Giáo sư phụ khảo tiến sĩ Kenneth Howell đã bị Đại học Illinois sa thải sau khi một sinh viên vô danh phàn nàn rằng email của ông (xin xem cuối bài) về đồng tính luyến ái có “ngôn ngử thù hận" (xin xem cuối bài). Email cuả ông được viết trong bối cảnh khóa học với đề tài “Giới Thiệu Đạo Công Giáo”.
Giáo sư Howell đã giảng dạy tại trường đại học được chín năm với hai đề tài “Giới Thiệu Đạo Công Giáo” và “Nền Tư Tưởng Công Giáo Hiện Đại “ (Introduction to Catholicism and Modern Catholic Thought), và đã nhận được nhiều tưởng lục cuả nhà trường trong những năm 2009, 2008, 2007, 2006, 2004, và 2003, trong đó hai lần được sinh viên bầu làm Giáo Sư xuất sắc cuả năm.
Trường Đại học đến nay vẫn chưa công bố lý do sa thải, tuy nhiên qua các cuộc phỏng vấn trên báo chí người ta biết rằng:
- GS McKim, người sa thải Howell, cho rằng “một loạt các khiếu nại sẽ làm tổn thương trường Đại học." và ông sẽ gửi một lưu ý cho các sinh viên cuả Howell và cho những người liên hệ khác là "phân khoa, nhà trường và viện Đại Học cuả chúng tôi không quan hệ với (disassociate, ly cách khỏi, không đồng ý) những quan điểm thể hiện trong email."
- Phó khoa trưởng Ann Mester tuyên bố với các nhân viên UIUC rằng "e-mail của Tiến sĩ Howell vi phạm tiêu chuẩn hòa hợp của trường đại học, do đó nó cho phép chúng ta không tiếp tục cho ông ta giảng dạy."
Quỹ Liên minh phòng vệ Pháp Lý (Alliance Defense Fund, ADF) đã lên tiếng khẳng định rằng trường ĐH vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật, họ kêu gọi Đại học Illinois khôi phục vị trí giảng dạy trước đây cho giáo sư Howell ngay lập tức.
Dưới áp lực pháp lý, viện trưởng Đại học Illinois là Michael Hogan đã ra lệnh xét lại vụ bãi chức, nhưng theo như lời phát biểu cuả ông thì việc xét lại này chỉ có ý định là "để có thể trấn an cho chúng ta rằng không có vi phạm về tự do học thuật ở đây."
Một phong trào sinh viên ủng hộ GS Kenneth Howell đã rầm rộ phát triển ngay trong khuôn viên ĐH Illinois Urbana-Champaign, ngày hôm nay đã có hơn 5000 giàng viên, sinh viên và cựu sinh viên ghi danh trên trang Facebook dưới mục “Save Dr. Ken.”
Thứ Sáu vừa qua, giáo phận Peoria thông báo sẽ dự một cuộc họp với các quan chức của trường Đại học Illinois để thảo luận về việc bãi nhiệm giáo sư Howell vào thứ Ba ngày mai. Giáo phận cho biết họ cam kết theo đuổi một giải pháp hợp lẽ (a “just resolution”) cho ông.
St. John’s Catholic Newman Center cũng ra thông cáo đứng sau giáo phận để vận động cho GS Howell tiếp tục dạy và bảo vệ chính nghiã Công giáo trong khuôn viên trường.
Ngày hôm nay, một quỹ pháp lý khác, Quỹ Nhân Quyền Giáo Dục (FIRE Foundation for Individual Rights in Education) cũng lên tiếng ủng hộ lập trường cuả ADF, và thêm nhiều văn kiện pháp lý chứng minh mọi lý do sa thải cuả nhà trường đưa ra từ trước cho đến nay đều đi ngược lại những căn bản pháp lý.
FIRE cho rằng sự tiếp tục từ chối tái nhiệm Giáo sư Howell rõ ràng vi phạm quyền Tự do học thuật và Tự do Ngôn luận
Là một trường đại học công lập, UIUC bị ràng buộc phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật. Tòa án Tối cao đã phán quyết Tự Do Học Thuật là một "mối quan tâm đặc biệt của Tu Chánh Án Thứ Nhất" và qua vụ án Keyishian v. Board of Regents, 385 U.S. 589, 603 (1967) phán quyết rằng "Quốc gia cuả chúng ta cam kết bảo vệ cách sâu sa quyền tự do học thuật, đó là một giá trị siêu việt cho tất cả chúng ta chứ không chỉ để riêng cho các giáo viên liên hệ mà thôi. “
Do đó, giáo sư và sinh viên luôn luôn phải được tự do tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá, để đạt được sự trưởng thành và sự hiểu biết mới, nếu không nền văn minh của chúng ta sẽ đọng lại và chết.
Nguyên tắc này áp dụng cho mọi chủ đề, dù đó là chủ nghĩa cộng sản, công giáo, hoặc lý thuyết thay đổi khí hậu. Email cuà GS Howell rõ ràng nằm trong và liên quan đến môn học cuả lớp, nó cũng đề cao rằng sự tư duy và sự hiểu biết là quan trọng hơn giáo điều. Như vậy là nó hoàn toàn được bảo vệ bởi quyền tự do học thuật xét cả về hai khiá cạnh, một là pháp lý theo Tu Chánh Án Thứ Nhất và hai là vấn đề đạo đức theo truyền thống của nền tự do học thuật.
Vì các trường ĐH là một nơi mà quyền tự do phát biểu là cần thiết hơn hết, cho nên ngay cả khả năng cuả chính quyền để kiểm soát cũng bị ngăn chặn qua phán quyết Healy v. James, 408 169 Mỹ, 180 (1972): "sự cảnh giác bảo vệ các quyền tự do hiến pháp phải là quan trọng nhất tại các trường cộng đồng của HK ").
Dù cho GS Howell tuyên bố ông hoàn toàn đồng ý với giáo lý Công giáo, vẫn phải hiểu rằng nguyên tắc tự do ngôn luận cũng bảo vệ những phát biểu gây tranh cãi. Tòa án tối cao quy định qua vụ án Texas v. Johnson, 491 397 Mỹ, 414 (1989), rằng, "Nếu có một nguyên tắc nền tảng cho Tu Chánh Án Thứ Nhất, thì đó là việc chính phủ không thể ngăn cấm sự biểu hiện của một ý tưởng đơn giản chỉ vì xã hội cho rằng ý tưởng đó tự nó gây khó chịu hoặc tạo ra gây gỗ. " Tương tự như vậy, Toà án viết trong Papish v. Board of Curators of the University of Missouri, 410 U.S. 667, 670 (1973) rằng " Không có trường đại học công lập có thể trả đũa chống lại một giáo sư bởi vì những người khác trong trường, bao gồm cả sinh viên riêng của giáo sư, cảm thấy bị xúc phạm bởi lời nói hoàn toàn được luật pháp bảo vệ.”
