HÀNH HƯƠNG HÀNH TRÌNH NIỀM TIN 2009.
PILGRIMAGE OF FAITH JOURNEY 2009.
PHẦN NHẤT
Chiều thứ 2 ngày 29 tháng 6 năm 2009, đúng ngày Đại Lễ Kính Thánh Phêrô và Phaolô, đoàn Hành Hương Hành Trình Niềm Tin lên đường Hành Hương theo bước Chân của Chúa Giêsu Kitô và bước chân của các Thánh Tông Đồ, đặc biệt 2 Thánh Tông Đồ Cả là Phêrô và Phaolô.
Đoàn hành hương chúng tôi trên chuyến bay Airbus 380 SQ 222 lớn nhất thế giới của hãng Hàng Không Singapore đáp xuống Phi Trường Singapore, dừng chân theo bước chân đoàn người Việt Nam Tỵ Nạn để tìm về hình ảnh gian nan của Người Việt Nam tỵ nạn trên đường vượt biên và tạm trú tại Singapore nhớ về những ngày truân chiên trong thời Tỵ Nạn xa xưa.
Đoàn Hành Trình Niềm Tin bay từ Singapore sang Bangkok Thái Lan, để chuẩn bị nhập cuộc theo Hành Trình của Chúa Giêsu Kitô cách đây hơn 2000 năm. Tại Phi Trường Bangkok, 49 người trong đoàn Hành Hương trải qua một cuộc kiểm tra của chuyến bay Israel rất kỹ lưỡng. Những nhân viên an ninh Israel xét từng người một, và đóng dấu an ninh vào các vật dụng cũng như passport vì lý do an ninh.
KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC DO THÁI
a) Địa dư: Diện tích nước Do thái là 20.850 km2. Dài 416 km, rộng từ 15km đến 66km. 50% đất đai là những cánh đồng hoang vu. Ranh giới Do thái nằm sát với Libăng, Syria, Jordan và Ai Cập, phía tây giáp với Địa trung Hải.
b) Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt, mùa hè khô ráo và mùa đông ôn hòa nhưng hay mưa.
c) Dân số: Dân số ngày nay tại Do Thái là 4,472,000 người, gồm 633.000 Do Thái, 633.000 Hồi giáo Ả Rập, 105.000 Công Giáo, và 78.000 người theo các Tôn Giáo khác.
d) Ngôn ngữ: Tiếng Do Thái được đổi mới, toàn dân đều học và nói tiếng Do Thái. Báo chí bằng tiếng Do Thái mỗi ngày một gia tăng.
e) Tôn giáo: Do thái có nhũng tôn giáo chính: Do Thái giáo, Hồi giáo, Kitô giáo theo nghi lễ Đông phương và La Tinh.
Sáng ngày 2 tháng 7, đoàn đáp xuống Phi Truờng Tel Aviv và người hướng dẫn đón chúng tôi lên xe bus về Bethlehem. Mọi người quên hết sự mệt mỏi, đã cùng nhau lên đường kính viếng Đại Giáo Đường Giáng Sinh ngay buổi chiều. May mắn quá, Đại Giáo Đường Giáng Sinh chiều nay khá vắng người...Đoàn chúng tôi được Johny, người hướng dẫn đưa chúng tôi vào Đại Giáo Đường Giáng Sinh.
Đại Giáo Đường Giáng Sinh với hình Thánh Giá dài 170 feet và rộng 80 feet. Đại Giáo Đường Giáng Sinh được chia làm 5 cánh với 4 hàng cột lớn bằng đá đỏ của Đất Thánh. Những miếng trang trí bằng đá mosaics từ thế kỷ thứ 4 được khám phá ra năm 1936. Phần trên của Đại Giáo Đường và các tường, những miếng trang trí mosaics hiện rõ và do Đạo Binh Thánh Giá trang trí lại. Ca Đoàn Chính Thống Hy Lạp thường đứng hát Thánh Ca trên Hang Đá Giáng Sinh được trạm trổ bằng tay trên gỗ bá hương từ Lebanon. 2 cửa chính vào Đại Giáo Đường dẫn tới Hang Đá Giáng Sinh hình vuông với 35 feet dài và 10 feet rộng. Hang Đá Giáng Sinh được trang trí bằng 48 ngọn đèn. Một Ngôi Sao bằng bạc đặt ngay nơi Đức Giêsu Giáng Sinh có ghi bằng tiếng La Tinh: “Hic de Maria Virgine Jesus Christus Natus Est.” (Nơi đây Đức Giêsu Kitô đã Giáng Sinh bởi Mẹ Maria Đồng Trinh). Máng Cỏ được đặt bên phải. Những tảng đá nguyên thuỷ đen sạm vì nến và khói nằm phía trên Máng Cỏ. Mái nguyên thuỷ của Hang Đá được làm từ thế kỷ thứ 4. Những bức tường của hang được bảo quản bằng vật liệu chống lửa cháy do Tổng Thống Pháp Mac Mahon tặng năm 1874.Sau khi hôn kính Ngôi Sao Giáng Sinh và chụp hình bên Máng Cỏ Chúa Giêsu, đoàn chúng tôi dâng Thánh Lễ trong một hang ngay phía sau bên Máng Cỏ Chúa.
Sáng hôm sau, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường thăm viếng Cánh Đồng Mục Tử. Những mục đồng canh giữ đoàn chiên ngoài đồng ban đêm, họ thấy các thiên thần của Thiên Chúa đứng hát chung quanh họ và loan tin: “Đừng sợ, ta báo cho các ngươi một tin mừng trọng đại, hôm nay, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa.” (Luke 2). Mặc dù các Phúc Âm không nói rõ vị trí chính xác của các mục đồng, nhưng theo truyền thống xa xưa, nơi này là cánh đồng nằm vào khoảng 2 dặm về phía đông của Belem.
Đoàn chúng tôi dâng Thánh Lễ tại đây, vang hát những bài ca Giáng Sinh của các Thiên Thần loan báo cùng với các Mục Đồng năm xưa: “Gloria in Excelsus Deo – Vinh Danh Thiên Chúa trên các Tầng Trời.”
