NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG TIÊN KHỞI CỦA VIỆT NAM

Nguyên tắc của Tôn Tử phương tây Clausewitz:

«Sau một chiến bại,
phe thua trận chỉ có thể phản công,
sau khi đã tìm ra lý do của bại trận
».

Vị Tồng Thống tiên khởi, có công xây dựng Đệ Nhất Cộng Hòa của quốc gia Việt Nam, đã anh dũng và can cường hy sinh tại trận địa, «cho đồng bào ruột thịt Bắc cũng như Nam». Đó là 9 chữ chót trong câu nói sau cùng của vị nguyên thủ quốc gia vào đêm 23/10/1963 với ông Nguyễn Mâu. Và TT Diệm đã vĩnh viễn đơn côi ra đi trong chiếc thiết vân xa M 113 vào sáng sớm ngày 02/11/1963.

Một bất hạnh kinh hoàng trời giáng đã xảy ra ngay tại chiến tuyến chống cộng miền Nam, cách đây đã 46 năm. Lần đầu tiên tại nơi quê hương yêu dấu của TT, vào hồi ấy, giấy lên một hiện tượng liên kết chưa bao giờ thấy, giữa bạn và thù, qua một bọn phản trắc khốn nạn, đã phá nát chiến tuyến chống cộng Miền Nam và sát hại một vị nguyên thủ quốc gia đang xung trận trong tư thế tướng tiên phong.

Từ đó: «Việt Nam tự do ơi! Ngươi đã bất đắc kỳ tử». Một món qùa trên khay vàng tặng không cho CSVN. Địch đột nhập vào bộ máy chính quyền cả hành chánh lẫn quân đội. Mất chính nghiã của cuộc chiến cho tự do. Rối loạn liên miên ! Các trung sĩ tự phong tướng ! Tôn giáo nầy tấn công tôn giáo nọ ! Một sự kiện đầy hệ qủa tang thương còn vẫn còn dài lê thê cho đến hôm nay. Thử đặt câu hỏi ai là kẻ đã tạo ra nỗi nầy cho chiến tuyến chống cộng Miền Nam? Ai đã phá nát nền Cộng Hòa đầu tiên của quốc gia Việt Nam? Ai đã giết hại lãnh tụ và Tồng Thống tiên khởi của quốc gia nầy? Áo choàng tu nào đang mang nhiều vết máu? «A goddam bunch of thug», cựu TT Johnson đã phải thốt lên như vậy !

Thời gian giật lùi xem như đã đủ. Các tài liệu bí mật phần đông đã đuợc giải mật. Tuy vai trò của lịch sủ chỉ là ghi chép các sự kiện và không phê phán hay kết án một ai. Nhưng phe chiến bại phải trực diện với vấn đề, để tìm cho ra các lý do đã tạo cái bại trận thảm thương ấy, hầu có thể phản công.

Nỗi lòng của Tổng Thống Diệm vào một đêm khuya

Con chim trước khi chết kêu lên những tiếng não nùng. Con người biết trước định mệnh, thường đi vào tâm sự với chinh mình. Bên ngoài, giặc CSVN và bạn Mỹ «đồng minh» đang bao vây tung những chưởng độc hại tấn công. Và bên trong, một bọn côn đồ đáng nguyền rủa (A goddam bunch of thug) đang chuẩn bị thi hành nhiệm vụ tôi tớ ngoại bang, cố TT Diệm đã linh cảm sẽ phải ra đi vĩnh viễn, với hiệu quả vận nước và con dân sẽ ba chìm bảy nổi.

Nên vào đêm 23/10/1963 Cố TT Diệm đã tâm sự với ông Nguyễn Mâu tại dinh Gia Long. Đêm ấy, ông Mâu mang tới biếu cố TT Diệm một gói nhãn đầu mùa, món qùa giản dị và thanh bạch, nhưng mang nặng tình quê hương và ông Nguyễn Mâu đâu có ngờ đây là lần chót gặp TT Diệm và cũng là món qùa chót biếu TT.

