LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010
(Bài giảng tại Trung Tâm Mục Vụ Công giáo Saigòn, ngày 27.11.2009)
Qua những phương tiện truyền thông, không chỉ người công giáo mà cả anh chị em ngoài công giáo cũng biết rằng trong những ngày này, Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam đang tưng bừng mở hội Năm Thánh. Lễ khai mạc Năm Thánh vừa được cử hành thật trọng thể và hoành tráng tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, thì ngay sau đó lại đến lượt các giáo phận tổ chức lễ khai mạc trong giáo phận của mình. Ai cũng nói đến Năm Thánh nhưng nếu được người ngoài công giáo hỏi về ý nghĩa Năm Thánh, liệu chúng ta sẽ trả lời ra sao ?
Ý nghĩa Năm Thánh
Thông thường, nói đến “thánh”, ai cũng dễ nghĩ đến sự thánh thiện về mặt đạo đức luân lý: Ong này “thánh” lắm vì ngày nào cũng đi lễ, không sót buổi kinh nào; bà ấy “thánh” lắm, chẳng thấy mở miệng nói xấu ai bao giờ… Dĩ nhiên ý nghĩa ấy không sai, tuy nhiên Thánh Kinh cung cấp cho ta một tầm nhìn sâu xa và nền tảng hơn. Trong Thánh Kinh, “thánh” có nghĩa là được tách riêng ra để dành cho Chúa là Đấng Thánh. Dân Israel được gọi là dân thánh vì là dân được tách riêng ra để dành cho Chúa; Thánh Phaolô gọi các tín hữu là các thánh vì trong bí tích Rửa tội, họ đã thuộc về Chúa; các vật dụng trong cử hành phụng vụ được gọi là chén thánh, dĩa thánh, khăn thánh vì được dùng cho việc thờ phượng Chúa … Cho nên ý nghĩa căn bản của “thánh” là thuộc về Chúa. Và chính trên nền tảng này, ta mới hiểu được ý nghĩa “thánh” về mặt luân lý, đạo đức. Vì thuộc về Chúa và vì Chúa là Đấng Thánh nên người tín hữu phải nên thánh, phải nên giống Chúa là Đấng Thánh.
Theo ý nghĩa trên, Năm Thánh là Năm thuộc về Chúa là Đấng Thánh, là thời gian được dành đặc biệt cho Chúa. Như thế, sống Năm Thánh là làm sao để cuộc đời ta thực sự thuộc trọn về Chúa, để Chúa thực sự Chúa làm chủ cuộc đời ta về mọi mặt
Để Chúa làm chủ cuộc đời cá nhân mỗi người
Câu hỏi trước tiên được đặt ra là: Cuộc đời tôi có thực sự thuộc trọn về Chúa ? Có thực sự Chúa làm chủ đời tôi ? Có người nhận xét rằng trên đồng đô-la của Mỹ có in dòng chữ “In God we trust” (Chúng con tín thác vào Chúa). Quả là một dân tộc đạo đức, đến cả đồng tiền cũng tuyên xưng đức tin! Có thể đó là ý nghĩ lành thánh ban đầu của những nhà lập quốc, diễn tả niềm tín thác trọn vẹn nơi Chúa ngay cả trong sinh hoạt kinh tế. Thế nhưng ngày nay hình như vị Chúa mà người ta tín thác không phải là Đấng Thiên Chúa hằng sống mà cha ông tuyên xưng nhưng là chính đồng tiền người ta đang cầm trong tay và coi đó là Chúa của mình: Có tiền mua tiên cũng được. Còn Đấng Thiên Chúa hằng sống lại bị gạt ra bên lề cuộc sống.