Sau đó, đoàn đến thăm Ein Karem, nơi Thánh Gioan Tẩy Giả Giáng Sinh, và hành hương Thánh Đường Đức Mẹ thăm viếng Bà Thánh Elisabeth tại đây. Ngôi làng xinh xắn Ein Karem không xa Jerusalem bao nhiêu. Làng được bao bọc bằng những ngọn đồi với nhiều vườn cây olive và nho. Làng này được tin tưởng là nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh hạ. Nơi đây, Mẹ Maria từ Nazareth đến thăm viếng người chị họ tên là Isave (Elizabeth), mẹ của Thánh Gioan Tẩy Giả, theo Phúc Âm Luca (Luke 1: 39-46). Phúc Âm không chỉ định rõ nơi Mẹ Maria gặp Thánh Isave hay chỉ rõ nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh hạ. Phúc Âm chỉ trình thuật: “Mẹ Maria vội vã tiến về vùng núi của Judah.”
Nơi này phải là nơi gần Jerusalem để Zacharias là cha của Thánh Gioan Tẩy Giả phục vụ trong Đền Thờ. Theo truyền thống và qua các nhà khảo cổ cùng với những tài liệu quý giá, Ein Karem được nhận là nơi Mẹ Maria thăm viếng và là nơi hạ sinh Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngôi làng xinh xắn này với nhiều suối nước phù hợp với tường thuật của Thánh Sử Luca, là nơi quy tụ nhiều người từ thuở xa xưa. Ngôi Nhà Thờ mang tên Thánh Gioan Tẩy Giả được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 ngay trên ngôi nhà của ông Zacharias và là nơi sinh hạ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Nhà Thờ bị phá huỷ rồi được xây dựng lại thời Đạo Binh Thánh Giá. Ngôi Nhà Thờ hiện nay được quý Cha Phanxicô xây dựng vào năm 1885. Nhà Thờ Thăm Viếng với 2 tầng được xây dựng trên khu vực Thánh Isave mang thai Gioan Tẩy Giả và Mẹ Maria đến thăm viếng Bà. Từ những ngày đầu tiên, Nhà Thờ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Sau đó, nhiều lần được sửa chữa lại và đến năm 1938, các cha Phanxicô mới xây dựng Nhà Thờ phía trên. Trên bức tường hướng về Nhà Thờ, bản kinh Magnificat (Linh Hồn tôi ngợi khen Chúa) của Mẹ Maria được viết bằng 41 ngôn ngữ khác nhau.
Ngày 3 tháng 7, đoàn hành hương tiến về Nazareth nơi Chúa Giêsu sống ẩn dật 30 năm. Nazareth là một trong những thành phố chính của Đất Thánh với độ cao 1,230 feet trên mặt nước biển. Thành phố này nằm giữa những ngọn đồi và được chọn là nơi Truyền Tin cho sự kiện sinh hạ Đấng Cứu Thế. Nơi đây, “Ngôi Lời đã biến thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta.” (John 1:14). Đức Kitô đã sống thời kỳ ẩn dật tại đây giống như các trẻ em Nazareth khác. Ngài đã làm thợ mộc với Thánh Cả Giuse và Thánh Sử Luca đã gọi Ngài là người thợ mộc. Nazareth là một thành phố nhỏ không có tiếng tăm, bên cạnh làng Cana. Tại đây, Nathanael đã nghe nói về Đức Kitô. Ngài cũng không được đón tiếp tại quê hương Nazareth khi Ngài khẳng định: “Quả thật ta nói cho chúng con hay, không một tiên tri nào được đón tiếp nơi quê hương của mình.” (Luke 4:24). Chúng tôi vào thăm Hội Đường Do Thái, nơi dân Nazareth đã không tiếp nhận Ngài. Chúa Giêsu đã rời bỏ Nazareth để xuống Capharnaum để rao giảng. Tại Nazareth có một giòng suối nhỏ vẫn tiếp nước cho giếng nước của Mẹ Maria (Mary’s well). Năm 66 A.D. Thành phố này bị tàn phá do Vespasian. Vào năm 629, người Do Thái bị trục xuất khỏi Nazareth do lệnh của Heraclius. Trong thời kỳ Đạo Binh Thánh Giá, thành phố sống lại và phồn thịnh hơn. Ông Tancred, Hoàng Tử của Galilê xây dựng lại nhiều Nhà Thờ và tu viện. Năm 1187, thành phố bị Saladin xâm chiếm. Năm 1263 thành phố bị tàn phá do Beybars, sau đó rơi vào tay người Hồi Giáo kéo dài 400 năm. Năm 1620, nhiều gia đình Công Giáo về lập nghiệp nơi đây. Ngày nay, Nazareth phát triển lên và khoảng 35,000 dân gồm người Ả Rập và phần đông là người Công Giáo.
Nazareth là nơi cư trú của người Do Thái xưa kia. Người Công Giáo khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ 4. Khoảng thế kỷ thứ 5, Nhà Thờ Truyền Tin được xây dựng tại hang đá Truyền Tin. Năm 614, Nhà Thờ bị phá huỷ do người Ba Tư. Tancred xây dựng lại tu viện và Nhà Thờ theo kiểu Roman. Năm 1263, Nhà Thờ Đạo Binh Thánh Giá bị phá huỷ do Beybars. Năm 1730, Tu Sĩ Phanxicô được phép xây một Nhà Thờ nhỏ và được làm lớn hơn vào năm 1877. Tu Sĩ Phanxicô luôn luôn muốn xây dựng một ngôi Nhà Thờ lớn xứng đáng với Mầu Nhiệm Truyền Tin. Ước mơ của họ được thực hiện vào năm 1960-1968. Một Nhà Thờ nguy nga được xây dựng tại đây. Nhà Thờ này trở thành lớn nhất trong vùng Trung Đông. Trước khi xây dựng, họ khai quật toàn bộ khu vực. Nhiều di tích đời xưa được khám phá.
