PHẦN HAI: LỜI TRONG GIÁO HỘI
“Nhưng với những ai đón nhận Người, Người ban cho quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12).
Lời Chúa và Giáo Hội
Giáo Hội lãnh nhận lời
Chúa nói lời của Người để những người đã được dựng nên “qua” lời ấy tiếp nhận nó. “Người đến giữa nhà Người” (Ga 1:11): lời Người đâu có phải là một điều hoàn toàn xa lạ với chúng ta; sáng thế đã được Chúa muốn cho có liên hệ thân thiết với chính sự sống Thiên Chúa. Ấy thế nhưng, Tự Ngôn của Tin Mừng Thứ Tư cũng vẫn đặt ta trước sự từ khước lời Chúa bởi “người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1:11). Không đón nhận Người là không lắng nghe tiếng Người, không nên đồng hình đồng dạng với Logos. Mặt khác, bất cứ khi nào con người, dù yếu đuối và tội lỗi, nhưng thành thực mở lòng ra gặp gỡ Chúa Kitô, thì lập tức một sự biến đổi căn để sẽ bắt đầu diễn ra: “Còn những ai đón nhận Người, thì Người cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12). Đón nhận Lời là để Người lên khuôn ta, và do đó, để ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, “Con Một Chúa Cha” (Ga 1:14), nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Đó là khởi đầu của một sáng thế mới; một tạo vật mới đã được sinh ra, một dân tộc mới được ra đời. Những ai biết tin, nghĩa là biết sống vâng theo đức tin, đều “từ Thiên Chúa sinh ra” (Ga 1:13) và được dự phần vào sự sống Thiên Chúa: làm con trong Chúa Con (xem Gl 4:5-6; Rm 8:14-17). Như Thánh Augustinô đã nói một cách đẹp đẽ khi chú giải đoạn trích từ Tin Mừng của Thánh Gioan này: “anh em đã được tạo dựng nhờ lời, thì nay anh em cũng phải được tái tạo nhờ lời vậy” (174). Ở đây ta thoáng thấy khuôn mặt Giáo Hội như một thực tại được xác định bởi việc đón nhận Lời Thiên Chúa, Đấng khi mang lấy xác phàm đã đến dựng lều của Người giữa chúng ta (xem Ga 1:14). Nơi Thiên Chúa ở giữa loài người này, cái Nhà Tạm (xem Xh 26:1) này, từng được tiên báo trong Cựu Ước, nay đã nên trọn trong sự hiện diện dứt khoát của Thiên Chúa giữa chúng ta nơi Chúa Kitô.
Sự hiện diện liên tiếp của Chúa Kitô trong đời sống Giáo Hội
Ta không thể hiểu trọn vẹn mối liên hệ giữa Chúa Kitô, Lời Chúa Cha, và Giáo Hội nếu chỉ căn cứ vào các biến cố dĩ vãng; đúng hơn, nó là một mối liên hệ sống động mà đích thân mỗi thành phần tín hữu đều được mời gọi tiến vào. Ta đang nói tới sự hiện diện lời Chúa đối với chúng ta hôm nay: “Này, Thầy ở với các con mãi mãi, cho đến tận cùng thời gian” (Mt 28:20). Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: “Sự liên quan của Chúa Kitô đối với con người muôn thuở được biểu lộ rõ trong nhiệm thể của Người là Giáo Hội. Vì lý do đó, Chúa hứa ban cho các môn đệ Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ ‘làm họ nhớ lại’ và dạy họ hiểu các giới răn của Người (xem Ga 14:26) và sẽ là nguyên lý và suối nguồn bất tận của sự sống mới trên thế giới (xem Ga 3:5-8; Rm 8:1-13) (175). Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” phát biểu mầu nhiệm này bằng cách sử dụng ẩn dụ cuộc đối thoại phu phụ: “Thiên Chúa, Đấng từng nói trong quá khứ, nay vẫn tiếp tục chuyện trò với hiền thê của Con yêu quí mình. Còn Chúa Thánh Thần, mà nhờ Người, tiếng nói sống động của Tin Mừng tiếp tục vang lên trong Giáo Hội, và qua Giáo Hội,vang lên trên thế giới, vẫn đang dẫn dắt các tín hữu tới chân lý trọn vẹn và làm cho lời của Chúa Kitô cư ngụ trong họ với hết mọi nét phong phú của nó”(176).
Ngày nay, Nàng Dâu của Chúa Kitô, một bậc thầy vĩ đại của nghệ thuật lắng nghe, cũng đang tin yêu lặp lại: “Lạy Chúa, xin hãy nói, Giáo Hội của Ngài đang lắng nghe” (177). Vì lý do này, Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” cố ý bắt đầu bằng những lời sau đây: “bằng cách nghe lời Chúa một cách cung kính và công bố lời ấy một cách tự tin, Thánh Công Đồng này…” (178). Ở đây, ta gặp được câu định nghĩa đầy năng động về đời sống Giáo Hội: Giáo Hội là một cộng đồng nghe và công bố lời Chúa. Giáo Hội hút được sự sống không phải từ chính mình nhưng từ Tin Mừng, và từ Tin Mừng, Giáo Hội khám phá ra như mới chính phương hướng cho cuộc hành trình của mình. Đây là lối tiếp cận mà mọi Kitô hữu cần hiểu và áp dụng cho chính mình: chỉ những ai biết trước nhất đặt mình vào thái độ lắng nghe lời Chúa mới có thể tiến triển để trở thành người loan báo lời ấy (179). Ngày nay, trong lời được công bố và lắng nghe của Chúa, và trong các bí tích, Chúa Giêsu đang lên tiếng với mỗi người chúng ta, ở đây và ngay lúc này: “Thầy là của chúng con, Thầy hiến mình Thầy cho các con”; để ta tiếp nhận và đáp lại rằng: “con là của Chúa” (180). Như thế, Giáo Hội xuất hiện như một môi trường trong đó, nhờ ơn thánh, ta cảm nghiệm được điều Thánh Gioan từng nói với ta trong Tự Ngôn Tin Mừng của ngài: “với những ai đón nhận Người, Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12).
