PARAGUAY: NÓI CHUYỆN VỀ ƠN GỌI
Thế là đã gần 2 năm tôi vừa làm việc trên các giáo điểm truyền giáo vừa kiêm thêm làm việc trong Chủng viện truyền giáo của Tỉnh Dòng nên cũng phần nào thấu hiểu công việc đào tạo đầy khó khăn đối với các linh linh mục tương lai trong vùng đất Mỹ La-tinh này.
Trong chuyến công du Anh quốc 4 ngày vừa qua (từ 16/9 đến 19/9) của Đức Thánh Cha Biển Đức 16, dù biết bao điều quan trọng cần phải nói, nhưng có một điều ngài không thể không nhắc đến là trong bài giảng lễ tại nhà thờ Chính Tòa Wesminter hôm 18/9, ngài đã lên tiếng xin lỗi về vụ một số giáo sĩ lạm dụng tính dục trên thế giới cũng như trong Khối Thịnh Vượng Anh đã làm hoen ố hình ảnh Giáo Hội. Nguyên văn có đoạn viết: “Tôi cũng nghĩ tới nỗi khổ đau mênh mông do các vụ lạm dụng tính dục trẻ em gây ra, một cách đặc biệt do các thừa tác viên của Giáo Hội gây ra. Tôi xin bầy tỏ nỗi khổ đau sâu xa của tôi đối với các nạn nhân vô tội của các tội phạm không thể định tính được này, với niềm hy vọng quyền năng ơn thánh của Chúa Kitô và hiến tế hòa giải của Ngài sẽ đem lại sự chữa lành sâu xa và niềm an bình cho cuộc sống của họ. Cùng với anh chị em tôi cũng thừa nhận sự xấu hổ và nhục nhã, mà chúng ta tất cả đã phải đau khổ vì các tội phạm này. Tôi mời gọi anh chị em dâng lên Thiên Chúa sự xấu hổ và nhục nhã đó, với niềm tin tưởng rằng hình phạt này sẽ góp phần chữa lành các nạn nhân, thanh tẩy Giáo Hội và canh tân nhiệm vụ ngàn đời của Giáo Hội trong việc giáo dục và lo lắng cho người trẻ. Tôi cũng bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với các cố gắng đương đầu với vấn đề này với tinh thần trách nhiệm, và tôi xin tất cả anh chị em lo lắng cho các nạn nhân và liên đới với các linh mục của anh chị em”.
Tôi muốn nhân cơ hội này để nói chuyện về ơn gọi ở Paraguay qua những sự việc không hay đã, đang xảy ra ở Paraguay và các nước láng giềng của Paraguay vùng Nam Mỹ mà hàng ngày các báo đài đã thi nhau chỉ trích khiến hình ảnh những vị mục tử không còn đẹp như xưa nữa và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà giới trẻ ngày nay không mấy tha thiết gì đến ơn gọi.
Trong những lúc ngồi bàn chuyện vui với một số ban hữu thân tín, chúng tôi thường nói đùa rằng xã hội thật xét đoán bất công vì cùng một cái tội gây nên nhưng nếu ba hạng người khác nhau cùng phạm cái tội đó thì sẽ bị xét đoán khác nhau. Ví dụ cùng cái tội “ăn chả, ăn nem” mà một thường dân, một giáo dân phạm đi phạm lại nhiều lần thì chẳng ai lên án cả. Nếu người phạm tội là người có chức quyền thì có thể bị tố để đòi tiền hay bị mất chức. Còn nếu người phạm tội mà là… tu sĩ hay linh mục thì chẳng những danh thơm tiếng tốt của cá nhân vị này bị bêu xấu cả ngàn lần trên mặt báo, đài mà còn mang tiếng cả giáo hội, nhất là giáo hội địa phương nơi vị ấy từng phục vụ.
Giáo hội Paraguay trong những năm gần đây, và nhất là những ngày gần đây lại tiếp tục chịu khổ sở vì búa rìu dư luận xào nấu, bôi nhọ và thậm chí phỉ báng khi một số giáo sĩ Công giáo của chúng ta có những vấn đề chạy đua quyền lực và lạm dụng tính dục. Con số đó như hạt cát ngoài đại dương nhưng qua truyền thông bóp méo, nó trở thành một mối nguy lớn mà hàng ngày giới trẻ và ngay những người được xem là thực hành đạo cách sốt sắng cảm thấy hoang mang.