Có người nêu lên rằng GS Howell chỉ là một phụ khảo, nghiã là ký giao kèo từng khoá học, trường ĐH có thể cho ông ta nghỉ một khi giao kèo chấm dứt.
Tình trạng phụ khảo không làm giảm quyền của họ. nhất là khi hành động trừng phạt vi phạm những quyền được bảo vệ. Luật này bao gồm cả những quyết định không tái nhiệm một giảng viên phụ khảo khi người đó có kỳ vọng hợp lý được tái bổ nhiệm. Theo án lệ Mt. Healthy City Sch. Dist. Bd. of Educ. v. Doyle, 429 U.S. 274, 283 thì ("Những quyền của một giáo viên theo Tu Chánh Án Thứ Nhất và Tu Chánh Án Thứ Mười Bốn thì không thể bị bỏ qua vì bởi thực tế là ông ta không có việc làm chính thức (tenure)"); Cũng vậy án lệnh Berndt v. Jacobi, 781 F. Supp. 553, 557 (ND Ill 1991) cũng viết ("Dù cho một công chức không là chính thức, hoặc là, anh ta không quan tâm đến việc được làm chính thức, thì vẫn không có sự khác biệt nếu chủ của anh đã làm một quyết định bất lợi dựa trên việc nhân viên đó thi hành quyền Hiến định của mình”)..
Do đó, trong khi một trường công lập có thể không tái nhiệm một giảng viên phụ khảo vì rất nhiều lý do hoặc vì không có lý do nào cả, nhưng một trường công lập không được phép thực hiện một quyết định mà hiến pháp cấm, chẳng hạn như kỳ thị tôn giáo hoặc như hình phạt đối với những lời phát biểu được bảo vệ. Đây là điều đã xảy ra trong trường hợp của GS Howell. Ông đã giảng dạy thành công trong chín năm và đã kỳ vọng được tái nhiệm.
Vậy thì, ngay lập tức phải giải quyết sự vi hiến này.
Mỗi một ngày trường ĐH trì hoãn giải quyết sự vi phạm này là nhà trường vi phạm nặng nề hơn đến quyền Tự Do Ngôn Luận và Học Thuật và đống thời cấm cản sự tự do phát biểu tại UIUC.
Ngay cả việc trì hoãn để điều tra thêm cũng là một sự vi phạm quyền của người bị điều tra theo như án lệ từ Sweezy v. New Hampshire, Hoa Kỳ 354 234, 245, 248 (1957). Như vậy, chỉ chờ đợi để cho thủ tục điều tra hoàn tất cũng không làm cho UIUC thoát khỏi trách nhiệm đạo đức và pháp lý là phải ngay lập tức đảo ngược quyết định về GS Howell.
GS Howell đã bị bãi nhiệm như là một hình phạt đối với một hành vi sai trái. Nhưng nhà trường đã không đưa ra lý do, và không nêu lên một chính sách nào để biện hộ cho hình phạt này. GS Howell đã không được điều trần và không có cơ hội kháng cáo. Hơn nữa, một nguyên tắc căn bản là quyền của bị cáo được đối mặt và đặt câu hỏi với nguyên cáo của mình thì Howell đã không có cơ hội như vậy.
Ngoài ra, khi bà Phó khoa trưởng Ann Mester nêu ra " tiêu chuẩn hoà hợp của trường đại học (Inclusivity)" thì thực là vô nghĩa trong trường hợp này. Mọi sinh viên trong lớp đã được bao gồm trong email. "Inclusivity" không phải là phân biệt đối xử, nếu đó là ý nghĩa cuả bà Mester, Thật là vô cùng phiền toái khi áp dụng cái "tiêu chuẩn inclusivity" mơ hồ này mà giải thích rằng GS Howell đã vi phạm vì giảng dạy giáo lý Công giáo đúng như ông đã phải giảng dạy.
Sau đây là bản dịch email của GS Howell và tiếp theo là lá thư phản đối của một sinh viên.
Từ: Kenneth J. Howell
Ngày: Thứ Ba, 04 tháng năm năm 2010 lúc 21:45
Tiêu đề: chủ nghia thực dụng và Tình dục (cho sinh viên lớp 447 FYI)
Thân gửi các em:
Vì có một câu hỏi cho kỳ thi cuối khóa liên quan đến chủ nghia thực dụng (utilitarianism) (xin xem bảng những bài cần ôn), tôi nghĩ tôi sẽ trợ giúp các em với một ví dụ. Tôi nhận ra ngay sau bài giảng về lý thuyết đạo đức rằng mặc dù tôi có đề cập đến bản chất của chủ nghia thực dụng, tôi đã không bảo các em đó là chủ nghĩa thực dụng và như vậy các em có thể đã không nhìn rõ vấn đề.
Trong cuộc thảo luận của chúng ta về đồng tính luyến ái, vấn đề chủ nghĩa thực dụng đã được nêu ra. Những thảo luận trong lớp của chúng ta về đạo đức của hành vi đồng tính đã rất không đầy đủ bởi vì bất cứ vấn đề đạo đức nào mà người ta còn tranh cãi thì luôn luôn đặt ra một vấn đề cơ bản hơn về tiêu chí (criteria). Nói cách khác, dùng những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể đánh giá một hành động là đúng hay sai?
Tuy nhiên trước khi đi vào vấn đề tiêu chuẩn, chúng ta phải tự nhắc nhở mình về một xu hướng luôn hiện diện trong tất cả chúng ta là phán xét đạo đức bằng cảm xúc (emotion). Lý do thường xuyên nhất mà tôi thường nghe những người ủng hộ hôn nhân đồng tính là cá nhân họ có biết một số cặp vợ chồng đồng tính. Đồng cảm (Empathy) là một chất lượng cao quý của con người nhưng việc đúng hay sai không phụ thuộc vào ai là người gây ra hành động hoặc vì lẽ tôi cảm nhận thế nào về người đó, cũng giống như khi chúng ta đánh giá một hành động là sai lầm thì không nên vì lý do là chúng ta không thích người đó. Điều này có vẻ hiển nhiên đối với một người biết suy nghĩ nhưng tôi đã gặp nhiều người có trình độ tốt vẫn không (hoặc không có thể?) nhận ra sự khác biệt giữa ‘cá nhân’ (persons) và ‘hành vi’ (acts) khi tham gia một lập luận đạo đức. Tôi khuyến khích các em đọc các bài cuối cùng tôi đã gửi để phản ánh về điều này. Tóm lại, khi phán xét một hành động sai trái thí không phải là để lên án một người. Một ‘cá nhân’ và những ‘hành vi’ của họ cần phải được phân biệt khi có mục đích suy luận về đạo đức.