Câu chuyện trên có lẽ không chỉ để kể cho vui nhưng cách nào đó cũng diễn tả thực tế đời sống của mỗi tín hữu lúc này lúc khác. Vẫn giữ Đạo theo nghĩa đi lễ đi nhà thờ đầy đủ nhưng không hẳn Chúa đã là Chủ cuộc đời ta. Cụ thể là trong những chọn lựa của đời sống, ta chọn lựa dựa trên chuẩn mực nào ? Có phải chuẩn mực của Chúa hay chuẩn mực của thế gian ? Ghé thăm Đài Loan cách đây ít ngày, một linh mục Việt Nam đang làm mục vụ tại đây kể cho nghe về tình trạng của anh chị em Việt Nam hiện dang lao động tại Đài Loan. Và để minh hoạ nỗi khó khăn của các bạn trong việc sống Đạo, ngài kể về một bạn trẻ đến nói với ngài: con xin Chúa cho con nghỉ giữ đạo 3 năm… rồi sẽ tính tiếp! Giữ Đạo mà cũng có lúc nghỉ sao ? Chính ở đây, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là gương mẫu tuyệt vời cho ta. Khi phải đối diện với chọn lựa quyết liệt của đời sống, chọn lựa giữa sự sống và sự chết, các ngài đã dám chọn Chúa cho dù phải chấp nhận thiệt thòi đến độ mất cả mạng sống. Năm Thánh là cơ hội để mỗi người nhìn lại và củng cố đời sống đức tin, để Chúa thực sự làm chủ đời ta, để dám chọn Chúa trong những chọn lựa của đời sống hằng ngày.
Để Chúa làm chủ cộng đoàn
Cộng đoàn trước hết là cộng đoàn gia đình. Chúa có thực sự làm chủ gia đình ta không ? Để trả lời câu hỏi này cách cụ thể, nên nhìn vào những tương quan trong gia đình: tương quan vợ chồng, tương quan cha mẹ và con cái. Những tương quan đó được xây dựng theo định hướng Chúa dạy hay cũng chỉ là những tính toán thế gian? Năm Thánh mời gọi mỗi gia đình nhìn lại để đánh giá và củng cố đời sống gia đình trên nền tảng Lời Chúa, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại khi tình trạng đổ vỡ gia đình càng lúc càng thường xuyên hơn. Cũng ở đây ta hiểu được lý do tại sao Đức Hồng y Tổng giám mục đề nghị với các gia đình công giáo trong thành phố cố gắng duy trì và phát huy giờ kinh tối trong gia đình, bởi lẽ đó chính là những giây phút sống và kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa trong gia đình, nhìn nhận Ngài là Chủ của gia đình và để gia đình thực sự thuộc về Chúa.
Cộng đoàn ở đây còn được hiểu xa hơn là Giáo Hội. Chúa có thực sự làm Chủ của Giáo Hội ? Một câu hỏi tưởng như quá thừa nhưng lại là câu hỏi cần thiết. Hầu như người công giáo nào cũng quen với câu chuyện kể về thánh Phêrô định trốn khỏi thành Rôma khi cuộc bách hại ác liệt ập xuống trên Giáo Hội Rôma. Có thể vì ngài sợ hãi và cũng có thể vì ngài tính toán khôn ngoan theo kiểu thế gian, phải trốn đi để tiếp tục điều hành Giáo Hội. Ngờ đâu trên đường trốn chạy, lại gặp Chúa Giêsu chống gậy đi vào, và khi Phêrô hỏi Chúa “Thầy đi đâu?” thì Người trả lời: Ta vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa! Hoá ra nhiều khi chúng ta nhiệt tâm gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Giáo Hội, nhưng có thể chỉ là một giáo hội theo ý nghĩ và sở thích của mình chứ không phải Giáo Hội của Chúa Kitô, Đấng chịu đóng đinh trên thập giá.
Vì thế, Năm Thánh là cơ hội cho mỗi cộng đoàn lớn nhỏ (giáo xứ, dòng tu, giáo phận) xem xét lại để thực sự đón nhận Chúa làm chủ. Cách cụ thể là xây dựng đời sống cộng đoàn thành cộng đoàn hiệp nhất yêu thương theo lời mời gọi của vị chủ chăn trong giáo phận: “Chúng tôi ước mong mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo yêu thương”, “người công giáo là người ý thức mình được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương mọi người anh em đồng đạo và đồng bào”, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà. Chúng ta hãy quyết tâm trong thời gian tới cùng nhau ghi lại định nghĩa đó vào trong cuộc sống xã hội cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc chúng ta” (TGP. Tp. HCM, Thư Công bố Khai mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận).
