Tình Cha trên trời thật khoan dung và rộng lượng khôn lường
(CN24TN/C: Lc 15,1-32)
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng hình ảnh hai người anh em ruột đang nỗ lực tìm hạnh phúc cho đời mình theo hai cách thức hoàn toàn khác nhau. Qua hành động và tư duy của mình, cả hai người đã trình bày hai thái độ khác nhau của rất nhiều người trong chúng ta.
Người con cả ngoan ngoãn ở lại với cha mình trong gia đình, cùng với ông lo việc đồng áng ruộng vườn, và hy vọng một ngày kia sẽ được thừa tự gia sản của cha để lại. Còn người con thứ lại muốn hưởng thụ đời ngay bây giờ và đặt tràn trề hy vọng vào một cuộc sống đầy hạnh phúc nơi một miền đất xa lạ. Vì thế cậu đã đòi cha chia cho phần gia tài thuộc quyền cậu, rồi giã từ tất cả ra đi: Cha già, anh ruột, gia đình và bạn bè thân thích!
Nhưng rồi điều gì phải đến, cũng đã đến: Chẳng bao lâu cậu con thứ non trẻ đã tiêu xài trọn gia tài của mình và phải rơi vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong cuộc sống đầy khốn cùng đó, cậu mới bừng tĩnh, hồi tâm nhớ đến cha mình và nhận ra tình thương bao la cũng như lòng quảng đại vô bờ bến của cha. Vì thế, dù cho lòng đầy bao xấu hổ nhục nhã, cậu con thứ đã nhất định trở về với cha mình trong gia đình. Cậu đã thắng vượt được sự tự ái, cậu đã can đảm thú nhận sự yếu đuối lầm lỡ của mình và ước ao được một vận may mới để làm lại từ đầu, dù chỉ là một người làm công nhật cho cha mà thôi.
Về phần người cha, ông không chỉ cho phép người con lầm lỡ được trở lại gia đình, nhưng ông còn vui mừng đón nhận cậu là con trai thực sự của mình như trước kia, nghĩa là ông lại ban cho cậu được quyền thừa hưởng gia tài sau này, mặc dù cậu con thứ đã hoàn toàn mất hết quyền thừa kế đó. Điều đó cho chúng ta thấy rằng người cha nhân từ đã không để tình cảm và hành động của ông bị luật lệ chi phối và điều khiển, nhưng mọi sự đều do tình yêu, tình phụ tử bao la của ông quyết định.
Vâng, đó chính là hình ảnh đích thực của Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã muốn làm nỗi bật qua chân dung người cha nhân hậu trong dụ ngôn. Vì tình yêu vô bờ bến đối với nhân loại, Thiên Chúa đã tha thứ cả những tội phạm nặng nề nhất, nếu người có tội, nếu chúng ta đầy lòng tin tưởng biết quay trở về với Người như người con hoang đàng trong Phúc Âm. Và như người cha nhân hậu trong dụ ngôn, Thiên Chúa cũng hối hả chạy ra đón chúng ta và tiếp nhận chúng ta như những đứa con yêu thương của Người. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã tự hạ mình xuống và mặc lấy thân phận kẻ nô lệ, hầu mở ra cho chúng ta con đường dẫn tới sự vinh quang cao cả của Người.
Nhưng cũng chính ở đây một câu hỏi được đặt ra, là tại sao người cha, tại sao Thiên Chúa lại hành động «bất công» đối với người con cả như thế? Anh ta đã chẳng luôn là người con trung thành, đã chẳng luôn chăm chỉ với công việc gia đình và đã chẳng luôn làm cho cha mình vui lòng, hoàn toàn trái với cậu con thứ? Thế, tại sao bây giờ trong việc chia tài sản, cậu lại bị cha mình để thiệt thòi như thế?
Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng người cha đã không có lý do để phàn nàn chê bai công việc làm ăn và lòng hiếu thảo của cậu con cả, nhưng ông phê bình quan điểm và thái độ của cậu: «Con chỉ nghĩ đến một mình con mà thôi, con chỉ nghĩ đến hạnh phúc và quyền lợi của riêng mình mà thôi. Con ích kỷ quá nên con không thể hiểu được sự vui mầng của cha khi thấy đứa con thứ của cha biết quay trở về với cha, và chính nó cũng là người em ruột của con. Con quá lo cho quyền lợi của mình, nên con đã không thể hiểu được tình yêu và lòng nhân từ của cha!»
