Ngông nghênh đồ tể mơ làm thánh |
Hợm hĩnh ác nhân mộng thành thần |
Linh mục Vladimir coi sóc nhà thờ Starovagankovsky đã được lệnh phải gỡ bỏ ngay tức khắc bức tranh ấy. Cha Vladimir thanh minh rằng có một người nào đó đã “dâng tặng” bức tranh nói trên và ngài đã treo nó lên “vì lòng sùng mộ bà thánh Matriona”.
Linh mục trưởng Vsevolod Chaplin, giám đốc Phòng Quan Hệ Đối Ngoại tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa giải thích lập trường dứt khoát của Tòa Thượng Phụ rằng Stalin “là tên đồ tể đã tàn sát bao nhiêu người vô tội và trong đời y chưa bao giờ có một giây phút nào ăn năn về những hành vi tàn bạo ấy”. Chính vì thế việc treo ảnh tượng của tên đồ tể này trong nhà thờ là một điều không thể chấp nhận được.
Theo truyền thuyết của cộng sản, mà tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa cực lực phản đối, Stalin đã gặp bà Thánh Matriona vào năm 1941 và bà Thánh Matriona đã tiên đoán rằng nước Nga sẽ chiến thắng Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ Hai.
Để tăng thêm tính thuyết phục cho truyền thuyết này, trong cuốn lịch sử Đảng Cộng Sản Nga còn ghi nhận sự kiện là trong bài diễn văn gởi quốc dân đồng bào của Stalin, ngay sau cuộc gặp gỡ này, lần đầu tiên Stalin đã dùng một cụm từ đặc biệt của Kitô Giáo “Thưa anh chị em” thay vì “Thưa các đồng chí và đồng bào” như thường lệ.
Bức tranh vẽ hình Joseph Stalin đứng bên cạnh Thánh Matriona đã được vẽ sau khi Đồng Minh và Nga chiến thắng Đức vào năm 1945 và được trưng bày trong nhiều nhà thờ ở Nga cho tới khi cộng sản bị sụp đổ.
“Ngạo nghễ sau chiến thắng, tên đồ tể muốn được sùng kính không chỉ trong xã hội dân sự mà thôi mà còn muốn được chễm chệ trên bàn thờ,” cha Chaplin giải thích.
Trong thực tế, bà Thánh Matriona đã chịu nhiều đau khổ với cộng sản và cuối cùng đã phải trốn tránh sự truy lùng gay gắt của KGB.
Sau năm 1945, và mãi đến ngày nay, cộng sản Nga vẫn nhiều lần bày tỏ ý muốn, thậm chí là áp lực Chính Thống Giáo Nga “phong Chân Phước” cho Stalin – “một ý tưởng ngu xuẩn và điên rồ”, ngài nhận định.
Mùa Đông năm 2008, linh mục Yevstafy Zhakov, cha sở nhà thờ Thánh Olga Strel'na gần St. Petersburg đã dám treo bức ảnh này lên, gây ra một vụ tai tiếng trầm trọng. Cha Yevstafy Zhakov đã bị kỷ luật rất nặng cho nên người ta kinh ngạc tại sao chỉ hai năm sau vụ việc tương tự lại có thể xảy ra tại ngay thủ đô Mạc Tư Khoa.
Trò đểu của cộng sản trộn lẫn thiện ác cũng đang diễn ra tại Việt Nam với việc hình ảnh, kể cả các pho tượng to lớn của các lãnh tụ cộng sản, đang được xảo quyệt đưa vào các nơi thờ tự của các tôn giáo.