Chúa Nhật 15 Thường niên C (Lc 10, 37)
Câu chuyện Dụ ngôn trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho biết cả ba người: người Samaria, thầy Tư Tế và thầy Lêvi đều trông thấy nạn nhân bên đường, song chỉ có người Samaria biết “chạnh lòng thương”. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở mức độ “từ ánh mắt” (trông thấy) “đến trái tim” (chạnh lòng thương); mà còn “đến cả đôi tay”, tức là bằng những hành động rất cụ thể.
Ông dừng lại, cúi xuống, đổ dầu rượu (có lẽ ông đã dốc cạn dầu và rượu để làm dịu bớt sự đau đớn cho người bị nạn) và băng bó cẩn thận sau khi đã tẩy trùng cho vết thương, rồi đặt nạn nhân lên lưng lừa và đưa tới quán trọ mà săn sóc. Hơn thế nữa, ông còn ở lại với người bị nạn: “Hôm sau ông đưa ra hai quan tiền”. Từ ngữ “hôm sau”, mặc nhiên ta có thể hiểu ông đã ở lại với nạn nhân qua đêm để cho người đó qua khỏi cơn nguy kịch đã, rồi mới an lòng ra đi. Chưa hết, ông còn thanh toán mọi chi phí, và dặn dò cặn kẽ với người chủ quán: “Nhờ bác săn sóc người này, có tốn kém bao nhiêu, chính tôi sẽ chi trả khi trở về”. “Chính tôi” sẽ chi trả chứ không phải vợ con anh ta, cha mẹ anh ta, cũng không phải nhà băng, hay dịch vụ bảo hiểm y tế. Lòng quảng đại của ông thật tuyệt vời ! Ông đã không ngại hy sinh thời giờ, sức lực và cả tiền bạc. Nói cách khác, ông đã quảng đại cho đi tất cả, nhất là cho đi chính mình.
Chính cung cách cư xử của người Samaria này đã làm nỗi bật lên đức ái hoàn hảo của Tin Mừng. Dụ ngôn cũng muốn ám chỉ cho ta thấy Đức Kitô đích thực là người Samaria nhân hậu đối với nhân loại chúng ta, khi Ngài đã sống trọn hảo đức bác ái đó của Tin Mừng. Ngài đã rời bỏ mọi vinh quang nơi Giêrusalem Thiên Quốc để đến trần gian. Ngài đã cúi xuống trên nhân loại khổ đau để băng bó và chữa lành các vết thương do tội lỗi và sự chết gây ra. Đoạn Ngài ra đi, để nhân loại trong quán trọ là Giáo hội của Ngài, để Giáo hội trông nom và chăm sóc hộ Ngài.
Và bây giờ đến lượt chúng ta cũng phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaria nhân lành bên cạnh tất cả những người mà chúng ta gặp gỡ: chân tình giúp đỡ và băng bó các vết thương của họ. Vết thương của nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, chết chóc,.... Con đường từ Giêrusalem tới Giêricô chính là đường đời, trên đó không thiếu những con người bất hạnh, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị để mặc trong tình trạng sống không ra sống, chết không ra chết. Họ đang là những nạn nhân của bạo lực, bất công, bệnh tật, chiến tranh …. “Hãy đi và làm như vậy” luôn là một mệnh lệnh có tính cấp bách.
Sứ điệp Tin Mừng đang thôi thúc chúng ta nỗ lực mỗi ngày làm một việc bác ái cụ thể trong môi trường mà mình đang sống: nơi thôn xóm, nơi công sở, nơi trường học, trên đường đi. Xin hãy làm với một niềm tin tưởng rằng mỗi một cử chỉ bác ái mà ta làm cho tha nhân, dù nhỏ bé đến đâu, cũng đều góp phần làm cho tình yêu của Thiên Chúa lan toả và làm cho nền văn minh tình thương của nhân loại được thăng hoa.
Chính Chúa Giêsu đã dạy rằng: “Không phải những ai cứ kêu: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành Ý muốn của Cha, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21 ). Ngài cũng đã dạy rằng Thiên Chúa chỉ tính sổ với ta về những hành động yêu thương, bác ái mà ta đã làm hoặc đã không làm cho những người anh em của ta (x. Mt 25).
Xin cho điều Chúa dạy, “hãy đi và làm như vậy” được mỗi người chúng ta ghi tâm khắc cốt và nỗ lực đem ra thực hành, để ta “được sự sống đời đời”. Amen.