Để Chúa làm chủ xã hội
Điều này xem ra xa lạ với phần đông người công giáo vì nói đến Năm Thánh, ta chỉ nghĩ đến việc hưởng ơn toàn xá về mặt thiêng liêng thôi chứ không nghĩ đến âm hưởng xã hội nào. Thế nhưng nếu đọc lại Kinh Thánh, sẽ thấy âm hưởng xã hội của Năm Thánh rất rõ. Năm Thánh là năm Chúa làm chủ đời sống xã hội, nghĩa là tinh thần của Chúa phải thấm vào đời sống xã hội; vì thế Năm Toàn Xá trong Cựu Ước là năm tái lập sự hài hoà trong đời sống xã hội và cả sự hài hoà trong tương quan giữa con người với thiên nhiên vạn vật. Sách Lêvi viết: “Trong Năm toàn xá, mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình. Nếu các ngươi bán cái gì cho người đồng bào hoặc mua cái gì từ tay người đồng bào, thì đừng ai làm thiệt hại người anh em mình … Không ai trong các ngươi được làm thiệt hại người đồng bào, nhưng các ngươi phải kính sợ Thiên Chúa các ngươi, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lêvi 25, 13-18). Hơn thế nữa, Năm Toàn Xá còn là năm tái lập sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, là năm đất đai được giải phóng: “Trong năm toàn xá, các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa” (Lêvi 25,11) vì đó là năm đất nghỉ. Đến hôm nay, nhân loại mới ý thức tầm quan trọng của vấn đề môi sinh nhưng Thánh Kinh đã nói đến điều này từ rất lâu.
Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng trái đất này và tài nguyên của trái đất được Ngài ban cho tất cả mọi người, để tất cả đều được sống trong bình an, hạnh phúc và bình đẳng với nhau. Nếu đời sống xã hội tạo ra những bất công và bất bình đẳng thì phải có thời gian để tái lập. Năm Toàn Xá trong Cựu Ước chính là năm tái lập sự công bằng, bình đẳng, liên đới trong xã hội, để xã hội được vận hành theo đúng ý hướng ban đầu của Đấng Tạo Hoá, và để mỗi con người được sống đúng với phẩm giá của mình. Như thế, Năm Thánh phải là năm chúng ta góp phần xây dựng xã hội mình đang sống được công bằng hơn, bình đẳng hơn, liên đới hơn… và chúng ta góp phần vào công việc đó bằng những hành động nhỏ bé hằng ngày của mình như tôn trọng người khác vì chính họ chứ không chỉ vì chức quyền hay tiền của, cương quyết không làm điều gì thiệt hại cho tha nhân, can đảm đấu tranh cho công bằng xã hội, giữ gìn vẻ đẹp và vệ sinh của môi trường sống. Nếu y nghĩa căn bản của từ martus (mà ta dịch là tử đạo) là chứng nhân, thì khi cố gắng sống tinh thần trên cũng là đang sống tinh thần tử đạo.
Kết luận
Năm Thánh là Năm được dành riêng cho Chúa. Sống Năm Thánh là đón nhận Chúa đến làm chủ đời ta về mọi mặt và trong mọi lãnh vực. Được như thế, Năm Thánh sẽ không chỉ là những lễ hội bên ngoài - dù sầm uất nhưng cũng sẽ qua đi – nhưng sẽ là thời gian thuận lợi để xây dựng và củng cố Giáo Hội trong cả ba chiều kích đã được Giáo Hội Việt Nam nhấn mạnh: mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ.