Như thế, hai người con là hai thái độ sống và hai cách cư xử hoàn toàn khác nhau:
• Một người dựa vào công sức của mình, còn người kia lại nhìn nhận lỗi lầm và sự yếu đuối của mình;
• Một người đòi hỏi quyền lợi của mình, còn người kia chỉ mong chờ sự thông cảm và tha thứ;
• Một người không thể hiểu được sự tha thứ của người cha và không muốn bước chân vào nhà, còn người kia lại từ xa xôi tìm về với cha mình với một niềm hy vọng duy nhất là được cha tha thứ và được kể như một người làm công của cha.
Nhưng đối với người con cả, người cha cũng luôn đầy lòng yêu thương trìu mến: «Con luôn ở bên cha và những gì cha có đều là của con!» Khi nói thế, chắc hẳn người cha đã nghĩ tới tất cả những gì ông có đuợc – về phương diện vật chất cũng như tinh thần – trong thời gian người con thứ vắng nhà. Và ông đã mời cậu con cả cùng vào dự tiệc vui với cả gia đình. Thái độ mời mọc thân tình của người cha dành cho người con cả thật thân thương cảm động! Nhưng liệu cậu con cả có nhận lời mời đó của cha cậu không?
Câu hỏi hơi có vẻ khiêu khích này vẫn còn được bỏ ngỏ: Bởi vì nó được đặt ra cho các người nghe, xưa kia cũng ngày nay! Vâng, người con cả trong dụ ngôn rất có thể là chính tôi, một «Kitô hữu đạo hạnh», là người «luôn ở lại trong gia đình với cha». Chỉ vì tôi mà cha tôi đã «đi ra năn nỉ», chỉ vì tôi mà Thiên Chúa đã tự hạ mình xuống làm một phàm nhân trong Đức Giêsu Kitô, Con Một của Người, để gặp gỡ tôi, một phàm nhân yếu hèn và tội lỗi bất xứng.
Qua câu chuyện hai người con trong dụ ngôn, chúng ta thấy rằng cả hai anh em đều giống nhau: Cả hai đều ở ngoài nhà cha và người cha đều phải đích thân ra đón nhận cả hai vào nhà, dĩ nhiên theo cách thức và trong hai tình huống khác nhau; nghĩa là cả hai đều là những kẻ có tội và cả hai đều cần đến tình thương, lòng quảng đại và sự tha thứ của cha.
Vì thế, mỗi người trong chúng ta cần tự hỏi: Đời sống cụ thể của tôi thế nào? Quan hệ của tôi với Thiên Chúa ra sao? Tôi có thường tự bằng lòng với cuộc sống của mình, có tự phụ và tự cho mình là công chính thánh thiện, đến nỗi không cần tới sự tha thứ của Thiên Chúa không? Thái độ của tôi thế nào đối với «những người em thứ» của tôi mà tôi luôn gặp gỡ hằng ngày trong cuộc sống cụ thể, dưới đủ hình thức?
Dụ ngôn «Người con hoang đàng» hay «Người cha nhân hậu» có thể nhắc bảo chúng ta luôn ý thức rằng: Đối với Thiên Chúa, điều quan trọng không chỉ hành động của chúng ta, nhưng trước hết là quan điểm, sự thâm tín và thái độ của chúng ta trong tương quan với Người. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi phàm nhân chúng ta không hề có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì. Điều chúng ta có thể và cần phải làm là xưng nhận cùng Thiên Chúa sự yếu hèn và các tội lỗi của mình, và tiếp đến là hãy mở rộng lòng mình đón nhận tình yêu và sự tha thứ của Người. Cả khi chúng ta - theo phạm trù nhân loại hạn hẹp của mình – không thể thấu hiểu được tình yêu đó của Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa vô cùng cao vời hơn con tim của chúng ta, và tình yêu của Người thì muôn trùng rộng lớn hơn trí năng hiểu biết của chúng ta.
Vâng, Thiên Chúa đi ra gặp gỡ mỗi người trong chúng ta. Tình yêu của Người không bao giờ bỏ quên hay để bất cứ ai trong chúng ta bị thiệt thòi. Tình yêu đó luôn được tuôn đổ dồi dào trên chúng ta, tuy nhiên mỗi người được lãnh nhận nó theo những cách thức và mức độ khác nhau. Tương tự như người cha trong dụ ngôn: Ông yêu thương cả hai người con của ông, nhưng tình yêu của ông đối với họ được bày tỏ dưới hai cách thức khác nhau. Cũng thế, Thiên Chúa thương yêu tất cả chúng ta, nhưng tình yêu của Người dành cho mỗi người trong chúng ta lại khác nhau, như chính chúng ta là những con người vốn khác nhau vậy.
