GENEVA - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa nhất trí thông qua công ước chống hút thuốc, một biện pháp y tế công cộng toàn cầu đầu tiên
Tất cả 192 quốc gia thành viên của WHO đã nhất trí thông qua một Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá, đưa ra việc cấm các quảng cáo thuốc lá và tài trợ của các công ty thuốc lá.
Bốn năm tranh cãi có nhiều khi gay go đã kết thúc hôm nay ở Geneve khi đại hội đồng WHO nhất trí thông qua những biện pháp nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay nhằm kiểm soát thuốc lá.
Những quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá lớn như Hoa Kỳ và Đức đã chống lại công ước này.
Nhưng vào phúc chót, trước áp lực lớn của các quốc gia đang phát triển, các quốc gia chống đối cũng đã chấp thuận.
Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá sẽ cấm hoàn toàn việc các công ty thuốc lá quảng cáo và bảo trợ trong vòng năm năm nữa.
Ít nhất một phần ba của bao thuốc sẽ phải được dành để khuyến cáo về vấn đề sức khoẻ do việc hút thuốc lá gây nên, kể cả hình ảnh của các lá phổi bị bệnh do hút thuốc.
Việc thông qua được công ước này là một thành công lớn của tổng giám đốc WHO bà Gro Harlem Brundtland, người sẽ mãn nhiệm hôm nay.
Bà Gro Harlem khi lên nắm chức vụ này đã hứa là sẽ giải quyết những vấn đề y tế của thuốc lá trong nhiệm kỳ của bà.
WHO dự đoán là năm triệu người mỗi năm chết vì những bệnh liên quan đến hút thuốc.
WHO nói việc hút thuốc nay đã giảm ở các quốc gia phát triển, tuy có sự gia tăng ở giới trẻ, nhưng vẫn gia tăng ở các quốc gia đang phát triển, nơi từ đó WHO tin là sẽ có 70% số tử vong trong tương lai.
Giám đốc điều hành của WHO, bác sĩ Derek Yach nói vấn đề lớn nhất là ở Trung quốc, nơi nay có 320 triệu người hút thuốc và trên 1 triệu người chết một năm và theo ông sẽ tăng lên đến hai triệu trong 20 năm tới đây.
Tại nhiều quốc gia đang phát triển, các em gái nay đã hút thuốc rất nhiều và đây chính là một trong những nhóm mà WHO hy vọng bảo vệ.
Công ước sẽ có hiệu lực ngay khi có được 44 quốc gia thông qua.
Hệ quả của thuốc lá trong kinh tế
Một nghiên cứu do Bộ Tài Chính Hoa kỳ xuất bản dưới thời tổng thống Bill Clinton dự tính thiệt hại đối với kinh tế Hoa Kỳ lên tới 130 tỷ đô la mỗi năm.
Đây là một nghiên cứu khá gây tranh cãi. Nghiên cứu này gộp phí tổn về kinh tế, và tổn hại mà chính những người hút thuốc phải chịu đựng do hành vi của mình.
Thế nhưng cái giá phải trả lại nhiều hơn thế. Đa phần chi phí y tế tại nhiều nước lại do các nước khác phải chịu, bất kể chi phí y tế do nhà nước trang trải hay lấy từ quỹ bảo hiểm y tế.
Giới sử dụng lao động cũng bị ảnh hưởng do việc mất đi ngày làm việc và việc người lao động làm việc kém hiệu quả do các bệnh liên quan tới việc hút thuốc.
Thế nhưng điều cũng xảy ra là thường thì người hút thuốc lại chết non và do đó họ lại không được hưởng hết cả tiền lương hưu đáng ra sẽ được lĩnh.
Thế nhưng việc tính toán về góc độ kinh tế xem liệu hút thuốc gây nhiều thiệt hại hơn hay lại tiết kiệm được các khoản tiền đáng ra phải trả cho người hút thuốc như đề cập ở trên là một vấn đề khó tính về kỹ thuật.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thì hầu hết các nghiên cứu đều đi đến kết luận rằng tựu chung hút thuốc làm thiệt hại cho xã hội.