(Bài giảng tại Trung Tâm Mục Vụ Công giáo Saigòn, ngày 27.11.2009)
Qua những phương tiện truyền thông, không chỉ người công giáo mà cả anh chị em ngoài công giáo cũng biết rằng trong những ngày này, Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam đang tưng bừng mở hội Năm Thánh. Lễ khai mạc Năm Thánh vừa được cử hành thật trọng thể và hoành tráng tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, thì ngay sau đó lại đến lượt các giáo phận tổ chức lễ khai mạc trong giáo phận của mình. Ai cũng nói đến Năm Thánh nhưng nếu được người ngoài công giáo hỏi về ý nghĩa Năm Thánh, liệu chúng ta sẽ trả lời ra sao ?
Ý nghĩa Năm Thánh
Thông thường, nói đến “thánh”, ai cũng dễ nghĩ đến sự thánh thiện về mặt đạo đức luân lý: Ong này “thánh” lắm vì ngày nào cũng đi lễ, không sót buổi kinh nào; bà ấy “thánh” lắm, chẳng thấy mở miệng nói xấu ai bao giờ… Dĩ nhiên ý nghĩa ấy không sai, tuy nhiên Thánh Kinh cung cấp cho ta một tầm nhìn sâu xa và nền tảng hơn. Trong Thánh Kinh, “thánh” có nghĩa là được tách riêng ra để dành cho Chúa là Đấng Thánh. Dân Israel được gọi là dân thánh vì là dân được tách riêng ra để dành cho Chúa; Thánh Phaolô gọi các tín hữu là các thánh vì trong bí tích Rửa tội, họ đã thuộc về Chúa; các vật dụng trong cử hành phụng vụ được gọi là chén thánh, dĩa thánh, khăn thánh vì được dùng cho việc thờ phượng Chúa … Cho nên ý nghĩa căn bản của “thánh” là thuộc về Chúa. Và chính trên nền tảng này, ta mới hiểu được ý nghĩa “thánh” về mặt luân lý, đạo đức. Vì thuộc về Chúa và vì Chúa là Đấng Thánh nên người tín hữu phải nên thánh, phải nên giống Chúa là Đấng Thánh.
Theo ý nghĩa trên, Năm Thánh là Năm thuộc về Chúa là Đấng Thánh, là thời gian được dành đặc biệt cho Chúa. Như thế, sống Năm Thánh là làm sao để cuộc đời ta thực sự thuộc trọn về Chúa, để Chúa thực sự Chúa làm chủ cuộc đời ta về mọi mặt
Để Chúa làm chủ cuộc đời cá nhân mỗi người
Câu hỏi trước tiên được đặt ra là: Cuộc đời tôi có thực sự thuộc trọn về Chúa ? Có thực sự Chúa làm chủ đời tôi ? Có người nhận xét rằng trên đồng đô-la của Mỹ có in dòng chữ “In God we trust” (Chúng con tín thác vào Chúa). Quả là một dân tộc đạo đức, đến cả đồng tiền cũng tuyên xưng đức tin! Có thể đó là ý nghĩ lành thánh ban đầu của những nhà lập quốc, diễn tả niềm tín thác trọn vẹn nơi Chúa ngay cả trong sinh hoạt kinh tế. Thế nhưng ngày nay hình như vị Chúa mà người ta tín thác không phải là Đấng Thiên Chúa hằng sống mà cha ông tuyên xưng nhưng là chính đồng tiền người ta đang cầm trong tay và coi đó là Chúa của mình: Có tiền mua tiên cũng được. Còn Đấng Thiên Chúa hằng sống lại bị gạt ra bên lề cuộc sống.