(CN24TN/C: Lc 15,1-32)
Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng hình ảnh hai người anh em ruột đang nỗ lực tìm hạnh phúc cho đời mình theo hai cách thức hoàn toàn khác nhau. Qua hành động và tư duy của mình, cả hai người đã trình bày hai thái độ khác nhau của rất nhiều người trong chúng ta.
Người con cả ngoan ngoãn ở lại với cha mình trong gia đình, cùng với ông lo việc đồng áng ruộng vườn, và hy vọng một ngày kia sẽ được thừa tự gia sản của cha để lại. Còn người con thứ lại muốn hưởng thụ đời ngay bây giờ và đặt tràn trề hy vọng vào một cuộc sống đầy hạnh phúc nơi một miền đất xa lạ. Vì thế cậu đã đòi cha chia cho phần gia tài thuộc quyền cậu, rồi giã từ tất cả ra đi: Cha già, anh ruột, gia đình và bạn bè thân thích!
Nhưng rồi điều gì phải đến, cũng đã đến: Chẳng bao lâu cậu con thứ non trẻ đã tiêu xài trọn gia tài của mình và phải rơi vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Trong cuộc sống đầy khốn cùng đó, cậu mới bừng tĩnh, hồi tâm nhớ đến cha mình và nhận ra tình thương bao la cũng như lòng quảng đại vô bờ bến của cha. Vì thế, dù cho lòng đầy bao xấu hổ nhục nhã, cậu con thứ đã nhất định trở về với cha mình trong gia đình. Cậu đã thắng vượt được sự tự ái, cậu đã can đảm thú nhận sự yếu đuối lầm lỡ của mình và ước ao được một vận may mới để làm lại từ đầu, dù chỉ là một người làm công nhật cho cha mà thôi.
Về phần người cha, ông không chỉ cho phép người con lầm lỡ được trở lại gia đình, nhưng ông còn vui mừng đón nhận cậu là con trai thực sự của mình như trước kia, nghĩa là ông lại ban cho cậu được quyền thừa hưởng gia tài sau này, mặc dù cậu con thứ đã hoàn toàn mất hết quyền thừa kế đó. Điều đó cho chúng ta thấy rằng người cha nhân từ đã không để tình cảm và hành động của ông bị luật lệ chi phối và điều khiển, nhưng mọi sự đều do tình yêu, tình phụ tử bao la của ông quyết định.
Vâng, đó chính là hình ảnh đích thực của Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã muốn làm nỗi bật qua chân dung người cha nhân hậu trong dụ ngôn. Vì tình yêu vô bờ bến đối với nhân loại, Thiên Chúa đã tha thứ cả những tội phạm nặng nề nhất, nếu người có tội, nếu chúng ta đầy lòng tin tưởng biết quay trở về với Người như người con hoang đàng trong Phúc Âm. Và như người cha nhân hậu trong dụ ngôn, Thiên Chúa cũng hối hả chạy ra đón chúng ta và tiếp nhận chúng ta như những đứa con yêu thương của Người. Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa đã tự hạ mình xuống và mặc lấy thân phận kẻ nô lệ, hầu mở ra cho chúng ta con đường dẫn tới sự vinh quang cao cả của Người.
Nhưng cũng chính ở đây một câu hỏi được đặt ra, là tại sao người cha, tại sao Thiên Chúa lại hành động «bất công» đối với người con cả như thế? Anh ta đã chẳng luôn là người con trung thành, đã chẳng luôn chăm chỉ với công việc gia đình và đã chẳng luôn làm cho cha mình vui lòng, hoàn toàn trái với cậu con thứ? Thế, tại sao bây giờ trong việc chia tài sản, cậu lại bị cha mình để thiệt thòi như thế?
Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng người cha đã không có lý do để phàn nàn chê bai công việc làm ăn và lòng hiếu thảo của cậu con cả, nhưng ông phê bình quan điểm và thái độ của cậu: «Con chỉ nghĩ đến một mình con mà thôi, con chỉ nghĩ đến hạnh phúc và quyền lợi của riêng mình mà thôi. Con ích kỷ quá nên con không thể hiểu được sự vui mầng của cha khi thấy đứa con thứ của cha biết quay trở về với cha, và chính nó cũng là người em ruột của con. Con quá lo cho quyền lợi của mình, nên con đã không thể hiểu được tình yêu và lòng nhân từ của cha!»
