Chúa Nhật Thứ 18 Mùa Thường Niên, Năm C
Sách Giảng viên mở đầu đã đưa ra một chân lý có thật trên cuộc đời: Mọi sự rồi sẽ qua đi. Triết gia Heraclite cũng có một nhận định tương tự qua hình ảnh: “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả là chuyển động, là biến đổi, hay mọi sự rất mực phù vân. Thánh vịnh đã diễn tả qua những lời lẽ như sau:
“ Chớ sợ ! khi có kẻ phát tài,
Khi vinh sang nhà nó hưng thịnh,
Vì đến chết, mảy may nó chẳng đem đi,
Vinh sang của nó, cùng nó sẽ chẳng xuống theo” (Tv 49, 17-18).
Người Phú hộ ngu ngốc
Tại sao người Phú hộ này lại được gán ghép cho một cụm từ mà khi nghe nói đến, chắc hẳn không khỏi bị chạm tự ái. “Đồ ngốc”(Lc 12,20), phải chăng vì anh ta có lắm tiền của, vợ đẹp con xinh, nhà cao cửa mát, ngồi mát ăn bát vàng... Không, không thể có chuyện đó được, Chúa Giê-su không bao giờ lên án, chỉ trích những người giàu có. Trong dụ ngôn người Phú hộ và Lazaro, người Phú hộ này bị kết án không phải vì anh ta giàu có, mà bởi vì anh vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh, đáng thương như La-za-rô. Cũng vậy, người Phú hộ trong Tin mừng của Thánh Luca, không biết dùng của cải mình có, như là một phương tiện tốt nhất để mua lấy hạnh phúc mai ngày. Đúng ra anh ta phải biết tích trữ của cải mình có và gởi vào ngân hàng nước Trời, một vốn ngàn lời, thì ngược lại, anh ta lại có những suy tính vô cùng mong manh, như ngọn đèn treo trước gió: “ Ta sẽ làm thế này: Phá quách các lẫm đi, mà xây những lẫm lớn hơn, rồi chất cả lúa má, và của cải vào đó; rồi ta sẽ nhủ hồn ta: Hồn ơi! Mầy có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! Ăn uống đi! Hưởng đi!” (Lc 12, 18-19). Và thế là khi thần chết bất chợt đến gõ cửa, người Phú hộ mới ngộ ra một điều: “ Phù vân, rất mực phù vân”(Gv 1,2).
Tiền của là phục vụ cho con người
Không ai phủ nhận chân giá trị của đồng tiền. Vật chất luôn là một gắn bó hữu cơ với con người. Đời sống sẽ thoải mái hơn, khi con người có những nhu cầu thiết yếu về vật chất, tinh thần nhờ đó mà được hưng phấn hơn. Tiền của luôn là người đầy tớ tốt, nhưng luôn là ông chủ xấu. Bao lâu con người làm chủ nó, bắt nó phục vụ cho chính mình, thì đời sống sẽ chất đầy những thành quả của yêu thương và bác ái. Còn một khi, xem trọng vật chất, của cải, lấy nó làm chuẩn mục. thước đo cho những giá trị tinh thần, thì lúc đó, con người sẽ trở nên những nô lệ cho chính của cải mà mình làm ra. Thật trớ trêu thay, con người nhiều khi lại trở nên những nô lệ cho những thành quả mà do chính mình làm nên. Đức Giêsu kêu gọi con người phản tỉnh để tìm ra những giá trị vĩnh cửu cho cuộc sống con người vì: “ Hãy coi chừng, hãy lo giữ mình tránh mọi thứ tham lam, vì không phải ai được sung túc, là đời sống người ấy được chắc chắn nhờ nơi của cải” (Lc 12, 15).
Người con Chúa cần lắm những của cải vật chất, hòng muu cầu hạnh phúc nhân sinh, thế nhưng đừng quên sự hy sinh quên mình, từ bỏ luôn là lời mời gọi của Tin mừng. Thiết nghĩ, con người sống là cao quý, và họ làm nên của cải vật chất, chứ không phải ngược lại. Cuộc sống cần những tấm lòng để cho đi, sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người chọn đúng cho mình một lý tưởng cao đẹp mà cuộc đời Chúa Giê-su đã minh chứng.
