ROMA (Zenit.org) - Nhiều Đức Hồng Y của Giáo Triều Roma đã đồng tế hôm thứ Năm ngày 17 tháng Sáu 2010 thánh lễ cầu cho hai nhà ngoại giao đấu tranh dưới thời Đức Quốc Xã: Luis Martins de Sousa Dantas và Aristide de Sousa Mendes.
Thánh lễ do Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về thăng tiến hiệp nhất giữa các Kitô hữu, chủ sự tại nhà nguyện Santa Maria in Traspontina, tờ báo Osservatore Romano bằng Tiếng Ý nhấn mạnh.
Trong số các vị đồng tế còn có Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ; Đức Hồng Y William Joseph Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Vị giảng thuyết là Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình và Hội Đồng Tòa Thánh về mục vụ di dân.
Luis Martins de Sousa Dantas, người Brasil và Aristide de Sousa Mendes, người Bồ Đào Nha đã cứu sống hàng ngàn người Do Thái trong những năm khó khăn của Đệ Nhị Thế Chiến.
«Dantas cũng như Mendes thuộc vào hàng vô số người có lương tâm ngay thẳng- là nhà ngoại giao hay không ngoại giao- trải khắp Châu Âu, chẳng nề nguy hiểm tính mạng để cứu sống nhiều người bị đe dọa bởi nạn kỳ thị ghê sợ của Đức Quốc Xã và Phát xít », tờ Osservatore Romano nhấn mạnh.
Ngoài ra, tờ báo này còn nhắc đến Wallenberg, người Thủy Điển; Lutz, người Thụy Sĩ; Perlasca, người Ý và Schindler, người Đức.
Một đức tin Kitô giáo sâu sắc
Đức Hồng Y Martino đã nhắc lại rằng hành động của Dantas và Mendes đã xuất phát từ một đức tin Kitô giáo sâu sắc. Hành động ấy lại càng mang tính quan trọng hết sức lớn lao hơn vì nó liên quan đến sự bất tuân vì lương tâm đối với các chính phủ của riêng mỗi nước, vốn sẵn sàng tham gia chống lại người Do Thái, như phần lớn chính phủ các nước khác trên thế giới.
Mendes, làm việc tại Lãnh Sự Quán Bồ Đào Nha tại Bordeaux, Pháp quốc, thời Pétain, dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã, đã bất chấp mệnh lệnh minh nhiên của chính phủ Bồ Đào Nha của Salazar là phải tránh « trong mọi hoàn cảnh cấp thị thực cho người Do Thái và những kẻ không ai ưa ».
Ông đã tổ chức một hệ thống thị thực bằng cách giấu bặt tung tích Do Thái, cũng như cứu sống hơn 30.000 người hầu như dở sống dở chết trong các trại tập trung.
14 con của Mendes sau đó buộc phải di cư và tản mát khắp thế giới. Riêng ông thì chết hoàn toàn trong cùng cực, tại một nhà tế bần của dòng Phanxicô ở Lisbonne, ngày 3 tháng Tư năm 1954. Theo như ước nguyện, khi mai táng thân thể ông được phủ y phục dòng Phanxicô.
Phần mình, ngài Đại Sứ Dantas cũng đã nghe tiếng lương tâm và không thi hành những giải pháp của chính phủ của mình nhằm tạo điều kiện cho hàng ngàn những người bị đe dọa mạng sống có thể lẩn trốn.
Sự không chịu phục tùng này làm ông phải trả giá đối với con đường công danh. Để bênh vực cho mình, ông khiêm tốn khẳng định rằng mình hành động « do sự thúc đẩy bởi tình thương Kitô giáo sơ đẳng nhất ».
Nhân danh Mendes và Dantas, một ủy ban được thành lập để cổ súy Ngày Lương Tâm nhằm nhắc nhở và cám ơn Thiên Chúa đối với tất cả những ai đã dũng cảm lắng nghe tiếng lương tâm, trong suốt những năm khủng khiếp ấy.
Thánh lễ do Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về thăng tiến hiệp nhất giữa các Kitô hữu, chủ sự tại nhà nguyện Santa Maria in Traspontina, tờ báo Osservatore Romano bằng Tiếng Ý nhấn mạnh.
Trong số các vị đồng tế còn có Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ; Đức Hồng Y William Joseph Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Vị giảng thuyết là Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình và Hội Đồng Tòa Thánh về mục vụ di dân.
Luis Martins de Sousa Dantas, người Brasil và Aristide de Sousa Mendes, người Bồ Đào Nha đã cứu sống hàng ngàn người Do Thái trong những năm khó khăn của Đệ Nhị Thế Chiến.
«Dantas cũng như Mendes thuộc vào hàng vô số người có lương tâm ngay thẳng- là nhà ngoại giao hay không ngoại giao- trải khắp Châu Âu, chẳng nề nguy hiểm tính mạng để cứu sống nhiều người bị đe dọa bởi nạn kỳ thị ghê sợ của Đức Quốc Xã và Phát xít », tờ Osservatore Romano nhấn mạnh.
Ngoài ra, tờ báo này còn nhắc đến Wallenberg, người Thủy Điển; Lutz, người Thụy Sĩ; Perlasca, người Ý và Schindler, người Đức.
Một đức tin Kitô giáo sâu sắc
Đức Hồng Y Martino đã nhắc lại rằng hành động của Dantas và Mendes đã xuất phát từ một đức tin Kitô giáo sâu sắc. Hành động ấy lại càng mang tính quan trọng hết sức lớn lao hơn vì nó liên quan đến sự bất tuân vì lương tâm đối với các chính phủ của riêng mỗi nước, vốn sẵn sàng tham gia chống lại người Do Thái, như phần lớn chính phủ các nước khác trên thế giới.
Mendes, làm việc tại Lãnh Sự Quán Bồ Đào Nha tại Bordeaux, Pháp quốc, thời Pétain, dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã, đã bất chấp mệnh lệnh minh nhiên của chính phủ Bồ Đào Nha của Salazar là phải tránh « trong mọi hoàn cảnh cấp thị thực cho người Do Thái và những kẻ không ai ưa ».
Ông đã tổ chức một hệ thống thị thực bằng cách giấu bặt tung tích Do Thái, cũng như cứu sống hơn 30.000 người hầu như dở sống dở chết trong các trại tập trung.
14 con của Mendes sau đó buộc phải di cư và tản mát khắp thế giới. Riêng ông thì chết hoàn toàn trong cùng cực, tại một nhà tế bần của dòng Phanxicô ở Lisbonne, ngày 3 tháng Tư năm 1954. Theo như ước nguyện, khi mai táng thân thể ông được phủ y phục dòng Phanxicô.
Phần mình, ngài Đại Sứ Dantas cũng đã nghe tiếng lương tâm và không thi hành những giải pháp của chính phủ của mình nhằm tạo điều kiện cho hàng ngàn những người bị đe dọa mạng sống có thể lẩn trốn.
Sự không chịu phục tùng này làm ông phải trả giá đối với con đường công danh. Để bênh vực cho mình, ông khiêm tốn khẳng định rằng mình hành động « do sự thúc đẩy bởi tình thương Kitô giáo sơ đẳng nhất ».
Nhân danh Mendes và Dantas, một ủy ban được thành lập để cổ súy Ngày Lương Tâm nhằm nhắc nhở và cám ơn Thiên Chúa đối với tất cả những ai đã dũng cảm lắng nghe tiếng lương tâm, trong suốt những năm khủng khiếp ấy.