CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 17, 11-19
Chúa nhật hôm nay diễn tả quyền năng tuyệt vời của Đức Giêsu. Chúa đến trần gian, Ngài luôn cảm thông với những nỗi khốn khổ của nhân loại. Một trong những đau khổ là bệnh hoạn. Con người sẽ không hạnh phúc khi họ bị đau ốm. Bệnh kéo theo cái chết, đó là nỗi tuyệt vọng của con người. Thời Chúa Giêsu bệnh phong cùi là một bệnh nan y, một bệnh được coi là ô uế và bị xã hội ruồng bỏ. Chúa thương con người và trước những đau khổ, thử thách của con người, Ngài tỏ lòng từ bi thương xót, chỉ một lời của Ngài thốt ra từ đầu môi thương yêu của Ngài thì mọi bệnh hoạn tật nguyền dù thể xác, dù tinh thần cũng đều phải tan biên mất…
Ba bài đọc hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ quyền năng và lòng nhân từ, đầy yêu thương của Thiên Chúa. Bằng chứng trước mười người phong cùi đang đau khổ vì họ phải sống cách ly khỏi xã hội, đi đâu cũng phải la to lên rằng mình có bệnh truyền nhiễm và nhơ nhớp để cho người lành bệnh biết mà tránh xa ( Lv 13, 1-44 ). Tuy nhiên, hôm nay thì hoàn toàn khác, mười người phong cùi nghe tin Đức Giêsu đi qua vùng đó, họ đã đón gặp Ngài, nhưng thực tế, họ không dám đến gần mà chỉ đứng xa xa và kêu lớn tiếng: ” Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi “ ( Lc 17, 13 ). Chúa Giêsu động lòng trắc ẩn, Đức Giêsu bảo họ: ” Hãy đi trình diện với các tư tế “. Đang khi đi thì họ được sạch ( Lc 17, 14 ). Vâng, chỉ một lời phán ra từ môi miệng của Chúa thì vết thương của thể xác và nỗi đau trong tâm hồn của họ bao năm bị đè nặng bỗng tan biến hết. Căn bệnh quái ác, căn bệnh truyền nhiễm, nan y và ô nhục họ tưởng sẽ phải mang cả cuộc đời, thì nay được hoàn toàn tẩy xóa, rửa sạch. Tất cả là nhờ quyền năng và lòng nhân từ thương xót của Chúa mà họ như chết nay được hồi sinh, như mất đi nay lại được thấy.
Tin Mừng thuật lại, cả mười người phung cùi đều được lành sạch, tuy nhiên, trớ trêu thay chỉ có một người trở lại gặp Đức Giêsu để tạ ơn, mà người đó lại là người Samari ngoại đạo. Còn chín người kia vẫn mang danh là người của Chúa mà lại thật vô ơn. Đức Giêsu đã phải thốt lên một câu xem ra thật chua xót: ” Không phải cả mười nguồi đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” ( Lc 17, 17-18 ). Chúa xem trọng lòng biết ơn của người Samari, nên Ngài đã củng cố lòng tin cho anh ta và xác định tư cách tôn giáo của anh. Ngài nói: ” Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh “( Lc 17, 19 ).
Biết ơn là điều phải đạo đối với mọi người. Bởi vì, sống ở đời ai cũng hàm ơn người khác. Một tiếng cám ơn chân thành sẽ làm cho người khác vui, hạnh phúc và tâm hồn của người thụ ơn cũng an bình. Cuộc đời này là mot chuỗi những ân huệ nối tiếp nhau. Vô ơn là điều chua xót nhưng không phải là không xẩy ra trong cuộc đời. Người biết ơn thì ít mà người vô ơn lại nhiều. Do đó, cử chỉ của người Samari ngoại đạo trở lại cảm tạ tri ân Chúa nói lên ân nghĩa của người được Chúa chữa lành. Chúa Giêsu đã làm gương cho nhân loại, cho con người, cho mỗi người chúng ta về lòng biết ơn của Ngài đối với Thiên Chúa Cha. Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là bài ca cảm tạ. Bất cứ một biến cố nào xẩy đến trong cuộc đời của Chúa, bất cứ phải quyết định, phải làm công việc gì Chúa đều cầu nguyện và tạ ơn Chúa Cha. Đặc biệt trong các biến cố quan trọng như cho Lazaro chết sống lại, khi làm phép lạ cho bánh, cá hóa nhiều, khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa đều cầu nguyện và tạ ơn chân thành Chúa Cha. Chúa không những cám ơn Chúa Cha nhưng còn dạy con người phải biết cám ơn. Chúa phán:” Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “. Cả Hội Thánh luôn dâng lễ tạ ơn để tái diễn lại hy lễ tạ ơn của Chúa và cùng với Chúa Giêsu tạ ơn Thiên Chúa Cha. Thánh Phaolô cũng luôn đề cập tới vấn đề cám ơn và luôn dâng lên Thiên Chúa lời cám ơn. Chúng ta hãy lật giở từng trang Tin mừng và thơ thánh Phaolo, chúng ta sẽ thấy Chúa và thánh Phaolô đã thực hiện lời tạ ơn như thế nào và dạy chúng ta phải tạ ơn ra làm sao ?
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết tạ ơn Chúa và cám ơn những ai đã làm ơn cho chúng con. Amen.
