THÁI BÌNH - Trong tuần qua nhân dịp Tết Trung Thu Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình đã đến thăm một số các giáo xứ như Hoàng Xá, Ngọc Đồng, v.v... và mừng Tết Trung Thu với các thiếu nhi.
Hình ảnh Đức GM Thái Bình mừng Trung Thu tại Giáo xứ Hoàng Xá
Hình ảnh Đức GM Thái Bình mừng Trung Thu tại Giáo xứ Ngọc Đồng
Đức Cha Phêrô thăm làng chài Cao Bình và mừng Tết Trung Thu với các em nhỏ:
Chiều mồng 02/10/2009, Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình đến thăm, dâng lễ cầu nguyện và tặng quà cho các em làng chài Cao Bình ngày tết Trung Thu.
Thoạt nghe cái tên “Cao Bình” ai cũng nghĩ nơi đây là sự bình yên và êm ả, nhưng có ai thấu hiểu được những cơn sóng dữ dội đang ngày đêm dằn vặt lên cuộc sống tinh thần cũng như thể xác của người dân làng chài Cao Bình? Những điều hi hữu khó có thể xảy ra, nhất là trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa như ngày nay, vậy mà nó đã và vẫn đang diễn ra ngay tại làng chài giáo họ Cao Bình, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Người xưa thường nói “an cư lạc nghiệp”, vậy mà họ đạo Cao Bình vẫn còn khoảng 60% gia đình không có đất làm nhà ở? Đối với thế hệ trẻ có rất nhiều khẩu hiệu treo dán ở khắp nơi thành phố cũng như nông thôn “trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, vậy mà Cao Bình có khoảng mấy chục phần trăm các em được cắp sách đến trường, số lớn còn lại phải cùng với cha mẹ quăng chài thả lưới kiếm sống cho qua ngày. Tuổi thơ các em đang được đặt ở vị trí nào trong xã hội? Tương lai các em sẽ đi về đâu và đi đến đâu? Và còn nhiều điều khác nữa…!
Nét đặc thù của người giáo dân Cao Bình sống hoàn toàn bằng nghề sông nước, đánh bắt hải sản, không cấy lúa và không có ngành nghề phụ. Hiện nay Cao Bình có 850 người, 148 gia đình, khoảng 40% gia đình có nhà trên “bờ”, nhưng hoàn toàn không có ruộng cấy; còn lại khoảng 60% gia đình ngày thì lênh đênh đánh trên sông Hồng, đêm về neo đậu bên dòng sông Gốc, không có một mét đất để dừng chân hay tá túc, nếu gặp cuồng phong hay bão tố thì họ lánh ở đâu? Có nhiều gia đình có tới ba thế hệ cùng sống chung trong một chiếc thuyền nan nhỏ ngày này qua ngày khác. Quả thật cuộc sống người dân nơi đây quá bấp bênh! Một người giáo dân cho biết, một năm chỉ có ba tháng từ tháng hai đến tháng tư gọi là mùa “làm ăn”, vì lúc đó có nhiều cá tôm nhất và dễ đánh bắt nhất. Vậy chín tháng kia họ đi đâu, họ làm gì để duy trì cuộc sống của cả gia đình? Có một vài gia đình khá giả hơn thì tậu thuyền lớn đi đánh bắt xa bờ gần vùng biển Nam Định và Thanh Hóa, nhưng cũng may rủi! Số còn lại đánh bắt quanh quẩn ven sông Hồng, gặp những ngày đẹp trời thì đỡ, nếu những ngày mưa to gió lớn chỉ còn nước cắm neo nhìn trời mưa mong “trời tạnh nắng”.
Cao Bình có số người thất học rất cao. Từ trước đến nay chưa có một em nào học lên tới cấp đại học, cấp phổ thông trung học cũng được một hoặc hai em, cấp phổ thông cơ sở cũng rất ít, đa phần các em chỉ học đến lớp 4. Cũng dễ hiểu, bởi người dân quanh năm sống thụ động phụ thuộc vào sông nước, cái ăn cũng không đủ no thì sao có điều kiện cho con em học “cái chữ” được? Do vậy, các em dù đang ở tuổi vị thành niên cũng phải bỏ học, lao động cực nhọc để có bữa an hằng ngày, còn tương lai của mình thì phó mặc cho “Trời” và cho “đời”. Ông Bích, thày giáo dạy kèn đồng (quê Nam Định) cho biết: “Các em ở đây học kèn hoàn toàn trên tay, vì các em không biết đọc, không biết viết chữ, nên việc dạy và học rất vất vả, đòi cả hai phải kiên trì mới học được”! Một thực trạng đáng buồn!!!