Vậy thì, bởi những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể đánh giá những hành vi tình dục là đúng hay sai? Đây là lúc mà người ta dùng chủ nghia thực dụng. Theo quan niệm phổ biến, chủ nghia thực dụng cơ bản là một lý thuyết phán xét một việc làm đúng hay sai bằng việc dùng những kết quả thiết thực (practical outcomes) của việc ấy gây ra. Nó gần giống như một phân tích về ‘chi phí / lợi ích’ (cost/benefit analysis). Theo đó, khi một người phụ nữ phải quyết định phá thai là đúng hay sai, thì theo chủ nghĩa thực dụng việc đúng hay sai sẽ dựa trên những kết quả tốt nhất đem lại. Tương tự, một người đàn ông đang cố gắng quyết định xem anh ta có nên ngọai tình hay không, nếu anh ta theo chủ nghĩa thực dụng, anh ta sẽ cân nhắc những hậu quả khác nhau. Nếu phía gian lận là có lời hơn, anh ta sẽ kết luận rằng ngọai tình là okay. Nếu phía trung thành là tốt hơn, anh sẽ tránh gian lận.
Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói thì có rất nhiều, có lẽ hầu hết người Mỹ, sử dụng một loại chủ nghia thực dụng trong việc quyết định đạo đức của họ. Nhưng ít nhất có hai vấn đề với chủ nghĩa này. Một là việc đánh giá kết quả tốt nhất có thể là rất chủ quan (subjective). Những gì được đánh giá tốt cho một phụ nữ mang thai có thể là không tốt cho đứa con. Những gì được đánh giá tốt cho ‘anh chồng gian lận’ có thể không tốt cho vợ anh, con của anh. Vấn đề chủ quan vốn có trong chủ nghia thực dụng còn là lý do cho một vấn đề thứ hai. Chủ nghia thực dụng khuyên rằng các quyết định đạo đức không nên dựa trên ý nghĩa vốn có của một hành vi. Hành vi chỉ là tốt hay xấu vì tương đối với kết quả (relative to outcomes). Lý thuyết luật luân lý tự nhiên mà tôi giải thích trong lớp giả định rằng hành vi của con người đã có sẵn một ý nghĩa (inherent meaning) (xin nhớ lại ví dụ tôi đưa nắm tay ra để đáp trả một bàn tay mở rộng cho tình hữu nghị).
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của chủ nghia thực dụng liên quan đến đạo đức tình dục là tiêu chuẩn của sự đồng thuận (mutual consent). Người ta nói rằng bất kỳ hành động tình dục nào cũng không sai nếu hai hoặc nhiều người tham gia đồng thuận. Thực ra không ai có thể phủ nhận rằng, đối với một hành vi tình dục, để được đạo đức thì phải có sự đồng thuận. Chắc chắn, đây là một trong những lý do tại sao hiếp dâm là sai về mặt đạo đức. Nhưng câu hỏi là liệu điều này có đủ không.
Nếu hai người đàn ông đồng thuận tham gia vào các hành vi tình dục, theo chủ nghia thực dụng, thì xét về mặt đạo đức hành động như thế sẽ là okay. Nhưng cũng cần phải biết là nếu một em bé mười tuổi đồng thuận một hành động tình dục với một ông 40 tuổi, thì hành động đó cũng vẫn là đạo đức dù cho nó là bất hợp pháp theo luật hiện hành. Các em cũng cần lưu ý là mối quan tâm của chúng ta bây giờ là những vấn đề đạo đức, chứ không phải là pháp luật. Vì vậy, theo tiêu chuẩn đồng thuận, chúng ta sẽ phải thừa nhận một số trường hợp là đạo đức mà hiện nay chúng ta không chấp nhận được. Trường hợp của hai người 10 và 40 tuổi có thể được loại trừ bằng cách thêm một sửa đổi cho tiêu chuẩn “đồng thuận " thành ra “đồng thuận một cách am tường“ (informed consent). Như vậy thì, miễn là cả hai bên đồng thuận với một kiến thức đầy đủ, hành động đó sẽ okay về mặt đạo đức. Tuy nhiên, phản ánh xa hơn một chút, tôi nghĩ rằng "đồng thuận một cách am tường" trong thực tế có thể sẽ khó áp dụng hơn là trong lý thuyết. Nhưng chỉ dùng tiêu chuẩn ‘đồng thuận một cách am tường’ cũng vẫn gây ra một vấn đề khác đó là làm sao để ấn định ranh giới giữa hành vi đạo đức và vô đạo đức. Ví dụ, một con chó đồng thuận tham gia vào một hành vi tình dục với chủ nhân của nó, thì hành động này cũng sẽ được coi là đạo đức theo tiêu chuẩn đồng thuận. Nếu thí dụ này gây ấn tượng cho các em là tôi đã đi quá xa, thì điểm chính ở đây không phải là liệu nó có thể xảy ra hay không nhưng là với những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể nói rằng đó là sai. Tôi nghĩ rằng chúng ta không có thể kết luận là sai với tiêu chuẩn đồng thuận.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn là trên thực tế tiêu chuẩn đồng thuận này không có cách nào liên quan được với bản chất của chính hành động. Đó là vấn nạn mà Luật Luân Lý Tự Nhiên (NML) nêu ra. NML nói rằng đạo đức phải là một phản ảnh (response) của thực tế. Nói cách khác, hành vi tình dục chỉ thích hợp cho những người bổ sung, chứ không giống nhau. Làm thế nào mà chúng ta biết điều này? Bằng cách nhìn vào thực tế. Đàn ông và đàn bà bổ sung cho nhau trong giải phẫu học, sinh lý học, và tâm lý học. Đàn ông và đàn bà không hoán đổi cho nhau được. Vì vậy, một hành động tình dục đạo đức phải là giữa các cá nhân có sự phù hợp đối với hành vi đó. Sự đồng thuận là quan trọng nhưng còn có nhiều tiêu chuẩn hơn là sự đồng thuận cần thiết đó.
Một ví dụ áp dụng đối với hành vi đồng tính sẽ minh họa vấn đề. Theo những hiểu biết của tôi, trong mối quan hệ tình dục giữa hai người đàn ông, một người có xu hướng hành động như là “phụ nữ” trong khi người khác hành động như “đàn ông”. Trong kịch bản này, người đàn ông đồng tính đã biết sẽ tham gia vào một số loại hành động mà các cơ quan của họ không được trang bị. Tôi không muốn tả chân ở đây vì vậy tôi sẽ không đi vào chi tiết nhưng một bác sĩ đã nói với tôi rằng những hành vi đó có hại cho sức khỏe của một hoặc có thể của cả hai người đàn ông. Tuy nhiên, nếu đạo đức của hành động chỉ được đánh giá bằng thoả thuận chung, thì hành vi đồng tính rõ ràng gây tổn hại cho sức khỏe của họ, nhưng đó vẫn là đồng ý. Tại sao gây tổn hại cho họ? Bởi vì họ vi phạm ý nghĩa, cơ cấu, và (đôi khi) sức khỏe của cơ thể con người.
