Trang bìa phụ "Giáo hội kiểu Việt Nam" |
Jacek Dziedzina (19.05.2010) - Cảnh vận hành trên đường phố Hà Nội phải được cho vào Danh sách Di sản Thế giới UNESCO… Trong chuỗi xe gắn máy bất tận có khi có xe chở tủ tường cao hai mét hoặc mang con lợn ỉn bị trói đạp chân tứ phía, hoặc đèo theo dân du lịch thèm ấn tượng.
30 năm để thụ phong linh mục
Cảnh vận hành trên đường phố Hà Nội phải được cho vào Danh sách Di sản Thế giới UNESCO. Kể cả ở những vùng Cận Đông, tôi cũng chưa bao giờ chứng kiến sự hỗn loạn trong phương cách vận hành tương tự như trên đường phố Việt Nam mà không gây tai nạn. Trong chuỗi xe gắn máy bất tận có khi có xe chở tủ tường cao hai mét hoặc mang con lợn ỉn bị trói đạp chân tứ phía, hoặc đèo theo dân du lịch thèm ấn tượng. Tất cả di chuyển theo phương cách giản đơn: tài xế không cần nghĩ có đi được hay không, mà chỉ quan tâm có cần đi hay không. Điều đó lý giải vì sao các ông tài lái xe máy ngược dòng đường một chiều hoặc len lỏi trên vỉa hè giữa các quán ăn di động với đống ghế nhựa.
Trên một trong những ngả đường đông đúc nhất, ngay cạnh tâm của khu phố cổ là thánh đường Jozef xây từ hồi Việt Nam còn là thuộc địa Pháp. Đang giữa tuần nhưng cứ một lúc lại nghe tiếng cọt kẹt của ghế gỗ khi có người rời điện thờ hoặc vừa an tọa. Phần lớn đều là người trẻ. Chủ quản thánh địa, linh mục Antoni nói: chỉ riêng tại giáo phận này đã có tới 100 người tuổi trưởng thành nhập đạo mỗi năm còn riêng tại Hà Nội thì 300 mỗi năm. Vị linh mục ngạc nhiên bởi nguôn mặt ngỡ ngàng của tôi. Người dân tới đây rồi nghe được lời Chúa từ ngoài qua loa phóng thanh hoặc vào bên trong dự bài đọc, thấy hàng xóm láng giềng mình là dân công giáo và thế là người ta cũng muốn được là một thành viên trong cộng đồng công giáo – linh mục giải thích với tôi vì sao con số người nhập đạo lại lớn vậy. Trên toàn Việt Nam, khoảng 40 ngàn người tuổi trưởng thành nhập đạo làm con của Chúa mỗi năm – những người có liên hệ với Giáo hội Việt Nam cho biết.
Tại Hà Nội, nhà dòng được chia làm hai khu bởi số người muốn học quá đông. Một khu có tới 168 chủng sinh học, một khu 150. Không thiếu người muốn thụ phong linh mục nhưng nhà nước hạn chế chúng tôi số chủng sinh được nhận vào nhà dòng – linh mục Antoni giải thích. Tuy vậy, có những học viên nhà dòng tại Hà Nội xuất thân từ các tỉnh khác không có nhà dòng, hoặc số lượng chủng sinh bị hạn chế khiến họ không thể nhập học để sau đó làm linh mục. Kể từ năm 1954, khi người cộng sản nắm quyền tại Bắc Việt và đuổi người Pháp đi, tới tận năm 1989 không một nhà dòng nào được hoạt động hợp pháp. Đôi khi có các hoạt động của một số đơn vị đơn lẻ với hạn chế nhập học, 6 năm mới có một học viên được nhập. Các vị linh mục tương lai phải học tập trong bí mật, như một trong những giám mục chúng tôi được gặp ở miền Bắc. Chúng tôi hẹn gặp lúc tối muộn, linh mục nhắc chúng tôi đừng để lộ tên ông. – Dẫu người ta vẫn biết các anh đang ở chỗ cha – vị linh mục nói một cách điềm tĩnh. – Các cha liên tục bị theo dõi, họ biết chúng tôi làm gì, đi đâu, gặp ai – linh mục liệt kê. – Nhưng cha chẳng sợ - linh mục nói tiếp. Bởi riêng cha đã phải chờ 30 năm để được thụ phong linh mục – ông nói với ánh mắt của một chiến sĩ dày dặn kinh nghiệm. Ông nhập chủng sinh năm 1958 nhưng chỉ một năm sau đó phải rời về nhà riêng. Như vậy vẫn chưa là gì so với hầu hết bạn bè ông từng bị đẩy vào trại tập trung chỉ bởi bày tỏ ý nguyện muốn nhập học nhà dòng. Vị giám mục này tới tận những năm 90 mới được thụ phong linh mục. Ngày nay, nhà dòng được phép mở cửa nhưng lại bị gây phiền bởi các hạn chế giả tạo: từ 7 tới 10 học viên mỗi năm tùy giáo phận. Thế nên các linh mục tương lai vẫn phải tu luyện bí mật hoặc tu luyện ở nước ngoài rồi thụ phong linh mục ở nước ngoài.