Phụng vụ, khung cảnh tuyệt vời của Lời Thiên Chúa
Lời Thiên Chúa trong phụng vụ thánh
Khi coi Giáo Hội như "nhà của lời” (181), ta cần trước hết lưu tâm tới phụng vụ thánh, vì phụng vụ chính là khung cảnh tuyệt vời trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta trong chính cuộc sống của ta; ngày nay, Người nói với dân Người, những người đang lắng nghe và đáp lại. Từ bản chất, mọi hành vi phụng vụ đều chìm ngập trong Sách Thánh. Theo lời Hiến Chế “Thánh Công Đồng”, “Sách Thánh có tầm quan trọng hết sức lớn lao trong việc cử hành phụng vụ. Từ Sách Thánh, các bài đọc được lấy ra để được giải thích trong bài giảng lễ, cả các thánh vịnh dùng để ca hát nữa. Từ Sách Thánh, các lời cầu xin, các kinh nguyện và phụng ca có được sự linh hứng và chất liệu của chúng. Từ Sách Thánh, các hành vi và dấu hiệu phụng vụ rút tỉa được ý nghĩa của chúng” (182). Còn hơn thế nữa, ta phải nói rằng chính Chúa Kitô “hiện diện nơi lời của Người, vì chính người lên tiếng khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội” (183). Thực thế, “việc cử hành phụng vụ trở thành việc trình bày lời Chúa cách liên tục, trọn vẹn và hữu hiệu. Lời Chúa, khi được liên tục công bố trong phụng vụ, luôn là lời sống động và hữu hiệu nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Nó diễn tả tình yêu của Chúa Cha, một tình yêu bao giờ cũng có hiệu lực đối với chúng ta” (184). Giáo Hội luôn nhận ra rằng trong hành động phụng vụ, lời Chúa đi đôi với hành động bên trong của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho lời ấy thành hữu hiệu trong tâm hồn tín hữu. Nhờ Đấng Bảo Trợ, “lời Chúa trở nên nền tảng cho việc cử hành phụng vụ, và là qui luật và sự nâng đỡ cho trọn đời sống ta. Hành động của cùng một Chúa Thánh Thần này … sẽ đem đến cá nhân mỗi người mọi sự mà trong lúc công bố lời Chúa từng được nói tới vì lợi ích của toàn thể cộng đoàn. Khi tăng cường sự hợp nhất mọi người, Chúa Thánh Thần cũng đồng thời cổ vũ tính đa dạng của ơn phúc và đẩy xa hơn nữa việc làm có tính đa dạng của các ơn phúc này” (185).
Như thế, để hiểu lời Chúa, ta cần biết lượng giá và cảm nghiệm được ý nghĩa và giá trị chủ yếu của hành động phụng vụ. Một cái hiểu đầy đức tin về Sách Thánh luôn phải tái qui chiếu trở lại phụng vụ, trong đó, lời Chúa được cử hành như một lời hợp thời và sống động: “Trong phụng vụ, Giáo Hội luôn trung thành gắn bó với cách Chúa Kitô đọc và giải thích Sách Thánh, bắt đầu với việc Người vào hội đường và yêu cầu mọi người tìm kiếm Sách Thánh (186).
Ở đây, ta được thấy khoa sư phạm đầy khôn ngoan của Giáo Hội; khoa sư phạm này công bố và lắng nghe Sách Thánh theo nhịp điệu của năm phụng vụ. Việc trải dài lời Chúa trong thời gian này trước nhất diễn ra trong việc cử hành Thánh Thể và trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Ở tâm điểm mọi điều ấy, ta thấy mầu nhiệm vượt qua ngời sáng lên và quanh mầu nhiệm ấy, tỏa sáng mọi mầu nhiệm của Chúa Kitô và lịch sử cứu rỗi trở thành hiện tại một cách bí tích: “Nhờ nhắc lại các mầu nhiệm cứu chuộc cách đó, Giáo Hội mở tung cho các tín hữu mọi kho lẫm của hành động cứu rỗi và công nghiệp của Chúa mình, và làm chúng trở thành hiện tại đối với mọi thời, giúp tín hữu bước vào tiếp xúc với chúng và được tràn đầy ơn cứu độ” (187). Vì lý do này, tôi khuyến khích các Mục Tử của Giáo Hội và mọi người dấn thân vào công trình mục vụ hãy lo liệu để mọi tín hữu học cách biết thưởng ngoạn ý nghĩa thâm hậu của lời Chúa đang được biểu lộ hàng năm trong phụng vụ, mạc khải cho ta các màu nhiệm nền tảng của đức tin. Điều này, ngược lại, chính là nền tảng của lối tiếp cận chính xác đối với Sách Thánh.
Sách Thánh và các bí tích
Khi thảo luận tầm quan trọng của phụng vụ đối với việc hiểu lời Chúa, Thượng Hội Đồng Các Giám Mục đã làm nổi bật mối tương quan giữa Sách Thánh và hành động của các bí tích. Ngày nay, đang có nhu cầu lớn muốn tìm tòi sâu xa hơn mối tương quan giữa lời và bí tích trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội và trong suy tư thần học (188). Chắc chắn “phụng vụ lời Chúa là yếu tố quyết định trong việc cử hành mỗi bí tích của Giáo Hội” (189); Tuy nhiên, trong thực hành mục vụ, tín hữu không luôn luôn ý thức được mối dây nối kết ấy; họ cũng không đánh giá được tính thống nhất giữa cử chỉ và lời nói. “Nhiệm vụ của linh mục và phó tế, nhất là khi họ cử hành các bí tích, là phải giải thích tính thống nhất giữa lời và bí tích trong thừa tác vụ của Giáo Hội” (190). Mối tương quan giữa lời và cử chỉ bí tích chính là biểu thức phụng vụ của hoạt động Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi xét theo đặc điểm thực hiện (performative character) của lời. Trong lịch sử cứu rỗi, không hề có sự phân rẽ giữa điều Chúa nói và điều Người làm. Lời Người luôn tỏ ra sống động và linh hoạt (xem Dt 4:12) như chính hạn từ Hípri dabar đã chỉ rõ. Trong hành động phụng vụ, ta cũng thấy lời Người thực hiện đầy đủ những gì nó nói ra. Khi giáo dục Dân Chúa biết khám phá ra đặc điểm thực hiện của lời Chúa trong phụng vụ, ta sẽ giúp họ biết nhận ra hoạt động của Người trong lịch sử cứu rỗi và trong cuộc sống cá nhân của họ.
Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể
Những điều vừa nói một cách tổng quát về mối tương quan giữa lời và bí tích sẽ có ý nghĩa sâu xa hơn khi ta xét tới việc cử hành Bí Tích Thánh Thể. Tính thống nhất sâu sắc giữa lời và Bí Tích Thánh Thể đặt cơ sở trên chính chứng tá của Sách Thánh (xem Ga 6; Lc 24), được các Giáo Phụ chứng thực và được Công Đồng Vatican II tái khẳng định (191). Ở đây, ta nghĩ tới lời Chúa Giêsu phán về bánh ban sự sống tại hội đường Caphácnaum (xem Ga 6:22-69), với việc so sánh hàm ẩn giữa Môsê và Chúa Giêsu, giữa người từng nói mặt đối mặt với Thiên Chúa (xemXh 33:11) và Đấng làm Thiên Chúa được biết đến (xem Ga 1:18). Lời Chúa Giêsu về bánh có ý nói tới ơn phúc của Thiên Chúa, mà Môsê nhận được cho dân ông với manna trong sa mạc, nhưng thực sự cũng là Tôra, lời ban sự sống của Thiên Chúa (xem Tv 119; Cn 9:5). Bằng chính con người mình, Chúa Giêsu làm nên trọn hình ảnh xưa: “Bánh Thiên Chúa là bánh từ trời, ban sự sống cho thế gian”… “Ta là bánh sự sống” (Ga 6:33-35). Ở đây, “lề luật đã trở nên một ngôi vị. Khi ta gặp gỡ Chúa Giêsu, ta được dưỡng nuôi bằng chính Thiên Chúa hằng sống, có thể nói như thế; ta thực sự ăn ‘bánh bởi trời’” (192). Trong bài giảng tại Caphácnaum, Tự Ngôn của Thánh Gioan được nâng lên một bình diện sâu sắc hơn. Logos của Thiên Chúa trở nên xác phàm, còn ở đây xác phàm ấy trở nên “bánh” ban sự sống cho thế gian (xem Ga 6:51), có ý ám chỉ việc tự hiến của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm thập giá, được củng cố bằng các lời nói về máu Người, được ban làm của uống (xem 6:53). Mầu nhiệm Thánh Thể tỏ lộ manna đích thật, bánh thực sự bởi trời: nó chính là Logos của Thiên Chúa đã thành xác phàm, tự hiến cho ta trong mầu nhiệm vượt qua.
Trình thuật của Thánh Luca về các môn đệ trên đường đi Emmau giúp ta suy niệm xa hơn về mối liên kết giữa việc nghe lời Chúa và việc bẻ bánh (xem Lc 24:13-35). Chúa Giêsu tiến gần lại các môn đệ sau ngày Sabát, lắng nghe họ nói về những hy vọng đã tan tành, và khi đang cùng đi một hành trình với họ, Người “giải thích cho họ mọi điều trong Sách Thánh liên quan đến Người” (24:27). Hai môn đệ bắt đầu nhìn Sách Thánh một cách mới hẳn khi cùng đi với người lữ khách lạ lẫm nhưng xem ra hết sức quen thuộc với đời họ này. Những điều xẩy ra trong mấy ngày qua xem ra không còn là thất bại đối với họ nữa, nhưng là một sự nên trọn và là một khởi đầu mới. Ấy thế nhưng, rõ ràng ngay những lời ấy cũng chưa đủ cho hai môn đệ. Tin Mừng Luca thuật lại rằng “con mắt của họ mở ra và họ nhận ra Người” (24:31) chỉ sau khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ, trong khi trước đó “mắt họ không nhận ra Người” (24:16). Sự hiện diện của Chúa Giêsu, đầu tiên bằng lời và sau đó bằng hành vi bẻ bánh, đã làm cho các môn đệ nhận ra Người. Giờ đây, họ có khả năng đánh giá theo cách mới tất cả những gì họ từng được cảm nghiệm với Người trước đây: “trái tim ta đã không bừng bừng trong ta khi Người nói với ta trên đường trong khi mở Sách Thánh cho ta đó sao?” (24:32).
Từ các trình thuật này, ta thấy rõ chính Sách Thánh chỉ cho ta biết đánh giá mối liên kết không thể nào bẻ gẫy giữa nó và Thánh Thể. “Không bao giờ có thể quên được rằng lời Chúa, được Giáo Hội đọc và công bố, có mục tiêu là hy lễ của giao ước mới và bàn tiệc ơn thánh là Phép Thánh Thể” (193). Lời Chúa và Phép Thánh Thể gắn bó với nhau một cách sâu xa đến độ ta không thể hiểu được thực tại này mà không có thực tại kia: lời Chúa đã mặc lấy xác phàm một cách bí tích trong biến cố Thánh Thể. Thánh Thể mở đường cho ta hiểu Sách Thánh, cũng thế, về phần mình Sách Thánh soi sáng và giải thích mầu nhiệm Thánh Thể. Nếu không thừa nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, cái hiểu của ta về Sách Thánh sẽ mãi mãi không đầy đủ. Vì lý do này, “Giáo Hội vốn tôn kính lời Chúa và mầu nhiệm Thánh Thể với cùng một lòng tôn kính, dù không cùng một sự thờ phượng, và nhấn mạnh cũng như phê chuẩn lòng tôn kính ấy luôn luôn và ở mọi nơi. Được Đấng Sáng Lập ra mình thúc giục, Giáo Hội không bao giờ ngưng cử hành mầu nhiệm vượt qua này của Người bằng việc đến với nhau để đọc ‘những điều liên quan tới Người trong Sách Thánh’ (Lc 24:27) và tiến hành công trình cứu rỗi qua việc cử hành lễ tưởng niệm Người và qua các bí tích” (194).