Sau khi kính viếng Thánh Đường Truyền Tin và hôn kính nơi Sứ Thần Truyền Tin cho Mẹ Maria. Đoàn kính viếng xưởng thợ Thánh Giuse và Gia Đình Thánh Gia, hành hương nơi Giếng Đức Mẹ đã thường xuyên múc nước hằng ngày cho sinh hoạt Gia Đình Thánh Gia. Hành Trình Niềm Tin cũng còn đến thăm viếng làng Naim, nơi Chúa Giêsu cho chàng thanh niên con một bà goá sống lại. Đêm nay,đoàn chúng tôi nghỉ đêm tại làng Nazareth.
Tiếp theo, Hành Trình Niềm Tin viếng thăm Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại đây. Đoàn dâng lễ Hôn Nhân đặc biệt cho 13 cặp Hôn Nhân tham dự nghi thức Lễ Nghi Hôn Nhân Truyền Thống tại Cana, và được cấp chứng chỉ Hôn Nhân tại Cana, để nhớ lại Bí Tích Hôn Nhân. Cana nằm vào khoảng 4 miles trên đường từ Nazareth tới Tiberias. Cana là nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên hoá nước thành rượu trong một tiệc cưới. (John 2:1-11). 2 Nhà Thờ được xây dựng tại đây để kính nhớ phép lạ đầu tiên này.
Buổi chiều, đoàn hành hương tiến lên Núi Tabor, nơi Chúa Biến Hình với 3 môn đệ: Phêrô, Giacôbê, và Gioan. Núi Tabor sừng sững vươn cao giữa các đồng bằng trên 1,900 feet cao hơn mực nước biển. Đây là một khung cảnh tuyệt đẹp trong vùng núi miền Galilê. Trong Thánh Vịnh 89, David hát lên: “Núi Tabor và Hermon sẽ mừng vui trong danh Thiên Chúa.” Trong thời xa xưa, nơi đây là biên giới giữa bộ lạc miền bắc và miền nam. Núi Tabor được nhận là Núi Thánh của Do Thái, vì nơi đây, vinh quang Thiên Chúa được thể hiện qua chiến thắng của Barak, với lời tiên tri Deborah, đánh bại quân đội Canaan dưới quyền Sisera (Judges 4:6). Làng Ả Rập dưới chân núi có tên gọi là “Daburieh” để vinh danh Nữ Tiên Tri Deborah. Đối với người Thiên Chúa Giáo, núi Tabor là Núi Thánh vì nơi đây Chúa Giêsu đã biến hình trước 3 môn đệ của Ngài (Luke 9:28 – 36). Đỉnh Núi Tabor dài 1,300 yards và rộng 450 yards, vây quanh với những di tích của thành luỹ cũ xây dựng vào thế kỷ 13 do người Hồi Giáo. Năm 1924, quý cha Phanxicô đã xây Nhà Thờ Chúa Biến Hình tại đây với những di tích của các Nhà Thờ trước kia. Bên cạnh những di tích của Nhà Thờ Byzantine thế kỷ thứ 6 và 12, người ta còn thấy được những di tích của những thành luỹ và tu viện xa xưa. Từ đỉnh cao của Núi Tabor, du khách có thể xem thấy khung cảnh huy hoàng và tuyệt mỹ của cả vùng chung quanh.
Ngày thứ 7, Hành Trình Niềm Tin theo bước chân của Chúa Giêsu viếng thăm Biển Hồ Galilea. Thăm viếng Nof Ginosaur Kibbutz, nơi con thuyền nguyên thuỷ từ thế kỷ thứ nhất trong thời Chúa Giêsu hoat động Truyền Giáo tại đây. Đoàn hành hương cùng Chúa Giêsu lênh đênh trên Biển Hồ Galilea sóng nước chập chùng. Buổi trưa đoàn thưởng thức món Cá Thánh Phêrô truyền thống.
Biển Hồ Galilê dài 13 miles rộng 7 miles và sâu từ 130 đến 157 feet. Biển Hồ thấp hơn mặt nước biển là 686 feet. Biển Hồ có nhiều tên gọi khác nhau như Biển Hồ Galilê, Biển Hồ Tiberias, hay Biển Hồ Kinneret. Biển Hồ có hình giống như cây đàn harp và có nhiều cá như cá chép, cá mullet, cá trê, cá mòi...Giống như thời gian xa xưa, hiện nay, người ta vẫn còn bắt cá bằng lưới. Nước Biển Hồ trong và yên tĩnh. Thời Chúa Giêsu, Biển Hồ là trung tâm dẫn đến các phương hướng khác nhau. Nơi đây, với sự thông thương thuận lợi, thung lũng phì nhiêu, sự tươi đẹp của vùng, và suối nước nóng của Tiberias, đã lôi cuốn số đông dân cư về sinh sống. Biển Hồ Galilê bao quanh bởi 9 thành phố. Với nước ngọt, nhiều cá và mặt hồ xanh thắm, Biển Hồ Galilê đã trở thành lý tưởng cho cuộc sống. Trong thung lũng đầy tràn sinh động, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng về Nước Thiên Chúa. Nơi đây, Ngài đã trải qua cuộc đời công khai khá lâu cũng như giảng dạy và làm nhiều phép lạ. Trên bờ Biển Hồ, Chúa Giêsu đã chọn Thánh Phêrô, Andrê, Giacôbê, và các Tông Đồ khác (Mathew 4:18- 20, Luke 5:1- 11). Ngài chữa lành người cùi (Mathew 8: 1-4). Ngài truyền cho sóng biển im lặng (Matthew 14: 22- 23) và chữa lành nhiều bệnh nhân khác (Matthew 15: 19- 21). 12 Tông Đồ được Ngài truyền lệnh lên nơi thanh vắng và cầu nguyện tại nơi gần Biển Hồ (Mark 3:13- 19). Đêm nay, đoàn chúng tôi được nghỉ đêm tại ngay Biển Hồ Galilê.
