Khi xót xa nhìn những cơn lũ hung hãn ở Bắc Trung phần Việt nam, và khi bàng hoàng vô vọng đọc tin chiếc xe khách lao vào cơn lũ dữ, tôi cảm nghiệm sâu xa hơn về sự mong manh của phận người. Rồi lại thấy cay đắng khi nhìn hình ảnh những em bé thò đầu qua mái ngói của ngôi nhà đã ngập gần hết. Buồn, nỗi buồn mênh mang và đau đớn.
Tôi không nhớ nhiều về những bài học môn Sử hay môn Văn hồi học lớp 12 phổ thông. Nhưng có những bài giảng in sâu vào trong trí mình, và thời gian phủ lên những lời giảng ấy chút mỉa mai và cười cợt. Đất nước ta rừng vàng biển bạc, giàu đẹp vô cùng. Ta có khả năng “thay Trời làm mưa”. Ta có thể chống bão lụt thiên tai. Ta biến được “đá sỏi thành cơm” (ngày ấy chúng tôi vẫn đùa: chắc dạ dày bằng bê tông cốt thép). Ta có khả năng biến khó khăn thành chiến thắng.
Nói để làm gì, ca ngợi để làm gì rồi khi người dân lâm nạn, chẳng có một giải pháp nào hữu hiệu, mà xa xa lại có những bản hùng ca, những buổi trình diễn pháo hoa và những ánh hào quang nhiều màu sắc nhiều chủng loại?
Rồi những bài học về trách nhiệm công dân thời phổ thông ấy. Có cái gì đó tương tự như nguyên tắc bổ trợ mà sau này tôi được nghiên cứu trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Nói là tương tự là bởi vì mới nghe thấy giống nhau, nhưng tinh thần, thực tế và giá trị thì khác hẳn nhau. Để cho đơn giản, tôi xin minh hoạ bằng một ví dụ.
Một năm nọ cũng bão lụt ở miền Trung. Người ta cũng đem thùng đi xin tiền cứu trợ. Dù nghi ngờ sẽ mất chút ít trong số đóng góp, nhiều người cũng hăng hái đóng góp. Sau đó tình cờ tôi biết người ta đem chia nhau hết trước khi cất thùng rỗng vào chỗ cũ. Vì cái biết của mình mà tôi được người ta mời đến uống nước ngọt với lời năn nỉ xin giữ im lặng. Tôi chua chát trả lời: “Anh nghĩ nếu tôi viết gửi báo thì họ sẽ đăng sao? Tôi chỉ xin các anh sau này khi đi quyên góp mà thấy có tôi đứng chỗ nào thì vui lòng đừng bước đến”.
Tại sao lại có những chuyện như thế trong các cơn nguy khốn của anh chị em mình? Lý do thì nhiều. Nhưng nếu lấy giáo huấn Hội Thánh làm điểm quy chiếu, người ta nhận ra rằng trong dịp kỷ niệm 40 năm và 100 năm Thông điệp Rerum Novarum của Đức Thánh Cha Lêô XIII, thì Đức Piô IX và Đức Gioan Phaolô II đã dạy như sau:
“Thật là sai lầm trầm trọng khi rút khỏi tay các cá nhân những gì họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của mình để trao cho cộng đồng; cũng vậy, thật là bất công và tai hại nghiêm trọng, làm trật tự đúng đắn bị xáo trộn, khi giao cho một tổ chức cao hơn và lớn hơn những gì mà các tổ chức nhỏ hơn và cấp dưới có thể làm được. Vì chưng, bất cứ hoạt động xã hội nào tự bản chất cũng phải trợ giúp các thành viên trong xã hội, chứ không bao giờ phá huỷ và tiêu diệt họ”
Nếu điều này chỉ áp dụng vào trường hợp nguy cấp trong xã hội, thì người ta tự hỏi rằng các cơ chế hay hoạt động cứu trợ tại sao không thể thực hiện trực tiếp và tự phát do các cá nhân hay đoàn thể. Dùng trật tự xã hội để giải thích thì e rằng không thuyết phục, và nếu để lòng nhân bị nhấn chìm cùng cơn bão lũ thì quả là xã hội cần nhiều loại cứu trợ khác hơn là vật chất.