Tính bí tích của lời Chúa
Suy niệm về đặc điểm thực hiện của lời Chúa trong hành động bí tích và việc mỗi ngày biết đánh giá nhiều hơn mối tương quan giữa lời Chúa và Thánh Thể còn dẫn ta tới một chủ đề có ý nghĩa nữa từng được nêu ra tại Thượng Hội Đồng, đó là tính bí tích của lời Chúa (195). Ở đây, thiết tưởng sẽ có ích nếu ta nhớ lại rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nhắc tới “đặc điểm bí tích của mạc khải” và cách riêng tới “dấu chỉ của Phép Thánh Thể trong đó sự hợp nhất bất khả tiêu giữa điều chỉ dấu và điều được chỉ dấu giúp ta nắm vững các sâu sắc của mầu nhiệm” (196). Ta sẽ thấy ra rằng ở tâm điểm tính bí tích của lời Chúa chính là mầu nhiệm nhập thể: “Lời thành xác phàm” (Ga 1:14), thực tại của mầu nhiệm mạc khải đã được biếu tặng ta trong “xác phàm” Chúa Con. Lời của Thiên Chúa nay có thể được đức tin lĩnh hội nhờ “dấu chỉ” là lời và hành động con người. Đức tin nhìn nhận Lời của Thiên Chúa bằng cách chấp nhận các lời và hành động Người dùng để tự mạc khải cho chúng ta. Đặc điểm bí tích của mạc khải, ngược lại, chỉ cho ta thấy lịch sử cứu rỗi, thấy cách thế lời Chúa bước vào thời gian và không gian và nói với con người, những chủ thể được mời gọi đón nhận hồng ân của Người trong đức tin.
Như thế, ta có thể hiểu tính bí tích của lời Chúa bằng cách so sánh với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô dưới các hình bánh và rượu đã được truyền phép (197). Khi tiến lên bàn thờ và tham dự tiệc Thánh Thể, ta thực sự dự phần vào mình và máu Chúa Kitô. Việc công bố lời Chúa lúc cử hành kéo theo việc nhìn nhận rằng chính Chúa Giêsu đang hiện diện, rằng Người nói với ta (198), và Người muốn được ta nghe Người. Thánh Giêrôm nói tới cách ta phải tiếp cận cả Thánh Thể lẫn lời Chúa như sau: “Chúng ta đang đọc Sách Thánh. Đối với tôi, Tin Mừng là Thân Thể Chúa Kitô; đối với tôi, Sách Thánh là giáo huấn của Người. Và khi Người nói: Ai không ăn thịt Ta và uống máu Ta (xem Ga 6:53), thì dù những lời này được hiểu về Mầu Nhiệm (Thánh Thể), nhưng thân thể và máu Chúa Kitô quả là lời Sách Thánh, giáo huấn của Thiên Chúa. Khi ta tiếp cận Mầu Nhiệm (Thánh Thể), nếu một vụn rơi xuống đất, ta bối rối lo lắng. Ấy thế mà khi nghe lời Chúa, và Lời Thiên Chúa cùng Mình và Máu Chúa Kitô ồ ạt đổ vào tai ta, nhưng ta lại không hề chú ý, há ta lại không cảm thấy liều lĩnh quá hay sao?” (199). Hiện diện thực sự dưới hình bánh và rượu, Chúa Kitô cũng hiên diện tương tự như thế trong lời được công bố trong phụng vụ. Như thế, hiểu sâu xa hơn tính bí tích của lời Chúa sẽ dẫn ta tới một cái hiểu thống nhất hơn về mầu nhiệm mạc khải, vốn xẩy ra qua “việc làm và lời nói có liên hệ mật thiết với nhau” (200); biết đánh giá điều đó nhất định sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đời sống thiêng liêng của tín hữu và sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội.
Sách Thánh và Sách Các Bài Đọc
Khi nhấn mạnh tới mối liên kết giữa lời Chúa và Thánh Thể, Thượng Hội Đồng cũng rất đúng khi muốn kêu gọi ta chú ý tới một số khía cạnh của việc cử hành có liên hệ tới việc phục vụ lời Chúa. Trước nhất, tôi muốn nhắc tới tầm quan trọng của Sách Các Bài Đọc. Cuộc canh tân do Công Đồng Vatican II kêu gọi (201) đã mang lại kết quả qua việc ta tiếp xúc phong phú hơn với Sách Thánh mà hiện nay được cung cấp dồi dào, nhất là trong Thánh Lễ Chúa Nhật. Cấu trúc hiện nay của Sách Các Bài Đọc không những cho thấy nhiều bản văn quan trọng hơn của Sách Thánh được cung cấp thường xuyên hơn, mà còn giúp ta hiểu tính thống nhất trong kế hoạch của Thiên Chúa nhờ tác động qua lại giữa các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước, một tác động qua lại “trong đó, Chúa Kitô là khuôn mặt trung tâm, được tưởng niệm trong mầu nhiệm vượt qua của Người” (202). Bất cứ các khó khăn còn tồn đọng nào chưa giúp ta nhìn ra mối tương quan giữa các bài đọc này cần phải được giải quyết dưới ánh sáng lối giải thích hợp qui điển (canonical interpretation) nghĩa là phải qui chiếu tới tính thống nhất cố hữu của Thánh Kinh như một toàn bộ. Bất cứ khi nào cần, các cơ quan và nhóm có khả năng nên cung cấp các ấn phẩm nhằm trình bày mối liên hệ qua lại giữa các bài đọc của Sách Các Bài Đọc, tất cả những ấn phẩm này nên được công bố cho hội nghị phụng vụ tùy theo nhu cầu phụng vụ của từng thời kỳ. Các vấn đề hay khó khăn khác nên được trình cho Bộ Phụng Thờ Thánh và Kỷ Luật Bí Tích.
Chúng ta cũng không nên bỏ qua sự kiện này là Sách Các Bài Đọc hiện nay thuộc Nghi Lễ La Tinh vốn có một ý nghĩa đại kết, vì nó cũng đang được sử dụng và trân quí bởi nhiều cộng đồng chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Vấn đề Sách Các Bài Đọc vốn được xem sét cách khác trong nền phụng vụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương; Thượng Hội Đồng yêu cầu rằng vấn đề này cần được “xem sét một cách có thẩm quyền” (203), phù hợp với truyền thống và năng quyền riêng của các Giáo Hội độc lập, cũng như quan tâm tới ngữ cảnh đại kết.
“Nhưng với những ai đón nhận Người, Người ban cho quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12).