Như thế, hai người con là hai thái độ sống và hai cách cư xử hoàn toàn khác nhau:
• Một người dựa vào công sức của mình, còn người kia lại nhìn nhận lỗi lầm và sự yếu đuối của mình;
• Một người đòi hỏi quyền lợi của mình, còn người kia chỉ mong chờ sự thông cảm và tha thứ;
• Một người không thể hiểu được sự tha thứ của người cha và không muốn bước chân vào nhà, còn người kia lại từ xa xôi tìm về với cha mình với một niềm hy vọng duy nhất là được cha tha thứ và được kể như một người làm công của cha.
Nhưng đối với người con cả, người cha cũng luôn đầy lòng yêu thương trìu mến: «Con luôn ở bên cha và những gì cha có đều là của con!» Khi nói thế, chắc hẳn người cha đã nghĩ tới tất cả những gì ông có đuợc – về phương diện vật chất cũng như tinh thần – trong thời gian người con thứ vắng nhà. Và ông đã mời cậu con cả cùng vào dự tiệc vui với cả gia đình. Thái độ mời mọc thân tình của người cha dành cho người con cả thật thân thương cảm động! Nhưng liệu cậu con cả có nhận lời mời đó của cha cậu không?
Câu hỏi hơi có vẻ khiêu khích này vẫn còn được bỏ ngỏ: Bởi vì nó được đặt ra cho các người nghe, xưa kia cũng ngày nay! Vâng, người con cả trong dụ ngôn rất có thể là chính tôi, một «Kitô hữu đạo hạnh», là người «luôn ở lại trong gia đình với cha». Chỉ vì tôi mà cha tôi đã «đi ra năn nỉ», chỉ vì tôi mà Thiên Chúa đã tự hạ mình xuống làm một phàm nhân trong Đức Giêsu Kitô, Con Một của Người, để gặp gỡ tôi, một phàm nhân yếu hèn và tội lỗi bất xứng.
Qua câu chuyện hai người con trong dụ ngôn, chúng ta thấy rằng cả hai anh em đều giống nhau: Cả hai đều ở ngoài nhà cha và người cha đều phải đích thân ra đón nhận cả hai vào nhà, dĩ nhiên theo cách thức và trong hai tình huống khác nhau; nghĩa là cả hai đều là những kẻ có tội và cả hai đều cần đến tình thương, lòng quảng đại và sự tha thứ của cha.
Vì thế, mỗi người trong chúng ta cần tự hỏi: Đời sống cụ thể của tôi thế nào? Quan hệ của tôi với Thiên Chúa ra sao? Tôi có thường tự bằng lòng với cuộc sống của mình, có tự phụ và tự cho mình là công chính thánh thiện, đến nỗi không cần tới sự tha thứ của Thiên Chúa không? Thái độ của tôi thế nào đối với «những người em thứ» của tôi mà tôi luôn gặp gỡ hằng ngày trong cuộc sống cụ thể, dưới đủ hình thức?
Dụ ngôn «Người con hoang đàng» hay «Người cha nhân hậu» có thể nhắc bảo chúng ta luôn ý thức rằng: Đối với Thiên Chúa, điều quan trọng không chỉ hành động của chúng ta, nhưng trước hết là quan điểm, sự thâm tín và thái độ của chúng ta trong tương quan với Người. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi phàm nhân chúng ta không hề có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì. Điều chúng ta có thể và cần phải làm là xưng nhận cùng Thiên Chúa sự yếu hèn và các tội lỗi của mình, và tiếp đến là hãy mở rộng lòng mình đón nhận tình yêu và sự tha thứ của Người. Cả khi chúng ta - theo phạm trù nhân loại hạn hẹp của mình – không thể thấu hiểu được tình yêu đó của Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa vô cùng cao vời hơn con tim của chúng ta, và tình yêu của Người thì muôn trùng rộng lớn hơn trí năng hiểu biết của chúng ta.
Vâng, Thiên Chúa đi ra gặp gỡ mỗi người trong chúng ta. Tình yêu của Người không bao giờ bỏ quên hay để bất cứ ai trong chúng ta bị thiệt thòi. Tình yêu đó luôn được tuôn đổ dồi dào trên chúng ta, tuy nhiên mỗi người được lãnh nhận nó theo những cách thức và mức độ khác nhau. Tương tự như người cha trong dụ ngôn: Ông yêu thương cả hai người con của ông, nhưng tình yêu của ông đối với họ được bày tỏ dưới hai cách thức khác nhau. Cũng thế, Thiên Chúa thương yêu tất cả chúng ta, nhưng tình yêu của Người dành cho mỗi người trong chúng ta lại khác nhau, như chính chúng ta là những con người vốn khác nhau vậy.