Ngày nay, khi một người có trình độ trung bình thắc mắc về một vấn đề gì, chỗ đầu tiên người đó thường đến hỏi là ở đâu? Google.com. Hay nói theo kiểu bình dân là: “Hỏi ông Gù”. Google là khởi đầu cho gần như mọi cuộc hành trình trong đời.
Người ta ai cũng có những câu hỏi – rất nhiều câu hỏi (Google.com mỗi ngày nhận được hàng tỷ câu hỏi). Đó là nơi người ta, ít nhất là khởi đầu, tìm kiếm những câu trả lời. Mà họ không chỉ tìm kiếm cách thức nấu ăn, những chuyện tiếu lâm vui cười, triệu chứng bệnh tật, giờ chiếu các bộ phim. Quả nhiều khi họ kiếm tìm những câu trả lời cho các vấn nạn sâu xa của đời người.
Tin vui là Giáo hội Công giáo có những câu trả lời cho những điều họ đang tìm hiểu. Tin buồn là những bộ máy tìm kiếm, chẳng hạn như Google.com, còn chưa hoàn toàn biết đến điều đó. Đây là lỗi của chúng ta.
Chẳng hạn, nếu bạn đánh “What do Christians believe (Người Kitô giáo tin điều gì?)” vào Google.com, thì trong 10 kết quả đầu tiên không thấy có gì là Công giáo hết. Một số có tính thân thiện với Công giáo (một số không), nhưng tuyệt nhiên không có kết quả nào trình bầy rõ rệt và chính xác quan điểm của Công giáo.
Bây giờ, nói đúng ra là vì chúng ta thường dùng từ “Catholic (Công giáo)” thay vì “Christian (Kitô giáo)” trong các tài liệu trên mạng. Nhưng người có trình độ trung bình có đánh như thế khi tìm kiếm?
Cách nào chăng nữa, cả khi thay vào đó, bạn tìm kiếm “What do Catholics believe (Người Công giáo tin điều gì)”, thì kết quả cũng chẳng sáng sủa hơn. Đúng vậy, kết quả tìm được là chỉ có một ít trang mạng xuất sắc trình bầy tốt đẹp về đức tin Công giáo. Nhưng cũng còn một số coi bộ… không gây ấn tượng. Mà cũng còn dẫn đến một số địa điểm bài bác Công giáo nữa. Dĩ nhiên, điều đó khó có thể tránh được trong một bộ máy tìm kiếm, nhưng kiểu tìm kiếm như thế nên hiện ra những gì tốt đẹp nhất trong những điều tốt đẹp nhất của chúng ta. Và chúng ta nên có nhiều hơn là chỉ mấy hiển thị mạnh mẽ xuất sắc.
Bạn sẽ thấy là trang mạng của Tòa thánh Vatican không hiển thị trong cả hai câu hỏi nói trên…, và ngay cả trong 10 trang đầu tiên của những kết quả tìm kiếm (chúng tôi không đủ nhẫn nại để đào sâu vào những trang kế tiếp nữa). Thật không may khi ai đó tìm hiểu xem người Công giáo/người Kitô giáo tin điều gì lại không được dẫn đến trang mạng của giới chức có thẩm quyền nhất trên địa cầu này (là Tòa thánh Vatican) trong 10 trang đầu của kết quả tìm kiếm!
Một tìm kiếm khác: “Is there a God (Có một đấng Thiên Chúa chăng)”. Kết quả: Một nửa hữu thần. Một nửa vô thần. Mạng Công giáo: Zero.
Một tìm kiếm khác nữa: “Who is Jesus (Chúa Giêsu là ai)”. Kết quả: Một trang mạng Lutheran. Một trang mạng đạo Mormon. Nhiều trang mạng Evangelical/Fundamentalist (Giáo thuyết Cơ bản). Mạng Công giáo: Zero. Người Mormon lại còn mua các liên kết được bảo trợ (sponsored links) cho những tìm kiếm này. Việc đó đủ thấy họ tận lực giảng đạo tới đâu.
Dù sao chăng nữa, các kết quả Google đưa ra không phải những yếu tố tối thượng. Nhưng chúng khá là quan trọng vào thời buổi này. Chúng ta có rất nhiều nội dung Công giáo tốt đẹp trên mạng. Chỉ cần trau chuốt lại đôi chút, sắp xếp, trình bày và chia sẻ cách nào đó cho người tìm kiếm dễ thấy được, đặc biệt là khi có quá nhiều những điều làm ta lãng trí quanh đó đang làm tốt đẹp những chuyện này hơn hẳn chúng ta.