Lời Chúa và Giáo Hội
Giáo Hội lãnh nhận lời
Chúa nói lời của Người để những người đã được dựng nên “qua” lời ấy tiếp nhận nó. “Người đến giữa nhà Người” (Ga 1:11): lời Người đâu có phải là một điều hoàn toàn xa lạ với chúng ta; sáng thế đã được Chúa muốn cho có liên hệ thân thiết với chính sự sống Thiên Chúa. Ấy thế nhưng, Tự Ngôn của Tin Mừng Thứ Tư cũng vẫn đặt ta trước sự từ khước lời Chúa bởi “người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1:11). Không đón nhận Người là không lắng nghe tiếng Người, không nên đồng hình đồng dạng với Logos. Mặt khác, bất cứ khi nào con người, dù yếu đuối và tội lỗi, nhưng thành thực mở lòng ra gặp gỡ Chúa Kitô, thì lập tức một sự biến đổi căn để sẽ bắt đầu diễn ra: “Còn những ai đón nhận Người, thì Người cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12). Đón nhận Lời là để Người lên khuôn ta, và do đó, để ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, “Con Một Chúa Cha” (Ga 1:14), nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Đó là khởi đầu của một sáng thế mới; một tạo vật mới đã được sinh ra, một dân tộc mới được ra đời. Những ai biết tin, nghĩa là biết sống vâng theo đức tin, đều “từ Thiên Chúa sinh ra” (Ga 1:13) và được dự phần vào sự sống Thiên Chúa: làm con trong Chúa Con (xem Gl 4:5-6; Rm 8:14-17). Như Thánh Augustinô đã nói một cách đẹp đẽ khi chú giải đoạn trích từ Tin Mừng của Thánh Gioan này: “anh em đã được tạo dựng nhờ lời, thì nay anh em cũng phải được tái tạo nhờ lời vậy” (174). Ở đây ta thoáng thấy khuôn mặt Giáo Hội như một thực tại được xác định bởi việc đón nhận Lời Thiên Chúa, Đấng khi mang lấy xác phàm đã đến dựng lều của Người giữa chúng ta (xem Ga 1:14). Nơi Thiên Chúa ở giữa loài người này, cái Nhà Tạm (xem Xh 26:1) này, từng được tiên báo trong Cựu Ước, nay đã nên trọn trong sự hiện diện dứt khoát của Thiên Chúa giữa chúng ta nơi Chúa Kitô.
Sự hiện diện liên tiếp của Chúa Kitô trong đời sống Giáo Hội
Ta không thể hiểu trọn vẹn mối liên hệ giữa Chúa Kitô, Lời Chúa Cha, và Giáo Hội nếu chỉ căn cứ vào các biến cố dĩ vãng; đúng hơn, nó là một mối liên hệ sống động mà đích thân mỗi thành phần tín hữu đều được mời gọi tiến vào. Ta đang nói tới sự hiện diện lời Chúa đối với chúng ta hôm nay: “Này, Thầy ở với các con mãi mãi, cho đến tận cùng thời gian” (Mt 28:20). Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: “Sự liên quan của Chúa Kitô đối với con người muôn thuở được biểu lộ rõ trong nhiệm thể của Người là Giáo Hội. Vì lý do đó, Chúa hứa ban cho các môn đệ Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ ‘làm họ nhớ lại’ và dạy họ hiểu các giới răn của Người (xem Ga 14:26) và sẽ là nguyên lý và suối nguồn bất tận của sự sống mới trên thế giới (xem Ga 3:5-8; Rm 8:1-13) (175). Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” phát biểu mầu nhiệm này bằng cách sử dụng ẩn dụ cuộc đối thoại phu phụ: “Thiên Chúa, Đấng từng nói trong quá khứ, nay vẫn tiếp tục chuyện trò với hiền thê của Con yêu quí mình. Còn Chúa Thánh Thần, mà nhờ Người, tiếng nói sống động của Tin Mừng tiếp tục vang lên trong Giáo Hội, và qua Giáo Hội,vang lên trên thế giới, vẫn đang dẫn dắt các tín hữu tới chân lý trọn vẹn và làm cho lời của Chúa Kitô cư ngụ trong họ với hết mọi nét phong phú của nó”(176).
Ngày nay, Nàng Dâu của Chúa Kitô, một bậc thầy vĩ đại của nghệ thuật lắng nghe, cũng đang tin yêu lặp lại: “Lạy Chúa, xin hãy nói, Giáo Hội của Ngài đang lắng nghe” (177). Vì lý do này, Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” cố ý bắt đầu bằng những lời sau đây: “bằng cách nghe lời Chúa một cách cung kính và công bố lời ấy một cách tự tin, Thánh Công Đồng này…” (178). Ở đây, ta gặp được câu định nghĩa đầy năng động về đời sống Giáo Hội: Giáo Hội là một cộng đồng nghe và công bố lời Chúa. Giáo Hội hút được sự sống không phải từ chính mình nhưng từ Tin Mừng, và từ Tin Mừng, Giáo Hội khám phá ra như mới chính phương hướng cho cuộc hành trình của mình. Đây là lối tiếp cận mà mọi Kitô hữu cần hiểu và áp dụng cho chính mình: chỉ những ai biết trước nhất đặt mình vào thái độ lắng nghe lời Chúa mới có thể tiến triển để trở thành người loan báo lời ấy (179). Ngày nay, trong lời được công bố và lắng nghe của Chúa, và trong các bí tích, Chúa Giêsu đang lên tiếng với mỗi người chúng ta, ở đây và ngay lúc này: “Thầy là của chúng con, Thầy hiến mình Thầy cho các con”; để ta tiếp nhận và đáp lại rằng: “con là của Chúa” (180). Như thế, Giáo Hội xuất hiện như một môi trường trong đó, nhờ ơn thánh, ta cảm nghiệm được điều Thánh Gioan từng nói với ta trong Tự Ngôn Tin Mừng của ngài: “với những ai đón nhận Người, Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1:12).
