Sáng hôm sau, chúng tôi tìm về địa điểm đón tiếp. Không khó khăn lắm để đi đến đó, vì từ thảm cỏ mênh mông, nơi có mái chòi đối diện với hang đá và là điểm xuất pháp của các cuộc kiệu Thánh Thể vào mùa hè, ngước mắt nhìn lên là thấy ngay một tòa nhà khổng lồ màu vàng tọa lạc trên cao. Đúng như tên gọi: « Trung Tâm Mẹ lên Trời », từ đây có thể nhìn được toàn cảnh Thánh Địa Hành Hương Lộ Đức. Đã nhiều lần đến Lộ Đức vào mùa hè, và luôn bị cuốn hút bởi các hoạt động của chương trình hành hương, thành ra chưa bao giờ tôi đặt chân đến địa điểm trên cao này. Toàn cảnh Lộ Đức, cũng như những dãy núi đồ sộ xa xa đều hút vào tầm mắt. Thật xứng đáng với cái tên: « Trung Tâm Mẹ Lên Trời ». Tại đây một cách đều đặn, vào thời khắc ấn định, tiếng chuông đồng hồ thong thả ngân vang bản nhạc Mẹ Lộ Đức vọng lại từ Thánh Địa thật linh thiêng và an bình.
Thành phần tham dự khóa họp phần đông là các linh mục đến từ các nước nói Tiếng Pháp thuộc Châu Phi. Tại đó, chương trình học đường, báo chí và phương tiện truyền thông đều được phổ biến bằng tiếng Pháp, nên người dân xứ này không hề có khó khăn về ngôn ngữ. Đồng hành cùng khóa họp, về phía Giáo Quyền, có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Reims và đức cha phụ tá Bordeaux; về phía chuyên viên, có hai cha Tổng Đại Diện và là giáo sư của đại học Công Giáo Lyon. Chương trình trong ngày bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 21h30.
Trọng tâm của chương trình nghị sự vẫn là các đề tài xoay quanh đời sống mục vụ, huynh đệ, giáo xứ, thiêng liêng, cũng như đời sống văn hóa xã hội trong hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội Pháp do các vị Bản Quyền và chuyên viên diễn thuyết. Sau các đề tài ấy được các nhóm thảo luận và cuối cùng là thời gian để nghe đúc kết của từng nhóm. Vấn đề được mổ xẻ từ các ý kiến đa chiều và từ nhiều góc độ lẫn nhau, kể cả từ phía « chủ nhà » và « khách » nên tất cả người tham dự đều hài lòng và đánh giá khóa họp này. Ngoài ra, mỗi ngày các giờ kinh lễ và sắp bàn ăn, rửa chén cũng được phân chia theo nhóm. Vào các buổi tối thỉnh thoảng được xen kẽ bằng chương trình ngoại khóa như tham quan Thánh Địa Lộ Đức có hướng dẫn viên, xem các thước phim về địa danh cũng như con người tại đây và đặc biệt về cuộc đời thánh nữ Bernadette.
Về mùa đông, tuy không có các cuộc kiệu Thánh Thể và vừa rước đuốc vừa lần chuỗi như mùa hè, nhưng đó đây cá nhân hay tập thể vẫn tiến về bên Mẹ. Trước hang đá, lời ca tôn vinh Mẹ ngân vang bằng những tiếng khác nhau. Tại đây, các đoàn hành hương tự tổ chức buổi cầu nguyện, rước nến đến tận trạm cắm nến chạy dọc theo sườn núi. Thánh lễ ngoài hang đá trong ngày vẫn được các đoàn hành hương cử hành, nhưng tuyệt nhiên không có thánh lễ vào lúc 23 giờ đêm. Các buổi lần chuỗi và giờ suy niệm chia sẻ do Ban Tổ Chức Thánh Địa đảm nhiệm vẫn được duy trì đều đặn mỗi ngày.
Buổi cuối cùng của chương trình, chúng tôi đồng tế thánh lễ với các khách hành hương tại vương cung thánh đường Mân Côi vào lúc 11h15. Vương Cung này nằm ngay tại tầng trệt nhìn ra phía quảng trường rộng mênh mông phía trước và được bao quanh bởi hai đường đường cao, rộng và thoai thoải cùng với hai đường lên khác hầu như thẳng đứng nằm ngay cạnh hai cửa cuối dẫn lên Vương Cung Thánh Đường phía trên. Gọi là Vương Cung Thánh Đường Mân Côi là vì phía bên trong có các bức họa diễn tả Màu Nhiệm Vui Thương Mừng lần lượt từ phía bên trái chính diện và bên phải bàn thờ. Đến năm 2003, Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô cho thêm năm Sự Sáng. Vì không muốn thay đổi cục diện cấu trúc bên trong, nên những bức họa của năm Ngắm mới này do linh mục Marko Ivan Rupnik thực hiện, được đặt bên ngoài ngay tại mặt cuối Vương Cung Thánh Đường vào năm 2008. Ngay tại cửa chính dẫn vào bên trong, đó là bức họa tiệc cưới tại Cana: bên trái là hình ảnh cô dâu chú rể, bên phải là Đức Mẹ và Chúa Giêsu, phía bên dưới là người giúp việc.
Thánh lễ kết thúc chúng tôi còn chút thời gian để cùng nhau dùng bữa trưa và sau đó chia tay để trở về với cuộc sống thường nhật. Những ngày bên sự che chở của Mẹ thật là hạnh phúc và bình an. Rời địa điểm thánh thiêng, những bàn chân như được tiếp thêm sức mạnh và luôn có Mẹ đi cùng. Lần theo con đường ngoằn ngoèo một bên là dãy núi, đồng cỏ và suối nước và bên kia là cánh rừng ngút ngàn, chúng tôi dần xa Lộ Đức và hẹn dịp tái ngộ vào lần sau.
Thành phần tham dự khóa họp phần đông là các linh mục đến từ các nước nói Tiếng Pháp thuộc Châu Phi. Tại đó, chương trình học đường, báo chí và phương tiện truyền thông đều được phổ biến bằng tiếng Pháp, nên người dân xứ này không hề có khó khăn về ngôn ngữ. Đồng hành cùng khóa họp, về phía Giáo Quyền, có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Reims và đức cha phụ tá Bordeaux; về phía chuyên viên, có hai cha Tổng Đại Diện và là giáo sư của đại học Công Giáo Lyon. Chương trình trong ngày bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 21h30.
Trọng tâm của chương trình nghị sự vẫn là các đề tài xoay quanh đời sống mục vụ, huynh đệ, giáo xứ, thiêng liêng, cũng như đời sống văn hóa xã hội trong hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội Pháp do các vị Bản Quyền và chuyên viên diễn thuyết. Sau các đề tài ấy được các nhóm thảo luận và cuối cùng là thời gian để nghe đúc kết của từng nhóm. Vấn đề được mổ xẻ từ các ý kiến đa chiều và từ nhiều góc độ lẫn nhau, kể cả từ phía « chủ nhà » và « khách » nên tất cả người tham dự đều hài lòng và đánh giá khóa họp này. Ngoài ra, mỗi ngày các giờ kinh lễ và sắp bàn ăn, rửa chén cũng được phân chia theo nhóm. Vào các buổi tối thỉnh thoảng được xen kẽ bằng chương trình ngoại khóa như tham quan Thánh Địa Lộ Đức có hướng dẫn viên, xem các thước phim về địa danh cũng như con người tại đây và đặc biệt về cuộc đời thánh nữ Bernadette.
Về mùa đông, tuy không có các cuộc kiệu Thánh Thể và vừa rước đuốc vừa lần chuỗi như mùa hè, nhưng đó đây cá nhân hay tập thể vẫn tiến về bên Mẹ. Trước hang đá, lời ca tôn vinh Mẹ ngân vang bằng những tiếng khác nhau. Tại đây, các đoàn hành hương tự tổ chức buổi cầu nguyện, rước nến đến tận trạm cắm nến chạy dọc theo sườn núi. Thánh lễ ngoài hang đá trong ngày vẫn được các đoàn hành hương cử hành, nhưng tuyệt nhiên không có thánh lễ vào lúc 23 giờ đêm. Các buổi lần chuỗi và giờ suy niệm chia sẻ do Ban Tổ Chức Thánh Địa đảm nhiệm vẫn được duy trì đều đặn mỗi ngày.
Buổi cuối cùng của chương trình, chúng tôi đồng tế thánh lễ với các khách hành hương tại vương cung thánh đường Mân Côi vào lúc 11h15. Vương Cung này nằm ngay tại tầng trệt nhìn ra phía quảng trường rộng mênh mông phía trước và được bao quanh bởi hai đường đường cao, rộng và thoai thoải cùng với hai đường lên khác hầu như thẳng đứng nằm ngay cạnh hai cửa cuối dẫn lên Vương Cung Thánh Đường phía trên. Gọi là Vương Cung Thánh Đường Mân Côi là vì phía bên trong có các bức họa diễn tả Màu Nhiệm Vui Thương Mừng lần lượt từ phía bên trái chính diện và bên phải bàn thờ. Đến năm 2003, Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô cho thêm năm Sự Sáng. Vì không muốn thay đổi cục diện cấu trúc bên trong, nên những bức họa của năm Ngắm mới này do linh mục Marko Ivan Rupnik thực hiện, được đặt bên ngoài ngay tại mặt cuối Vương Cung Thánh Đường vào năm 2008. Ngay tại cửa chính dẫn vào bên trong, đó là bức họa tiệc cưới tại Cana: bên trái là hình ảnh cô dâu chú rể, bên phải là Đức Mẹ và Chúa Giêsu, phía bên dưới là người giúp việc.
Thánh lễ kết thúc chúng tôi còn chút thời gian để cùng nhau dùng bữa trưa và sau đó chia tay để trở về với cuộc sống thường nhật. Những ngày bên sự che chở của Mẹ thật là hạnh phúc và bình an. Rời địa điểm thánh thiêng, những bàn chân như được tiếp thêm sức mạnh và luôn có Mẹ đi cùng. Lần theo con đường ngoằn ngoèo một bên là dãy núi, đồng cỏ và suối nước và bên kia là cánh rừng ngút ngàn, chúng tôi dần xa Lộ Đức và hẹn dịp tái ngộ vào lần sau.