Bây giờ xin nhớ lại rằng tôi đã đề cập trong lớp học về sự quan trọng của việc rút tỉa sự khôn ngoan từ quá khứ. Một phần của sự khôn ngoan chúng ta đạt được là việc hiễu biết con người ngày hôm nay suy nghĩ thế nào về thân xác của mình. Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây nhưng một cuộc khảo sát các thế kỷ vừa qua cho thấy rằng chúng ta đã dần dần tách rời bản chất tình dục (thực tế) ra khỏi những quyết định đạo đức. Vì vậy, người ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng cơ quan tình dục của chúng ta trong bất cứ cách thức chúng ta lựa chọn mà không quan tâm đến cấu trúc và ý nghĩa thực tế của chúng. Đây cũng là những gì nằm đằng sau ý tưởng của hành động thay đổi giới tính. Chúng ta có thể thao tác các cơ quan của chúng ta để đạt bất cứ điều gì chúng ta muốn.
Nếu những gì tôi vừa nói là đúng, thì điều tách rời đạo đức và thực tế tình dục đã không bắt đầu với đồng tính luyến ái. Nó đã bắt đầu từ lâu. Nhưng nó phát triển mạnh với sự lan rộng của phương pháp tránh thụ thai nhân tạo. Những phương pháp được sử dụng cho phép con người tách rời vấn đề sinh sản và con cái với các hoạt động tình dục. Vì vậy, đối với những người đã trưởng thành trong thời gian khi không có sự kết nối vốn có giữa sinh sản và giới tính – xin nhận xét rằng đây là một vấn đề không tự nhiên nhưng là vì sự thao tác của con người – cho nên điều "hợp lý" tiếp theo là quan hệ tình dục có thể có nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta muốn nó có ý nghĩa.
Lý thuyết Luật Luân Lý tự nhiên nói rằng nếu chúng ta muốn có cuộc sống tình dục lành mạnh, chúng ta phải trở về với sự kết nối giữa sinh sản và tình dục. Tại sao? Bởi vì đó là những gì THỰC. Nó dựa trên giải phẫu học và sinh lý học của con người. Tình dục của con người vốn là thống nhất và sinh sản (unitive and procreative). Nếu chúng ta khuyến khích những vi phạm về cơ bản của quan hệ tình dục này thì sau cùng có nghĩa là, chúng ta sẽ phủ nhận điều cần thiết về tính nhân loại của chúng ta, về bản chất nữ tính và nam tính của chúng ta.
Tôi biết những điều này không trả lời tất cả các câu hỏi trong tâm trí của các em. Tất cả những gì tôi yêu cầu như là một giáo sư của các em là các em tiếp cận những câu hỏi này như là một người lớn biết suy nghĩ. Điều đó ngụ ý các em đặt câu hỏi về những gì các em đã nghe nói xung quanh. Khi các em chưa thực hiện việc nghiên cứu sâu rộng vào đồng tính luyến ái và có nhận thức về lịch sử của tư tưởng đạo đức, thì các em chưa sẵn sàng để phán xét về chân lý đạo đức trong vấn đề này. Tất cả những gì tôi khuyến khích là các em có những quyết định cách hiểu biết. Một lưu ý cuối cùng là, một độc giả sâu sắc sẽ nhận thấy rằng trong số những gì tôi nói ở đây hoặc ở trong lớp là không phụ thuộc vào tôn giáo. Người Công giáo không đi đến kết luận đạo đức của họ chỉ dựa trên tôn giáo của họ mà thôi.Họ còn đi đến kết luận dựa trên một sự hiểu biết thấu đáo về thực tế tự nhiên.
Tiến sĩ Kenneth J. Howell
Giám đốc, Học Viện Tư Tưởng Công Giáo St John
Giáo sư phụ khảo ban Tôn giáo, Đại học Illinois, Urbana-Champaign
Thư phản đối:
Thưa giáo sư McKim,
Trong khóa học vừa qua, một người bạn của tôi họp lớp RLST 127: Giới thiệu về Công giáo. Trong suốt học kỳ, anh luôn luôn cho tôi biết là vị giáo sư, mà tôi tin là một linh mục tại Trung tâm Newman, đã rao giảng (chứ không phải dạy học) hệ thống tư tưởng của riêng mình cho lớp học. Nhiều lần, người bạn của tôi (người mà tôi muốn giấu tên) cho biết giảng viên đã nói lên những điều kích động và hết sức vô cảm đối với những người không có đức tin Công giáo, cần lưu ý rằng bạn của tôi và tôi đã lớn lên trong đạo Công giáo. Dù sao, bạn của tôi cho tôi biết rằng sự việc đã đặc biệt trở nên khiêu khích khi thảo luận về đồng tính luyến ái. Anh ta đã gửi cho tôi e-mail sau đây, mà tôi tin rằng giáo sư sẽ đồng ý là hết sức vô lý một khi giáo sư đọc nó.
Tôi không phải là một người cổ võ cho quyền đồng tính luyến ái, nhưng cho phép những ngôn ngữ hận thù như thế này tại một trường đại học công cộng là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nó làm cho tôi muốn bệnh khi biết rằng người dân lao động Illinois phải tài trợ tiền lương cho một người không làm gì cả ngọai trừ cố gắng để nhồi sọ (indoctrinate) sinh viên và duy trì sự tồn tại của những khuôn mẫu rập khuông (perpetuate stereotypes). Một lần nữa, đây là một trường đại học công cộng và do đó không có liên hệ với tôn giáo. Giảng dạy một học sinh về những giáo lý của một tôn giáo là một điều. Tuyên bố rằng hành vi đồng tính vi phạm luật tự nhiên của con người là một việc khác. Các lớp học tại trường này cần phải hướng về sự góp phần vào cuộc đàm luận công cộng và phát huy sự suy nghĩ độc lập, không giới hạn ‘thế giới quan’ của một ai và khai trừ (ostracize) những người có một khuynh hướng tình dục nhất định nào.
Tôi chỉ có thể tưởng tượng một học sinh đồng tính sẽ cảm thấy xấu hổ và không thoải như thế nào nếu anh/cô ta đã ở trong khóa học này. Tuy tôi là một người nam thích giao hợp với người khác phái (heterosexual) nhưng tôi thấy điều này hoàn toàn đáng sợ. Ngoài ra, bạn tôi cũng nói với tôi rằng giảng viên không cho phép bất kỳ đối lập nhỏ bé nào với giáo điều Công giáo. Một lần nữa, ông ta phạm tội đã hạn chế thị trường của các ý tưởng và hành động không phù hợp với nhiệm vụ và nguyên tắc của cơ sở này.
Tôi đã gửi kèm email này cho bà Leslie Morrow, giám đốc Trung tâm Tài nguyên LGBT (lesbian, gay, bisexual, and transgender, trung tâm trợ giúp những người đồng tính, lại cái và đổi giống), và cũng cho (tên bị xóa), cựu biên tập viên của tờ báo Daily Illini (tôi đảm bảo rằng họ muốn nghe về điều này), và bà Siobhan Somerville, một giáo sư cũ của tôi và là người sáng lập môn nghiên cứu những vấn đề đồng tính (queer studies major).