Ngày hôm sau, Hành Trình Niềm Tin viếng thăm Capharnaum – Capernaum, Trung Tâm hoạt động Truyền Giáo của Chúa Giêsu. Kính viếng ngôi nhà của Nhạc Phụ Thánh Phêrô và Hội Đường Do Thái nguyên thuỷ tại đây. Buổi tối sẽ có dịp tắm nước Biển Hồ Galilea.
Capharnaum nằm khoảng 2 dặm rưỡi từ nơi sông Jordanô chảy vào Biển Hồ Galilê. Nơi đây có trạm canh thuế vụ trên đường tới Damascus và là nơi đông đảo những quan quyền Roma. Đây là thành phố bận bịu khá nhiều do các thương gia vận chuyển lụa là và gia vị từ Damascus, rồi mang về cá khô, cây trái, từ vùng Gennessaret. Sau khi rời bỏ Nazareth, Ngài đến Capharnaum và biến nơi này thành nơi cư trú và giảng đạo. Thành phố này biến thành trung tâm hoạt động của Ngài. Tại đây, Ngài giảng dạy rất nhiều, đồng thời, Ngài thực thi nhiều phép lạ. Capharnaum là quê hương của Thánh Phêrô. Đức Giêsu rao giảng trong Hội Đường (Mark 1:21, Like 4:31 – 33). Ngài chữa lành một người quỷ ám và chữa lành mẹ vợ của Thánh Phêrô (Matthew 8:17 – 17, Mark 1:21 – 34, Luke 4:31 – 41). Ngài chữa lành người đầy tớ của viên bách quan đội trưởng (Matthew 9:1 – 8, Mark 2:1 – 12, Luke 5:17 – 20). Ngài cho con gái ông Jarô sống lại (Matthew 9:18 – 26, Mark 5:22 – 43, Luke 8:41 – 56). Ngài chữa lành người đàn bà hoại huyết (Matthew 9:20 – 22, Mark 5:25 – 35, Luke 8:43 – 48). Ngài chữa lành 2 người mù (Matthew 9:27 – 35). Làm phép lạ cho con trai người giầu có (John 4:46 – 54). Chữa lành kẻ bại tay (Matthew 12:10 – 14, Mark 3:1 – 6, Luke 6:6 – 11) và chữa lành nhiều người được mang đến cầu khấn Ngài (Matthew 8:16 – 17; 9:36 – 38). Ngài lên án Capharnaum (Matthew 11:23 – 24). Lời tiên tri của Đức Giêsu về Capharnaum đã xảy ra. Ngày nay, Capharnaum đổ nát bên bờ hồ. Năm 1905, 2 nhà khảo cổ người Đức bắt đầu khai quật tại đây và được quý Cha Phanxicô hoàn thành vào năm 1926. Họ đã khám phá ra Hội đường nổi tiếng tại đây. Hội đường này được xây lại vào thế kỷ thứ 3 trên những di tích của Hội Đường mà Đức Giêsu đã chữa lành người đầy tớ của viên bách quan đội trưởng (Luke 7). Những biểu tượng của người Do Thái và Roma được trạm trổ trên các tảng đá. Những di tích của người Do Thái bao gồm Ngôi sao Vua David, Menorah-Chân Đèn 7 ngọn, Hòm Bia Giao Ước, và lá dừa...Người Công Giáo tôn kính Hội Đường Capharnaum vì là nơi Chúa Giêsu tôn thờ Chúa Cha, giảng dạy, và làm phép lạ. Quý Cha Phanxicô còn khai quật thấy nhà của Thánh Phêrô với những di tích của Nhà Thờ cổ từ thế kỷ thứ 5.
Đoàn Hành Trình Niềm Tin theo dấu chân của Chúa Giêsu đến làng Korazin và hành hương viếng thăm Thánh Đường Thánh Phêrô tuyên tín và được Chúa Giêsu đặt làm Giáo Hoàng đầu tiên. Đoàn chúng tôi đặt tay trên tảng đá Thánh Phêrô tuyên tín để cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam. Nhà Thờ Primacy-Quyền Giáo Hoàng của Phêrô được xây năm 1934 trên một tảng đá lớn gọi là “Mensa Christi -Bàn của Đức Kitô.” Theo truyền thống, đây là nơi Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ sau khi sống lại. Ngài chuẩn bị bữa ăn cho các ông và trao quyền Giáo Hoàng cho Thánh Phêrô khi Ngài tuyên bố: “Hãy chăn các chiên ta.” (John 21: 9). Đoàn thăm viếng Tabgha, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều nuôi sống 4000 người. (Mt. 14:20). Tên Tabgha này do từ tiếng Hy Lạp Heptapegon với nghĩa 7 giòng suối. Nơi đây có nhiều nguồn nước. Theo truyền thống, nơi đây Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều với 5 chiếc bánh và 2 con cá nuôi sống 5000 người (Mark 6:36- 44, Matthew 14:13- 21, John 16:1- 6). 2. Nhà Thờ kiểu Byzantine được xây dựng tại đây vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Năm 1942, những di tích của Nhà Thờ này được khám phá ra với nghệ thuật mosaic còn rất đẹp. Trên tảng đá làm bàn thờ, còn bức tranh mosaic vẽ lại hình của giỏ bánh và 2 con cá. Sàn Nhà Thờ trang trí bằng mỹ thuật mosaic với hình chim, cá, thú vật, và hoa cỏ trong vùng. Năm 1934, một Nhà Thờ mới được xây dựng trên nền Nhà Thờ kiểu Byzantine cũ.
Chúa Nhật ngày 5 tháng 7, đoàn Hành hương kính viếng Thánh Đường 8 Mối Phúc Thật – Hiến Chương Nước Trời. Núi Tám Mối Phúc Thật theo tương truyền là nơi Chúa Giêsu giảng về hiến chương Nước Trời gồm Tám Mối Phúc Thật và những nguyên tắc của đời sống vĩnh cửu. “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” (Matthew 5). Năm 1937, quý cha Phanxicô đã xây dựng trên núi này và hướng về mặt hồ. Nhà Thờ này được gọi là Nhà Thờ Tám Mối Phúc Thật.