Trước đây có ca sĩ không được hát trên TV mấy năm bởi vì chị bị phạt cái tội dám đi theo phái đoàn cứu trợ lũ miền Tây do một Hoà thượng Phật giáo tổ chức mà không xin phép (!).Ở xứ này có những cái tội mà người phạm không biết thuộc khoản nào điều nào của luật nào. Buồn thật, nhưng cũng nhờ đó mà dần dần người dân trưởng thành hơn về ý thức xã hội, về các nguyên tắc cơ bản và về ý nghĩa bổ trợ trong đời sống công dân của mình.
Một chuyện khác cũng thường nổi lên khi người ta chứng kiến những cơn bão lũ. Ấy là trách nhiệm về môi trường. Hội Thánh đã cảnh báo “Khuynh hướng khai thác “bệnh hoạn” các tài nguyên thiên nhiên chính là hậu quả của một quá trình lịch sử và văn hoá lâu dài” và Hội Thánh cũng khuyến nghị “Hiểu đúng đắn về môi trường sẽ ngăn chặn sự giản lược mang tính thực dụng rằng thiên nhiên chỉ là một đồ vật không hơn không kém mà con người được sử dụng và khai thác tuỳ ý”(HTXHCG 461, 463).
Xã hội này thích giải quyết những cái ngọn hơn là giải quyết từ gốc. Có thể do khả năng mà cũng có thể vì lợi lộc. Giáo lý Công giáo dạy rằng thiên nhiên giúp con người “nhận biết cách chắn chắn về Thiên Chúa” (GLCG 36), nhưng nhiều người từ chối sứ mạng ấy của thiên nhiên và họ xem thiên nhiên như tài sản riêng, và khi họ bóc lột tài sản này thì người khác phải gánh chịu hậu quả khốc liệt. Con người không những chẳng bao giờ thay Trời làm mưa được, mà còn có khi làm cho những giọt mưa thành những giọt nước mắt chảy hoài.
Như cơn hồng thuỷ thời Noê đã trả lại cho trần gian công lý và bình an, xin Chúa cho những trận lũ lụt hôm nay được nhận biết như dấu chỉ của thời đại và thúc đẩy những người có trách nhiệm sống cho công lý, tôn trọng thiên nhiên là quà tặng của Đấng Tạo Hoá, đồng thời để những nguyên tắc liên đới và bổ trợ được thực hiện hoàn hảo trong xã hội vốn chẳng còn ai tin ai nữa.
Nguyện xin cho những cành ôliu sớm xuất hiện cùng những cánh chim bồ câu mang tin vui giải thoát.
Tôi không nhớ nhiều về những bài học môn Sử hay môn Văn hồi học lớp 12 phổ thông. Nhưng có những bài giảng in sâu vào trong trí mình, và thời gian phủ lên những lời giảng ấy chút mỉa mai và cười cợt. Đất nước ta rừng vàng biển bạc, giàu đẹp vô cùng. Ta có khả năng “thay Trời làm mưa”. Ta có thể chống bão lụt thiên tai. Ta biến được “đá sỏi thành cơm” (ngày ấy chúng tôi vẫn đùa: chắc dạ dày bằng bê tông cốt thép). Ta có khả năng biến khó khăn thành chiến thắng.
Nói để làm gì, ca ngợi để làm gì rồi khi người dân lâm nạn, chẳng có một giải pháp nào hữu hiệu, mà xa xa lại có những bản hùng ca, những buổi trình diễn pháo hoa và những ánh hào quang nhiều màu sắc nhiều chủng loại?
Rồi những bài học về trách nhiệm công dân thời phổ thông ấy. Có cái gì đó tương tự như nguyên tắc bổ trợ mà sau này tôi được nghiên cứu trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Nói là tương tự là bởi vì mới nghe thấy giống nhau, nhưng tinh thần, thực tế và giá trị thì khác hẳn nhau. Để cho đơn giản, tôi xin minh hoạ bằng một ví dụ.
Một năm nọ cũng bão lụt ở miền Trung. Người ta cũng đem thùng đi xin tiền cứu trợ. Dù nghi ngờ sẽ mất chút ít trong số đóng góp, nhiều người cũng hăng hái đóng góp. Sau đó tình cờ tôi biết người ta đem chia nhau hết trước khi cất thùng rỗng vào chỗ cũ. Vì cái biết của mình mà tôi được người ta mời đến uống nước ngọt với lời năn nỉ xin giữ im lặng. Tôi chua chát trả lời: “Anh nghĩ nếu tôi viết gửi báo thì họ sẽ đăng sao? Tôi chỉ xin các anh sau này khi đi quyên góp mà thấy có tôi đứng chỗ nào thì vui lòng đừng bước đến”.
