ĐẠI BIỂU GIÁO PHẬN PHAN THIẾT GÓP Ý VỚI ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
Phái đoàn Giáo phận Phan thiết tham dự ĐHDC gồm 8 đại biểu: Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, 3 Linh mục và 3 giáo dân.
Sáng nay thứ hai 22.11, sau phần thuyết trình của 3 ĐGM thuộc Tổng Giáo phận Hà nội với chủ đề: Giáo Hội Mầu Nhiệm, là những tham luận và những góp ý của nhiều đại biểu.
Bài góp ý của Giáo phận Phan thiết do Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu đọc.
Phần I: Nền tảng thần học
I-Về Mầu Nhiệm Giáo hội:
Chúng tôi nhận thấy rằng Mầu Nhiệm Giáo Hội đã được nói tới trong đề cương gồm có bốn yếu tố: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Kitô, Đền thờ Chúa Thánh Thần, Nước Thiên Chúa, nhưng trong tài liệu làm việc thì yếu tố Nước Thiên Chúa không được đề cập tới. Đề cương số 13 cũng nói rõ: “Mầu nhiệm Giáo Hội chỉ có ý nghĩa khi liên kết với Nước Thiên Chúa”… “Theo Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội chính là Nước Thiên Chúa đang phát triển trên trần gian”.
Vì thế để có thể hiểu được cách sâu sắc hơn và dễ hiểu hơn, có lẽ nên nhìn và hiểu khái niệm Giáo Hội qua lăng kính khái niệm “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” hay “Mầu nhiệm Nước Trời”. Và, “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” sẽ được hiểu như “tương quan Tình yêu giữa Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài”. Bởi vì là “tương quan tình yêu” nên thông thường bao gồm 2 yếu tố cơ bản sau đây:
1-Các “đối tác” (partenaires): Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh Thần) và các thụ tạo của Ngài (các thiên thần, satan hay ma quỉ và loài người): đây chính là điều đã được chính Đức Giêsu trình bày trong các dụ ngôn về Nước Thiên Chúa như tương quan giữa cha-con, giữa chủ-tớ, giữa chủ-thợ, giữa vua-tôi, giữa lưới-cá, v.v…
2-Tình yêu được tạo ra từ chính tương quan tình yêu giữa các đối tác nầy: đây chính là điều đã được chính Đức Giêsu trình bày trong các dụ ngôn về Nước Trời như là những hạt giống, như là men trong bột, v.v…
Khi nhìn trong nhãn quan nầy, khái niệm về Giáo Hội như là mầu nhiệm, như là hiệp thông và như là sứ vụ sẽ được dễ hiểu hơn và sẽ dễ được trình bày cách có hệ thống hơn: tất cả sẽ được “xâu vào” một “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” đó là tương quan tình yêu giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài. Và, ở đây, thuộc tính “mầu nhiệm” không chỉ được gán cho một yếu tố nào đó thôi, mà phải được gán cho tất cả, tức là kể cả sự hiệp thông và cả sứ vụ: bởi vì khi nói tương quan tình yêu, đương nhiên là nói tới sự hiệp nhất, liên đới, hiệp thông, và cũng đương nhiên đề cập tới sứ vụ hay trách nhiệm của các “đối tác tình yêu” đối với nhau…
Tương quan tình yêu nầy đã trở thành “hiện thực” nơi Đức Giêsu-Kitô Phục Sinh, hay nói cách khác, Đức Giêsu-Kitô chính là “hiện thân” của Nước Thiên Chúa, và Giáo Hội chỉ trở nên là “thân thể” của Ngài, chỉ trở nên “cái hôm nay”, trong điều kiện Giáo Hội sống những tương quan tình yêu đó, bởi vì tương quan tình yêu đó vốn được diễn ra trong lịch sử, và vì thế, đó là một quá trình lớn lên từ từ, như hạt giống, như tác động của men và của muối…