PILGRIMAGE OF FAITH JOURNEY 2009.
PHẦN NHẤT
Chiều thứ 2 ngày 29 tháng 6 năm 2009, đúng ngày Đại Lễ Kính Thánh Phêrô và Phaolô, đoàn Hành Hương Hành Trình Niềm Tin lên đường Hành Hương theo bước Chân của Chúa Giêsu Kitô và bước chân của các Thánh Tông Đồ, đặc biệt 2 Thánh Tông Đồ Cả là Phêrô và Phaolô.
Đoàn hành hương chúng tôi trên chuyến bay Airbus 380 SQ 222 lớn nhất thế giới của hãng Hàng Không Singapore đáp xuống Phi Trường Singapore, dừng chân theo bước chân đoàn người Việt Nam Tỵ Nạn để tìm về hình ảnh gian nan của Người Việt Nam tỵ nạn trên đường vượt biên và tạm trú tại Singapore nhớ về những ngày truân chiên trong thời Tỵ Nạn xa xưa.
Đoàn Hành Trình Niềm Tin bay từ Singapore sang Bangkok Thái Lan, để chuẩn bị nhập cuộc theo Hành Trình của Chúa Giêsu Kitô cách đây hơn 2000 năm. Tại Phi Trường Bangkok, 49 người trong đoàn Hành Hương trải qua một cuộc kiểm tra của chuyến bay Israel rất kỹ lưỡng. Những nhân viên an ninh Israel xét từng người một, và đóng dấu an ninh vào các vật dụng cũng như passport vì lý do an ninh.
KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC DO THÁI
a) Địa dư: Diện tích nước Do thái là 20.850 km2. Dài 416 km, rộng từ 15km đến 66km. 50% đất đai là những cánh đồng hoang vu. Ranh giới Do thái nằm sát với Libăng, Syria, Jordan và Ai Cập, phía tây giáp với Địa trung Hải.
b) Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt, mùa hè khô ráo và mùa đông ôn hòa nhưng hay mưa.
c) Dân số: Dân số ngày nay tại Do Thái là 4,472,000 người, gồm 633.000 Do Thái, 633.000 Hồi giáo Ả Rập, 105.000 Công Giáo, và 78.000 người theo các Tôn Giáo khác.
d) Ngôn ngữ: Tiếng Do Thái được đổi mới, toàn dân đều học và nói tiếng Do Thái. Báo chí bằng tiếng Do Thái mỗi ngày một gia tăng.
e) Tôn giáo: Do thái có nhũng tôn giáo chính: Do Thái giáo, Hồi giáo, Kitô giáo theo nghi lễ Đông phương và La Tinh.
Sáng ngày 2 tháng 7, đoàn đáp xuống Phi Truờng Tel Aviv và người hướng dẫn đón chúng tôi lên xe bus về Bethlehem. Mọi người quên hết sự mệt mỏi, đã cùng nhau lên đường kính viếng Đại Giáo Đường Giáng Sinh ngay buổi chiều. May mắn quá, Đại Giáo Đường Giáng Sinh chiều nay khá vắng người...Đoàn chúng tôi được Johny, người hướng dẫn đưa chúng tôi vào Đại Giáo Đường Giáng Sinh.
Đại Giáo Đường Giáng Sinh với hình Thánh Giá dài 170 feet và rộng 80 feet. Đại Giáo Đường Giáng Sinh được chia làm 5 cánh với 4 hàng cột lớn bằng đá đỏ của Đất Thánh. Những miếng trang trí bằng đá mosaics từ thế kỷ thứ 4 được khám phá ra năm 1936. Phần trên của Đại Giáo Đường và các tường, những miếng trang trí mosaics hiện rõ và do Đạo Binh Thánh Giá trang trí lại. Ca Đoàn Chính Thống Hy Lạp thường đứng hát Thánh Ca trên Hang Đá Giáng Sinh được trạm trổ bằng tay trên gỗ bá hương từ Lebanon. 2 cửa chính vào Đại Giáo Đường dẫn tới Hang Đá Giáng Sinh hình vuông với 35 feet dài và 10 feet rộng. Hang Đá Giáng Sinh được trang trí bằng 48 ngọn đèn. Một Ngôi Sao bằng bạc đặt ngay nơi Đức Giêsu Giáng Sinh có ghi bằng tiếng La Tinh: “Hic de Maria Virgine Jesus Christus Natus Est.” (Nơi đây Đức Giêsu Kitô đã Giáng Sinh bởi Mẹ Maria Đồng Trinh). Máng Cỏ được đặt bên phải. Những tảng đá nguyên thuỷ đen sạm vì nến và khói nằm phía trên Máng Cỏ. Mái nguyên thuỷ của Hang Đá được làm từ thế kỷ thứ 4. Những bức tường của hang được bảo quản bằng vật liệu chống lửa cháy do Tổng Thống Pháp Mac Mahon tặng năm 1874.Sau khi hôn kính Ngôi Sao Giáng Sinh và chụp hình bên Máng Cỏ Chúa Giêsu, đoàn chúng tôi dâng Thánh Lễ trong một hang ngay phía sau bên Máng Cỏ Chúa.
Sáng hôm sau, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường thăm viếng Cánh Đồng Mục Tử. Những mục đồng canh giữ đoàn chiên ngoài đồng ban đêm, họ thấy các thiên thần của Thiên Chúa đứng hát chung quanh họ và loan tin: “Đừng sợ, ta báo cho các ngươi một tin mừng trọng đại, hôm nay, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta. Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa.” (Luke 2). Mặc dù các Phúc Âm không nói rõ vị trí chính xác của các mục đồng, nhưng theo truyền thống xa xưa, nơi này là cánh đồng nằm vào khoảng 2 dặm về phía đông của Belem.