Ông Phê-rô Minh, thư ký giáo họ Cao Bình cho biết, cha quản nhiệm Hieronimo Nguyễn Văn Đạo rất yêu mến, và quan tâm cách đặc biệt tới giáo họ Cao Bình, cứ chiều thứ Bảy hàng tuần ngài về dâng thánh lễ để giáo dân đỡ phải đi lễ xa, và nhất là người già cũng như các em thiếu nhi Thánh Thể tham dự thánh lễ đông đủ được.
Điều đáng ghi nhận nơi đây là sự hiện diện của các sơ dòng Mến Thánh Giá trên mảnh đất làng chài khoảng 8 năm nay. Thời kỳ đầu, cứ chiều chiều khi từng đoàn thuyền sau một ngày đánh cá trở về bến đậu, các sơ chèo thuyền ra làng chài để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, phần nào đồng cảm với cuộc sống của người giáo dân. Đồng thời, dạy giáo lý và dạy “chữ” cho tất cả mọi thành phần không phân biệt, già trẻ, gái trai. Từ đó đến nay đời sống đức tin cũng như văn hóa của Cao Bình đã phần nào được thay đổi tích cực. Năm học vừa qua giáo họ có hơn 10 em đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, điều mà xưa nay hiếm. Nhờ sự quan tâm của hội dòng Mến Thánh Giá số học sinh cắp sách tới trường tăng lên rất nhiều, hiện nay khoảng năm chục em đang được các sơ chăm sóc và cho ăn bữa cơm trưa tại trường học, chi phí do hội dòng đảm nhiệm. Những ngày lễ, tết hay những ngày hội của các em các sơ tổ chức vui chơi, văn nghệ và tặng quà cho các em. Ngoài ra các sơ đang dạy lớp “xóa mù chữ” cho những người lớn tuổi, ưu tiên cho bà mẹ trong các gia đình. Các buổi tối các sơ dạy giáo lý căn bản cho các lớp nhỏ, dạy hát cho các hội đoàn để phục vụ trong các ngày lễ trong năm. Khi tiếp xúc với sơ Anna Nguyễn Thị Ơn, tại giáo họ Cao Bình, được biết dự phóng trong tương lai các sơ sẽ mở các lớp xóa mù chữ cho tất cả các phụ huynh của các em, nhằm nâng cao kiến thức phổ cập không chỉ cho người giáo dân Cao Bình mà cả những người không cùng niềm tin đang chung sống tại môi trường này nữa.
Hôm nay, Đức cha Phê-rô, chủ chăn của giáo phận đã dành thời gian ưu tiên cách đặc biệt cho giáo họ Cao Bình nói chung, các em thiếu nhi nói riêng trong ngày tết Trung Thu của các em. Trong thánh lễ này không chỉ có sự tham dự của giáo dân mà còn rất đông những người đạo Phật cùng đến dự. Đức cha cầu xin Thiên Chúa thêm sức, an ủi và đồng hành với các em trong mọi hoàn cảnh cuộc đời, dù các em bị thiệt thòi và còn thiếu thốn về nhiều phương diện. Đức cha mong muốn các gia đình trong giáo họ Cao Bình sẽ được cấp đất để làm nhà ở. Các em không phải bươn chải kiếm tiền đang độ tuổi vị thành niên, ngược lại các em được cắp sách đến trường học văn hóa như bao thiếu nhi khác trên đất nước Việt Nam. Sau thánh lễ Đức cha tặng quà cho các em thiếu nhi và tất cả cộng đoàn hiện diện trong buổi liên hoan văn nghệ mừng tết Trung Thu. Trao quà bằng phương thức quay số, ai trúng sẽ được nhận quà, giải độc đắc là chiếc xe đạp mini, và nhiều giải khác là những chiếc đồng hồ treo tường, ai không trúng các giải cao thì được nhận một phần quà động viên là cỗ tràng hạt đẹp và xinh xắn, giúp mọi người ý thức hơn trong tháng Mân Côi.
Hình ảnh thật dễ thương khi Đức cha đứng giữa, các em nhỏ vây xung quanh trước giờ khai mạc văn nghệ đón tết Trung Thu. Đức cha ân cần gặp gỡ, chia sẻ, động viên các em nhỏ, nét mặt các em hồn nhiên và vui tươi hơn mọi ngày. Điều dễ hiểu, bởi lần đầu tiên giáo họ Cao Bình được Đức Giám mục giáo phận đến thăm viếng và dâng thánh lễ. Được diện kiến Đức cha giáo phận, ông Phê-rô Minh bày tỏ nguyện ước của giáo họ là xin Đức cha ưu tiên cử một cha về coi sóc, giảng dạy, ban bí tích cho giáo họ xa trung tâm văn hóa, và nghèo nàn vật chất này. Không chần chừ, Đức cha khôi hài và trả lời các ông bà cứ động viên con cái, cháu chắt mình học hành tốt và cho đi tu rồi…!