Khi làm việc với giới trẻ ở đây, nhất là các bạn trẻ đang tìm hiểu về ơn gọi, các bạn trẻ thường hỏi tôi rằng tại sao có nhiều linh mục lại không thực hành những gì họ giảng dạy? Tôi hỏi các em các linh mục ấy dạy những gì? Các em trả lời rằng rất nhiều linh mục rao giảng rằng không được ham hố quyền lực, không được phá vỡ hạnh phúc của người khác… nhưng chính các vị ấy lại phản bội lại lời thề của mình khi đang còn đương nhiệm chức vị mà lại đi vận động để ứng cử vào các chức vị hành chính của xã hội như thị trưởng, tỉnh trưởng, và có một số vị bị đưa lên báo chí vì lạm dụng tính dục. Giới trẻ bấy giờ tinh tế và bạo dạn thật. Chúng nghe, chúng thấy và chúng sẵn sàng nói chứ không còn sợ sệt như trước đây. Mà thời đại bùng nổ thông tin bây giờ có muốn giấu thì cũng không thể giấu được khi mọi chuyện đã rành rành như thế. Tôi đã lắng nghe các em cách chăm chú và đã chia sẻ các em những tâm tình thật sự vì nếu không cuộc đối thoại sẽ chẳng đi vào đâu. Tôi nói với các em rằng các linh mục, tu sĩ nam nữ tuy đã được thánh hiến nhưng họ vẫn còn có chất người nên những cám dỗ xảy ra hàng ngày là điều khó có thể tránh. Tiền bạc, địa vị, danh vọng ai mà chẳng mê! Nhất là chúng ta đang sống trong thế giới hưởng thụ với nhiều sự tự do. Tôi đã cho các em những ví dụ rất cụ thể là có rất nhiều cặp hôn nhân công giáo dù họ đã kết hôn thành sự và đã hứa hẹn không thể tách rời cho đến chết, nhưng chỉ vài tháng hay vài năm sau đó họ đã ly dị chỉ vì sự thiếu thủy chung và bội ước lời thề. Hay chính các em đà từng hứa với cha mẹ và gia đình sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi nhưng có mấy em đã thực hành lời hứa ấy? Sau đó tôi đưa ra một kết luận nho nhỏ với các em rằng các em đừng phong thánh sớm hay thần tượng quá mức các linh mục, tu sĩ kẻo có ngày những vị thánh sống ấy sa xuống hỏa ngục hay thần tượng bị sứt tai thì chính các em sẽ bị mất lòng tin. Tuy nhiên nếu mỗi người hàng ngày biết cố gắng sống và thực hành những gì mình cam kết thì sẽ vượt qua.
Tôi không cố tình bênh vực hay ngụy biện cho những người đồng đạo của mình do những gì họ đã gây nên. Nhưng nếu xét lại cho đúng thì xã hội bây giờ nhiều khi khá bất công khi đòi hỏi và kỳ vọng quá nhiều vào những linh mục, tu sĩ, rồi một khi những vị được thánh hiến đó sa chân, lỡ bước thì cũng không ngần ngại đạp luôn. Tôi còn nhớ có một bài viết của một anh em linh mục trong tờ báo Tiến Bước của nhóm Cursillo thuộc tổng giáo phận Los Angeles, Hoa Kỳ vào năm 2009, có nói rằng nhiều gia đình rất mong muốn con em mình trở thành linh mục, tu sĩ và đã nuôi cho bằng được. Rồi khi những người con ấy thành danh và thành công với biết bao lời chúc tụng thì chính những cha mẹ và những bậc ân nhân ấy cũng tưởng rằng đã xong nhiệm vụ. Nhưng thật tình mà nói, nuôi mà không dưỡng thì những người con ấy sẽ chết yểu mất. Bởi thế, chính các vị linh mục, tu sĩ cùng với những người thân yêu phải cùng nhau phấn đấu và đừng bao giờ ru ngủ trên chiến thắng của mình và đừng cho rằng mình đã đủ đạo đức để chiến thằng ba thù.