Tại sao lại có những chuyện như thế trong các cơn nguy khốn của anh chị em mình? Lý do thì nhiều. Nhưng nếu lấy giáo huấn Hội Thánh làm điểm quy chiếu, người ta nhận ra rằng trong dịp kỷ niệm 40 năm và 100 năm Thông điệp Rerum Novarum của Đức Thánh Cha Lêô XIII, thì Đức Piô IX và Đức Gioan Phaolô II đã dạy như sau:
“Thật là sai lầm trầm trọng khi rút khỏi tay các cá nhân những gì họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của mình để trao cho cộng đồng; cũng vậy, thật là bất công và tai hại nghiêm trọng, làm trật tự đúng đắn bị xáo trộn, khi giao cho một tổ chức cao hơn và lớn hơn những gì mà các tổ chức nhỏ hơn và cấp dưới có thể làm được. Vì chưng, bất cứ hoạt động xã hội nào tự bản chất cũng phải trợ giúp các thành viên trong xã hội, chứ không bao giờ phá huỷ và tiêu diệt họ”
Nếu điều này chỉ áp dụng vào trường hợp nguy cấp trong xã hội, thì người ta tự hỏi rằng các cơ chế hay hoạt động cứu trợ tại sao không thể thực hiện trực tiếp và tự phát do các cá nhân hay đoàn thể. Dùng trật tự xã hội để giải thích thì e rằng không thuyết phục, và nếu để lòng nhân bị nhấn chìm cùng cơn bão lũ thì quả là xã hội cần nhiều loại cứu trợ khác hơn là vật chất.
Trước đây có ca sĩ không được hát trên TV mấy năm bởi vì chị bị phạt cái tội dám đi theo phái đoàn cứu trợ lũ miền Tây do một Hoà thượng Phật giáo tổ chức mà không xin phép (!).Ở xứ này có những cái tội mà người phạm không biết thuộc khoản nào điều nào của luật nào. Buồn thật, nhưng cũng nhờ đó mà dần dần người dân trưởng thành hơn về ý thức xã hội, về các nguyên tắc cơ bản và về ý nghĩa bổ trợ trong đời sống công dân của mình.
Một chuyện khác cũng thường nổi lên khi người ta chứng kiến những cơn bão lũ. Ấy là trách nhiệm về môi trường. Hội Thánh đã cảnh báo “Khuynh hướng khai thác “bệnh hoạn” các tài nguyên thiên nhiên chính là hậu quả của một quá trình lịch sử và văn hoá lâu dài” và Hội Thánh cũng khuyến nghị “Hiểu đúng đắn về môi trường sẽ ngăn chặn sự giản lược mang tính thực dụng rằng thiên nhiên chỉ là một đồ vật không hơn không kém mà con người được sử dụng và khai thác tuỳ ý”(HTXHCG 461, 463).
Xã hội này thích giải quyết những cái ngọn hơn là giải quyết từ gốc. Có thể do khả năng mà cũng có thể vì lợi lộc. Giáo lý Công giáo dạy rằng thiên nhiên giúp con người “nhận biết cách chắn chắn về Thiên Chúa” (GLCG 36), nhưng nhiều người từ chối sứ mạng ấy của thiên nhiên và họ xem thiên nhiên như tài sản riêng, và khi họ bóc lột tài sản này thì người khác phải gánh chịu hậu quả khốc liệt. Con người không những chẳng bao giờ thay Trời làm mưa được, mà còn có khi làm cho những giọt mưa thành những giọt nước mắt chảy hoài.
Như cơn hồng thuỷ thời Noê đã trả lại cho trần gian công lý và bình an, xin Chúa cho những trận lũ lụt hôm nay được nhận biết như dấu chỉ của thời đại và thúc đẩy những người có trách nhiệm sống cho công lý, tôn trọng thiên nhiên là quà tặng của Đấng Tạo Hoá, đồng thời để những nguyên tắc liên đới và bổ trợ được thực hiện hoàn hảo trong xã hội vốn chẳng còn ai tin ai nữa.
Nguyện xin cho những cành ôliu sớm xuất hiện cùng những cánh chim bồ câu mang tin vui giải thoát.