Nhóm Công Tác Hỗn hợp của Tòa Thánh và Việt Nam chính thức họp vòng hai tại Rôma
VATICAN CITY, ngày 21/06/2010 then tin Thông Tấn Xã Công giáo (Zenit.org).- đã hơn một năm trôi qua kể từ sau phiên họp vòng một diễn ra tại Hà-Nội; Nhóm Công tác Hỗn hợp của Tòa Thánh Vatican và đại diện Chính phủ Việt Nam sẽ họp phiên thứ hai tại Thành phố Vatican. Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi SJ, Giám Đốc Văn phòng Thông Tin Báo Chí của Tòa Thánh Vatican đã thông báo trong ngày hôm nay là Nhóm Công Tác Hỗn hợp này sẽ họp trong 2 ngày Thứ Ba và thứ Tư (22/06 và 23/06) tại Thành Phố Vatican. LM Lombardi nói; "Mục tiêu của cuộc họp làm việc này là để tăng cường và phát triển các mối quan hệ song phương, như đã được tuyên bố vào cuối vòng họp thứ nhất, đã được tiến hành tại thủ đô Hà-Nội của nước Việt Nam vào ngày 17/02/2010."
LM Giám Đốc Lombardi tuyên bố tiếp; "ào tháng Giêng năm 2007, Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện một chuyến viếng thăm lịch sử và đã đến triều yết Đức Thánh Cha Benedicto XVI. Văn phòng Thông Tin Báo Chí Tòa Thánh sau đó đã mô tả cuộc viếng thăm này như là việc đang " thực hiện một bước tiến mới và quan trọng hướng về việc bình thường hóa các quan hệ song phương."
" Và trong tháng 12 tiếp theo của cùng năm 2007; Đức Thánh Cha đã tiếp Chủ Tịch Nước Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết, với chuyến thăm viếng mà Tòa Thánh Vatican cho là ở thời gian trong " một giai đoạn có ý nghĩa trong tiến trình các quan hệ song phương với Việt Nam."
Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang cử hành Năm Thánh trên khắp các giáo phận cho đến Đại Lễ kết thúc sẽ được tổ chức vào ngày 06/01/2011 năm tới để long trọng kỷ niệm 350 Năm ngày thiết lập Hai Đại Diện Tông Tòa tại Việt Nam (1659-2009) và 50 Năm thành lập Hàng giáo Phẩm Công giáo Việt Nam (1960-2010).
Đức Giáo Hoàng Alexander thứ VII đã ban sắc chỉ thiết lập 2 Đại Diện Tông Tòa tại Đàng Ngoài (từ thời Chúa Trịnh- từ Miền Bắc Sông Gianh trở ra- gọi là Tonkin) và ở Đàng Trong (thời Chúa Nguyễn-từ phía Nam Sông Gianh cho đến Hà Tiên-gọi là Cochinchine) vào ngày 06/09/1659. Hai vị Giám Mục là Francois Pallu và Lambert de la Motte, đều thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê, quốc tịch Pháp, đã được cử làm Đại Diện Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam lúc đó.
Đức Chân Phước cố Giáo Hoàng Gioan 23 đã ban sắc chỉ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam và nâng các giáo phận Hà Nội, Huế; và Sài Gòn (nay được mang tên là Thành Phố Hồ Chí Minh) lên hàng Tổng Giáo Phận Chính Tòa - Giáo Tỉnh.
Ước lượng có khoảng 6 triệu tín hữu Công Giáo tại Việt Nam -chiếm khoảng 8% tổng dân số Việt Nam và (cùng với Giáo hội Công Giáo Phi Luật Tân) trở thành Cộng Đồng Công Giáo lớn nhất tại Á Châu và Đông Nam Á.
Tòa Thánh Vatican hiện nay duy trì quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, nhà nước trên khắp thế giới. Toà Thánh Vatican cũng hiện diện tại Liên Hiệp Quốc với quy chế Quan Sát Viên Thường Trực, và Tòa Thánh Vatican còn là Hội Viên Thường Trực của 7 Tổ Chức/Cơ Quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc, là Quan Sát Viên của 8 Tổ Chức khác của LHQ, và còn là Hội Viên Thường Trực cũng như Quan Sát Viên Thường Trực của 5 Tổ Chức cấp Khu Vực trên toàn thế giới.