Tôi đã không theo học trường Notre Dame vì một lý do,
(Tên bị xóa)
Giáo sư Howell đã giảng dạy tại trường đại học được chín năm với hai đề tài “Giới Thiệu Đạo Công Giáo” và “Nền Tư Tưởng Công Giáo Hiện Đại “ (Introduction to Catholicism and Modern Catholic Thought), và đã nhận được nhiều tưởng lục cuả nhà trường trong những năm 2009, 2008, 2007, 2006, 2004, và 2003, trong đó hai lần được sinh viên bầu làm Giáo Sư xuất sắc cuả năm.
Trường Đại học đến nay vẫn chưa công bố lý do sa thải, tuy nhiên qua các cuộc phỏng vấn trên báo chí người ta biết rằng:
- GS McKim, người sa thải Howell, cho rằng “một loạt các khiếu nại sẽ làm tổn thương trường Đại học." và ông sẽ gửi một lưu ý cho các sinh viên cuả Howell và cho những người liên hệ khác là "phân khoa, nhà trường và viện Đại Học cuả chúng tôi không quan hệ với (disassociate, ly cách khỏi, không đồng ý) những quan điểm thể hiện trong email."
- Phó khoa trưởng Ann Mester tuyên bố với các nhân viên UIUC rằng "e-mail của Tiến sĩ Howell vi phạm tiêu chuẩn hòa hợp của trường đại học, do đó nó cho phép chúng ta không tiếp tục cho ông ta giảng dạy."
Quỹ Liên minh phòng vệ Pháp Lý (Alliance Defense Fund, ADF) đã lên tiếng khẳng định rằng trường ĐH vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật, họ kêu gọi Đại học Illinois khôi phục vị trí giảng dạy trước đây cho giáo sư Howell ngay lập tức.
Dưới áp lực pháp lý, viện trưởng Đại học Illinois là Michael Hogan đã ra lệnh xét lại vụ bãi chức, nhưng theo như lời phát biểu cuả ông thì việc xét lại này chỉ có ý định là "để có thể trấn an cho chúng ta rằng không có vi phạm về tự do học thuật ở đây."
Một phong trào sinh viên ủng hộ GS Kenneth Howell đã rầm rộ phát triển ngay trong khuôn viên ĐH Illinois Urbana-Champaign, ngày hôm nay đã có hơn 5000 giàng viên, sinh viên và cựu sinh viên ghi danh trên trang Facebook dưới mục “Save Dr. Ken.”
Thứ Sáu vừa qua, giáo phận Peoria thông báo sẽ dự một cuộc họp với các quan chức của trường Đại học Illinois để thảo luận về việc bãi nhiệm giáo sư Howell vào thứ Ba ngày mai. Giáo phận cho biết họ cam kết theo đuổi một giải pháp hợp lẽ (a “just resolution”) cho ông.
St. John’s Catholic Newman Center cũng ra thông cáo đứng sau giáo phận để vận động cho GS Howell tiếp tục dạy và bảo vệ chính nghiã Công giáo trong khuôn viên trường.
Ngày hôm nay, một quỹ pháp lý khác, Quỹ Nhân Quyền Giáo Dục (FIRE Foundation for Individual Rights in Education) cũng lên tiếng ủng hộ lập trường cuả ADF, và thêm nhiều văn kiện pháp lý chứng minh mọi lý do sa thải cuả nhà trường đưa ra từ trước cho đến nay đều đi ngược lại những căn bản pháp lý.
FIRE cho rằng sự tiếp tục từ chối tái nhiệm Giáo sư Howell rõ ràng vi phạm quyền Tự do học thuật và Tự do Ngôn luận
Là một trường đại học công lập, UIUC bị ràng buộc phải đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật. Tòa án Tối cao đã phán quyết Tự Do Học Thuật là một "mối quan tâm đặc biệt của Tu Chánh Án Thứ Nhất" và qua vụ án Keyishian v. Board of Regents, 385 U.S. 589, 603 (1967) phán quyết rằng "Quốc gia cuả chúng ta cam kết bảo vệ cách sâu sa quyền tự do học thuật, đó là một giá trị siêu việt cho tất cả chúng ta chứ không chỉ để riêng cho các giáo viên liên hệ mà thôi. “
Do đó, giáo sư và sinh viên luôn luôn phải được tự do tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá, để đạt được sự trưởng thành và sự hiểu biết mới, nếu không nền văn minh của chúng ta sẽ đọng lại và chết.
Nguyên tắc này áp dụng cho mọi chủ đề, dù đó là chủ nghĩa cộng sản, công giáo, hoặc lý thuyết thay đổi khí hậu. Email cuà GS Howell rõ ràng nằm trong và liên quan đến môn học cuả lớp, nó cũng đề cao rằng sự tư duy và sự hiểu biết là quan trọng hơn giáo điều. Như vậy là nó hoàn toàn được bảo vệ bởi quyền tự do học thuật xét cả về hai khiá cạnh, một là pháp lý theo Tu Chánh Án Thứ Nhất và hai là vấn đề đạo đức theo truyền thống của nền tự do học thuật.
Vì các trường ĐH là một nơi mà quyền tự do phát biểu là cần thiết hơn hết, cho nên ngay cả khả năng cuả chính quyền để kiểm soát cũng bị ngăn chặn qua phán quyết Healy v. James, 408 169 Mỹ, 180 (1972): "sự cảnh giác bảo vệ các quyền tự do hiến pháp phải là quan trọng nhất tại các trường cộng đồng của HK ").
Dù cho GS Howell tuyên bố ông hoàn toàn đồng ý với giáo lý Công giáo, vẫn phải hiểu rằng nguyên tắc tự do ngôn luận cũng bảo vệ những phát biểu gây tranh cãi. Tòa án tối cao quy định qua vụ án Texas v. Johnson, 491 397 Mỹ, 414 (1989), rằng, "Nếu có một nguyên tắc nền tảng cho Tu Chánh Án Thứ Nhất, thì đó là việc chính phủ không thể ngăn cấm sự biểu hiện của một ý tưởng đơn giản chỉ vì xã hội cho rằng ý tưởng đó tự nó gây khó chịu hoặc tạo ra gây gỗ. " Tương tự như vậy, Toà án viết trong Papish v. Board of Curators of the University of Missouri, 410 U.S. 667, 670 (1973) rằng " Không có trường đại học công lập có thể trả đũa chống lại một giáo sư bởi vì những người khác trong trường, bao gồm cả sinh viên riêng của giáo sư, cảm thấy bị xúc phạm bởi lời nói hoàn toàn được luật pháp bảo vệ.”
Có người nêu lên rằng GS Howell chỉ là một phụ khảo, nghiã là ký giao kèo từng khoá học, trường ĐH có thể cho ông ta nghỉ một khi giao kèo chấm dứt.
Tình trạng phụ khảo không làm giảm quyền của họ. nhất là khi hành động trừng phạt vi phạm những quyền được bảo vệ. Luật này bao gồm cả những quyết định không tái nhiệm một giảng viên phụ khảo khi người đó có kỳ vọng hợp lý được tái bổ nhiệm. Theo án lệ Mt. Healthy City Sch. Dist. Bd. of Educ. v. Doyle, 429 U.S. 274, 283 thì ("Những quyền của một giáo viên theo Tu Chánh Án Thứ Nhất và Tu Chánh Án Thứ Mười Bốn thì không thể bị bỏ qua vì bởi thực tế là ông ta không có việc làm chính thức (tenure)"); Cũng vậy án lệnh Berndt v. Jacobi, 781 F. Supp. 553, 557 (ND Ill 1991) cũng viết ("Dù cho một công chức không là chính thức, hoặc là, anh ta không quan tâm đến việc được làm chính thức, thì vẫn không có sự khác biệt nếu chủ của anh đã làm một quyết định bất lợi dựa trên việc nhân viên đó thi hành quyền Hiến định của mình”)..
Do đó, trong khi một trường công lập có thể không tái nhiệm một giảng viên phụ khảo vì rất nhiều lý do hoặc vì không có lý do nào cả, nhưng một trường công lập không được phép thực hiện một quyết định mà hiến pháp cấm, chẳng hạn như kỳ thị tôn giáo hoặc như hình phạt đối với những lời phát biểu được bảo vệ. Đây là điều đã xảy ra trong trường hợp của GS Howell. Ông đã giảng dạy thành công trong chín năm và đã kỳ vọng được tái nhiệm.
Vậy thì, ngay lập tức phải giải quyết sự vi hiến này.
Mỗi một ngày trường ĐH trì hoãn giải quyết sự vi phạm này là nhà trường vi phạm nặng nề hơn đến quyền Tự Do Ngôn Luận và Học Thuật và đống thời cấm cản sự tự do phát biểu tại UIUC.
Ngay cả việc trì hoãn để điều tra thêm cũng là một sự vi phạm quyền của người bị điều tra theo như án lệ từ Sweezy v. New Hampshire, Hoa Kỳ 354 234, 245, 248 (1957). Như vậy, chỉ chờ đợi để cho thủ tục điều tra hoàn tất cũng không làm cho UIUC thoát khỏi trách nhiệm đạo đức và pháp lý là phải ngay lập tức đảo ngược quyết định về GS Howell.
GS Howell đã bị bãi nhiệm như là một hình phạt đối với một hành vi sai trái. Nhưng nhà trường đã không đưa ra lý do, và không nêu lên một chính sách nào để biện hộ cho hình phạt này. GS Howell đã không được điều trần và không có cơ hội kháng cáo. Hơn nữa, một nguyên tắc căn bản là quyền của bị cáo được đối mặt và đặt câu hỏi với nguyên cáo của mình thì Howell đã không có cơ hội như vậy.
Ngoài ra, khi bà Phó khoa trưởng Ann Mester nêu ra " tiêu chuẩn hoà hợp của trường đại học (Inclusivity)" thì thực là vô nghĩa trong trường hợp này. Mọi sinh viên trong lớp đã được bao gồm trong email. "Inclusivity" không phải là phân biệt đối xử, nếu đó là ý nghĩa cuả bà Mester, Thật là vô cùng phiền toái khi áp dụng cái "tiêu chuẩn inclusivity" mơ hồ này mà giải thích rằng GS Howell đã vi phạm vì giảng dạy giáo lý Công giáo đúng như ông đã phải giảng dạy.
Sau đây là bản dịch email của GS Howell và tiếp theo là lá thư phản đối của một sinh viên.
Từ: Kenneth J. Howell
Ngày: Thứ Ba, 04 tháng năm năm 2010 lúc 21:45
Tiêu đề: chủ nghia thực dụng và Tình dục (cho sinh viên lớp 447 FYI)
Thân gửi các em:
Vì có một câu hỏi cho kỳ thi cuối khóa liên quan đến chủ nghia thực dụng (utilitarianism) (xin xem bảng những bài cần ôn), tôi nghĩ tôi sẽ trợ giúp các em với một ví dụ. Tôi nhận ra ngay sau bài giảng về lý thuyết đạo đức rằng mặc dù tôi có đề cập đến bản chất của chủ nghia thực dụng, tôi đã không bảo các em đó là chủ nghĩa thực dụng và như vậy các em có thể đã không nhìn rõ vấn đề.
Trong cuộc thảo luận của chúng ta về đồng tính luyến ái, vấn đề chủ nghĩa thực dụng đã được nêu ra. Những thảo luận trong lớp của chúng ta về đạo đức của hành vi đồng tính đã rất không đầy đủ bởi vì bất cứ vấn đề đạo đức nào mà người ta còn tranh cãi thì luôn luôn đặt ra một vấn đề cơ bản hơn về tiêu chí (criteria). Nói cách khác, dùng những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể đánh giá một hành động là đúng hay sai?
Tuy nhiên trước khi đi vào vấn đề tiêu chuẩn, chúng ta phải tự nhắc nhở mình về một xu hướng luôn hiện diện trong tất cả chúng ta là phán xét đạo đức bằng cảm xúc (emotion). Lý do thường xuyên nhất mà tôi thường nghe những người ủng hộ hôn nhân đồng tính là cá nhân họ có biết một số cặp vợ chồng đồng tính. Đồng cảm (Empathy) là một chất lượng cao quý của con người nhưng việc đúng hay sai không phụ thuộc vào ai là người gây ra hành động hoặc vì lẽ tôi cảm nhận thế nào về người đó, cũng giống như khi chúng ta đánh giá một hành động là sai lầm thì không nên vì lý do là chúng ta không thích người đó. Điều này có vẻ hiển nhiên đối với một người biết suy nghĩ nhưng tôi đã gặp nhiều người có trình độ tốt vẫn không (hoặc không có thể?) nhận ra sự khác biệt giữa ‘cá nhân’ (persons) và ‘hành vi’ (acts) khi tham gia một lập luận đạo đức. Tôi khuyến khích các em đọc các bài cuối cùng tôi đã gửi để phản ánh về điều này. Tóm lại, khi phán xét một hành động sai trái thí không phải là để lên án một người. Một ‘cá nhân’ và những ‘hành vi’ của họ cần phải được phân biệt khi có mục đích suy luận về đạo đức.
