Chúa Nhật Thứ 12 Mùa Thường Niên, Năm C
Tác giả Trương Quang trong báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật số 40-2003, đã nhận định rằng: gần đây ở Việt Nam rộ lên phong trào”chất lượng cao”, từ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường nội địa cho đến các mặt hàng xuất khẩu, lan qua cả các khu vực nhạy cảm là giáo dục và văn hoá. Nào là “xe chất lượng cao”, “lớp anh ngữ chất lượng cao”,”phở chất lượng cao”,”khách sạn chất lượng cao”…Mặc dù có “trương cờ, nổi trống” như vậy, chất lượng của món hàng có thật sự cao hay không thì chẳng ai có thể đảm bảo được. Mà nói cho cùng khi người rao món hàng ”chất lượng cao” kia cũng chẳng mấy tự tin khi phô trương mấy dòng chữ “chất lượng cao” nghe rất hứa hẹn và đầy ấn tượng… Suy cho cùng chất lượng hay giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ là kết quả tổng hợp và tích luỹ của nhiều hoạt động, từ khâu thiết kế, chế tạo, quãng cáo, chào bán sản phẩm cho đến các biện pháp hậu mãi… Cuộc sống ngày càng đòi hỏi phải có chất lượng cao. Từ sản phẩm, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục… cho đến con người cần đạt chất lượng và có giá trị.
Có thể dùng cụm từ ”chất lượng cao” để suy niệm bài Tin mừng hôm nay. Chúa Giêsu tuyển chọn môn đệ “chất lượng cao” với đòi hỏi hết sức lạ lùng là “từ bỏ và vác thập giá”. Những ai đáp ứng được yêu cầu ấy thì mới “ xứng đáng làm môn đệ Thầy”.
Hôm ấy, Chúa Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người. Chúa tế nhị dẫn dắt và nhắc nhở các môn đệ bằng những câu hỏi để gây ý thức nơi các ông. Trước hết Người hỏi: "Ðám đông nói Thầy là ai?". Từ từ Chúa dẫn đưa các ông đến câu hỏi quan trọng nhất, xác tín nhất: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? ".
Chúa Giêsu có thể tự giới thiệu về mình, tự nói lên căn tính của mình. Nhưng Người đã không làm thế. Người muốn người môn đệ phải tự khám phá ra Người. Chúa muốn lời tuyên xưng của người môn đệ phải phát xuất từ nỗ lực tìm hiểu và cảm nghiệm chân thực trong cuộc sống sinh hoạt với Người. Phêrô đã trả lời: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng sống”. Chúa Giêsu hài lòng về lời tuyên xưng ấy. Tuy nhiên khi tuyên xưng, Phêrô vẫn chưa thật sự hiểu Đấng Kitô có nghĩa là gì. Có lẽ ông còn chịu ảnh hưởng của đám đông nghĩ đến một Đấng Kitô oai nghi, vinh quang và quyền lực. Vì thế Chúa Giêsu đã phải giải thích cho các môn đệ hiểu biết con đường của Người. Con đường thực sự mà Đấng Kitô phải đi là con đường đau khổ: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy”. Đó là con đường tủi nhục. Con đường khổ nạn. Con đường chết chóc. Nhưng sau tủi nhục sẽ đến vinh quang. Sau khổ nạn sẽ là hạnh phúc. Sau chết chóc là phục sinh. Đó không phải là con đường vinh quang trần thế, nhưng là con đường nhỏ hẹp thiêng liêng. Nhưng đó chính là con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực. Rồi Chúa nói với các môn đệ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”. Muốn theo chân Chúa, các môn đệ không thể đi con đường nào khác con đường của Chúa. Phải đi vào con đường hẹp để dẫn đến Nước Trời. Đi vào con đường đau khổ để đến vinh quang. Vượt qua cái chết để đến sự sống.
Muốn theo Chúa Giêsu, muốn trở nên môn đệ “chất lượng cao” phải chấp nhận từ bỏ và vác thập giá của mình.