Nguyễn Mâu ghi chép các lời nói của cố TT Diệm
(báo Chính Nghiã số I, 3/1/1983)

1.- «Quốc gia đang trải qua một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Quân lực ta thiếu cán bô. Các tướng lãnh được người Pháp đặt để trong ý thức dùng thâm niên quân vụ như một yếu tố hợp lý cho sự tùng phục chỉ huy. Quân đội cần những tướng lãnh có học, có tài, có óc hơn cái gọi là thâm niên quân vụ».

2.- «Quân đội còn yếu, hiện thời chưa thanh toán được các nhóm du kích võ trang miền Nam, làm sao đương đầu được với toàn bộ chính quy Bắc Việt, sẽ được thâm nhập vào Nam, tăng cường độ chiến tranh du kích chiến lên vận động chiến, rồi trận địa chiến? Nều đề bạt gấp rút sĩ quan trẻ có học e rằng sự lựa chọn thiếu cẩn trọng và hàm hồ, ta cần thời gian làm nỗi bật các phần tử ưu tú. Cần bộ chỉ huy tốt cho quân lực và thay thế các tướng lãnh thiếu học, nghe súng nổ ở đâu chạy ngay đến đó (Chương Thiện, Đồng Xoài)».

3.- «Ta cần thời gian để xây dựng quân đội và kiện toàn tổ chức quốc gia hầu ứng phó với Cộng sản. Các quan hệ chính trị quốc tế vẫn có khả năng kềm hãm Hà Nội và cho ta thời gian cần thiết. Nhưng người Mỹ không đồng quan điểm với ta».

4.- «Họ muốn quân đội Mỹ vào Việt Nam đánh Cộng sản. Ngày người Mỹ bước chân xuống tàu sang Việt Nam cũng là ngày quân chính quy Bắc Việt đổ vào miền Nam và cũng là ngày quân đội Trung cộng với chính nghiã do quân Mỹ dâng cho, đổ vào Việt Nam để đóng vai hậu bị quân và nếu cần, bảo vệ miền Bắc cho Hà Nội rảnh tay động viên toàn lực vào Nam. Hành động quân sự của Mỹ sẽ làm cho Hà Nội có thái độ bất chấp và thái độ bất chấp đó sẽ được chính hành động quân sự của Mỹ công nhiên giải thích trước công luận và các cường quốc. Ông Thích Trí Quang không thấy rõ được vấn đề, đồng bào Phật giáo không thấy được thâm ý của Mỹ trở thành xúc động và dễ bị xách động».

5.- «Một số linh mục và sĩ quan Công giáo nghĩ lầm rằng lực luợng Công giáo đang đóng một vai trò trọng yếu bảo vệ chế độ, nên đòi hỏi được đối xử như công thần khai quốc với thái độ vừa bất mãn vừa yêu sách».

6.- «Người Mỹ liên tục khuếch trương các mâu thuẫn nội tại ấy để làm một cuộc đảo chánh quân sự».( Nói tới đảo chánh. Cố TT Diệm trầm mặt lặng yên giây lát nhìn khói thuốc (Basto xanh) nhẹ tỏa, nhếch môi cười, Ông Nguyễn Mâu ghi lại).

7.-«Họ muốn lật đổ chế độ nầy để cho lính Mỹ vào Việt Nam. Việt Nam không cần lính Mỹ mà chỉ cần duy trì các quan hệ chính trị quốc tế hiện hữu, dành thời gian cho quân lực trưởng thành và cho tổ chức quốc gia kiện toàn từ trên xuống dưới».

8.- Lính Mỹ đến. Lính Mỹ không dẹp được du kích Cộng sản. Lính Mỹ không ngăn chận được quân Bắc Việt vào Nam. Lính Mỹ tạo chính nghiã và cơ hội cho quân Trung Cộng xuôi Nam. Lính Mỹ sẽ ra đi và lính Mỹ để lại xã hội Việt Nam băng hoại thui chột đạo đức cổ truyền».

9.- «Một Mc Arthur đã thành công ở Triều Tiên trong thế liên hoàn trận địa chiến, ngược lại họ sẽ thất bại ở đây vì hai hình thái chiến tranh khác ngược. Lính Mỹ đến và lính Mỹ sẽ ra đi với miền Bắc ngập tràn quân Trung Cộng và miền Nam tràn những đứa con lai».