II-Về cấu trúc của văn kiện:
Khi được nhìn qua lăng kính “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” như trên đây, cấu trúc của văn kiện có lẽ cũng cần được sắp xếp lại để mang tính logic và hệ thống hơn. Cấu trúc mới nầy sẽ được trình bày theo kiểu những vòng tròn đồng tâm hơn là đường thẳng: tâm của những vòng tròn nầy chính là “tương quan tình yêu giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài”:
1-Tương quan giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh thần) và con người, và ngược lại: Đấng tạo thành-thụ tạo, Cha-con…
2-Tương quan giữa con người với nhau (trong gia đình, cộng đoàn, xã hội và thế giới…): tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau, bình đẳng trong quyền lợi và trong trách nhiệm; phẩm trật và quyền bính nói chung, đặc biệt trong Giáo Hội, sẽ được nhìn qua lăng kính phục vụ và yêu thương hơn là thống trị…
3-Tương quan giữa Thiên Chúa, con người và thiên nhiên vũ trụ: Thiên Chúa là chủ và con người là người quản lý được Thiên Chúa ủy thác trông coi, làm lợi thêm ra và giữ gìn (đặc biệt, vấn đề bảo vệ môi trường sống)…
III-Vấn đề đào tạo cũng sẽ được nhìn qua những lăng kính trên đây:
Giữa vô vàn những điều cần phải quan tâm, trong bối cảnh hiện nay của Giáo hội Việt Nam, có lẽ nên quan tâm nhiều hơn trên những vấn đề nầy:
1-Thực thi trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng Nước Thiên Chúa (= gia đình, Giáo hội, xã hội và thế giới); Lên đường truyền giáo;
2-Hạnh phúc sống theo Hiến Chương Nước Trời. Can đảm thực hiện chức năng ngôn sứ.
Phần II: Hướng đi mục vụ
1- Đề nghị MV 1: Củng cố mối hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa.
-Ưu tiên mục vụ: Đề nghị chú ý đến việc canh tân phụng vụ để mọi người tham dự cách tích cực sinh động, yêu mến việc cử hành phụng vụ, nhất là Thánh lễ.
-Hiểu biết Thánh lễ là điều rất cần thiết.
-Chú ý dạy Kinh Lạy Cha thật kỹ, nhất là ba ý nguyện đầu tiên.
-Giáo lý về Hôn nhân Công Giáo phải được dạy và học cách nghiêm túc kỹ càng.
-Hướng dẫn lòng đạo bình dân trong sự tôn trọng “đạo của con tim”.
2- Đề nghị MV 2: Hội nhập văn hoá.
-Nên định hướng việc hội nhập văn hoá vào trong huấn giáo.
3- Đề nghị MV 3: Phát huy sự hiệp thông và tham gia trong đời sống Giáo Hội.
Về ưu tiên mục vụ cần nhấn mạnh:
-Cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo.
-Hiệp nhất trong HĐGM, trong Linh mục đoàn các Giáo phận cần được nhấn mạnh.
-Phát huy sự hợp tác giữa các thành phần dân Chúa và các đoàn thể Công Giáo tiến hành.
-Có nên nói về mức sống của các linh mục ở đây không, vì nó hơi lạc điệu?
-Hiệp nhất, hợp tác cho công cuộc truyền giáo.
-Xin thống nhất cách gọi của “Hội Đồng Giáo Xứ”.
4- Đề nghị MV 4: Đào tạo nhân sự.
-Về định hướng, cần xác định đào tạo nhân sự cho vấn đề gì. Tại sao việc đào tạo nhân sự chỉ chú ý tới chức tư tế thừa tác? Trong khi cần đào tạo nhân sự nhắm tới việc truyền giáo. Đây là bổn phận của mọi người Kitô hữu. Mỗi người phải truyền giáo. Vai trò của huấn giáo trong việc đào tạo nhân sự cho công cuộc truyền giáo phải được quan tâm đặc biệt.
-Vì thế ưu tiên mục vụ phải dành cho việc canh tân mục vụ huấn giáo, gồm việc đào tạo Giáo lý viên, Hội Đồng Giáo Xứ, cán bộ các Đoàn thể CGTH.
5- Đề nghị MV 5: Loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh ngày nay.
-Về định hướng: Định vị Huấn giáo vào trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh. Nắm vững mục đích của huấn giáo.
Đó cũng là ưu tiên mục vụ: canh tân việc rao giảng Tin Mừng.
-Về kế hoạch thực hiện: Quỹ truyền giáo phải dành một phần quan trọng cho huấn giáo ở cấp Giáo Phận và Giáo Xứ.
-Về nhân sự truyền giáo xin lưu ý cả cấp Giáo Xứ và nhân sự này phải được đào tạo.
-Phát động chiến dịch Loan báo Tin Mừng: Công tác này không chỉ là việc cá nhân, nhưng là cả tập thể, toàn dân Chúa tham gia tích cực. Đó là sức mạnh của tập thể. Chiến dịch cần phải có phương án ở cả tiền tuyến (đồng khởi ra đi) và hậu phương (toàn dân hỗ trợ bằng cầu nguyện, gương sáng, đào tạo). Hàng tháng phải có đánh giá công việc, chú ý tính cách long trọng của lễ nghi Rửa tội và việc đồng hành với anh chị em Tân tòng.
6- Đề nghị MV 6: Công bằng xã hội và thực thi bác ái.
Về ưu tiên mục vụ:
-Thực thi đức công bằng ngay trong hàng ngũ linh mục và giáo dân: Linh mục với nhau, cha xứ với giáo dân, giáo dân với nhau. Can đảm thực hiện chức năng ngôn sứ trong vấn đề này.
-Giáo dục ý thức bác ái là căn tính đặc thù của người Công Giáo. Việc từ thiện là việc của mỗi người, tránh tư tưởng cho rằng từ thiện là việc của người nước ngoài, người giàu có…
-Tránh chú trọng hình thức khi làm từ thiện bác ái. Cần canh tân việc thực thi bác ái.
Phái đoàn Giáo phận Phan thiết tham dự ĐHDC gồm 8 đại biểu: Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, 3 Linh mục và 3 giáo dân.
Bài góp ý của Giáo phận Phan thiết do Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu đọc.
Phần I: Nền tảng thần học
I-Về Mầu Nhiệm Giáo hội:
Chúng tôi nhận thấy rằng Mầu Nhiệm Giáo Hội đã được nói tới trong đề cương gồm có bốn yếu tố: Dân Thiên Chúa, Thân Thể Đức Kitô, Đền thờ Chúa Thánh Thần, Nước Thiên Chúa, nhưng trong tài liệu làm việc thì yếu tố Nước Thiên Chúa không được đề cập tới. Đề cương số 13 cũng nói rõ: “Mầu nhiệm Giáo Hội chỉ có ý nghĩa khi liên kết với Nước Thiên Chúa”… “Theo Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội chính là Nước Thiên Chúa đang phát triển trên trần gian”.
Vì thế để có thể hiểu được cách sâu sắc hơn và dễ hiểu hơn, có lẽ nên nhìn và hiểu khái niệm Giáo Hội qua lăng kính khái niệm “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” hay “Mầu nhiệm Nước Trời”. Và, “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” sẽ được hiểu như “tương quan Tình yêu giữa Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài”. Bởi vì là “tương quan tình yêu” nên thông thường bao gồm 2 yếu tố cơ bản sau đây:
1-Các “đối tác” (partenaires): Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh Thần) và các thụ tạo của Ngài (các thiên thần, satan hay ma quỉ và loài người): đây chính là điều đã được chính Đức Giêsu trình bày trong các dụ ngôn về Nước Thiên Chúa như tương quan giữa cha-con, giữa chủ-tớ, giữa chủ-thợ, giữa vua-tôi, giữa lưới-cá, v.v…
2-Tình yêu được tạo ra từ chính tương quan tình yêu giữa các đối tác nầy: đây chính là điều đã được chính Đức Giêsu trình bày trong các dụ ngôn về Nước Trời như là những hạt giống, như là men trong bột, v.v…
Khi nhìn trong nhãn quan nầy, khái niệm về Giáo Hội như là mầu nhiệm, như là hiệp thông và như là sứ vụ sẽ được dễ hiểu hơn và sẽ dễ được trình bày cách có hệ thống hơn: tất cả sẽ được “xâu vào” một “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” đó là tương quan tình yêu giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài. Và, ở đây, thuộc tính “mầu nhiệm” không chỉ được gán cho một yếu tố nào đó thôi, mà phải được gán cho tất cả, tức là kể cả sự hiệp thông và cả sứ vụ: bởi vì khi nói tương quan tình yêu, đương nhiên là nói tới sự hiệp nhất, liên đới, hiệp thông, và cũng đương nhiên đề cập tới sứ vụ hay trách nhiệm của các “đối tác tình yêu” đối với nhau…
Tương quan tình yêu nầy đã trở thành “hiện thực” nơi Đức Giêsu-Kitô Phục Sinh, hay nói cách khác, Đức Giêsu-Kitô chính là “hiện thân” của Nước Thiên Chúa, và Giáo Hội chỉ trở nên là “thân thể” của Ngài, chỉ trở nên “cái hôm nay”, trong điều kiện Giáo Hội sống những tương quan tình yêu đó, bởi vì tương quan tình yêu đó vốn được diễn ra trong lịch sử, và vì thế, đó là một quá trình lớn lên từ từ, như hạt giống, như tác động của men và của muối…
II-Về cấu trúc của văn kiện:
Khi được nhìn qua lăng kính “Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa” như trên đây, cấu trúc của văn kiện có lẽ cũng cần được sắp xếp lại để mang tính logic và hệ thống hơn. Cấu trúc mới nầy sẽ được trình bày theo kiểu những vòng tròn đồng tâm hơn là đường thẳng: tâm của những vòng tròn nầy chính là “tương quan tình yêu giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi và các thụ tạo của Ngài”:
1-Tương quan giữa Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh thần) và con người, và ngược lại: Đấng tạo thành-thụ tạo, Cha-con…
2-Tương quan giữa con người với nhau (trong gia đình, cộng đoàn, xã hội và thế giới…): tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau, bình đẳng trong quyền lợi và trong trách nhiệm; phẩm trật và quyền bính nói chung, đặc biệt trong Giáo Hội, sẽ được nhìn qua lăng kính phục vụ và yêu thương hơn là thống trị…
3-Tương quan giữa Thiên Chúa, con người và thiên nhiên vũ trụ: Thiên Chúa là chủ và con người là người quản lý được Thiên Chúa ủy thác trông coi, làm lợi thêm ra và giữ gìn (đặc biệt, vấn đề bảo vệ môi trường sống)…
III-Vấn đề đào tạo cũng sẽ được nhìn qua những lăng kính trên đây:
Giữa vô vàn những điều cần phải quan tâm, trong bối cảnh hiện nay của Giáo hội Việt Nam, có lẽ nên quan tâm nhiều hơn trên những vấn đề nầy:
1-Thực thi trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng Nước Thiên Chúa (= gia đình, Giáo hội, xã hội và thế giới); Lên đường truyền giáo;
2-Hạnh phúc sống theo Hiến Chương Nước Trời. Can đảm thực hiện chức năng ngôn sứ.
Phần II: Hướng đi mục vụ
1- Đề nghị MV 1: Củng cố mối hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa.
-Ưu tiên mục vụ: Đề nghị chú ý đến việc canh tân phụng vụ để mọi người tham dự cách tích cực sinh động, yêu mến việc cử hành phụng vụ, nhất là Thánh lễ.
-Hiểu biết Thánh lễ là điều rất cần thiết.
-Chú ý dạy Kinh Lạy Cha thật kỹ, nhất là ba ý nguyện đầu tiên.
-Giáo lý về Hôn nhân Công Giáo phải được dạy và học cách nghiêm túc kỹ càng.
-Hướng dẫn lòng đạo bình dân trong sự tôn trọng “đạo của con tim”.
2- Đề nghị MV 2: Hội nhập văn hoá.
-Nên định hướng việc hội nhập văn hoá vào trong huấn giáo.
3- Đề nghị MV 3: Phát huy sự hiệp thông và tham gia trong đời sống Giáo Hội.
Về ưu tiên mục vụ cần nhấn mạnh:
-Cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo.
-Hiệp nhất trong HĐGM, trong Linh mục đoàn các Giáo phận cần được nhấn mạnh.
-Phát huy sự hợp tác giữa các thành phần dân Chúa và các đoàn thể Công Giáo tiến hành.
-Có nên nói về mức sống của các linh mục ở đây không, vì nó hơi lạc điệu?
-Hiệp nhất, hợp tác cho công cuộc truyền giáo.
-Xin thống nhất cách gọi của “Hội Đồng Giáo Xứ”.
4- Đề nghị MV 4: Đào tạo nhân sự.
-Về định hướng, cần xác định đào tạo nhân sự cho vấn đề gì. Tại sao việc đào tạo nhân sự chỉ chú ý tới chức tư tế thừa tác? Trong khi cần đào tạo nhân sự nhắm tới việc truyền giáo. Đây là bổn phận của mọi người Kitô hữu. Mỗi người phải truyền giáo. Vai trò của huấn giáo trong việc đào tạo nhân sự cho công cuộc truyền giáo phải được quan tâm đặc biệt.
-Vì thế ưu tiên mục vụ phải dành cho việc canh tân mục vụ huấn giáo, gồm việc đào tạo Giáo lý viên, Hội Đồng Giáo Xứ, cán bộ các Đoàn thể CGTH.
5- Đề nghị MV 5: Loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh ngày nay.
-Về định hướng: Định vị Huấn giáo vào trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh. Nắm vững mục đích của huấn giáo.
Đó cũng là ưu tiên mục vụ: canh tân việc rao giảng Tin Mừng.
-Về kế hoạch thực hiện: Quỹ truyền giáo phải dành một phần quan trọng cho huấn giáo ở cấp Giáo Phận và Giáo Xứ.
-Về nhân sự truyền giáo xin lưu ý cả cấp Giáo Xứ và nhân sự này phải được đào tạo.
-Phát động chiến dịch Loan báo Tin Mừng: Công tác này không chỉ là việc cá nhân, nhưng là cả tập thể, toàn dân Chúa tham gia tích cực. Đó là sức mạnh của tập thể. Chiến dịch cần phải có phương án ở cả tiền tuyến (đồng khởi ra đi) và hậu phương (toàn dân hỗ trợ bằng cầu nguyện, gương sáng, đào tạo). Hàng tháng phải có đánh giá công việc, chú ý tính cách long trọng của lễ nghi Rửa tội và việc đồng hành với anh chị em Tân tòng.
6- Đề nghị MV 6: Công bằng xã hội và thực thi bác ái.
Về ưu tiên mục vụ:
-Thực thi đức công bằng ngay trong hàng ngũ linh mục và giáo dân: Linh mục với nhau, cha xứ với giáo dân, giáo dân với nhau. Can đảm thực hiện chức năng ngôn sứ trong vấn đề này.
-Giáo dục ý thức bác ái là căn tính đặc thù của người Công Giáo. Việc từ thiện là việc của mỗi người, tránh tư tưởng cho rằng từ thiện là việc của người nước ngoài, người giàu có…
-Tránh chú trọng hình thức khi làm từ thiện bác ái. Cần canh tân việc thực thi bác ái.