Câu chuyện trên có lẽ không chỉ để kể cho vui nhưng cách nào đó cũng diễn tả thực tế đời sống của mỗi tín hữu lúc này lúc khác. Vẫn giữ Đạo theo nghĩa đi lễ đi nhà thờ đầy đủ nhưng không hẳn Chúa đã là Chủ cuộc đời ta. Cụ thể là trong những chọn lựa của đời sống, ta chọn lựa dựa trên chuẩn mực nào ? Có phải chuẩn mực của Chúa hay chuẩn mực của thế gian ? Ghé thăm Đài Loan cách đây ít ngày, một linh mục Việt Nam đang làm mục vụ tại đây kể cho nghe về tình trạng của anh chị em Việt Nam hiện dang lao động tại Đài Loan. Và để minh hoạ nỗi khó khăn của các bạn trong việc sống Đạo, ngài kể về một bạn trẻ đến nói với ngài: con xin Chúa cho con nghỉ giữ đạo 3 năm… rồi sẽ tính tiếp! Giữ Đạo mà cũng có lúc nghỉ sao ? Chính ở đây, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là gương mẫu tuyệt vời cho ta. Khi phải đối diện với chọn lựa quyết liệt của đời sống, chọn lựa giữa sự sống và sự chết, các ngài đã dám chọn Chúa cho dù phải chấp nhận thiệt thòi đến độ mất cả mạng sống. Năm Thánh là cơ hội để mỗi người nhìn lại và củng cố đời sống đức tin, để Chúa thực sự làm chủ đời ta, để dám chọn Chúa trong những chọn lựa của đời sống hằng ngày.
Để Chúa làm chủ cộng đoàn
Cộng đoàn trước hết là cộng đoàn gia đình. Chúa có thực sự làm chủ gia đình ta không ? Để trả lời câu hỏi này cách cụ thể, nên nhìn vào những tương quan trong gia đình: tương quan vợ chồng, tương quan cha mẹ và con cái. Những tương quan đó được xây dựng theo định hướng Chúa dạy hay cũng chỉ là những tính toán thế gian? Năm Thánh mời gọi mỗi gia đình nhìn lại để đánh giá và củng cố đời sống gia đình trên nền tảng Lời Chúa, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại khi tình trạng đổ vỡ gia đình càng lúc càng thường xuyên hơn. Cũng ở đây ta hiểu được lý do tại sao Đức Hồng y Tổng giám mục đề nghị với các gia đình công giáo trong thành phố cố gắng duy trì và phát huy giờ kinh tối trong gia đình, bởi lẽ đó chính là những giây phút sống và kinh nghiệm sự hiện diện của Chúa trong gia đình, nhìn nhận Ngài là Chủ của gia đình và để gia đình thực sự thuộc về Chúa.
Cộng đoàn ở đây còn được hiểu xa hơn là Giáo Hội. Chúa có thực sự làm Chủ của Giáo Hội ? Một câu hỏi tưởng như quá thừa nhưng lại là câu hỏi cần thiết. Hầu như người công giáo nào cũng quen với câu chuyện kể về thánh Phêrô định trốn khỏi thành Rôma khi cuộc bách hại ác liệt ập xuống trên Giáo Hội Rôma. Có thể vì ngài sợ hãi và cũng có thể vì ngài tính toán khôn ngoan theo kiểu thế gian, phải trốn đi để tiếp tục điều hành Giáo Hội. Ngờ đâu trên đường trốn chạy, lại gặp Chúa Giêsu chống gậy đi vào, và khi Phêrô hỏi Chúa “Thầy đi đâu?” thì Người trả lời: Ta vào thành Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa! Hoá ra nhiều khi chúng ta nhiệt tâm gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Giáo Hội, nhưng có thể chỉ là một giáo hội theo ý nghĩ và sở thích của mình chứ không phải Giáo Hội của Chúa Kitô, Đấng chịu đóng đinh trên thập giá.