10.-« Lính Mỹ đến rồi lính Mỹ sẽ ra đi. Ta để cho lính Mỹ đến rồi khi cần ra đi, ra đi theo lính Mỹ chăng? Không! Ta sẽ chết ở đây cho quê hương. Không! Ta sẽ chết ở đây cho đồng bào ruột thịt. Bắc cũng như Nam».

Lý do nào làm dân gian ghi ơn và nhớ thương cố TT Diệm?

Từ hậu bán thế kỳ tới nay, lịch sử đậm nét ghi ba người trên trên chính truờng của Việt Nam. Đó là Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm.

Nhưng trên phạm trù ghi ơn và tưởng nhớ trong dân gian, nhân vật Ngô Đình Diệm chiếm một chổ cao ngời như trời với vực, khi đem so sánh với hai người kia.

Thật thế, trên bình diện quốc gia, một người của quần chúng được ghi ơn, phải là con người đã có một tổng hợp hành động, tạo được hạnh phúc thật sự cho dân gian và kế hoạch thái bình cho xứ sở, tối thiểu trong giai đoạn cầm quyền. Về điềm nầy, Hồ Chí Minh tuy thuộc loại lãnh tụ, nhưng bị rớt đài, vì nay cả dân tộc đang nguyển rủa ông ta. Còn ông Nguyễn Văn Thiệu không có tự thế lãnh tụ và cũng không có một điểm son nào gọi là đã tạo được hạnh phúc cho người dân và thái bình cho xứ sở, vì hổi ấy Mỹ hoàn toàn chủ động tại Việt Nam. Riêng cố TT Diệm có đủ 2 yếu tố thoả mãn bắt buộc kể trên. Việc dân gian ghi ơn cố TT Diệm không có gì là ngoại lệ trong văn hóa dân tộc Việt Nam.

Riêng về tuởng nhớ. Một khái niệm tinh thần nối kết giữa “qủa và kẻ trồng cây”. Nếu xem hạnh phúc và an bình xứ sở là quả. Qủa ấy không tự nhiên mà có. Nó phải tới từ một cây và cây ấy do ai trồng? Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây là vậy. Một khi đã có qủa, nó sẽ dẫn tới cây và cây sẽ dẫn tới người trồng. Khi dân gian đã nhận được qủa, họ phải nhớ kẻ trồng cây và kẻ ấy là cố TT Diệm.

Tuy thế, Hồ Chí Minh, sau khi đã làm cho Việt Nam tan nát, lại có một đển thờ. Có người cho rằng đó là chứng tích của tội ác.

Riêng về ông Nguyễn Văn Thiệu, cái lý do mà một số người hôm nay dùng để vinh danh ông ta, đó là sự việc ông ta đã chống lại các áp lực của Mỹ, vào các năm 69-72, để bắt VNCH ký vào thỏa ưóc Paris.

Nhưng những áp lực ấy xem ra thật nhỏ bé trước các áp lực và tấn công của Mỹ vào cố TT Diệm của những năm 62-63. Song le điều này chưa phải là điểm giá trị nỗi bật nơi cố TT Diệm. Do đó, lý do tạo vinh danh ông Thiệu là một ý nghĩ rất tầm thường. Vinh danh cái tầm thường và không xem các khía cạnh căn bản cần có để vinh danh. Phải chăng đó chỉ là chiêu bài cho mục tiêu khác hay là một lạm dụng và một lạm phát vinh danh?

Vì các lý do kể trên. Người dân hôm nay mỗi lần ghi ơn và nhắc nhỡ tới Cố TT Diệm là ghi ơn và nhắc nhở “công thần lập quốc”hay cái “hạnh phúc”mà Cố TT đã tạo ra cho họ. Cùng một lúc họ phẫn nộ trước sự tàn nhẫn và bất nhân dành cho bản thân Cố TT Diệm. Nó tới từ bạn lẫn thù.