Đó là bởi việc tiết kiệm tiền hưu hay chi phí y tế do người hút thuốc chết non rõ ràng là kết quả của một việc mà chính phủ không bao giờ cân nhắc trong chính sách. (bbc)
Tất cả 192 quốc gia thành viên của WHO đã nhất trí thông qua một Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá, đưa ra việc cấm các quảng cáo thuốc lá và tài trợ của các công ty thuốc lá.
Bốn năm tranh cãi có nhiều khi gay go đã kết thúc hôm nay ở Geneve khi đại hội đồng WHO nhất trí thông qua những biện pháp nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay nhằm kiểm soát thuốc lá.
Những quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá lớn như Hoa Kỳ và Đức đã chống lại công ước này.
Nhưng vào phúc chót, trước áp lực lớn của các quốc gia đang phát triển, các quốc gia chống đối cũng đã chấp thuận.
Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá sẽ cấm hoàn toàn việc các công ty thuốc lá quảng cáo và bảo trợ trong vòng năm năm nữa.
Ít nhất một phần ba của bao thuốc sẽ phải được dành để khuyến cáo về vấn đề sức khoẻ do việc hút thuốc lá gây nên, kể cả hình ảnh của các lá phổi bị bệnh do hút thuốc.
Việc thông qua được công ước này là một thành công lớn của tổng giám đốc WHO bà Gro Harlem Brundtland, người sẽ mãn nhiệm hôm nay.
Bà Gro Harlem khi lên nắm chức vụ này đã hứa là sẽ giải quyết những vấn đề y tế của thuốc lá trong nhiệm kỳ của bà.
WHO dự đoán là năm triệu người mỗi năm chết vì những bệnh liên quan đến hút thuốc.
WHO nói việc hút thuốc nay đã giảm ở các quốc gia phát triển, tuy có sự gia tăng ở giới trẻ, nhưng vẫn gia tăng ở các quốc gia đang phát triển, nơi từ đó WHO tin là sẽ có 70% số tử vong trong tương lai.
Giám đốc điều hành của WHO, bác sĩ Derek Yach nói vấn đề lớn nhất là ở Trung quốc, nơi nay có 320 triệu người hút thuốc và trên 1 triệu người chết một năm và theo ông sẽ tăng lên đến hai triệu trong 20 năm tới đây.
Tại nhiều quốc gia đang phát triển, các em gái nay đã hút thuốc rất nhiều và đây chính là một trong những nhóm mà WHO hy vọng bảo vệ.
Công ước sẽ có hiệu lực ngay khi có được 44 quốc gia thông qua.
Hệ quả của thuốc lá trong kinh tế
Một nghiên cứu do Bộ Tài Chính Hoa kỳ xuất bản dưới thời tổng thống Bill Clinton dự tính thiệt hại đối với kinh tế Hoa Kỳ lên tới 130 tỷ đô la mỗi năm.
Đây là một nghiên cứu khá gây tranh cãi. Nghiên cứu này gộp phí tổn về kinh tế, và tổn hại mà chính những người hút thuốc phải chịu đựng do hành vi của mình.
Thế nhưng cái giá phải trả lại nhiều hơn thế. Đa phần chi phí y tế tại nhiều nước lại do các nước khác phải chịu, bất kể chi phí y tế do nhà nước trang trải hay lấy từ quỹ bảo hiểm y tế.
Giới sử dụng lao động cũng bị ảnh hưởng do việc mất đi ngày làm việc và việc người lao động làm việc kém hiệu quả do các bệnh liên quan tới việc hút thuốc.
Thế nhưng điều cũng xảy ra là thường thì người hút thuốc lại chết non và do đó họ lại không được hưởng hết cả tiền lương hưu đáng ra sẽ được lĩnh.
Thế nhưng việc tính toán về góc độ kinh tế xem liệu hút thuốc gây nhiều thiệt hại hơn hay lại tiết kiệm được các khoản tiền đáng ra phải trả cho người hút thuốc như đề cập ở trên là một vấn đề khó tính về kỹ thuật.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thì hầu hết các nghiên cứu đều đi đến kết luận rằng tựu chung hút thuốc làm thiệt hại cho xã hội.
Đó là bởi việc tiết kiệm tiền hưu hay chi phí y tế do người hút thuốc chết non rõ ràng là kết quả của một việc mà chính phủ không bao giờ cân nhắc trong chính sách. (bbc)