Trở lại chuyện ơn gọi ở Paraguay. Lúc này tôi được làm việc nhiều hơn với các nhà đào tạo liên tu sĩ của Paraguay cũng như gần gũi với giới trẻ nên hiểu được những mối bận tâm của từ hai phía. Người đi tu thì ít mà người xuất tu lại nhiều. Khi tôi về thăm Việt Nam trong những tháng hè vừa qua, tôi thấy hãnh diện về nước Việt mình sao đến giờ vẫn còn nhiều ơn gọi đến như vậy. Còn ở đây mình mời họ đi tu và vẽ vời biết bao viễn cảnh mà họa may chỉ có mấy tên “hơi cà chớn” mới nhận lời. Có một nữ tu phụ trách về ơn gọi người Brazil kể cho chúng tôi nghe về chuyện Sơ tuyển sinh mà thấy đau lòng. Số là Sơ đã lien lạc trước với các em dự tu và đã thăm nhà từng em. Họ đã lên chương trình cho ngày nhập Dòng. Đúng ngày hôm ấy, Sơ phụ trách ơn gọi đã chuẩn bị tất cả từ thánh lễ, thức ăn và các chương trình sinh hoạt. Gần đến giờ thì Sơ không thấy em nào đến nên bối rối và phải gọi điện cho từng em. Từ đầu dây bên kia các em trả lời đơn giản rằng các em không muốn vì các em đã có người yêu. Sơ phụ trách buồn và xấu hổ quá sức khi phải điện thoại xin lỗi vị linh mục sắp đến cử hành thánh lễ. Nhiều chuyện thật dễ khóc, dở cười và chính tôi cũng vừa gặp những trường hợp tương tự. Tôi nghĩ chỉ có Việt Nam mình vì còn quá nhiều ơn gọi nên các nhà đào tạo lựa đi, lựa lại vậy mà vẫn còn gặp những trường hợp lợi dụng hay núp bóng nhà tu để học hành và tiến thân. Có lẽ do bị tiêm nhiễm thói đời thế tục nên các tu sinh ngày nay thiếu đi sự hy sinh mà chỉ mong được hưởng thụ. Tôi thấy các tu sinh ở đây sướng quá nên … sinh tệ. Họ đòi hỏi nhiều thứ vì nghĩ rằng do thiếu hụt ơn gọi nên Giáo hội cần họ và phải đáp ứng cho họ những gì họ muốn. Tôi đã giải thích cho các tu sinh rằng thật đúng là Giáo hội rất cần những bạn trẻ, những vị mục tử có tinh thần dấn thân phục vụ chứ Giáo hội không cần những con người chỉ lo nghĩ đến quyền lợi của mình.
Trong những cuộc hội thào và chia sẻ của các nhà đào tạo liên tu sĩ ở Paraguay, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một chương trình huấn luyện chung và trao đổi những mối bận tâm mà chúng tôi đang gặp phải với những người mình đang đào tạo. Dù thiếu ơn gọi nhưng chúng tôi không quan tâm về số lượng mà chỉ quan tâm về chất lượng. Có những Dòng lâu năm rồi nhưng hiện nay hàng năm chỉ có 1 tập sinh hoặc chẳng có tập sinh nào. Chủng viện truyền giáo tầm cỡ như Dòng Ngôi Lời chúng tôi tại Paraguay mà hiện nay chỉ có 20 chủng sinh thuộc nhiều lớp khác nhau, trong đó có mấy chủng sinh ngoại quốc rồi. Nghĩ lại mà thấy thương cho nước Việt mình vì số ơn gọi quá đông mà hàng năm số ứng sinh được gọi vào chủng viện hay nhà Dòng bị giới hạn và phải đợi chờ xét duyệt từ năm này đến năm khác. Tôi có chia sẻ chuyện này với những nhà đào tạo ở đây và họ nói rằng nếu những ứng sinh ấy có cợ hội đi nước ngoài thì bao nhiêu ứng sinh nam và nữ họ cũng nhận vì họ cảm thấy thích dân Việt mình. Nhưng tiếc thay điều đó không mấy dễ dàng với người Việt chúng ta vì còn nhiều trắc trở. Chúng ta hãy cầu nguyện Giáo hội hoàn vũ dù hiện nay đang khủng hoảng nhiều vấn đề trong đó có vấn đề về ơn gọi, có được những mục tử nhiệt thành và sẵn sàng dấn thân cho sứ vụ.
Paraguay 29/ 9/2010 (Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần)
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
Thế là đã gần 2 năm tôi vừa làm việc trên các giáo điểm truyền giáo vừa kiêm thêm làm việc trong Chủng viện truyền giáo của Tỉnh Dòng nên cũng phần nào thấu hiểu công việc đào tạo đầy khó khăn đối với các linh linh mục tương lai trong vùng đất Mỹ La-tinh này.