Xe ủi giữa thánh đường
Cạnh thánh đường và nhà dòng có ngôi nhà của Giáo hội bị lấy mất. Nay là trường phổ thông cơ sở nhà nước. Vấn đề sở hữu là một trong những xung đột lớn nhất giữa nhà nước và Giáo hội. Không xa thánh đường, trong một công viên nhỏ, tòa nhà đứng đó là nơi mà từ những năm 50 từng là tòa khâm sứ. Cộng sản thu hồi tòa nhà cùng lúc với thời điểm cắt đứt quan hệ ngoại giao với tòa thánh mà cho tới nay chưa gây dựng được lại. Hai năm trước giáo dân từng biểu tình ôn hòa và tổ chức cầu nguyện để đòi hoàn trả tòa khâm sứ, kết thúc bằng công an tới can thiệp và đánh đập. – Sinh viên tham gia biểu tình bị ghi danh và bị hạ hạnh kiểm ở trường – một trong những phụ nữ từng tham gia biểu tình tâm sự với tôi vậy. Đang là thứ 7, cô rời thánh đường đầy ắp người, nơi lễ mi-sa buổi tối vừa kết thúc. Độ tuổi trung bình của những người dự lễ là 25. Rồi hàng người xếp hàng dài tới khoang xưng tội. – Truyền thông liên tục tấn công và bêu xấu chúng tôi còn chúng tôi thì chằng có cách nào tự vệ - cô nói. Quả thật, giáo dân Việt Nam không được có báo, đài phát thanh hay truyền hình của riêng mình. Ở miền Nam thì chỉ có một tờ báo mang tên “Công giáo và Dân tộc” hoàn toàn phụ thuộc chính quyền nhà nước, do vài ba “giáo dân yêu nước” thành lập để tuyên truyền khi cần tấn công hàng giáo phẩm. Người công giáo cũng không được thành lập trường học trên tiểu học, bệnh viện cũng không, người công giáo không được nhận vào cơ quan hành chính hay công an. – Chúng tôi đâu có muốn làm cách mạng, chúng tôi chỉ cầu nguyện cho Việt Nam được tự do – cô sinh viên nói tiếp – Chúng tôi còn cầu nguyện cho những người cộng sản, trong lòng chúng tôi không có hận thù – cô nói ngay. – Phải thật lòng mà nói tôi chẳng biết gì về các chính trị gia nước tôi. Tôi biết mọi điều về Barak Obama nhưng tôi không biết thủ tướng Việt Nam tên gì! – Cô nói với sự thật thà đáng xúc động. – Chính quyền thường nói họ thu hồi sở hữu của Giáo hội để phục vụ việc công. Được thôi, nếu đó là bệnh viện hoặc trường học. Nhưng nếu lấy nhà đất của Giáo hội để biến nó thành khách sạn hoặc tụ điểm giải trí thì việc công mà nhà nước nói đó thật sự là việc gì đây? – cô sinh viên đặt câu hỏi có sẵn câu trả lời. Nhìn từ khía cạnh tư tưởng Lê-nin mà Việt Nam phải tuân thủ thì sự chuyện không có gì phức tạp: không có sở hữu cá nhân, bởi chỉ có nhà nước mới là đơn vị quản lý mọi khu bất động sản, từng mảnh đất dẫu nhỏ đều thuộc sở hữu nhà nước và nếu nhà nước cho rằng cần phải thay đổi nguyên tắc sử dụng mảnh đất nào đó, nhà nước có thể sử dụng như một ông chủ. Cũng trên cơ sở đó, nhà dòng Giáo hoàng ở Đà Lạt miền trung Việt Nam đang bị phá bỏ. Thay vào đó sẽ là tụ điểm giải trí hiện đại. Xe ủi đã tung hoành tại các thánh đường ở Thiên An, Vĩnh Long, Long Xuyên và Nha Trang. Năm nay, chính quyền mới yêu cầu giáo dân Cồn Dầu (ngoại ô Đà Nẵng trung phần Việt Nam) hoàn lại những tòa nhà và đất đai mà gần như không trả bồi thường, kể cả các sơ dòng Ngưỡng Thánh Giá Thiêng ở Sài Gòn. Chúng tôi đã gặp được các sơ. Các sơ từ chối trao bất động sản của mình cho nhà nước, hiện đang chờ diễn biến tiếp theo. Cũng vì những lý do tương tự như trên mà dòng Chúa Cứu Thế thuộc giáo phận Thái Hà ở Hà Nội gặp phiền phức.
(còn tiếp)