Giáo họ Cao Bình đang rất cần nhiều lời cầu nguyện, sự quan tâm và chia sẻ của nhiều tấm lòng quảng đại, bàn tay bao dung của tất cả mọi người thiện chí trong đức tin, huynh đệ trong đức mến.
Với chuyến viếng thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi giáo họ Cao Bình của vị chủ chăn giáo phận Thái Bình trong dịp tết Trung Thu vừa qua, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng người dân chài Cao Bình.
Hình ảnh Đức GM Thái Bình mừng Trung Thu tại Giáo xứ Hoàng Xá
Hình ảnh Đức GM Thái Bình mừng Trung Thu tại Giáo xứ Ngọc Đồng
Đức Cha Phêrô thăm làng chài Cao Bình và mừng Tết Trung Thu với các em nhỏ:
Chiều mồng 02/10/2009, Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình đến thăm, dâng lễ cầu nguyện và tặng quà cho các em làng chài Cao Bình ngày tết Trung Thu.
Thoạt nghe cái tên “Cao Bình” ai cũng nghĩ nơi đây là sự bình yên và êm ả, nhưng có ai thấu hiểu được những cơn sóng dữ dội đang ngày đêm dằn vặt lên cuộc sống tinh thần cũng như thể xác của người dân làng chài Cao Bình? Những điều hi hữu khó có thể xảy ra, nhất là trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa như ngày nay, vậy mà nó đã và vẫn đang diễn ra ngay tại làng chài giáo họ Cao Bình, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Người xưa thường nói “an cư lạc nghiệp”, vậy mà họ đạo Cao Bình vẫn còn khoảng 60% gia đình không có đất làm nhà ở? Đối với thế hệ trẻ có rất nhiều khẩu hiệu treo dán ở khắp nơi thành phố cũng như nông thôn “trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, vậy mà Cao Bình có khoảng mấy chục phần trăm các em được cắp sách đến trường, số lớn còn lại phải cùng với cha mẹ quăng chài thả lưới kiếm sống cho qua ngày. Tuổi thơ các em đang được đặt ở vị trí nào trong xã hội? Tương lai các em sẽ đi về đâu và đi đến đâu? Và còn nhiều điều khác nữa…!
Cao Bình có số người thất học rất cao. Từ trước đến nay chưa có một em nào học lên tới cấp đại học, cấp phổ thông trung học cũng được một hoặc hai em, cấp phổ thông cơ sở cũng rất ít, đa phần các em chỉ học đến lớp 4. Cũng dễ hiểu, bởi người dân quanh năm sống thụ động phụ thuộc vào sông nước, cái ăn cũng không đủ no thì sao có điều kiện cho con em học “cái chữ” được? Do vậy, các em dù đang ở tuổi vị thành niên cũng phải bỏ học, lao động cực nhọc để có bữa an hằng ngày, còn tương lai của mình thì phó mặc cho “Trời” và cho “đời”. Ông Bích, thày giáo dạy kèn đồng (quê Nam Định) cho biết: “Các em ở đây học kèn hoàn toàn trên tay, vì các em không biết đọc, không biết viết chữ, nên việc dạy và học rất vất vả, đòi cả hai phải kiên trì mới học được”! Một thực trạng đáng buồn!!!
Ông Phê-rô Minh, thư ký giáo họ Cao Bình cho biết, cha quản nhiệm Hieronimo Nguyễn Văn Đạo rất yêu mến, và quan tâm cách đặc biệt tới giáo họ Cao Bình, cứ chiều thứ Bảy hàng tuần ngài về dâng thánh lễ để giáo dân đỡ phải đi lễ xa, và nhất là người già cũng như các em thiếu nhi Thánh Thể tham dự thánh lễ đông đủ được.