Sách Giảng viên mở đầu đã đưa ra một chân lý có thật trên cuộc đời: Mọi sự rồi sẽ qua đi. Triết gia Heraclite cũng có một nhận định tương tự qua hình ảnh: “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả là chuyển động, là biến đổi, hay mọi sự rất mực phù vân. Thánh vịnh đã diễn tả qua những lời lẽ như sau:
“ Chớ sợ ! khi có kẻ phát tài,
Khi vinh sang nhà nó hưng thịnh,
Vì đến chết, mảy may nó chẳng đem đi,
Vinh sang của nó, cùng nó sẽ chẳng xuống theo” (Tv 49, 17-18).
Người Phú hộ ngu ngốc
Tại sao người Phú hộ này lại được gán ghép cho một cụm từ mà khi nghe nói đến, chắc hẳn không khỏi bị chạm tự ái. “Đồ ngốc”(Lc 12,20), phải chăng vì anh ta có lắm tiền của, vợ đẹp con xinh, nhà cao cửa mát, ngồi mát ăn bát vàng... Không, không thể có chuyện đó được, Chúa Giê-su không bao giờ lên án, chỉ trích những người giàu có. Trong dụ ngôn người Phú hộ và Lazaro, người Phú hộ này bị kết án không phải vì anh ta giàu có, mà bởi vì anh vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh, đáng thương như La-za-rô. Cũng vậy, người Phú hộ trong Tin mừng của Thánh Luca, không biết dùng của cải mình có, như là một phương tiện tốt nhất để mua lấy hạnh phúc mai ngày. Đúng ra anh ta phải biết tích trữ của cải mình có và gởi vào ngân hàng nước Trời, một vốn ngàn lời, thì ngược lại, anh ta lại có những suy tính vô cùng mong manh, như ngọn đèn treo trước gió: “ Ta sẽ làm thế này: Phá quách các lẫm đi, mà xây những lẫm lớn hơn, rồi chất cả lúa má, và của cải vào đó; rồi ta sẽ nhủ hồn ta: Hồn ơi! Mầy có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! Ăn uống đi! Hưởng đi!” (Lc 12, 18-19). Và thế là khi thần chết bất chợt đến gõ cửa, người Phú hộ mới ngộ ra một điều: “ Phù vân, rất mực phù vân”(Gv 1,2).
Tiền của là phục vụ cho con người
Không ai phủ nhận chân giá trị của đồng tiền. Vật chất luôn là một gắn bó hữu cơ với con người. Đời sống sẽ thoải mái hơn, khi con người có những nhu cầu thiết yếu về vật chất, tinh thần nhờ đó mà được hưng phấn hơn. Tiền của luôn là người đầy tớ tốt, nhưng luôn là ông chủ xấu. Bao lâu con người làm chủ nó, bắt nó phục vụ cho chính mình, thì đời sống sẽ chất đầy những thành quả của yêu thương và bác ái. Còn một khi, xem trọng vật chất, của cải, lấy nó làm chuẩn mục. thước đo cho những giá trị tinh thần, thì lúc đó, con người sẽ trở nên những nô lệ cho chính của cải mà mình làm ra. Thật trớ trêu thay, con người nhiều khi lại trở nên những nô lệ cho những thành quả mà do chính mình làm nên. Đức Giêsu kêu gọi con người phản tỉnh để tìm ra những giá trị vĩnh cửu cho cuộc sống con người vì: “ Hãy coi chừng, hãy lo giữ mình tránh mọi thứ tham lam, vì không phải ai được sung túc, là đời sống người ấy được chắc chắn nhờ nơi của cải” (Lc 12, 15).
Người con Chúa cần lắm những của cải vật chất, hòng muu cầu hạnh phúc nhân sinh, thế nhưng đừng quên sự hy sinh quên mình, từ bỏ luôn là lời mời gọi của Tin mừng. Thiết nghĩ, con người sống là cao quý, và họ làm nên của cải vật chất, chứ không phải ngược lại. Cuộc sống cần những tấm lòng để cho đi, sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người chọn đúng cho mình một lý tưởng cao đẹp mà cuộc đời Chúa Giê-su đã minh chứng.