Vào dịp húy nhật, chúng ta nên nhắc lại các nét đậm đặc ấy:

Nét khai quốc: Chí sĩ Ngô Đình Diệm lập tuyến chống cộng miền Nam

Vào lúc đàm phán tại Geneve gần kết thúc với viễn ảnh chia đôi đất nước, người ăn chơi (Hoàng đế Bảo Đại) và nhà đạo đức (Chí-sĩ Ngô Đình Diệm), tuy không hợp nhau, đã gặp nhau tại Paris.

Vua Bảo Đại bắt Chí–sĩ Ngô Đỉnh Diệm thề:«Yêu cầu ông cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi». Kể từ giây phúc đó, chiến tuyến chống cộng miền Nam được thành lập. Tuy hôm nay chiến tuyến ấy không còn nữa, như ng vẫn để lại cái tinh tuý tạo thành cái nhân tiếp tục chiến đấu giải thể CSVN.

Nét vị sự sống còn của nhân dân: Thủ tướng Diệm đón và an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư, nét cứu tử.

Cuộc di cư tị nạn Cộng Sản năm 1954 đã đưa vào Miền Nam gần một triệu đồng bào miền Bắc. Trong số này, có khoảng 200 ngàn quân nhân, công chức và dân các thành thị. Và ai đã tiếp đón họ cũng như đã tạo an cư lạc nghiệp cho những người dân nầy, nếu không phải là cố TT Diệm? Đậy là một hành động có tính cách cứu tử đối với ngừơi dân trên bước đường lánh nạn CSVN.

Nét vị hạnh phúc cho nhân dân: Chín năm dân chủ và an bình dưới Đệ I Cộng Hòa

Kể từ năm 1930 tới nay, dù khách quan hay chủ quan, không một ai có thể phủ nhận, suốt chín năm dưới sự lãnh đạo của Cố TT Diệm, một chiều dài lịch sử chẳng bao lăm, cái hạnh phúc của người dân được sống trong dân chủ và an lành?

Về uy tín quốc tế cố TT Diệm đã làm rạng ngời xứ Việt. Hãy nhìn bức ảnh nầy.Tới nay chưa ai làm được cho quốc gia Việt Nam. Ngoài Cố TT Diệm.

Sống chiến đấu, chết thãm thương vì dân tộc.

Dân tộc nào đã đối xử như thế nầy với chính lãnh tụ của họ?

Lãnh tụ Ngô Đình Diệm suốt đời vì dân !

Về đau thương, Cố TT Diệm có nét của một định mệnh tàn khốc giống Jules César La Mã (101-44) trước kỷ nguyên cứu thế, hay Sir William Wallace Écossais, biệt hiệu William Braveheart Wallace (1270-1305) hay Jeanne d'Arc Pháp (1412-1431). Họ là những anh hùng dân tộc.

Nén hương lòng ghi ơn và tưởng niệm Chí sĩ Ngô Đình Diệm

Về tính cách khai quốc của hậu bán thế kỷ XX và khía cạnh tạo hạnh phúc cho người dân, nét làm cho người dân ghi nhớ và truyền miệng lâu dài và cũng như về uy danh quốc tế làm con dân hãnh diện một thời, chưa ai bằng Cố TT Diệm từ hậu bán thế kỷ XX tới nay.

Nhưng ngày nay tại Lái Thiêu, chỉ có ba nấm mộ sơ sài dưới nắng mưa cho cả Cố TT Ngô Đình Diệm và hai bào đệ cố vấn Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Hai bào đệ cố vấn nầy vì theo anh giúp nước nên cũng theo anh vào cảnh thảm thương! Một hình ảnh của ba anh em Nguyễn Huệ ngày xưa.

Nhưng lòng ngưỡng mộ và kính yêu tự phát của toàn thể đồng bào trong và ngoài nước dành cho ba Vị «Vì Nuớc Vong Thân », nhất là vào dịp húy nhật hàng năm, luôn tăng trưởng theo thời gian và kèm theo một bia miệng trong dân gian ghi ơn và tuởng niệm ngày càng lớn. Ba Vị quả thật xứng đáng với câu ca dao muôn thưở của giống nòi Việt: Vì đã chết ở đây cho đồng bào ruột thịt. Bắc cũng như Nam».

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.