Câu chuyện Dụ ngôn trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho biết cả ba người: người Samaria, thầy Tư Tế và thầy Lêvi đều trông thấy nạn nhân bên đường, song chỉ có người Samaria biết “chạnh lòng thương”. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở mức độ “từ ánh mắt” (trông thấy) “đến trái tim” (chạnh lòng thương); mà còn “đến cả đôi tay”, tức là bằng những hành động rất cụ thể.
Ông dừng lại, cúi xuống, đổ dầu rượu (có lẽ ông đã dốc cạn dầu và rượu để làm dịu bớt sự đau đớn cho người bị nạn) và băng bó cẩn thận sau khi đã tẩy trùng cho vết thương, rồi đặt nạn nhân lên lưng lừa và đưa tới quán trọ mà săn sóc. Hơn thế nữa, ông còn ở lại với người bị nạn: “Hôm sau ông đưa ra hai quan tiền”. Từ ngữ “hôm sau”, mặc nhiên ta có thể hiểu ông đã ở lại với nạn nhân qua đêm để cho người đó qua khỏi cơn nguy kịch đã, rồi mới an lòng ra đi. Chưa hết, ông còn thanh toán mọi chi phí, và dặn dò cặn kẽ với người chủ quán: “Nhờ bác săn sóc người này, có tốn kém bao nhiêu, chính tôi sẽ chi trả khi trở về”. “Chính tôi” sẽ chi trả chứ không phải vợ con anh ta, cha mẹ anh ta, cũng không phải nhà băng, hay dịch vụ bảo hiểm y tế. Lòng quảng đại của ông thật tuyệt vời ! Ông đã không ngại hy sinh thời giờ, sức lực và cả tiền bạc. Nói cách khác, ông đã quảng đại cho đi tất cả, nhất là cho đi chính mình.
Chính cung cách cư xử của người Samaria này đã làm nỗi bật lên đức ái hoàn hảo của Tin Mừng. Dụ ngôn cũng muốn ám chỉ cho ta thấy Đức Kitô đích thực là người Samaria nhân hậu đối với nhân loại chúng ta, khi Ngài đã sống trọn hảo đức bác ái đó của Tin Mừng. Ngài đã rời bỏ mọi vinh quang nơi Giêrusalem Thiên Quốc để đến trần gian. Ngài đã cúi xuống trên nhân loại khổ đau để băng bó và chữa lành các vết thương do tội lỗi và sự chết gây ra. Đoạn Ngài ra đi, để nhân loại trong quán trọ là Giáo hội của Ngài, để Giáo hội trông nom và chăm sóc hộ Ngài.
Và bây giờ đến lượt chúng ta cũng phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaria nhân lành bên cạnh tất cả những người mà chúng ta gặp gỡ: chân tình giúp đỡ và băng bó các vết thương của họ. Vết thương của nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, chết chóc,.... Con đường từ Giêrusalem tới Giêricô chính là đường đời, trên đó không thiếu những con người bất hạnh, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị để mặc trong tình trạng sống không ra sống, chết không ra chết. Họ đang là những nạn nhân của bạo lực, bất công, bệnh tật, chiến tranh …. “Hãy đi và làm như vậy” luôn là một mệnh lệnh có tính cấp bách.
Sứ điệp Tin Mừng đang thôi thúc chúng ta nỗ lực mỗi ngày làm một việc bác ái cụ thể trong môi trường mà mình đang sống: nơi thôn xóm, nơi công sở, nơi trường học, trên đường đi. Xin hãy làm với một niềm tin tưởng rằng mỗi một cử chỉ bác ái mà ta làm cho tha nhân, dù nhỏ bé đến đâu, cũng đều góp phần làm cho tình yêu của Thiên Chúa lan toả và làm cho nền văn minh tình thương của nhân loại được thăng hoa.
Chính Chúa Giêsu đã dạy rằng: “Không phải những ai cứ kêu: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành Ý muốn của Cha, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21 ). Ngài cũng đã dạy rằng Thiên Chúa chỉ tính sổ với ta về những hành động yêu thương, bác ái mà ta đã làm hoặc đã không làm cho những người anh em của ta (x. Mt 25).
Xin cho điều Chúa dạy, “hãy đi và làm như vậy” được mỗi người chúng ta ghi tâm khắc cốt và nỗ lực đem ra thực hành, để ta “được sự sống đời đời”. Amen.