhà buồn…”. Chúng tôi tặng quí ông trùm một phong bì để tối cùng …vui Noel, tức là…nhậu, quí ông xúc động thật rõ ràng.
Rời Rạch Gốc, chiếc xuồng của chúng tôi dính chặt xuống bùn, phải nhờ mấy ông trùm lội xuống bùn đặc để đẩy xuồng ra. Nhìn con sông rộng tôi thấy lòng thoáng buồn vì việc di chuyển khó khăn làm cho đời sống dân cư thêm cơ cực.
Đến giáo điểm Xẻo Lá, nhà nguyện bằng mái lá nhưng khuôn viên có phần rộng rãi hơn, chung quanh có vẻ tươm tất vì được dựng từ mấy năm nay. Hang đá chơ vơ giữa khoảng không, Chúa mà nằm ở đây thật là “lạnh lẽo” đúng nghĩa! Cạnh nhà thờ là quang cảnh thiên nhiên khá đẹp, thu hút tầm nhìn của người đến đây.Thật dễ thương khi bên trong nhà nguyện mái lá này có các thanh niên nam nữ đang được các sơ tập dợt hoạt cảnh cho tối nay - lễ đêm Giáng Sinh. Vào dịp lễ lớn, cha chánh xứ Kênh Nước Lên có nhờ khoảng mười Sơ ở nhà dòng về ba giáo điểm giúp cho cộng đoàn chuẩn bị lễ cho tốt trong một tuần, rồi lại về nhà dòng.
Chụp hình kỷ niệm với mấy ông biện, chúng tôi được biết thêm là tại cả ba giáo điểm, chỉ có Ban Hành Giáo là điều hành chung mọi công việc, không có đoàn thể nào hết. Và ở nơi này người dân cũng chẳng có chỗ nào để giải trí, có chăng là cái ti vi nhỏ trong nhà.
Chúng tôi vội vã lên ghe để về giáo điểm ở ngay thị trấn Năm Căn.
Giáo điểm Năm Căn và Rạch Tàu
Giáo điểm Năm Căn là một căn nhà xây trông sạch sẽ. Đó là nhà một ông chánh trương cho mượn nguyên căn, tuy khá nhỏ nhưng nơi đây có thánh lễ lễ hằng tuần. Dù nhà bên cạnh ngỏ ý bán để nhà nguyện được nới rộng nhưng Nhà Nước chỉ cho mua đất cách đó mấy km vì khu này qui hoạch. Trên đất nước Việt Nam có nhiều nhà thờ nhưng từ mấy chục năm qua, việc hình thành nhà thờ từ giáo điểm quả là khó khăn.
Có ông già Noel đến với trẻ em nhưng cha sở vẫn giới thiệu 20 gia đình nghèo để chúng tôi rộng tay chia sẻ. Thế là chúng tôi chia làm hai tốp, một tốp đến nhà người nghèo, một tốp phát tại ngay cạnh giáo điểm. Hóa ra người nghèo nhận phong bì tiền là những cụ già, người lớn tuổi bán vé số.Thôi thì người nghèo ở đâu cũng có, cứ vâng lời cha sở cho tiện.
Chương trình Noel ở đây diễn ra khá tốt lành. Vừa phát quà xong, chúng tôi vội vã thu dọn hành trang để lên tàu cao tốc đến giáo điểm Rạch Tàu. Trông chúng tôi như những nghệ sĩ chạy show, nhưng là nghệ sĩ của Chúa mà thôi!
Ngồi trên tàu cao tốc, phóng qua đoạn đường sông dài 60 km, chúng tôi lạnh run người, trời tối, chỉ thấy ánh đèn điện của những căn nhà gỗ đóng cọc sống ở trên sông. Ánh đèn pin của người lái cứ rọi là là trên mặt nước. Chúng tôi thấy lòng dâng nhiều cảm xúc khi nghĩ rằng, nhiều năm qua, ở Sài Gòn hưởng Noel với ánh đèn xanh đỏ rực rỡ, nay chúng tôi mới chia sẻ đêm Giáng Sinh cho vùng sâu vùng xa. Lòng lại vui hơn khi ngồi trên tàu cao tốc mà cứ liên tục nhận tin nhắn có lời chúc Mery Christmas đến Bông Hồng Xanh. Xin cảm ơn quí thân hữu rất nhiều và thông cảm vì không hồi báo tin nhắn được.