VATICAN CITY, ngày 21/06/2010 then tin Thông Tấn Xã Công giáo (Zenit.org).- đã hơn một năm trôi qua kể từ sau phiên họp vòng một diễn ra tại Hà-Nội; Nhóm Công tác Hỗn hợp của Tòa Thánh Vatican và đại diện Chính phủ Việt Nam sẽ họp phiên thứ hai tại Thành phố Vatican. Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi SJ, Giám Đốc Văn phòng Thông Tin Báo Chí của Tòa Thánh Vatican đã thông báo trong ngày hôm nay là Nhóm Công Tác Hỗn hợp này sẽ họp trong 2 ngày Thứ Ba và thứ Tư (22/06 và 23/06) tại Thành Phố Vatican. LM Lombardi nói; "Mục tiêu của cuộc họp làm việc này là để tăng cường và phát triển các mối quan hệ song phương, như đã được tuyên bố vào cuối vòng họp thứ nhất, đã được tiến hành tại thủ đô Hà-Nội của nước Việt Nam vào ngày 17/02/2010."
LM Giám Đốc Lombardi tuyên bố tiếp; "ào tháng Giêng năm 2007, Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện một chuyến viếng thăm lịch sử và đã đến triều yết Đức Thánh Cha Benedicto XVI. Văn phòng Thông Tin Báo Chí Tòa Thánh sau đó đã mô tả cuộc viếng thăm này như là việc đang " thực hiện một bước tiến mới và quan trọng hướng về việc bình thường hóa các quan hệ song phương."
" Và trong tháng 12 tiếp theo của cùng năm 2007; Đức Thánh Cha đã tiếp Chủ Tịch Nước Việt Nam là ông Nguyễn Minh Triết, với chuyến thăm viếng mà Tòa Thánh Vatican cho là ở thời gian trong " một giai đoạn có ý nghĩa trong tiến trình các quan hệ song phương với Việt Nam."
Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang cử hành Năm Thánh trên khắp các giáo phận cho đến Đại Lễ kết thúc sẽ được tổ chức vào ngày 06/01/2011 năm tới để long trọng kỷ niệm 350 Năm ngày thiết lập Hai Đại Diện Tông Tòa tại Việt Nam (1659-2009) và 50 Năm thành lập Hàng giáo Phẩm Công giáo Việt Nam (1960-2010).
Đức Giáo Hoàng Alexander thứ VII đã ban sắc chỉ thiết lập 2 Đại Diện Tông Tòa tại Đàng Ngoài (từ thời Chúa Trịnh- từ Miền Bắc Sông Gianh trở ra- gọi là Tonkin) và ở Đàng Trong (thời Chúa Nguyễn-từ phía Nam Sông Gianh cho đến Hà Tiên-gọi là Cochinchine) vào ngày 06/09/1659. Hai vị Giám Mục là Francois Pallu và Lambert de la Motte, đều thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê, quốc tịch Pháp, đã được cử làm Đại Diện Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam lúc đó.
Đức Chân Phước cố Giáo Hoàng Gioan 23 đã ban sắc chỉ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam và nâng các giáo phận Hà Nội, Huế; và Sài Gòn (nay được mang tên là Thành Phố Hồ Chí Minh) lên hàng Tổng Giáo Phận Chính Tòa - Giáo Tỉnh.
Ước lượng có khoảng 6 triệu tín hữu Công Giáo tại Việt Nam -chiếm khoảng 8% tổng dân số Việt Nam và (cùng với Giáo hội Công Giáo Phi Luật Tân) trở thành Cộng Đồng Công Giáo lớn nhất tại Á Châu và Đông Nam Á.
Tòa Thánh Vatican hiện nay duy trì quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, nhà nước trên khắp thế giới. Toà Thánh Vatican cũng hiện diện tại Liên Hiệp Quốc với quy chế Quan Sát Viên Thường Trực, và Tòa Thánh Vatican còn là Hội Viên Thường Trực của 7 Tổ Chức/Cơ Quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc, là Quan Sát Viên của 8 Tổ Chức khác của LHQ, và còn là Hội Viên Thường Trực cũng như Quan Sát Viên Thường Trực của 5 Tổ Chức cấp Khu Vực trên toàn thế giới.