Giáo xứ Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Giáo xứ được thành lập từ năm 1920 và nhận thánh Gioan Baotixita làm đấng bảo trợ. Vĩnh Phúc là một xứ đạo có bề dày lịch sử, chứng tích còn để lại đó là ngôi thánh đường bề thế và thoáng, đường nét những hoa văn rất độc đáo gắn liền với tháp chuông cao. Cha Augustino Lê Văn Phòng, chánh xứ Vĩnh Phúc cho biết: Trong suốt mấy tháng qua cả giáo xứ tập trung góp công góp sức, cùng nhau tu sửa lại ngôi thánh đường, đến nay mới hoàn thành. Hai mái nhà thờ đã được thay toàn bộ ngói mới. Bàn thờ, 14 đường Thánh Giá, các tòa và toàn bộ tường trong và ngoài nhà thờ được tô màu mới. Khuôn viên thánh đường, phía cuối được xây mới hai tượng đài Mẹ Maria và thánh Gioan Baotixita, chạy dọc hai bên nhà thờ được đắp 14 chặng đàng Thánh Giá rất lớn với đường nét sắc sảo. Cha Phòng khôi hài nói thêm: “Giáo xứ ít người (khoảng 500 nhân danh, với ba họ lẻ và một họ nhà xứ), nên giáo xứ đắp thật nhiều tượng, nhất là bức tượng thánh Phaolo trên đường đi Đa-mát, bị ngã ngựa, đứng hiên ngang ngay đầu cầu khi bước vào khu vực thánh đường”.
Giáo xứ Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Giáo xứ được thành lập từ năm 1920 và nhận thánh Gioan Baotixita làm đấng bảo trợ. Vĩnh Phúc là một xứ đạo có bề dày lịch sử, chứng tích còn để lại đó là ngôi thánh đường bề thế và thoáng, đường nét những hoa văn rất độc đáo gắn liền với tháp chuông cao. Cha Augustino Lê Văn Phòng, chánh xứ Vĩnh Phúc cho biết: Trong suốt mấy tháng qua cả giáo xứ tập trung góp công góp sức, cùng nhau tu sửa lại ngôi thánh đường, đến nay mới hoàn thành. Hai mái nhà thờ đã được thay toàn bộ ngói mới. Bàn thờ, 14 đường Thánh Giá, các tòa và toàn bộ tường trong và ngoài nhà thờ được tô màu mới. Khuôn viên thánh đường, phía cuối được xây mới hai tượng đài Mẹ Maria và thánh Gioan Baotixita, chạy dọc hai bên nhà thờ được đắp 14 chặng đàng Thánh Giá rất lớn với đường nét sắc sảo. Cha Phòng khôi hài nói thêm: “Giáo xứ ít người (khoảng 500 nhân danh, với ba họ lẻ và một họ nhà xứ), nên giáo xứ đắp thật nhiều tượng, nhất là bức tượng thánh Phaolo trên đường đi Đa-mát, bị ngã ngựa, đứng hiên ngang ngay đầu cầu khi bước vào khu vực thánh đường”.