Cải tiến một khía cạnh trong các nỗ lực phúc âm hóa quả thực có thể tạo ra những kết quả lớn lao hơn chúng ta tưởng.
Nguồn: Matthew Warner/National Catholic Register
Người ta ai cũng có những câu hỏi – rất nhiều câu hỏi (Google.com mỗi ngày nhận được hàng tỷ câu hỏi). Đó là nơi người ta, ít nhất là khởi đầu, tìm kiếm những câu trả lời. Mà họ không chỉ tìm kiếm cách thức nấu ăn, những chuyện tiếu lâm vui cười, triệu chứng bệnh tật, giờ chiếu các bộ phim. Quả nhiều khi họ kiếm tìm những câu trả lời cho các vấn nạn sâu xa của đời người.
Tin vui là Giáo hội Công giáo có những câu trả lời cho những điều họ đang tìm hiểu. Tin buồn là những bộ máy tìm kiếm, chẳng hạn như Google.com, còn chưa hoàn toàn biết đến điều đó. Đây là lỗi của chúng ta.
Chẳng hạn, nếu bạn đánh “What do Christians believe (Người Kitô giáo tin điều gì?)” vào Google.com, thì trong 10 kết quả đầu tiên không thấy có gì là Công giáo hết. Một số có tính thân thiện với Công giáo (một số không), nhưng tuyệt nhiên không có kết quả nào trình bầy rõ rệt và chính xác quan điểm của Công giáo.
Bây giờ, nói đúng ra là vì chúng ta thường dùng từ “Catholic (Công giáo)” thay vì “Christian (Kitô giáo)” trong các tài liệu trên mạng. Nhưng người có trình độ trung bình có đánh như thế khi tìm kiếm?
Cách nào chăng nữa, cả khi thay vào đó, bạn tìm kiếm “What do Catholics believe (Người Công giáo tin điều gì)”, thì kết quả cũng chẳng sáng sủa hơn. Đúng vậy, kết quả tìm được là chỉ có một ít trang mạng xuất sắc trình bầy tốt đẹp về đức tin Công giáo. Nhưng cũng còn một số coi bộ… không gây ấn tượng. Mà cũng còn dẫn đến một số địa điểm bài bác Công giáo nữa. Dĩ nhiên, điều đó khó có thể tránh được trong một bộ máy tìm kiếm, nhưng kiểu tìm kiếm như thế nên hiện ra những gì tốt đẹp nhất trong những điều tốt đẹp nhất của chúng ta. Và chúng ta nên có nhiều hơn là chỉ mấy hiển thị mạnh mẽ xuất sắc.
Bạn sẽ thấy là trang mạng của Tòa thánh Vatican không hiển thị trong cả hai câu hỏi nói trên…, và ngay cả trong 10 trang đầu tiên của những kết quả tìm kiếm (chúng tôi không đủ nhẫn nại để đào sâu vào những trang kế tiếp nữa). Thật không may khi ai đó tìm hiểu xem người Công giáo/người Kitô giáo tin điều gì lại không được dẫn đến trang mạng của giới chức có thẩm quyền nhất trên địa cầu này (là Tòa thánh Vatican) trong 10 trang đầu của kết quả tìm kiếm!
Một tìm kiếm khác: “Is there a God (Có một đấng Thiên Chúa chăng)”. Kết quả: Một nửa hữu thần. Một nửa vô thần. Mạng Công giáo: Zero.
Một tìm kiếm khác nữa: “Who is Jesus (Chúa Giêsu là ai)”. Kết quả: Một trang mạng Lutheran. Một trang mạng đạo Mormon. Nhiều trang mạng Evangelical/Fundamentalist (Giáo thuyết Cơ bản). Mạng Công giáo: Zero. Người Mormon lại còn mua các liên kết được bảo trợ (sponsored links) cho những tìm kiếm này. Việc đó đủ thấy họ tận lực giảng đạo tới đâu.
Dù sao chăng nữa, các kết quả Google đưa ra không phải những yếu tố tối thượng. Nhưng chúng khá là quan trọng vào thời buổi này. Chúng ta có rất nhiều nội dung Công giáo tốt đẹp trên mạng. Chỉ cần trau chuốt lại đôi chút, sắp xếp, trình bày và chia sẻ cách nào đó cho người tìm kiếm dễ thấy được, đặc biệt là khi có quá nhiều những điều làm ta lãng trí quanh đó đang làm tốt đẹp những chuyện này hơn hẳn chúng ta.
Cải tiến một khía cạnh trong các nỗ lực phúc âm hóa quả thực có thể tạo ra những kết quả lớn lao hơn chúng ta tưởng.
Nguồn: Matthew Warner/National Catholic Register