1. Từ bỏ
Nhiều người hỏi rằng từ bỏ như Chúa Giêsu đòi hỏi làm sao mà sống được ? làm sao tránh được tiếng bất hiếu, vô tình, vô nghĩa ? Vậy thì phải hiểu chữ từ bỏ theo nghĩa nào? Từ bỏ ở đây hiểu theo nghĩa tinh thần nhiều hơn. Người theo Chúa cần có tinh thần từ bỏ, ưu tiên chọn Chúa trên hết mọi sự, xem Chúa và việc của Chúa là quan trọng hơn cả. Mạng sống, cha mẹ, vợ con, nhà cửa, ruộng vườn đều rất quý trọng, nhưng người theo Chúa chọn điều quý hơn là chính Chúa. Họ giống như người “tìm được viên ngọc quý, tìm được kho báu chôn trong ruộng, liền trở về bán tất cả để mua viên ngọc, mua thửa ruộng ấy”. Chúa đòi buộc người theo Chúa phải từ bỏ, nghĩa là đặt tất cả dưới Người, yêu Người trên mọi sự. Đưa ra đòi hỏi này và biết đó là một chọn lựa khó khăn nên Chúa Giêsu căn dặn nên biết tính toán cẩn thận rồi mới chọn lựa dứt khoát. Muốn xây tháp cần tính toán có đủ tiền. Muốn thắng trận cần có lính. Muốn theo Chúa phải từ bỏ. Từ bỏ ý riêng, từ bỏ sự tự do, từ bỏ những điều mình ưa thích khi những điều ấy đi ngược lại với lời dạy của Chúa hay làm cho bản thân xa cách Người. Từ bỏ là quy luật của cuộc sống và sự phát triển.Thai nhi không thể ở mãi trong lòng mẹ cho dẫu nơi đó an toàn, êm ấm nhất. Đưá trẻ phải từ giã lòng mẹ để sinh ra làm người. Đứa trẻ không thể nào trưởng thành nếu nó cứ sống mãi bằng sữa mẹ, nó phải thôi bú, ăn cơm bánh mới lớn lên. Cuộc sống đặt con người trước những sự lựa chọn. Chọn lựa là giới hạn. Chọn điều này phải bỏ điều kia. Sống là chấp nhận từ bỏ. Chọn những điều tốt loại bỏ những điều xấu. Có những điều xấu cần từ bỏ như cờ bạc, say sưa, ma tuý, truỵ lạc, trộm cắp…Cũng có những điều tốt phải từ bỏ để chọn điều tốt hơn, chẳng hạn khi chọn trường học, chọn nghề nghiệp, chọn nơi ở, chọn bậc sống, chọn bạn bè, chọn vợ chồng. Thanh niên nam nữ khi tìm hiểu nhau thì có nhiều người nhưng khi chọn vợ chồng thì chỉ chọn một mà thôi. Từ bỏ đòi hỏi nhiều hy sinh. Mỗi sáng thức dậy đi lễ, bỏ lại chiếc giường êm ấm. Mỗi tối gia đình tắt tivi để cùng quy tụ đọc giờ kinh. Giữ ngày Chúa nhật, bỏ công việc làm ăn có nhiều lợi nhuận. Bỏ đi một tật xấu để tập một nhân đức. Cao cả hơn, bỏ đời sống hôn nhân để sống đời tận hiến cho Chúa… Sự từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả. Khi yêu người ta cảm thấy nhẹ nhàng. Sự từ bỏ vì tình yêu là một niềm hạnh phúc. Cha mẹ tần tảo dãi dầu mưa nắng lo cho con cái ăn học. Học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm miệt mài học tập. Sự từ bỏ như thế thật đáng trân trọng. Ai cũng ngại từ bỏ, nhất là từ bỏ những gì gắn liền với mình nhất, cam go hơn cả là chính con người mình. Bằng hy sinh và tình yêu ai cũng sẽ làm được tất cả để cuộc sống ngày càng đạt “chất lượng cao”. Từ bỏ giống như cuộc leo núi. Leo núi là một cuộc mạo hiểm, đó không phải là một cuộc dạo chơi nhàn hạ; nó đòi hỏi sức khoẻ, sức chịu đựng dẻo dai, tài khéo léo, lòng can đảm. Càng lên cao, người leo núi càng hưởng nhiều niềm vui, càng tắm mình trong ánh sáng chan hoà và được chiêm ngưỡng cảnh trời đất bao la hùng vĩ.