Đoàn chúng tôi dâng Thánh Lễ tại đây, vang hát những bài ca Giáng Sinh của các Thiên Thần loan báo cùng với các Mục Đồng năm xưa: “Gloria in Excelsus Deo – Vinh Danh Thiên Chúa trên các Tầng Trời.”
Sau đó, đoàn đến thăm Ein Karem, nơi Thánh Gioan Tẩy Giả Giáng Sinh, và hành hương Thánh Đường Đức Mẹ thăm viếng Bà Thánh Elisabeth tại đây. Ngôi làng xinh xắn Ein Karem không xa Jerusalem bao nhiêu. Làng được bao bọc bằng những ngọn đồi với nhiều vườn cây olive và nho. Làng này được tin tưởng là nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh hạ. Nơi đây, Mẹ Maria từ Nazareth đến thăm viếng người chị họ tên là Isave (Elizabeth), mẹ của Thánh Gioan Tẩy Giả, theo Phúc Âm Luca (Luke 1: 39-46). Phúc Âm không chỉ định rõ nơi Mẹ Maria gặp Thánh Isave hay chỉ rõ nơi Thánh Gioan Tẩy Giả sinh hạ. Phúc Âm chỉ trình thuật: “Mẹ Maria vội vã tiến về vùng núi của Judah.”
Nơi này phải là nơi gần Jerusalem để Zacharias là cha của Thánh Gioan Tẩy Giả phục vụ trong Đền Thờ. Theo truyền thống và qua các nhà khảo cổ cùng với những tài liệu quý giá, Ein Karem được nhận là nơi Mẹ Maria thăm viếng và là nơi hạ sinh Thánh Gioan Tẩy Giả. Ngôi làng xinh xắn này với nhiều suối nước phù hợp với tường thuật của Thánh Sử Luca, là nơi quy tụ nhiều người từ thuở xa xưa. Ngôi Nhà Thờ mang tên Thánh Gioan Tẩy Giả được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 ngay trên ngôi nhà của ông Zacharias và là nơi sinh hạ của Thánh Gioan Tẩy Giả. Nhà Thờ bị phá huỷ rồi được xây dựng lại thời Đạo Binh Thánh Giá. Ngôi Nhà Thờ hiện nay được quý Cha Phanxicô xây dựng vào năm 1885. Nhà Thờ Thăm Viếng với 2 tầng được xây dựng trên khu vực Thánh Isave mang thai Gioan Tẩy Giả và Mẹ Maria đến thăm viếng Bà. Từ những ngày đầu tiên, Nhà Thờ này được xây dựng vào thế kỷ thứ 5. Sau đó, nhiều lần được sửa chữa lại và đến năm 1938, các cha Phanxicô mới xây dựng Nhà Thờ phía trên. Trên bức tường hướng về Nhà Thờ, bản kinh Magnificat (Linh Hồn tôi ngợi khen Chúa) của Mẹ Maria được viết bằng 41 ngôn ngữ khác nhau.
Ngày 3 tháng 7, đoàn hành hương tiến về Nazareth nơi Chúa Giêsu sống ẩn dật 30 năm. Nazareth là một trong những thành phố chính của Đất Thánh với độ cao 1,230 feet trên mặt nước biển. Thành phố này nằm giữa những ngọn đồi và được chọn là nơi Truyền Tin cho sự kiện sinh hạ Đấng Cứu Thế. Nơi đây, “Ngôi Lời đã biến thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta.” (John 1:14). Đức Kitô đã sống thời kỳ ẩn dật tại đây giống như các trẻ em Nazareth khác. Ngài đã làm thợ mộc với Thánh Cả Giuse và Thánh Sử Luca đã gọi Ngài là người thợ mộc. Nazareth là một thành phố nhỏ không có tiếng tăm, bên cạnh làng Cana. Tại đây, Nathanael đã nghe nói về Đức Kitô. Ngài cũng không được đón tiếp tại quê hương Nazareth khi Ngài khẳng định: “Quả thật ta nói cho chúng con hay, không một tiên tri nào được đón tiếp nơi quê hương của mình.” (Luke 4:24). Chúng tôi vào thăm Hội Đường Do Thái, nơi dân Nazareth đã không tiếp nhận Ngài. Chúa Giêsu đã rời bỏ Nazareth để xuống Capharnaum để rao giảng. Tại Nazareth có một giòng suối nhỏ vẫn tiếp nước cho giếng nước của Mẹ Maria (Mary’s well). Năm 66 A.D. Thành phố này bị tàn phá do Vespasian. Vào năm 629, người Do Thái bị trục xuất khỏi Nazareth do lệnh của Heraclius. Trong thời kỳ Đạo Binh Thánh Giá, thành phố sống lại và phồn thịnh hơn. Ông Tancred, Hoàng Tử của Galilê xây dựng lại nhiều Nhà Thờ và tu viện. Năm 1187, thành phố bị Saladin xâm chiếm. Năm 1263 thành phố bị tàn phá do Beybars, sau đó rơi vào tay người Hồi Giáo kéo dài 400 năm. Năm 1620, nhiều gia đình Công Giáo về lập nghiệp nơi đây. Ngày nay, Nazareth phát triển lên và khoảng 35,000 dân gồm người Ả Rập và phần đông là người Công Giáo.
Nazareth là nơi cư trú của người Do Thái xưa kia. Người Công Giáo khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ 4. Khoảng thế kỷ thứ 5, Nhà Thờ Truyền Tin được xây dựng tại hang đá Truyền Tin. Năm 614, Nhà Thờ bị phá huỷ do người Ba Tư. Tancred xây dựng lại tu viện và Nhà Thờ theo kiểu Roman. Năm 1263, Nhà Thờ Đạo Binh Thánh Giá bị phá huỷ do Beybars. Năm 1730, Tu Sĩ Phanxicô được phép xây một Nhà Thờ nhỏ và được làm lớn hơn vào năm 1877. Tu Sĩ Phanxicô luôn luôn muốn xây dựng một ngôi Nhà Thờ lớn xứng đáng với Mầu Nhiệm Truyền Tin. Ước mơ của họ được thực hiện vào năm 1960-1968. Một Nhà Thờ nguy nga được xây dựng tại đây. Nhà Thờ này trở thành lớn nhất trong vùng Trung Đông. Trước khi xây dựng, họ khai quật toàn bộ khu vực. Nhiều di tích đời xưa được khám phá.