Vậy thì, bởi những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể đánh giá những hành vi tình dục là đúng hay sai? Đây là lúc mà người ta dùng chủ nghia thực dụng. Theo quan niệm phổ biến, chủ nghia thực dụng cơ bản là một lý thuyết phán xét một việc làm đúng hay sai bằng việc dùng những kết quả thiết thực (practical outcomes) của việc ấy gây ra. Nó gần giống như một phân tích về ‘chi phí / lợi ích’ (cost/benefit analysis). Theo đó, khi một người phụ nữ phải quyết định phá thai là đúng hay sai, thì theo chủ nghĩa thực dụng việc đúng hay sai sẽ dựa trên những kết quả tốt nhất đem lại. Tương tự, một người đàn ông đang cố gắng quyết định xem anh ta có nên ngọai tình hay không, nếu anh ta theo chủ nghĩa thực dụng, anh ta sẽ cân nhắc những hậu quả khác nhau. Nếu phía gian lận là có lời hơn, anh ta sẽ kết luận rằng ngọai tình là okay. Nếu phía trung thành là tốt hơn, anh sẽ tránh gian lận.
Tôi nghĩ rằng công bằng mà nói thì có rất nhiều, có lẽ hầu hết người Mỹ, sử dụng một loại chủ nghia thực dụng trong việc quyết định đạo đức của họ. Nhưng ít nhất có hai vấn đề với chủ nghĩa này. Một là việc đánh giá kết quả tốt nhất có thể là rất chủ quan (subjective). Những gì được đánh giá tốt cho một phụ nữ mang thai có thể là không tốt cho đứa con. Những gì được đánh giá tốt cho ‘anh chồng gian lận’ có thể không tốt cho vợ anh, con của anh. Vấn đề chủ quan vốn có trong chủ nghia thực dụng còn là lý do cho một vấn đề thứ hai. Chủ nghia thực dụng khuyên rằng các quyết định đạo đức không nên dựa trên ý nghĩa vốn có của một hành vi. Hành vi chỉ là tốt hay xấu vì tương đối với kết quả (relative to outcomes). Lý thuyết luật luân lý tự nhiên mà tôi giải thích trong lớp giả định rằng hành vi của con người đã có sẵn một ý nghĩa (inherent meaning) (xin nhớ lại ví dụ tôi đưa nắm tay ra để đáp trả một bàn tay mở rộng cho tình hữu nghị).
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của chủ nghia thực dụng liên quan đến đạo đức tình dục là tiêu chuẩn của sự đồng thuận (mutual consent). Người ta nói rằng bất kỳ hành động tình dục nào cũng không sai nếu hai hoặc nhiều người tham gia đồng thuận. Thực ra không ai có thể phủ nhận rằng, đối với một hành vi tình dục, để được đạo đức thì phải có sự đồng thuận. Chắc chắn, đây là một trong những lý do tại sao hiếp dâm là sai về mặt đạo đức. Nhưng câu hỏi là liệu điều này có đủ không.
Nếu hai người đàn ông đồng thuận tham gia vào các hành vi tình dục, theo chủ nghia thực dụng, thì xét về mặt đạo đức hành động như thế sẽ là okay. Nhưng cũng cần phải biết là nếu một em bé mười tuổi đồng thuận một hành động tình dục với một ông 40 tuổi, thì hành động đó cũng vẫn là đạo đức dù cho nó là bất hợp pháp theo luật hiện hành. Các em cũng cần lưu ý là mối quan tâm của chúng ta bây giờ là những vấn đề đạo đức, chứ không phải là pháp luật. Vì vậy, theo tiêu chuẩn đồng thuận, chúng ta sẽ phải thừa nhận một số trường hợp là đạo đức mà hiện nay chúng ta không chấp nhận được. Trường hợp của hai người 10 và 40 tuổi có thể được loại trừ bằng cách thêm một sửa đổi cho tiêu chuẩn “đồng thuận " thành ra “đồng thuận một cách am tường“ (informed consent). Như vậy thì, miễn là cả hai bên đồng thuận với một kiến thức đầy đủ, hành động đó sẽ okay về mặt đạo đức. Tuy nhiên, phản ánh xa hơn một chút, tôi nghĩ rằng "đồng thuận một cách am tường" trong thực tế có thể sẽ khó áp dụng hơn là trong lý thuyết. Nhưng chỉ dùng tiêu chuẩn ‘đồng thuận một cách am tường’ cũng vẫn gây ra một vấn đề khác đó là làm sao để ấn định ranh giới giữa hành vi đạo đức và vô đạo đức. Ví dụ, một con chó đồng thuận tham gia vào một hành vi tình dục với chủ nhân của nó, thì hành động này cũng sẽ được coi là đạo đức theo tiêu chuẩn đồng thuận. Nếu thí dụ này gây ấn tượng cho các em là tôi đã đi quá xa, thì điểm chính ở đây không phải là liệu nó có thể xảy ra hay không nhưng là với những tiêu chuẩn nào mà chúng ta có thể nói rằng đó là sai. Tôi nghĩ rằng chúng ta không có thể kết luận là sai với tiêu chuẩn đồng thuận.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn là trên thực tế tiêu chuẩn đồng thuận này không có cách nào liên quan được với bản chất của chính hành động. Đó là vấn nạn mà Luật Luân Lý Tự Nhiên (NML) nêu ra. NML nói rằng đạo đức phải là một phản ảnh (response) của thực tế. Nói cách khác, hành vi tình dục chỉ thích hợp cho những người bổ sung, chứ không giống nhau. Làm thế nào mà chúng ta biết điều này? Bằng cách nhìn vào thực tế. Đàn ông và đàn bà bổ sung cho nhau trong giải phẫu học, sinh lý học, và tâm lý học. Đàn ông và đàn bà không hoán đổi cho nhau được. Vì vậy, một hành động tình dục đạo đức phải là giữa các cá nhân có sự phù hợp đối với hành vi đó. Sự đồng thuận là quan trọng nhưng còn có nhiều tiêu chuẩn hơn là sự đồng thuận cần thiết đó.
Một ví dụ áp dụng đối với hành vi đồng tính sẽ minh họa vấn đề. Theo những hiểu biết của tôi, trong mối quan hệ tình dục giữa hai người đàn ông, một người có xu hướng hành động như là “phụ nữ” trong khi người khác hành động như “đàn ông”. Trong kịch bản này, người đàn ông đồng tính đã biết sẽ tham gia vào một số loại hành động mà các cơ quan của họ không được trang bị. Tôi không muốn tả chân ở đây vì vậy tôi sẽ không đi vào chi tiết nhưng một bác sĩ đã nói với tôi rằng những hành vi đó có hại cho sức khỏe của một hoặc có thể của cả hai người đàn ông. Tuy nhiên, nếu đạo đức của hành động chỉ được đánh giá bằng thoả thuận chung, thì hành vi đồng tính rõ ràng gây tổn hại cho sức khỏe của họ, nhưng đó vẫn là đồng ý. Tại sao gây tổn hại cho họ? Bởi vì họ vi phạm ý nghĩa, cơ cấu, và (đôi khi) sức khỏe của cơ thể con người.