Điều đáng ghi nhận nơi đây là sự hiện diện của các sơ dòng Mến Thánh Giá trên mảnh đất làng chài khoảng 8 năm nay. Thời kỳ đầu, cứ chiều chiều khi từng đoàn thuyền sau một ngày đánh cá trở về bến đậu, các sơ chèo thuyền ra làng chài để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, phần nào đồng cảm với cuộc sống của người giáo dân. Đồng thời, dạy giáo lý và dạy “chữ” cho tất cả mọi thành phần không phân biệt, già trẻ, gái trai. Từ đó đến nay đời sống đức tin cũng như văn hóa của Cao Bình đã phần nào được thay đổi tích cực. Năm học vừa qua giáo họ có hơn 10 em đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, điều mà xưa nay hiếm. Nhờ sự quan tâm của hội dòng Mến Thánh Giá số học sinh cắp sách tới trường tăng lên rất nhiều, hiện nay khoảng năm chục em đang được các sơ chăm sóc và cho ăn bữa cơm trưa tại trường học, chi phí do hội dòng đảm nhiệm. Những ngày lễ, tết hay những ngày hội của các em các sơ tổ chức vui chơi, văn nghệ và tặng quà cho các em. Ngoài ra các sơ đang dạy lớp “xóa mù chữ” cho những người lớn tuổi, ưu tiên cho bà mẹ trong các gia đình. Các buổi tối các sơ dạy giáo lý căn bản cho các lớp nhỏ, dạy hát cho các hội đoàn để phục vụ trong các ngày lễ trong năm. Khi tiếp xúc với sơ Anna Nguyễn Thị Ơn, tại giáo họ Cao Bình, được biết dự phóng trong tương lai các sơ sẽ mở các lớp xóa mù chữ cho tất cả các phụ huynh của các em, nhằm nâng cao kiến thức phổ cập không chỉ cho người giáo dân Cao Bình mà cả những người không cùng niềm tin đang chung sống tại môi trường này nữa.
Hôm nay, Đức cha Phê-rô, chủ chăn của giáo phận đã dành thời gian ưu tiên cách đặc biệt cho giáo họ Cao Bình nói chung, các em thiếu nhi nói riêng trong ngày tết Trung Thu của các em. Trong thánh lễ này không chỉ có sự tham dự của giáo dân mà còn rất đông những người đạo Phật cùng đến dự. Đức cha cầu xin Thiên Chúa thêm sức, an ủi và đồng hành với các em trong mọi hoàn cảnh cuộc đời, dù các em bị thiệt thòi và còn thiếu thốn về nhiều phương diện. Đức cha mong muốn các gia đình trong giáo họ Cao Bình sẽ được cấp đất để làm nhà ở. Các em không phải bươn chải kiếm tiền đang độ tuổi vị thành niên, ngược lại các em được cắp sách đến trường học văn hóa như bao thiếu nhi khác trên đất nước Việt Nam. Sau thánh lễ Đức cha tặng quà cho các em thiếu nhi và tất cả cộng đoàn hiện diện trong buổi liên hoan văn nghệ mừng tết Trung Thu. Trao quà bằng phương thức quay số, ai trúng sẽ được nhận quà, giải độc đắc là chiếc xe đạp mini, và nhiều giải khác là những chiếc đồng hồ treo tường, ai không trúng các giải cao thì được nhận một phần quà động viên là cỗ tràng hạt đẹp và xinh xắn, giúp mọi người ý thức hơn trong tháng Mân Côi.
Hình ảnh thật dễ thương khi Đức cha đứng giữa, các em nhỏ vây xung quanh trước giờ khai mạc văn nghệ đón tết Trung Thu. Đức cha ân cần gặp gỡ, chia sẻ, động viên các em nhỏ, nét mặt các em hồn nhiên và vui tươi hơn mọi ngày. Điều dễ hiểu, bởi lần đầu tiên giáo họ Cao Bình được Đức Giám mục giáo phận đến thăm viếng và dâng thánh lễ. Được diện kiến Đức cha giáo phận, ông Phê-rô Minh bày tỏ nguyện ước của giáo họ là xin Đức cha ưu tiên cử một cha về coi sóc, giảng dạy, ban bí tích cho giáo họ xa trung tâm văn hóa, và nghèo nàn vật chất này. Không chần chừ, Đức cha khôi hài và trả lời các ông bà cứ động viên con cái, cháu chắt mình học hành tốt và cho đi tu rồi…!
Giáo họ Cao Bình đang rất cần nhiều lời cầu nguyện, sự quan tâm và chia sẻ của nhiều tấm lòng quảng đại, bàn tay bao dung của tất cả mọi người thiện chí trong đức tin, huynh đệ trong đức mến.
Với chuyến viếng thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi giáo họ Cao Bình của vị chủ chăn giáo phận Thái Bình trong dịp tết Trung Thu vừa qua, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng người dân chài Cao Bình.