Sau khi kính viếng Thánh Đường Truyền Tin và hôn kính nơi Sứ Thần Truyền Tin cho Mẹ Maria. Đoàn kính viếng xưởng thợ Thánh Giuse và Gia Đình Thánh Gia, hành hương nơi Giếng Đức Mẹ đã thường xuyên múc nước hằng ngày cho sinh hoạt Gia Đình Thánh Gia. Hành Trình Niềm Tin cũng còn đến thăm viếng làng Naim, nơi Chúa Giêsu cho chàng thanh niên con một bà goá sống lại. Đêm nay,đoàn chúng tôi nghỉ đêm tại làng Nazareth.
Tiếp theo, Hành Trình Niềm Tin viếng thăm Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại đây. Đoàn dâng lễ Hôn Nhân đặc biệt cho 13 cặp Hôn Nhân tham dự nghi thức Lễ Nghi Hôn Nhân Truyền Thống tại Cana, và được cấp chứng chỉ Hôn Nhân tại Cana, để nhớ lại Bí Tích Hôn Nhân. Cana nằm vào khoảng 4 miles trên đường từ Nazareth tới Tiberias. Cana là nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên hoá nước thành rượu trong một tiệc cưới. (John 2:1-11). 2 Nhà Thờ được xây dựng tại đây để kính nhớ phép lạ đầu tiên này.
Buổi chiều, đoàn hành hương tiến lên Núi Tabor, nơi Chúa Biến Hình với 3 môn đệ: Phêrô, Giacôbê, và Gioan. Núi Tabor sừng sững vươn cao giữa các đồng bằng trên 1,900 feet cao hơn mực nước biển. Đây là một khung cảnh tuyệt đẹp trong vùng núi miền Galilê. Trong Thánh Vịnh 89, David hát lên: “Núi Tabor và Hermon sẽ mừng vui trong danh Thiên Chúa.” Trong thời xa xưa, nơi đây là biên giới giữa bộ lạc miền bắc và miền nam. Núi Tabor được nhận là Núi Thánh của Do Thái, vì nơi đây, vinh quang Thiên Chúa được thể hiện qua chiến thắng của Barak, với lời tiên tri Deborah, đánh bại quân đội Canaan dưới quyền Sisera (Judges 4:6). Làng Ả Rập dưới chân núi có tên gọi là “Daburieh” để vinh danh Nữ Tiên Tri Deborah. Đối với người Thiên Chúa Giáo, núi Tabor là Núi Thánh vì nơi đây Chúa Giêsu đã biến hình trước 3 môn đệ của Ngài (Luke 9:28 – 36). Đỉnh Núi Tabor dài 1,300 yards và rộng 450 yards, vây quanh với những di tích của thành luỹ cũ xây dựng vào thế kỷ 13 do người Hồi Giáo. Năm 1924, quý cha Phanxicô đã xây Nhà Thờ Chúa Biến Hình tại đây với những di tích của các Nhà Thờ trước kia. Bên cạnh những di tích của Nhà Thờ Byzantine thế kỷ thứ 6 và 12, người ta còn thấy được những di tích của những thành luỹ và tu viện xa xưa. Từ đỉnh cao của Núi Tabor, du khách có thể xem thấy khung cảnh huy hoàng và tuyệt mỹ của cả vùng chung quanh.
Đoà hành hương tại Nhà Thờ Tám Mối Phúc Thật. |
Biển Hồ Galilê dài 13 miles rộng 7 miles và sâu từ 130 đến 157 feet. Biển Hồ thấp hơn mặt nước biển là 686 feet. Biển Hồ có nhiều tên gọi khác nhau như Biển Hồ Galilê, Biển Hồ Tiberias, hay Biển Hồ Kinneret. Biển Hồ có hình giống như cây đàn harp và có nhiều cá như cá chép, cá mullet, cá trê, cá mòi...Giống như thời gian xa xưa, hiện nay, người ta vẫn còn bắt cá bằng lưới. Nước Biển Hồ trong và yên tĩnh. Thời Chúa Giêsu, Biển Hồ là trung tâm dẫn đến các phương hướng khác nhau. Nơi đây, với sự thông thương thuận lợi, thung lũng phì nhiêu, sự tươi đẹp của vùng, và suối nước nóng của Tiberias, đã lôi cuốn số đông dân cư về sinh sống. Biển Hồ Galilê bao quanh bởi 9 thành phố. Với nước ngọt, nhiều cá và mặt hồ xanh thắm, Biển Hồ Galilê đã trở thành lý tưởng cho cuộc sống. Trong thung lũng đầy tràn sinh động, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng về Nước Thiên Chúa. Nơi đây, Ngài đã trải qua cuộc đời công khai khá lâu cũng như giảng dạy và làm nhiều phép lạ. Trên bờ Biển Hồ, Chúa Giêsu đã chọn Thánh Phêrô, Andrê, Giacôbê, và các Tông Đồ khác (Mathew 4:18- 20, Luke 5:1- 11). Ngài chữa lành người cùi (Mathew 8: 1-4). Ngài truyền cho sóng biển im lặng (Matthew 14: 22- 23) và chữa lành nhiều bệnh nhân khác (Matthew 15: 19- 21). 12 Tông Đồ được Ngài truyền lệnh lên nơi thanh vắng và cầu nguyện tại nơi gần Biển Hồ (Mark 3:13- 19). Đêm nay, đoàn chúng tôi được nghỉ đêm tại ngay Biển Hồ Galilê.