Giáo điểm Rạch Tàu nổi bật trong đêm vì ánh đèn trong nhà nguyện. Tàu cao tốc cặp bến khó khăn vì lối lên bờ có khá nhiều xuồng của giáo dân đi lễ. Ban Hành Giáo hớn hở đón đoàn, còn chúng tôi vội vàng vào tham dự thánh lễ, một người khác cùng vào chia quà trong phòng áo. Khi cộng đoàn rước lễ là lúc chúng tôi đã trang phục Ông già Noel và bà Chúa Tuyết đàng hoàng để xuất hiện.
Tuy số trẻ em không đông như ở họ đạo Cái Cấm nhưng bầu khí ấm cúng và rất trật tự, giáo dân rất xúc động còn trẻ con vui quá. Những chiếc áo sơ-mi trắng, những cái áo pull nhiều màu được phát đi, cháu nào cũng có quà là nước ngọt, bánh kẹo, truyện tranh Kinh Thánh. Ở đây bong bóng không được thổi lên vì phòng thánh quá chật chội, vả lại đang lễ, nếu bơm bóng mà một quả bị nổ sẽ nghe rất rõ, gây chia trí nên chúng tôi đành thôi. Nhìn cộng đoàn ở đây chúng tôi thấy thương ơi là thương! Quí vị nào ở hải ngoại muốn về thăm nơi tận cùng của nước Việt Nam thì xin mời đến giáo điểm Rạch Tàu này, cách mũi nhọn của Cà Mau trên bản đồ (gọi là cột mốc số 0 Km) có 2 cây số đường đò mà thôi, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nếu nhiều tiền thì quí vị đi tàu cao tốc, còn ít tiền thì đi xuồng vì cái nàochạy cũng hao xăng lắm! Không có con đường bộ nào vào đây cả, tất cả phải đi xuồng.
Sau khi vui Noel chúng tôi được đãi ăn món “nai đồng quê” (thịt cầy) nhưng chắc “con nai” có mấy “sui gia” nên thịt dai quá. Chúng tôi vẫn vui vẻ thưởng thức, nghe ông chánh trương giải bày sinh hoạt của điểm truyển giáo xa hun hút này: “Vào mùa hè hằng năm, tất cả các thiếu nhi của cả ba giáo điểm muốn học giáo lý để được Thêm sức hay xưng tội lần đầu, đều phải đến giáo xứ Kênh Nước Lên, được lưu trú ở đó hai tháng cho việc học. Cha xứ cho tiền ăn uống, giáo dân lo tiền đò khoảng 1 triệu đồng đưa các cháu đi”.
Ở đây có 135 hộ, gồm 516 người lớn và trẻ em. Giáo dân có 85% là sống trong những căn nhà gỗ trên sông (người ta làm cọc xi măng bê- tông, cắm xuống sông rồi làm nhà gỗ bên trên). Gia đình khá thì có vuông tôm, còn lại thì đi mò cua bắt ốc. Một tháng chỉ mò cua bắt ốc được từ 10 đến 12 ngày, còn lại là những ngày gió giông. Hôm nào trúng thì “sản phẩm” mò được bán khoảng 200 ngàn (gần 10 Usd) hôm nào “hẻo” thì bán được 50 ngàn (gần 3 Usd), thế nên ở đây ai không có nhà có đất thì nghèo lắm! Ai làm ô nhiễm môi trường để tôm cá chết là “giết” người nghèo vùng sông nước đấy! Nhà tình thương trên sông cũng tròm trèm 20 triệu đồng (1.000 Usd) một căn, hiện nay có 20 gia đình đang cần nhà.
Tạm biệt vùng đất mũi Cà Mau đầy khó khăn khi di chuyển và nhọc nhằn mới kiếm được đồng tiền. Nhìn trẻ con và cả người lớn hớn hở nhận quà, chúng tôi cũng vui khôn tả. Đây là lần đầu tiên có một ông già Noel đến giáo điểm Rạch Tàu, làm niềm vui Giáng Sinh được tăng lên. Cứ ước gì chúng tôi cũng có gấp đôi sức khỏe, tiền bạc, thời gian để làm tăng niềm vui đến nhiều nơi khác trên đất nước này.