2. Vác thập giá
Hai yêu cầu được gói gọn trong hai động từ, đó là “từ bỏ” mọi sự và “vác” thập giá. Không chỉ dứt bỏ mọi sự, người môn đệ theo Chúa còn phải vác thập giá theo Chúa mỗi ngày trong đời sống của mình
Theo Chúa giống như đi leo núi. Thập giá giống như cây gậy của người leo núi. Nó rất cần và rất có ích. Không có gậy để dò đường và để chống đỡ thì ta sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc.
Nghe nói đến thập giá phải vác, người ta có thể cho đó là một đòi hỏi quá sức con người. Thật ra, thập giá đi liền với tình yêu. Phải nhìn thập giá Đức Kitô như một sự tốt lành thượng đẳng, nếu không chẳng thể chấp nhận nổi thập giá. Thập giá phát xuất từ một tình yêu của Đấng Cứu Độ. Thập giá là hy sinh của Chúa. Có tình yêu nào mà không cần đến ngôn ngữ của hy sinh?
Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui buồn và cười khóc, giữa khoái lạc và đau khổ, giữa ý muốn con người và ý muốn Thiên Chúa. Đặt thanh vui mừng trên thanh đau khổ là cách duy nhất để làm nên một thánh giá.Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng. Ngay khi đối kháng hai ý muốn này tức là đã tạo nên một thập giá. Do đó thập giá là biểu tượng của đau khổ.
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Đấng là tình yêu đã cho thấy rằng tình yêu có thể biến đau khổ thành niềm vui, để những ai gieo trong nước mắt có thể gặt giữa tiếng cười, những ai khóc lóc có thể được an ủi, những ai đau khổ có thể đồng hiển trị với Người.
Tình yêu như là điểm giao thoa giũa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống trong một xác quyết: mọi sự sống đều ngang qua sự chết. Đau khổ là hy sinh không tình yêu đang khi hy sinh là đau khổ kèm theo tình yêu. Tình yêu biến đau khổ thành hy sinh dâng hiến vời niềm vui. Thiếu tình yêu, hy sinh chỉ còn là đau khổ gánh nặng và buồn chán. Đức Kitô đã đón nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại. Cái chết của Chúa là một hiến lễ có giá trị cứu chuộc tội, đền tội và Người “chỉ dâng hiến lễ một lần là đủ”.
Hôm nay, nơi nào có bóng thập giá là nới ấy có dấu chân người Kitô hữu. Ba cây thập giá dựng lên chiều thứ sáu tử nạn, Đức Kitô ở giữa hai tội nhân. Trong ba cây thập giá ấy chỉ có cây ở giữa là Thánh giá. Khi Đức Kitô tắt thở trên cây thập giá, Người đi vào đời sống mới thì cây thập giá khốn khổ ấy trở thành cây cứu rỗi và trở nên thánh. Sự thánh ấy là tình yêu, là đau khổ, là sự chết và là vinh quang. Không có tình yêu thì thập giá không là thánh giá.
Mỗi ngày người Kitô hữu theo Chúa phải cố gắng từ bỏ rất nhiều và vác thập giá mỗi ngày. Người môn đệ “chất lượng cao” luôn luôn đặt tất cả dưới Chúa và yêu Chúa trên mọi sự. Có tình yêu của Chúa trong mỗi hành vi từ bỏ, người môn đệ có thêm sức mạnh ơn thánh, để mọi thập giá trong đời trở thành thánh giá. Từ bỏ để có thêm. Thêm lòng mến Chúa, thêm thánh thiện, thêm niềm vui phục vụ tha nhân.
Tác giả Trương Quang trong báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật số 40-2003, đã nhận định rằng: gần đây ở Việt Nam rộ lên phong trào”chất lượng cao”, từ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường nội địa cho đến các mặt hàng xuất khẩu, lan qua cả các khu vực nhạy cảm là giáo dục và văn hoá. Nào là “xe chất lượng cao”, “lớp anh ngữ chất lượng cao”,”phở chất lượng cao”,”khách sạn chất lượng cao”…Mặc dù có “trương cờ, nổi trống” như vậy, chất lượng của món hàng có thật sự cao hay không thì chẳng ai có thể đảm bảo được. Mà nói cho cùng khi người rao món hàng ”chất lượng cao” kia cũng chẳng mấy tự tin khi phô trương mấy dòng chữ “chất lượng cao” nghe rất hứa hẹn và đầy ấn tượng… Suy cho cùng chất lượng hay giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ là kết quả tổng hợp và tích luỹ của nhiều hoạt động, từ khâu thiết kế, chế tạo, quãng cáo, chào bán sản phẩm cho đến các biện pháp hậu mãi… Cuộc sống ngày càng đòi hỏi phải có chất lượng cao. Từ sản phẩm, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục… cho đến con người cần đạt chất lượng và có giá trị.
Có thể dùng cụm từ ”chất lượng cao” để suy niệm bài Tin mừng hôm nay. Chúa Giêsu tuyển chọn môn đệ “chất lượng cao” với đòi hỏi hết sức lạ lùng là “từ bỏ và vác thập giá”. Những ai đáp ứng được yêu cầu ấy thì mới “ xứng đáng làm môn đệ Thầy”.
Hôm ấy, Chúa Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người. Chúa tế nhị dẫn dắt và nhắc nhở các môn đệ bằng những câu hỏi để gây ý thức nơi các ông. Trước hết Người hỏi: "Ðám đông nói Thầy là ai?". Từ từ Chúa dẫn đưa các ông đến câu hỏi quan trọng nhất, xác tín nhất: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? ".
Chúa Giêsu có thể tự giới thiệu về mình, tự nói lên căn tính của mình. Nhưng Người đã không làm thế. Người muốn người môn đệ phải tự khám phá ra Người. Chúa muốn lời tuyên xưng của người môn đệ phải phát xuất từ nỗ lực tìm hiểu và cảm nghiệm chân thực trong cuộc sống sinh hoạt với Người. Phêrô đã trả lời: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng sống”. Chúa Giêsu hài lòng về lời tuyên xưng ấy. Tuy nhiên khi tuyên xưng, Phêrô vẫn chưa thật sự hiểu Đấng Kitô có nghĩa là gì. Có lẽ ông còn chịu ảnh hưởng của đám đông nghĩ đến một Đấng Kitô oai nghi, vinh quang và quyền lực. Vì thế Chúa Giêsu đã phải giải thích cho các môn đệ hiểu biết con đường của Người. Con đường thực sự mà Đấng Kitô phải đi là con đường đau khổ: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy”. Đó là con đường tủi nhục. Con đường khổ nạn. Con đường chết chóc. Nhưng sau tủi nhục sẽ đến vinh quang. Sau khổ nạn sẽ là hạnh phúc. Sau chết chóc là phục sinh. Đó không phải là con đường vinh quang trần thế, nhưng là con đường nhỏ hẹp thiêng liêng. Nhưng đó chính là con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực. Rồi Chúa nói với các môn đệ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy”. Muốn theo chân Chúa, các môn đệ không thể đi con đường nào khác con đường của Chúa. Phải đi vào con đường hẹp để dẫn đến Nước Trời. Đi vào con đường đau khổ để đến vinh quang. Vượt qua cái chết để đến sự sống.
Muốn theo Chúa Giêsu, muốn trở nên môn đệ “chất lượng cao” phải chấp nhận từ bỏ và vác thập giá của mình.
1. Từ bỏ
Nhiều người hỏi rằng từ bỏ như Chúa Giêsu đòi hỏi làm sao mà sống được ? làm sao tránh được tiếng bất hiếu, vô tình, vô nghĩa ? Vậy thì phải hiểu chữ từ bỏ theo nghĩa nào? Từ bỏ ở đây hiểu theo nghĩa tinh thần nhiều hơn. Người theo Chúa cần có tinh thần từ bỏ, ưu tiên chọn Chúa trên hết mọi sự, xem Chúa và việc của Chúa là quan trọng hơn cả. Mạng sống, cha mẹ, vợ con, nhà cửa, ruộng vườn đều rất quý trọng, nhưng người theo Chúa chọn điều quý hơn là chính Chúa. Họ giống như người “tìm được viên ngọc quý, tìm được kho báu chôn trong ruộng, liền trở về bán tất cả để mua viên ngọc, mua thửa ruộng ấy”. Chúa đòi buộc người theo Chúa phải từ bỏ, nghĩa là đặt tất cả dưới Người, yêu Người trên mọi sự. Đưa ra đòi hỏi này và biết đó là một chọn lựa khó khăn nên Chúa Giêsu căn dặn nên biết tính toán cẩn thận rồi mới chọn lựa dứt khoát. Muốn xây tháp cần tính toán có đủ tiền. Muốn thắng trận cần có lính. Muốn theo Chúa phải từ bỏ. Từ bỏ ý riêng, từ bỏ sự tự do, từ bỏ những điều mình ưa thích khi những điều ấy đi ngược lại với lời dạy của Chúa hay làm cho bản thân xa cách Người. Từ bỏ là quy luật của cuộc sống và sự phát triển.Thai nhi không thể ở mãi trong lòng mẹ cho dẫu nơi đó an toàn, êm ấm nhất. Đưá trẻ phải từ giã lòng mẹ để sinh ra làm người. Đứa trẻ không thể nào trưởng thành nếu nó cứ sống mãi bằng sữa mẹ, nó phải thôi bú, ăn cơm bánh mới lớn lên. Cuộc sống đặt con người trước những sự lựa chọn. Chọn lựa là giới hạn. Chọn điều này phải bỏ điều kia. Sống là chấp nhận từ bỏ. Chọn những điều tốt loại bỏ những điều xấu. Có những điều xấu cần từ bỏ như cờ bạc, say sưa, ma tuý, truỵ lạc, trộm cắp…Cũng có những điều tốt phải từ bỏ để chọn điều tốt hơn, chẳng hạn khi chọn trường học, chọn nghề nghiệp, chọn nơi ở, chọn bậc sống, chọn bạn bè, chọn vợ chồng. Thanh niên nam nữ khi tìm hiểu nhau thì có nhiều người nhưng khi chọn vợ chồng thì chỉ chọn một mà thôi. Từ bỏ đòi hỏi nhiều hy sinh. Mỗi sáng thức dậy đi lễ, bỏ lại chiếc giường êm ấm. Mỗi tối gia đình tắt tivi để cùng quy tụ đọc giờ kinh. Giữ ngày Chúa nhật, bỏ công việc làm ăn có nhiều lợi nhuận. Bỏ đi một tật xấu để tập một nhân đức. Cao cả hơn, bỏ đời sống hôn nhân để sống đời tận hiến cho Chúa… Sự từ bỏ là cách diễn tả một tình yêu. Khi yêu người ta vui lòng từ bỏ tất cả. Khi yêu người ta cảm thấy nhẹ nhàng. Sự từ bỏ vì tình yêu là một niềm hạnh phúc. Cha mẹ tần tảo dãi dầu mưa nắng lo cho con cái ăn học. Học sinh, sinh viên thức khuya dậy sớm miệt mài học tập. Sự từ bỏ như thế thật đáng trân trọng. Ai cũng ngại từ bỏ, nhất là từ bỏ những gì gắn liền với mình nhất, cam go hơn cả là chính con người mình. Bằng hy sinh và tình yêu ai cũng sẽ làm được tất cả để cuộc sống ngày càng đạt “chất lượng cao”. Từ bỏ giống như cuộc leo núi. Leo núi là một cuộc mạo hiểm, đó không phải là một cuộc dạo chơi nhàn hạ; nó đòi hỏi sức khoẻ, sức chịu đựng dẻo dai, tài khéo léo, lòng can đảm. Càng lên cao, người leo núi càng hưởng nhiều niềm vui, càng tắm mình trong ánh sáng chan hoà và được chiêm ngưỡng cảnh trời đất bao la hùng vĩ.
2. Vác thập giá
Hai yêu cầu được gói gọn trong hai động từ, đó là “từ bỏ” mọi sự và “vác” thập giá. Không chỉ dứt bỏ mọi sự, người môn đệ theo Chúa còn phải vác thập giá theo Chúa mỗi ngày trong đời sống của mình
Theo Chúa giống như đi leo núi. Thập giá giống như cây gậy của người leo núi. Nó rất cần và rất có ích. Không có gậy để dò đường và để chống đỡ thì ta sẽ mỏi chân, sẽ không đi nổi, có khi té ngã hay bỏ cuộc.
Nghe nói đến thập giá phải vác, người ta có thể cho đó là một đòi hỏi quá sức con người. Thật ra, thập giá đi liền với tình yêu. Phải nhìn thập giá Đức Kitô như một sự tốt lành thượng đẳng, nếu không chẳng thể chấp nhận nổi thập giá. Thập giá phát xuất từ một tình yêu của Đấng Cứu Độ. Thập giá là hy sinh của Chúa. Có tình yêu nào mà không cần đến ngôn ngữ của hy sinh?
Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui buồn và cười khóc, giữa khoái lạc và đau khổ, giữa ý muốn con người và ý muốn Thiên Chúa. Đặt thanh vui mừng trên thanh đau khổ là cách duy nhất để làm nên một thánh giá.Ý mụốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng. Ngay khi đối kháng hai ý muốn này tức là đã tạo nên một thập giá. Do đó thập giá là biểu tượng của đau khổ.
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Đấng là tình yêu đã cho thấy rằng tình yêu có thể biến đau khổ thành niềm vui, để những ai gieo trong nước mắt có thể gặt giữa tiếng cười, những ai khóc lóc có thể được an ủi, những ai đau khổ có thể đồng hiển trị với Người.
Tình yêu như là điểm giao thoa giũa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống trong một xác quyết: mọi sự sống đều ngang qua sự chết. Đau khổ là hy sinh không tình yêu đang khi hy sinh là đau khổ kèm theo tình yêu. Tình yêu biến đau khổ thành hy sinh dâng hiến vời niềm vui. Thiếu tình yêu, hy sinh chỉ còn là đau khổ gánh nặng và buồn chán. Đức Kitô đã đón nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại. Cái chết của Chúa là một hiến lễ có giá trị cứu chuộc tội, đền tội và Người “chỉ dâng hiến lễ một lần là đủ”.
Hôm nay, nơi nào có bóng thập giá là nới ấy có dấu chân người Kitô hữu. Ba cây thập giá dựng lên chiều thứ sáu tử nạn, Đức Kitô ở giữa hai tội nhân. Trong ba cây thập giá ấy chỉ có cây ở giữa là Thánh giá. Khi Đức Kitô tắt thở trên cây thập giá, Người đi vào đời sống mới thì cây thập giá khốn khổ ấy trở thành cây cứu rỗi và trở nên thánh. Sự thánh ấy là tình yêu, là đau khổ, là sự chết và là vinh quang. Không có tình yêu thì thập giá không là thánh giá.
Mỗi ngày người Kitô hữu theo Chúa phải cố gắng từ bỏ rất nhiều và vác thập giá mỗi ngày. Người môn đệ “chất lượng cao” luôn luôn đặt tất cả dưới Chúa và yêu Chúa trên mọi sự. Có tình yêu của Chúa trong mỗi hành vi từ bỏ, người môn đệ có thêm sức mạnh ơn thánh, để mọi thập giá trong đời trở thành thánh giá. Từ bỏ để có thêm. Thêm lòng mến Chúa, thêm thánh thiện, thêm niềm vui phục vụ tha nhân.