Ngày hôm sau, Hành Trình Niềm Tin viếng thăm Capharnaum – Capernaum, Trung Tâm hoạt động Truyền Giáo của Chúa Giêsu. Kính viếng ngôi nhà của Nhạc Phụ Thánh Phêrô và Hội Đường Do Thái nguyên thuỷ tại đây. Buổi tối sẽ có dịp tắm nước Biển Hồ Galilea.
Capharnaum nằm khoảng 2 dặm rưỡi từ nơi sông Jordanô chảy vào Biển Hồ Galilê. Nơi đây có trạm canh thuế vụ trên đường tới Damascus và là nơi đông đảo những quan quyền Roma. Đây là thành phố bận bịu khá nhiều do các thương gia vận chuyển lụa là và gia vị từ Damascus, rồi mang về cá khô, cây trái, từ vùng Gennessaret. Sau khi rời bỏ Nazareth, Ngài đến Capharnaum và biến nơi này thành nơi cư trú và giảng đạo. Thành phố này biến thành trung tâm hoạt động của Ngài. Tại đây, Ngài giảng dạy rất nhiều, đồng thời, Ngài thực thi nhiều phép lạ. Capharnaum là quê hương của Thánh Phêrô. Đức Giêsu rao giảng trong Hội Đường (Mark 1:21, Like 4:31 – 33). Ngài chữa lành một người quỷ ám và chữa lành mẹ vợ của Thánh Phêrô (Matthew 8:17 – 17, Mark 1:21 – 34, Luke 4:31 – 41). Ngài chữa lành người đầy tớ của viên bách quan đội trưởng (Matthew 9:1 – 8, Mark 2:1 – 12, Luke 5:17 – 20). Ngài cho con gái ông Jarô sống lại (Matthew 9:18 – 26, Mark 5:22 – 43, Luke 8:41 – 56). Ngài chữa lành người đàn bà hoại huyết (Matthew 9:20 – 22, Mark 5:25 – 35, Luke 8:43 – 48). Ngài chữa lành 2 người mù (Matthew 9:27 – 35). Làm phép lạ cho con trai người giầu có (John 4:46 – 54). Chữa lành kẻ bại tay (Matthew 12:10 – 14, Mark 3:1 – 6, Luke 6:6 – 11) và chữa lành nhiều người được mang đến cầu khấn Ngài (Matthew 8:16 – 17; 9:36 – 38). Ngài lên án Capharnaum (Matthew 11:23 – 24). Lời tiên tri của Đức Giêsu về Capharnaum đã xảy ra. Ngày nay, Capharnaum đổ nát bên bờ hồ. Năm 1905, 2 nhà khảo cổ người Đức bắt đầu khai quật tại đây và được quý Cha Phanxicô hoàn thành vào năm 1926. Họ đã khám phá ra Hội đường nổi tiếng tại đây. Hội đường này được xây lại vào thế kỷ thứ 3 trên những di tích của Hội Đường mà Đức Giêsu đã chữa lành người đầy tớ của viên bách quan đội trưởng (Luke 7). Những biểu tượng của người Do Thái và Roma được trạm trổ trên các tảng đá. Những di tích của người Do Thái bao gồm Ngôi sao Vua David, Menorah-Chân Đèn 7 ngọn, Hòm Bia Giao Ước, và lá dừa...Người Công Giáo tôn kính Hội Đường Capharnaum vì là nơi Chúa Giêsu tôn thờ Chúa Cha, giảng dạy, và làm phép lạ. Quý Cha Phanxicô còn khai quật thấy nhà của Thánh Phêrô với những di tích của Nhà Thờ cổ từ thế kỷ thứ 5.
Đoàn Hành Trình Niềm Tin theo dấu chân của Chúa Giêsu đến làng Korazin và hành hương viếng thăm Thánh Đường Thánh Phêrô tuyên tín và được Chúa Giêsu đặt làm Giáo Hoàng đầu tiên. Đoàn chúng tôi đặt tay trên tảng đá Thánh Phêrô tuyên tín để cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam. Nhà Thờ Primacy-Quyền Giáo Hoàng của Phêrô được xây năm 1934 trên một tảng đá lớn gọi là “Mensa Christi -Bàn của Đức Kitô.” Theo truyền thống, đây là nơi Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ sau khi sống lại. Ngài chuẩn bị bữa ăn cho các ông và trao quyền Giáo Hoàng cho Thánh Phêrô khi Ngài tuyên bố: “Hãy chăn các chiên ta.” (John 21: 9). Đoàn thăm viếng Tabgha, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều nuôi sống 4000 người. (Mt. 14:20). Tên Tabgha này do từ tiếng Hy Lạp Heptapegon với nghĩa 7 giòng suối. Nơi đây có nhiều nguồn nước. Theo truyền thống, nơi đây Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều với 5 chiếc bánh và 2 con cá nuôi sống 5000 người (Mark 6:36- 44, Matthew 14:13- 21, John 16:1- 6). 2. Nhà Thờ kiểu Byzantine được xây dựng tại đây vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Năm 1942, những di tích của Nhà Thờ này được khám phá ra với nghệ thuật mosaic còn rất đẹp. Trên tảng đá làm bàn thờ, còn bức tranh mosaic vẽ lại hình của giỏ bánh và 2 con cá. Sàn Nhà Thờ trang trí bằng mỹ thuật mosaic với hình chim, cá, thú vật, và hoa cỏ trong vùng. Năm 1934, một Nhà Thờ mới được xây dựng trên nền Nhà Thờ kiểu Byzantine cũ.
Chúa Nhật ngày 5 tháng 7, đoàn Hành hương kính viếng Thánh Đường 8 Mối Phúc Thật – Hiến Chương Nước Trời. Núi Tám Mối Phúc Thật theo tương truyền là nơi Chúa Giêsu giảng về hiến chương Nước Trời gồm Tám Mối Phúc Thật và những nguyên tắc của đời sống vĩnh cửu. “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” (Matthew 5). Năm 1937, quý cha Phanxicô đã xây dựng trên núi này và hướng về mặt hồ. Nhà Thờ này được gọi là Nhà Thờ Tám Mối Phúc Thật.