Tôi muốn nhân cơ hội này để nói chuyện về ơn gọi ở Paraguay qua những sự việc không hay đã, đang xảy ra ở Paraguay và các nước láng giềng của Paraguay vùng Nam Mỹ mà hàng ngày các báo đài đã thi nhau chỉ trích khiến hình ảnh những vị mục tử không còn đẹp như xưa nữa và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà giới trẻ ngày nay không mấy tha thiết gì đến ơn gọi.
Trong những lúc ngồi bàn chuyện vui với một số ban hữu thân tín, chúng tôi thường nói đùa rằng xã hội thật xét đoán bất công vì cùng một cái tội gây nên nhưng nếu ba hạng người khác nhau cùng phạm cái tội đó thì sẽ bị xét đoán khác nhau. Ví dụ cùng cái tội “ăn chả, ăn nem” mà một thường dân, một giáo dân phạm đi phạm lại nhiều lần thì chẳng ai lên án cả. Nếu người phạm tội là người có chức quyền thì có thể bị tố để đòi tiền hay bị mất chức. Còn nếu người phạm tội mà là… tu sĩ hay linh mục thì chẳng những danh thơm tiếng tốt của cá nhân vị này bị bêu xấu cả ngàn lần trên mặt báo, đài mà còn mang tiếng cả giáo hội, nhất là giáo hội địa phương nơi vị ấy từng phục vụ.
Giáo hội Paraguay trong những năm gần đây, và nhất là những ngày gần đây lại tiếp tục chịu khổ sở vì búa rìu dư luận xào nấu, bôi nhọ và thậm chí phỉ báng khi một số giáo sĩ Công giáo của chúng ta có những vấn đề chạy đua quyền lực và lạm dụng tính dục. Con số đó như hạt cát ngoài đại dương nhưng qua truyền thông bóp méo, nó trở thành một mối nguy lớn mà hàng ngày giới trẻ và ngay những người được xem là thực hành đạo cách sốt sắng cảm thấy hoang mang.
Khi làm việc với giới trẻ ở đây, nhất là các bạn trẻ đang tìm hiểu về ơn gọi, các bạn trẻ thường hỏi tôi rằng tại sao có nhiều linh mục lại không thực hành những gì họ giảng dạy? Tôi hỏi các em các linh mục ấy dạy những gì? Các em trả lời rằng rất nhiều linh mục rao giảng rằng không được ham hố quyền lực, không được phá vỡ hạnh phúc của người khác… nhưng chính các vị ấy lại phản bội lại lời thề của mình khi đang còn đương nhiệm chức vị mà lại đi vận động để ứng cử vào các chức vị hành chính của xã hội như thị trưởng, tỉnh trưởng, và có một số vị bị đưa lên báo chí vì lạm dụng tính dục. Giới trẻ bấy giờ tinh tế và bạo dạn thật. Chúng nghe, chúng thấy và chúng sẵn sàng nói chứ không còn sợ sệt như trước đây. Mà thời đại bùng nổ thông tin bây giờ có muốn giấu thì cũng không thể giấu được khi mọi chuyện đã rành rành như thế. Tôi đã lắng nghe các em cách chăm chú và đã chia sẻ các em những tâm tình thật sự vì nếu không cuộc đối thoại sẽ chẳng đi vào đâu. Tôi nói với các em rằng các linh mục, tu sĩ nam nữ tuy đã được thánh hiến nhưng họ vẫn còn có chất người nên những cám dỗ xảy ra hàng ngày là điều khó có thể tránh. Tiền bạc, địa vị, danh vọng ai mà chẳng mê! Nhất là chúng ta đang sống trong thế giới hưởng thụ với nhiều sự tự do. Tôi đã cho các em những ví dụ rất cụ thể là có rất nhiều cặp hôn nhân công giáo dù họ đã kết hôn thành sự và đã hứa hẹn không thể tách rời cho đến chết, nhưng chỉ vài tháng hay vài năm sau đó họ đã ly dị chỉ vì sự thiếu thủy chung và bội ước lời thề. Hay chính các em đà từng hứa với cha mẹ và gia đình sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi nhưng có mấy em đã thực hành lời hứa ấy? Sau đó tôi đưa ra một kết luận nho nhỏ với các em rằng các em đừng phong thánh sớm hay thần tượng quá mức các linh mục, tu sĩ kẻo có ngày những vị thánh sống ấy sa xuống hỏa ngục hay thần tượng bị sứt tai thì chính các em sẽ bị mất lòng tin. Tuy nhiên nếu mỗi người hàng ngày biết cố gắng sống và thực hành những gì mình cam kết thì sẽ vượt qua.