Phụng vụ, khung cảnh tuyệt vời của Lời Thiên Chúa
Lời Thiên Chúa trong phụng vụ thánh
Khi coi Giáo Hội như "nhà của lời” (181), ta cần trước hết lưu tâm tới phụng vụ thánh, vì phụng vụ chính là khung cảnh tuyệt vời trong đó Thiên Chúa nói với chúng ta trong chính cuộc sống của ta; ngày nay, Người nói với dân Người, những người đang lắng nghe và đáp lại. Từ bản chất, mọi hành vi phụng vụ đều chìm ngập trong Sách Thánh. Theo lời Hiến Chế “Thánh Công Đồng”, “Sách Thánh có tầm quan trọng hết sức lớn lao trong việc cử hành phụng vụ. Từ Sách Thánh, các bài đọc được lấy ra để được giải thích trong bài giảng lễ, cả các thánh vịnh dùng để ca hát nữa. Từ Sách Thánh, các lời cầu xin, các kinh nguyện và phụng ca có được sự linh hứng và chất liệu của chúng. Từ Sách Thánh, các hành vi và dấu hiệu phụng vụ rút tỉa được ý nghĩa của chúng” (182). Còn hơn thế nữa, ta phải nói rằng chính Chúa Kitô “hiện diện nơi lời của Người, vì chính người lên tiếng khi Sách Thánh được đọc lên trong Giáo Hội” (183). Thực thế, “việc cử hành phụng vụ trở thành việc trình bày lời Chúa cách liên tục, trọn vẹn và hữu hiệu. Lời Chúa, khi được liên tục công bố trong phụng vụ, luôn là lời sống động và hữu hiệu nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Nó diễn tả tình yêu của Chúa Cha, một tình yêu bao giờ cũng có hiệu lực đối với chúng ta” (184). Giáo Hội luôn nhận ra rằng trong hành động phụng vụ, lời Chúa đi đôi với hành động bên trong của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho lời ấy thành hữu hiệu trong tâm hồn tín hữu. Nhờ Đấng Bảo Trợ, “lời Chúa trở nên nền tảng cho việc cử hành phụng vụ, và là qui luật và sự nâng đỡ cho trọn đời sống ta. Hành động của cùng một Chúa Thánh Thần này … sẽ đem đến cá nhân mỗi người mọi sự mà trong lúc công bố lời Chúa từng được nói tới vì lợi ích của toàn thể cộng đoàn. Khi tăng cường sự hợp nhất mọi người, Chúa Thánh Thần cũng đồng thời cổ vũ tính đa dạng của ơn phúc và đẩy xa hơn nữa việc làm có tính đa dạng của các ơn phúc này” (185).
Như thế, để hiểu lời Chúa, ta cần biết lượng giá và cảm nghiệm được ý nghĩa và giá trị chủ yếu của hành động phụng vụ. Một cái hiểu đầy đức tin về Sách Thánh luôn phải tái qui chiếu trở lại phụng vụ, trong đó, lời Chúa được cử hành như một lời hợp thời và sống động: “Trong phụng vụ, Giáo Hội luôn trung thành gắn bó với cách Chúa Kitô đọc và giải thích Sách Thánh, bắt đầu với việc Người vào hội đường và yêu cầu mọi người tìm kiếm Sách Thánh (186).
Ở đây, ta được thấy khoa sư phạm đầy khôn ngoan của Giáo Hội; khoa sư phạm này công bố và lắng nghe Sách Thánh theo nhịp điệu của năm phụng vụ. Việc trải dài lời Chúa trong thời gian này trước nhất diễn ra trong việc cử hành Thánh Thể và trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Ở tâm điểm mọi điều ấy, ta thấy mầu nhiệm vượt qua ngời sáng lên và quanh mầu nhiệm ấy, tỏa sáng mọi mầu nhiệm của Chúa Kitô và lịch sử cứu rỗi trở thành hiện tại một cách bí tích: “Nhờ nhắc lại các mầu nhiệm cứu chuộc cách đó, Giáo Hội mở tung cho các tín hữu mọi kho lẫm của hành động cứu rỗi và công nghiệp của Chúa mình, và làm chúng trở thành hiện tại đối với mọi thời, giúp tín hữu bước vào tiếp xúc với chúng và được tràn đầy ơn cứu độ” (187). Vì lý do này, tôi khuyến khích các Mục Tử của Giáo Hội và mọi người dấn thân vào công trình mục vụ hãy lo liệu để mọi tín hữu học cách biết thưởng ngoạn ý nghĩa thâm hậu của lời Chúa đang được biểu lộ hàng năm trong phụng vụ, mạc khải cho ta các màu nhiệm nền tảng của đức tin. Điều này, ngược lại, chính là nền tảng của lối tiếp cận chính xác đối với Sách Thánh.
Sách Thánh và các bí tích
Khi thảo luận tầm quan trọng của phụng vụ đối với việc hiểu lời Chúa, Thượng Hội Đồng Các Giám Mục đã làm nổi bật mối tương quan giữa Sách Thánh và hành động của các bí tích. Ngày nay, đang có nhu cầu lớn muốn tìm tòi sâu xa hơn mối tương quan giữa lời và bí tích trong hoạt động mục vụ của Giáo Hội và trong suy tư thần học (188). Chắc chắn “phụng vụ lời Chúa là yếu tố quyết định trong việc cử hành mỗi bí tích của Giáo Hội” (189); Tuy nhiên, trong thực hành mục vụ, tín hữu không luôn luôn ý thức được mối dây nối kết ấy; họ cũng không đánh giá được tính thống nhất giữa cử chỉ và lời nói. “Nhiệm vụ của linh mục và phó tế, nhất là khi họ cử hành các bí tích, là phải giải thích tính thống nhất giữa lời và bí tích trong thừa tác vụ của Giáo Hội” (190). Mối tương quan giữa lời và cử chỉ bí tích chính là biểu thức phụng vụ của hoạt động Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi xét theo đặc điểm thực hiện (performative character) của lời. Trong lịch sử cứu rỗi, không hề có sự phân rẽ giữa điều Chúa nói và điều Người làm. Lời Người luôn tỏ ra sống động và linh hoạt (xem Dt 4:12) như chính hạn từ Hípri dabar đã chỉ rõ. Trong hành động phụng vụ, ta cũng thấy lời Người thực hiện đầy đủ những gì nó nói ra. Khi giáo dục Dân Chúa biết khám phá ra đặc điểm thực hiện của lời Chúa trong phụng vụ, ta sẽ giúp họ biết nhận ra hoạt động của Người trong lịch sử cứu rỗi và trong cuộc sống cá nhân của họ.
Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể
Những điều vừa nói một cách tổng quát về mối tương quan giữa lời và bí tích sẽ có ý nghĩa sâu xa hơn khi ta xét tới việc cử hành Bí Tích Thánh Thể. Tính thống nhất sâu sắc giữa lời và Bí Tích Thánh Thể đặt cơ sở trên chính chứng tá của Sách Thánh (xem Ga 6; Lc 24), được các Giáo Phụ chứng thực và được Công Đồng Vatican II tái khẳng định (191). Ở đây, ta nghĩ tới lời Chúa Giêsu phán về bánh ban sự sống tại hội đường Caphácnaum (xem Ga 6:22-69), với việc so sánh hàm ẩn giữa Môsê và Chúa Giêsu, giữa người từng nói mặt đối mặt với Thiên Chúa (xemXh 33:11) và Đấng làm Thiên Chúa được biết đến (xem Ga 1:18). Lời Chúa Giêsu về bánh có ý nói tới ơn phúc của Thiên Chúa, mà Môsê nhận được cho dân ông với manna trong sa mạc, nhưng thực sự cũng là Tôra, lời ban sự sống của Thiên Chúa (xem Tv 119; Cn 9:5). Bằng chính con người mình, Chúa Giêsu làm nên trọn hình ảnh xưa: “Bánh Thiên Chúa là bánh từ trời, ban sự sống cho thế gian”… “Ta là bánh sự sống” (Ga 6:33-35). Ở đây, “lề luật đã trở nên một ngôi vị. Khi ta gặp gỡ Chúa Giêsu, ta được dưỡng nuôi bằng chính Thiên Chúa hằng sống, có thể nói như thế; ta thực sự ăn ‘bánh bởi trời’” (192). Trong bài giảng tại Caphácnaum, Tự Ngôn của Thánh Gioan được nâng lên một bình diện sâu sắc hơn. Logos của Thiên Chúa trở nên xác phàm, còn ở đây xác phàm ấy trở nên “bánh” ban sự sống cho thế gian (xem Ga 6:51), có ý ám chỉ việc tự hiến của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm thập giá, được củng cố bằng các lời nói về máu Người, được ban làm của uống (xem 6:53). Mầu nhiệm Thánh Thể tỏ lộ manna đích thật, bánh thực sự bởi trời: nó chính là Logos của Thiên Chúa đã thành xác phàm, tự hiến cho ta trong mầu nhiệm vượt qua.
Trình thuật của Thánh Luca về các môn đệ trên đường đi Emmau giúp ta suy niệm xa hơn về mối liên kết giữa việc nghe lời Chúa và việc bẻ bánh (xem Lc 24:13-35). Chúa Giêsu tiến gần lại các môn đệ sau ngày Sabát, lắng nghe họ nói về những hy vọng đã tan tành, và khi đang cùng đi một hành trình với họ, Người “giải thích cho họ mọi điều trong Sách Thánh liên quan đến Người” (24:27). Hai môn đệ bắt đầu nhìn Sách Thánh một cách mới hẳn khi cùng đi với người lữ khách lạ lẫm nhưng xem ra hết sức quen thuộc với đời họ này. Những điều xẩy ra trong mấy ngày qua xem ra không còn là thất bại đối với họ nữa, nhưng là một sự nên trọn và là một khởi đầu mới. Ấy thế nhưng, rõ ràng ngay những lời ấy cũng chưa đủ cho hai môn đệ. Tin Mừng Luca thuật lại rằng “con mắt của họ mở ra và họ nhận ra Người” (24:31) chỉ sau khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ, trong khi trước đó “mắt họ không nhận ra Người” (24:16). Sự hiện diện của Chúa Giêsu, đầu tiên bằng lời và sau đó bằng hành vi bẻ bánh, đã làm cho các môn đệ nhận ra Người. Giờ đây, họ có khả năng đánh giá theo cách mới tất cả những gì họ từng được cảm nghiệm với Người trước đây: “trái tim ta đã không bừng bừng trong ta khi Người nói với ta trên đường trong khi mở Sách Thánh cho ta đó sao?” (24:32).
Từ các trình thuật này, ta thấy rõ chính Sách Thánh chỉ cho ta biết đánh giá mối liên kết không thể nào bẻ gẫy giữa nó và Thánh Thể. “Không bao giờ có thể quên được rằng lời Chúa, được Giáo Hội đọc và công bố, có mục tiêu là hy lễ của giao ước mới và bàn tiệc ơn thánh là Phép Thánh Thể” (193). Lời Chúa và Phép Thánh Thể gắn bó với nhau một cách sâu xa đến độ ta không thể hiểu được thực tại này mà không có thực tại kia: lời Chúa đã mặc lấy xác phàm một cách bí tích trong biến cố Thánh Thể. Thánh Thể mở đường cho ta hiểu Sách Thánh, cũng thế, về phần mình Sách Thánh soi sáng và giải thích mầu nhiệm Thánh Thể. Nếu không thừa nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, cái hiểu của ta về Sách Thánh sẽ mãi mãi không đầy đủ. Vì lý do này, “Giáo Hội vốn tôn kính lời Chúa và mầu nhiệm Thánh Thể với cùng một lòng tôn kính, dù không cùng một sự thờ phượng, và nhấn mạnh cũng như phê chuẩn lòng tôn kính ấy luôn luôn và ở mọi nơi. Được Đấng Sáng Lập ra mình thúc giục, Giáo Hội không bao giờ ngưng cử hành mầu nhiệm vượt qua này của Người bằng việc đến với nhau để đọc ‘những điều liên quan tới Người trong Sách Thánh’ (Lc 24:27) và tiến hành công trình cứu rỗi qua việc cử hành lễ tưởng niệm Người và qua các bí tích” (194).