Vì thế, Năm Thánh là cơ hội cho mỗi cộng đoàn lớn nhỏ (giáo xứ, dòng tu, giáo phận) xem xét lại để thực sự đón nhận Chúa làm chủ. Cách cụ thể là xây dựng đời sống cộng đoàn thành cộng đoàn hiệp nhất yêu thương theo lời mời gọi của vị chủ chăn trong giáo phận: “Chúng tôi ước mong mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu trong thành phố này, chung sức cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo yêu thương”, “người công giáo là người ý thức mình được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương mọi người anh em đồng đạo và đồng bào”, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà. Chúng ta hãy quyết tâm trong thời gian tới cùng nhau ghi lại định nghĩa đó vào trong cuộc sống xã hội cùng truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc chúng ta” (TGP. Tp. HCM, Thư Công bố Khai mạc Năm Thánh 2010 trong gia đình giáo phận).
Để Chúa làm chủ xã hội
Điều này xem ra xa lạ với phần đông người công giáo vì nói đến Năm Thánh, ta chỉ nghĩ đến việc hưởng ơn toàn xá về mặt thiêng liêng thôi chứ không nghĩ đến âm hưởng xã hội nào. Thế nhưng nếu đọc lại Kinh Thánh, sẽ thấy âm hưởng xã hội của Năm Thánh rất rõ. Năm Thánh là năm Chúa làm chủ đời sống xã hội, nghĩa là tinh thần của Chúa phải thấm vào đời sống xã hội; vì thế Năm Toàn Xá trong Cựu Ước là năm tái lập sự hài hoà trong đời sống xã hội và cả sự hài hoà trong tương quan giữa con người với thiên nhiên vạn vật. Sách Lêvi viết: “Trong Năm toàn xá, mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình. Nếu các ngươi bán cái gì cho người đồng bào hoặc mua cái gì từ tay người đồng bào, thì đừng ai làm thiệt hại người anh em mình … Không ai trong các ngươi được làm thiệt hại người đồng bào, nhưng các ngươi phải kính sợ Thiên Chúa các ngươi, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lêvi 25, 13-18). Hơn thế nữa, Năm Toàn Xá còn là năm tái lập sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, là năm đất đai được giải phóng: “Trong năm toàn xá, các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa” (Lêvi 25,11) vì đó là năm đất nghỉ. Đến hôm nay, nhân loại mới ý thức tầm quan trọng của vấn đề môi sinh nhưng Thánh Kinh đã nói đến điều này từ rất lâu.
Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng trái đất này và tài nguyên của trái đất được Ngài ban cho tất cả mọi người, để tất cả đều được sống trong bình an, hạnh phúc và bình đẳng với nhau. Nếu đời sống xã hội tạo ra những bất công và bất bình đẳng thì phải có thời gian để tái lập. Năm Toàn Xá trong Cựu Ước chính là năm tái lập sự công bằng, bình đẳng, liên đới trong xã hội, để xã hội được vận hành theo đúng ý hướng ban đầu của Đấng Tạo Hoá, và để mỗi con người được sống đúng với phẩm giá của mình. Như thế, Năm Thánh phải là năm chúng ta góp phần xây dựng xã hội mình đang sống được công bằng hơn, bình đẳng hơn, liên đới hơn… và chúng ta góp phần vào công việc đó bằng những hành động nhỏ bé hằng ngày của mình như tôn trọng người khác vì chính họ chứ không chỉ vì chức quyền hay tiền của, cương quyết không làm điều gì thiệt hại cho tha nhân, can đảm đấu tranh cho công bằng xã hội, giữ gìn vẻ đẹp và vệ sinh của môi trường sống. Nếu y nghĩa căn bản của từ martus (mà ta dịch là tử đạo) là chứng nhân, thì khi cố gắng sống tinh thần trên cũng là đang sống tinh thần tử đạo.
Kết luận
Năm Thánh là Năm được dành riêng cho Chúa. Sống Năm Thánh là đón nhận Chúa đến làm chủ đời ta về mọi mặt và trong mọi lãnh vực. Được như thế, Năm Thánh sẽ không chỉ là những lễ hội bên ngoài - dù sầm uất nhưng cũng sẽ qua đi – nhưng sẽ là thời gian thuận lợi để xây dựng và củng cố Giáo Hội trong cả ba chiều kích đã được Giáo Hội Việt Nam nhấn mạnh: mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ.