Baghdad (AsiaNews / Agencies) – Các giám mục và thường dân Iraq đã hiệp cùng Liên Minh Âu châu và Tòa thánh Vatican trong việc chỉ trích bản án tử hình đối với Tareq Aziz, nguyên là cánh tay mặt của Saddam Hussein. Hầu hết các phương tiện truyền thông Iraq đã làm như thế. Theo phán quyết của Tòa án Tối cao Iraq ban hành hôm thứ Ba, cựu Bộ trưởng Ngoại giao phạm tội tham gia vào chiến dịch bài trừ một số nhóm chính trị của người Shia, như Dawa, mà Thủ tướng Nouri al-Maliki hiện nay cũng thuộc nhóm này.

Liên minh châu Âu, thông qua Trưởng chính sách đối ngoại Catherine Ashton, đã coi bản án là "không thể chấp nhận", và yêu cầu đình chỉ của nó. Một trong những luật sư của Aziz, ông Badia al-Aref, cho biết ông có kế hoạch nài xin Vatican làm điều gì đó để ngăn chặn việc thực thi bản án. Trong khi đó, ông cũng sẽ kháng án.

Các giám mục Iraq: Cần thiết hòa bình chứ không phải đổ máu thêm nữa

Hôm 26/10/2010, Cha Federico Lombardi S.J., Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã đưa ra tuyên bố chính thức về vụ việc này: "Quan điểm của Giáo hội Công Giáo về án tử hình đã được biết đến. Vì thế, hy vọng rằng bản án chống lại ông Tariq Aziz sẽ không được thực thi nhằm mang lại lợi ích cho việc hòa giải và tái thiết hòa bình và công lý ở Iraq sau những đau đớn to lớn mà đất nước này đã trải qua. Khi ưu tư về khả năng của một can thiệp nhân đạo, Tòa Thánh thường không hoạt động công khai nhưng thông qua các kênh ngoại giao để can thiệp".

Trong khi Tòa Thánh đã tuyên bố với sự thận trọng tối đa rằng sẽ can thiệp thông qua các kênh ngoại giao nhằm ngăn chặn việc treo cổ Aziz, thì các giám mục Iraq đã bày tỏ sự phản đối việc thực thi bản án, vốn chưa định ngày thực hiện

Đức Cha Shlemon Warduni, đại diện Tòa Thượng Phụ nghi lễ Canđê, trong một cuộc phỏng vấn với Blog Baghdadhope bằng Ý ngữ cho hay: "Chúng tôi lên án bất kỳ trường hợp tử hình nào. Đức tin của chúng tôi nói với chúng tôi rằng không ai có thể lấy đi mạng sống mà Thiên Chúa đã ban. Những gì chúng tôi muốn là hòa bình và an ninh, để mọi người có thể gặp gỡ,chứ không phải xung đột".

Đức Cha Jean B. Sleiman, Tổng Giám Mục nghi lễ Latin cũng đồng ý. Ngài phỏng đoán rằng bản án có thể là một tín hiệu của việc loại trừ các nhóm khác nhau đang hối hả tái kết nạp các thành viên cũ đảng Baa'th của Saddam Hussein vào đời sống chính trị và xã hội của đất nước này.

Nhiều người Iraq cũng tin rằng bản án là động cơ chính trị chứ không phải dựa vào pháp luật. ông Taleb Abdulaziz, một ký giả Iraq cho Kuwait daily al-Qabas cho hay: "Hầu hết người Iraq lên án hình phạt tử hình đối với ông Tareq Aziz. Ông ấy là một người già, bệnh tật, và việc kết án cần phải ít khắc nghiệt hơn".

Một nhân vật gây tranh cãi

Vị cựu ngoại trưởng là một người Công Giáo nghi lễ Canđê, thường được trích dẫn như là một ví dụ người Kitô được đối đãi thuận lợi dưới thời Saddam thế nào. Đối với một số người Iraq nghi lễ Canđê thì "Không có gì xa sự thật hơn điều này".

Sinh năm 1936 tại Mosul trong một gia đình Canđê, ông Tareq Aziz đã luôn đánh giá thấp nền tảng tôn giáo của mình, đầu tiên và trước hết ông thể hiện bản thân mình là một người Iraq Ả Rập và là thành viên của Đảng Baa'th. Thực tế, ông đổi tên gốc và rất Kitô giáo của mình, Mikhail Yuhanna, để làm ít rõ ràng về nguồn gốc của mình. Khi các trường học Kitô giáo bị quốc hữu hóa, ông "không đụng một ngón tay", ông cũng không nói gì khi kinh Côran đã trở thành một môn học bắt buộc trong trường học.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng Tin Tức Á Châu hồi năm 2003, Đức Cha Sleiman nhắc rằng "người thiểu số Kitô giáo thường được những nhượng bộ nhiều hơn từ các bộ trưởng Hồi giáo hơn là Aziz"