Lc 17, 11-19
Chúa nhật hôm nay diễn tả quyền năng tuyệt vời của Đức Giêsu. Chúa đến trần gian, Ngài luôn cảm thông với những nỗi khốn khổ của nhân loại. Một trong những đau khổ là bệnh hoạn. Con người sẽ không hạnh phúc khi họ bị đau ốm. Bệnh kéo theo cái chết, đó là nỗi tuyệt vọng của con người. Thời Chúa Giêsu bệnh phong cùi là một bệnh nan y, một bệnh được coi là ô uế và bị xã hội ruồng bỏ. Chúa thương con người và trước những đau khổ, thử thách của con người, Ngài tỏ lòng từ bi thương xót, chỉ một lời của Ngài thốt ra từ đầu môi thương yêu của Ngài thì mọi bệnh hoạn tật nguyền dù thể xác, dù tinh thần cũng đều phải tan biên mất…
Ba bài đọc hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ quyền năng và lòng nhân từ, đầy yêu thương của Thiên Chúa. Bằng chứng trước mười người phong cùi đang đau khổ vì họ phải sống cách ly khỏi xã hội, đi đâu cũng phải la to lên rằng mình có bệnh truyền nhiễm và nhơ nhớp để cho người lành bệnh biết mà tránh xa ( Lv 13, 1-44 ). Tuy nhiên, hôm nay thì hoàn toàn khác, mười người phong cùi nghe tin Đức Giêsu đi qua vùng đó, họ đã đón gặp Ngài, nhưng thực tế, họ không dám đến gần mà chỉ đứng xa xa và kêu lớn tiếng: ” Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi “ ( Lc 17, 13 ). Chúa Giêsu động lòng trắc ẩn, Đức Giêsu bảo họ: ” Hãy đi trình diện với các tư tế “. Đang khi đi thì họ được sạch ( Lc 17, 14 ). Vâng, chỉ một lời phán ra từ môi miệng của Chúa thì vết thương của thể xác và nỗi đau trong tâm hồn của họ bao năm bị đè nặng bỗng tan biến hết. Căn bệnh quái ác, căn bệnh truyền nhiễm, nan y và ô nhục họ tưởng sẽ phải mang cả cuộc đời, thì nay được hoàn toàn tẩy xóa, rửa sạch. Tất cả là nhờ quyền năng và lòng nhân từ thương xót của Chúa mà họ như chết nay được hồi sinh, như mất đi nay lại được thấy.
Tin Mừng thuật lại, cả mười người phung cùi đều được lành sạch, tuy nhiên, trớ trêu thay chỉ có một người trở lại gặp Đức Giêsu để tạ ơn, mà người đó lại là người Samari ngoại đạo. Còn chín người kia vẫn mang danh là người của Chúa mà lại thật vô ơn. Đức Giêsu đã phải thốt lên một câu xem ra thật chua xót: ” Không phải cả mười nguồi đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” ( Lc 17, 17-18 ). Chúa xem trọng lòng biết ơn của người Samari, nên Ngài đã củng cố lòng tin cho anh ta và xác định tư cách tôn giáo của anh. Ngài nói: ” Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh “( Lc 17, 19 ).
Biết ơn là điều phải đạo đối với mọi người. Bởi vì, sống ở đời ai cũng hàm ơn người khác. Một tiếng cám ơn chân thành sẽ làm cho người khác vui, hạnh phúc và tâm hồn của người thụ ơn cũng an bình. Cuộc đời này là mot chuỗi những ân huệ nối tiếp nhau. Vô ơn là điều chua xót nhưng không phải là không xẩy ra trong cuộc đời. Người biết ơn thì ít mà người vô ơn lại nhiều. Do đó, cử chỉ của người Samari ngoại đạo trở lại cảm tạ tri ân Chúa nói lên ân nghĩa của người được Chúa chữa lành. Chúa Giêsu đã làm gương cho nhân loại, cho con người, cho mỗi người chúng ta về lòng biết ơn của Ngài đối với Thiên Chúa Cha. Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là bài ca cảm tạ. Bất cứ một biến cố nào xẩy đến trong cuộc đời của Chúa, bất cứ phải quyết định, phải làm công việc gì Chúa đều cầu nguyện và tạ ơn Chúa Cha. Đặc biệt trong các biến cố quan trọng như cho Lazaro chết sống lại, khi làm phép lạ cho bánh, cá hóa nhiều, khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa đều cầu nguyện và tạ ơn chân thành Chúa Cha. Chúa không những cám ơn Chúa Cha nhưng còn dạy con người phải biết cám ơn. Chúa phán:” Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “. Cả Hội Thánh luôn dâng lễ tạ ơn để tái diễn lại hy lễ tạ ơn của Chúa và cùng với Chúa Giêsu tạ ơn Thiên Chúa Cha. Thánh Phaolô cũng luôn đề cập tới vấn đề cám ơn và luôn dâng lên Thiên Chúa lời cám ơn. Chúng ta hãy lật giở từng trang Tin mừng và thơ thánh Phaolo, chúng ta sẽ thấy Chúa và thánh Phaolô đã thực hiện lời tạ ơn như thế nào và dạy chúng ta phải tạ ơn ra làm sao ?
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết tạ ơn Chúa và cám ơn những ai đã làm ơn cho chúng con. Amen.