Bây giờ xin nhớ lại rằng tôi đã đề cập trong lớp học về sự quan trọng của việc rút tỉa sự khôn ngoan từ quá khứ. Một phần của sự khôn ngoan chúng ta đạt được là việc hiễu biết con người ngày hôm nay suy nghĩ thế nào về thân xác của mình. Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây nhưng một cuộc khảo sát các thế kỷ vừa qua cho thấy rằng chúng ta đã dần dần tách rời bản chất tình dục (thực tế) ra khỏi những quyết định đạo đức. Vì vậy, người ta có xu hướng nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng cơ quan tình dục của chúng ta trong bất cứ cách thức chúng ta lựa chọn mà không quan tâm đến cấu trúc và ý nghĩa thực tế của chúng. Đây cũng là những gì nằm đằng sau ý tưởng của hành động thay đổi giới tính. Chúng ta có thể thao tác các cơ quan của chúng ta để đạt bất cứ điều gì chúng ta muốn.
Nếu những gì tôi vừa nói là đúng, thì điều tách rời đạo đức và thực tế tình dục đã không bắt đầu với đồng tính luyến ái. Nó đã bắt đầu từ lâu. Nhưng nó phát triển mạnh với sự lan rộng của phương pháp tránh thụ thai nhân tạo. Những phương pháp được sử dụng cho phép con người tách rời vấn đề sinh sản và con cái với các hoạt động tình dục. Vì vậy, đối với những người đã trưởng thành trong thời gian khi không có sự kết nối vốn có giữa sinh sản và giới tính – xin nhận xét rằng đây là một vấn đề không tự nhiên nhưng là vì sự thao tác của con người – cho nên điều "hợp lý" tiếp theo là quan hệ tình dục có thể có nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta muốn nó có ý nghĩa.
Lý thuyết Luật Luân Lý tự nhiên nói rằng nếu chúng ta muốn có cuộc sống tình dục lành mạnh, chúng ta phải trở về với sự kết nối giữa sinh sản và tình dục. Tại sao? Bởi vì đó là những gì THỰC. Nó dựa trên giải phẫu học và sinh lý học của con người. Tình dục của con người vốn là thống nhất và sinh sản (unitive and procreative). Nếu chúng ta khuyến khích những vi phạm về cơ bản của quan hệ tình dục này thì sau cùng có nghĩa là, chúng ta sẽ phủ nhận điều cần thiết về tính nhân loại của chúng ta, về bản chất nữ tính và nam tính của chúng ta.
Tôi biết những điều này không trả lời tất cả các câu hỏi trong tâm trí của các em. Tất cả những gì tôi yêu cầu như là một giáo sư của các em là các em tiếp cận những câu hỏi này như là một người lớn biết suy nghĩ. Điều đó ngụ ý các em đặt câu hỏi về những gì các em đã nghe nói xung quanh. Khi các em chưa thực hiện việc nghiên cứu sâu rộng vào đồng tính luyến ái và có nhận thức về lịch sử của tư tưởng đạo đức, thì các em chưa sẵn sàng để phán xét về chân lý đạo đức trong vấn đề này. Tất cả những gì tôi khuyến khích là các em có những quyết định cách hiểu biết. Một lưu ý cuối cùng là, một độc giả sâu sắc sẽ nhận thấy rằng trong số những gì tôi nói ở đây hoặc ở trong lớp là không phụ thuộc vào tôn giáo. Người Công giáo không đi đến kết luận đạo đức của họ chỉ dựa trên tôn giáo của họ mà thôi.Họ còn đi đến kết luận dựa trên một sự hiểu biết thấu đáo về thực tế tự nhiên.
Tiến sĩ Kenneth J. Howell
Giám đốc, Học Viện Tư Tưởng Công Giáo St John
Giáo sư phụ khảo ban Tôn giáo, Đại học Illinois, Urbana-Champaign
Thư phản đối:
Thưa giáo sư McKim,
Trong khóa học vừa qua, một người bạn của tôi họp lớp RLST 127: Giới thiệu về Công giáo. Trong suốt học kỳ, anh luôn luôn cho tôi biết là vị giáo sư, mà tôi tin là một linh mục tại Trung tâm Newman, đã rao giảng (chứ không phải dạy học) hệ thống tư tưởng của riêng mình cho lớp học. Nhiều lần, người bạn của tôi (người mà tôi muốn giấu tên) cho biết giảng viên đã nói lên những điều kích động và hết sức vô cảm đối với những người không có đức tin Công giáo, cần lưu ý rằng bạn của tôi và tôi đã lớn lên trong đạo Công giáo. Dù sao, bạn của tôi cho tôi biết rằng sự việc đã đặc biệt trở nên khiêu khích khi thảo luận về đồng tính luyến ái. Anh ta đã gửi cho tôi e-mail sau đây, mà tôi tin rằng giáo sư sẽ đồng ý là hết sức vô lý một khi giáo sư đọc nó.
Tôi không phải là một người cổ võ cho quyền đồng tính luyến ái, nhưng cho phép những ngôn ngữ hận thù như thế này tại một trường đại học công cộng là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nó làm cho tôi muốn bệnh khi biết rằng người dân lao động Illinois phải tài trợ tiền lương cho một người không làm gì cả ngọai trừ cố gắng để nhồi sọ (indoctrinate) sinh viên và duy trì sự tồn tại của những khuôn mẫu rập khuông (perpetuate stereotypes). Một lần nữa, đây là một trường đại học công cộng và do đó không có liên hệ với tôn giáo. Giảng dạy một học sinh về những giáo lý của một tôn giáo là một điều. Tuyên bố rằng hành vi đồng tính vi phạm luật tự nhiên của con người là một việc khác. Các lớp học tại trường này cần phải hướng về sự góp phần vào cuộc đàm luận công cộng và phát huy sự suy nghĩ độc lập, không giới hạn ‘thế giới quan’ của một ai và khai trừ (ostracize) những người có một khuynh hướng tình dục nhất định nào.
Tôi chỉ có thể tưởng tượng một học sinh đồng tính sẽ cảm thấy xấu hổ và không thoải như thế nào nếu anh/cô ta đã ở trong khóa học này. Tuy tôi là một người nam thích giao hợp với người khác phái (heterosexual) nhưng tôi thấy điều này hoàn toàn đáng sợ. Ngoài ra, bạn tôi cũng nói với tôi rằng giảng viên không cho phép bất kỳ đối lập nhỏ bé nào với giáo điều Công giáo. Một lần nữa, ông ta phạm tội đã hạn chế thị trường của các ý tưởng và hành động không phù hợp với nhiệm vụ và nguyên tắc của cơ sở này.
Tôi đã gửi kèm email này cho bà Leslie Morrow, giám đốc Trung tâm Tài nguyên LGBT (lesbian, gay, bisexual, and transgender, trung tâm trợ giúp những người đồng tính, lại cái và đổi giống), và cũng cho (tên bị xóa), cựu biên tập viên của tờ báo Daily Illini (tôi đảm bảo rằng họ muốn nghe về điều này), và bà Siobhan Somerville, một giáo sư cũ của tôi và là người sáng lập môn nghiên cứu những vấn đề đồng tính (queer studies major).
Tôi đã không theo học trường Notre Dame vì một lý do,
(Tên bị xóa)