Trở lại chuyện ơn gọi ở Paraguay. Lúc này tôi được làm việc nhiều hơn với các nhà đào tạo liên tu sĩ của Paraguay cũng như gần gũi với giới trẻ nên hiểu được những mối bận tâm của từ hai phía. Người đi tu thì ít mà người xuất tu lại nhiều. Khi tôi về thăm Việt Nam trong những tháng hè vừa qua, tôi thấy hãnh diện về nước Việt mình sao đến giờ vẫn còn nhiều ơn gọi đến như vậy. Còn ở đây mình mời họ đi tu và vẽ vời biết bao viễn cảnh mà họa may chỉ có mấy tên “hơi cà chớn” mới nhận lời. Có một nữ tu phụ trách về ơn gọi người Brazil kể cho chúng tôi nghe về chuyện Sơ tuyển sinh mà thấy đau lòng. Số là Sơ đã lien lạc trước với các em dự tu và đã thăm nhà từng em. Họ đã lên chương trình cho ngày nhập Dòng. Đúng ngày hôm ấy, Sơ phụ trách ơn gọi đã chuẩn bị tất cả từ thánh lễ, thức ăn và các chương trình sinh hoạt. Gần đến giờ thì Sơ không thấy em nào đến nên bối rối và phải gọi điện cho từng em. Từ đầu dây bên kia các em trả lời đơn giản rằng các em không muốn vì các em đã có người yêu. Sơ phụ trách buồn và xấu hổ quá sức khi phải điện thoại xin lỗi vị linh mục sắp đến cử hành thánh lễ. Nhiều chuyện thật dễ khóc, dở cười và chính tôi cũng vừa gặp những trường hợp tương tự. Tôi nghĩ chỉ có Việt Nam mình vì còn quá nhiều ơn gọi nên các nhà đào tạo lựa đi, lựa lại vậy mà vẫn còn gặp những trường hợp lợi dụng hay núp bóng nhà tu để học hành và tiến thân. Có lẽ do bị tiêm nhiễm thói đời thế tục nên các tu sinh ngày nay thiếu đi sự hy sinh mà chỉ mong được hưởng thụ. Tôi thấy các tu sinh ở đây sướng quá nên … sinh tệ. Họ đòi hỏi nhiều thứ vì nghĩ rằng do thiếu hụt ơn gọi nên Giáo hội cần họ và phải đáp ứng cho họ những gì họ muốn. Tôi đã giải thích cho các tu sinh rằng thật đúng là Giáo hội rất cần những bạn trẻ, những vị mục tử có tinh thần dấn thân phục vụ chứ Giáo hội không cần những con người chỉ lo nghĩ đến quyền lợi của mình.
Trong những cuộc hội thào và chia sẻ của các nhà đào tạo liên tu sĩ ở Paraguay, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một chương trình huấn luyện chung và trao đổi những mối bận tâm mà chúng tôi đang gặp phải với những người mình đang đào tạo. Dù thiếu ơn gọi nhưng chúng tôi không quan tâm về số lượng mà chỉ quan tâm về chất lượng. Có những Dòng lâu năm rồi nhưng hiện nay hàng năm chỉ có 1 tập sinh hoặc chẳng có tập sinh nào. Chủng viện truyền giáo tầm cỡ như Dòng Ngôi Lời chúng tôi tại Paraguay mà hiện nay chỉ có 20 chủng sinh thuộc nhiều lớp khác nhau, trong đó có mấy chủng sinh ngoại quốc rồi. Nghĩ lại mà thấy thương cho nước Việt mình vì số ơn gọi quá đông mà hàng năm số ứng sinh được gọi vào chủng viện hay nhà Dòng bị giới hạn và phải đợi chờ xét duyệt từ năm này đến năm khác. Tôi có chia sẻ chuyện này với những nhà đào tạo ở đây và họ nói rằng nếu những ứng sinh ấy có cợ hội đi nước ngoài thì bao nhiêu ứng sinh nam và nữ họ cũng nhận vì họ cảm thấy thích dân Việt mình. Nhưng tiếc thay điều đó không mấy dễ dàng với người Việt chúng ta vì còn nhiều trắc trở. Chúng ta hãy cầu nguyện Giáo hội hoàn vũ dù hiện nay đang khủng hoảng nhiều vấn đề trong đó có vấn đề về ơn gọi, có được những mục tử nhiệt thành và sẵn sàng dấn thân cho sứ vụ.
Paraguay 29/ 9/2010 (Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần)
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.