Tính bí tích của lời Chúa
Suy niệm về đặc điểm thực hiện của lời Chúa trong hành động bí tích và việc mỗi ngày biết đánh giá nhiều hơn mối tương quan giữa lời Chúa và Thánh Thể còn dẫn ta tới một chủ đề có ý nghĩa nữa từng được nêu ra tại Thượng Hội Đồng, đó là tính bí tích của lời Chúa (195). Ở đây, thiết tưởng sẽ có ích nếu ta nhớ lại rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nhắc tới “đặc điểm bí tích của mạc khải” và cách riêng tới “dấu chỉ của Phép Thánh Thể trong đó sự hợp nhất bất khả tiêu giữa điều chỉ dấu và điều được chỉ dấu giúp ta nắm vững các sâu sắc của mầu nhiệm” (196). Ta sẽ thấy ra rằng ở tâm điểm tính bí tích của lời Chúa chính là mầu nhiệm nhập thể: “Lời thành xác phàm” (Ga 1:14), thực tại của mầu nhiệm mạc khải đã được biếu tặng ta trong “xác phàm” Chúa Con. Lời của Thiên Chúa nay có thể được đức tin lĩnh hội nhờ “dấu chỉ” là lời và hành động con người. Đức tin nhìn nhận Lời của Thiên Chúa bằng cách chấp nhận các lời và hành động Người dùng để tự mạc khải cho chúng ta. Đặc điểm bí tích của mạc khải, ngược lại, chỉ cho ta thấy lịch sử cứu rỗi, thấy cách thế lời Chúa bước vào thời gian và không gian và nói với con người, những chủ thể được mời gọi đón nhận hồng ân của Người trong đức tin.
Như thế, ta có thể hiểu tính bí tích của lời Chúa bằng cách so sánh với sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô dưới các hình bánh và rượu đã được truyền phép (197). Khi tiến lên bàn thờ và tham dự tiệc Thánh Thể, ta thực sự dự phần vào mình và máu Chúa Kitô. Việc công bố lời Chúa lúc cử hành kéo theo việc nhìn nhận rằng chính Chúa Giêsu đang hiện diện, rằng Người nói với ta (198), và Người muốn được ta nghe Người. Thánh Giêrôm nói tới cách ta phải tiếp cận cả Thánh Thể lẫn lời Chúa như sau: “Chúng ta đang đọc Sách Thánh. Đối với tôi, Tin Mừng là Thân Thể Chúa Kitô; đối với tôi, Sách Thánh là giáo huấn của Người. Và khi Người nói: Ai không ăn thịt Ta và uống máu Ta (xem Ga 6:53), thì dù những lời này được hiểu về Mầu Nhiệm (Thánh Thể), nhưng thân thể và máu Chúa Kitô quả là lời Sách Thánh, giáo huấn của Thiên Chúa. Khi ta tiếp cận Mầu Nhiệm (Thánh Thể), nếu một vụn rơi xuống đất, ta bối rối lo lắng. Ấy thế mà khi nghe lời Chúa, và Lời Thiên Chúa cùng Mình và Máu Chúa Kitô ồ ạt đổ vào tai ta, nhưng ta lại không hề chú ý, há ta lại không cảm thấy liều lĩnh quá hay sao?” (199). Hiện diện thực sự dưới hình bánh và rượu, Chúa Kitô cũng hiên diện tương tự như thế trong lời được công bố trong phụng vụ. Như thế, hiểu sâu xa hơn tính bí tích của lời Chúa sẽ dẫn ta tới một cái hiểu thống nhất hơn về mầu nhiệm mạc khải, vốn xẩy ra qua “việc làm và lời nói có liên hệ mật thiết với nhau” (200); biết đánh giá điều đó nhất định sẽ đem lại nhiều lợi ích cho đời sống thiêng liêng của tín hữu và sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội.
Sách Thánh và Sách Các Bài Đọc
Khi nhấn mạnh tới mối liên kết giữa lời Chúa và Thánh Thể, Thượng Hội Đồng cũng rất đúng khi muốn kêu gọi ta chú ý tới một số khía cạnh của việc cử hành có liên hệ tới việc phục vụ lời Chúa. Trước nhất, tôi muốn nhắc tới tầm quan trọng của Sách Các Bài Đọc. Cuộc canh tân do Công Đồng Vatican II kêu gọi (201) đã mang lại kết quả qua việc ta tiếp xúc phong phú hơn với Sách Thánh mà hiện nay được cung cấp dồi dào, nhất là trong Thánh Lễ Chúa Nhật. Cấu trúc hiện nay của Sách Các Bài Đọc không những cho thấy nhiều bản văn quan trọng hơn của Sách Thánh được cung cấp thường xuyên hơn, mà còn giúp ta hiểu tính thống nhất trong kế hoạch của Thiên Chúa nhờ tác động qua lại giữa các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước, một tác động qua lại “trong đó, Chúa Kitô là khuôn mặt trung tâm, được tưởng niệm trong mầu nhiệm vượt qua của Người” (202). Bất cứ các khó khăn còn tồn đọng nào chưa giúp ta nhìn ra mối tương quan giữa các bài đọc này cần phải được giải quyết dưới ánh sáng lối giải thích hợp qui điển (canonical interpretation) nghĩa là phải qui chiếu tới tính thống nhất cố hữu của Thánh Kinh như một toàn bộ. Bất cứ khi nào cần, các cơ quan và nhóm có khả năng nên cung cấp các ấn phẩm nhằm trình bày mối liên hệ qua lại giữa các bài đọc của Sách Các Bài Đọc, tất cả những ấn phẩm này nên được công bố cho hội nghị phụng vụ tùy theo nhu cầu phụng vụ của từng thời kỳ. Các vấn đề hay khó khăn khác nên được trình cho Bộ Phụng Thờ Thánh và Kỷ Luật Bí Tích.
Chúng ta cũng không nên bỏ qua sự kiện này là Sách Các Bài Đọc hiện nay thuộc Nghi Lễ La Tinh vốn có một ý nghĩa đại kết, vì nó cũng đang được sử dụng và trân quí bởi nhiều cộng đồng chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Vấn đề Sách Các Bài Đọc vốn được xem sét cách khác trong nền phụng vụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương; Thượng Hội Đồng yêu cầu rằng vấn đề này cần được “xem sét một cách có thẩm quyền” (203), phù hợp với truyền thống và năng quyền riêng của các Giáo Hội độc lập, cũng như quan tâm tới ngữ cảnh đại kết.