VATICAN CITY (CNS) - Đức giáo hoàng Benedict XVI đã mời hàng trăm nghệ sĩ tới gặp ngài tại Vatican trong nỗ lực làm sống lại mối liên lạc đặc biệt có tính cách lịch sử giữa đức tin và nghê thuật.
Hơn 500 nhân vật trong thế giới nghệ thuật, kịch trường, văn chương và âm nhạc đã được mời đến họp với Đức giáo hoàng ngay dưới những bức bích họa lừng danh của Michelangelo trong Nguyện đường Sistine vào ngày 21 tháng 11 sắp tới.
Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, cho biết rằng cuộc họp này là một trong nhiều sáng kiến nhằm bắc một nhịp cầu nối lại khoảng trống ngăn cách giữa tâm linh và cách thức biểu hiện nghệ thuật đã xảy ra trong thế kỷ trước.
Tại một cuộc họp báo ở Vatican hôm 10 tháng 9, Tổng giám mục Ravasi nói rằng sự ngăn cách giữa hai bên có thể thấy được rõ ràng nơi nghệ thuật và kiến trúc của nhiều ngôi nhà thời mới, mà theo ngài thì không trình bầy được vẻ đẹp mà trái lại còn xấu nữa.”
Ngài nói rằng giáo hội hy vọng cuộc đối thoại có thể giúp cho các nghệ sĩ tìm lại được “tính siêu việt (transcendence )” đã gợi hứng cho nhà họa sĩ và điêu khắc Michelangelo ở thế kỷ 16, những người đồng thời với ông và biết bao nhiêu nghệ sĩ khác nữa, để tạo thành những công trình nghệ thuật tôn giáo trải qua bao nhiêu thế kỷ.
Danh sách khách mời tới họp với Đức giáo hoàng bao gồm những người đã thành danh trong giới nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, văn chương, thi phú, âm nhạc và nghệ thuật trình diễn, như kịch trường, khiêu vũ, điện ảnh và truyền hình.
Danh sách các nghệ sĩ sẽ được tiết lộ gần sát ngày họp, nhưng một số tên tuổi đã được đề cập tới trong buổi họp báo: nhạc sĩ người Ý viết nhạc phim Ennio Morricone, nhà biên đạo kịch Bob Wilson, kiến trúc sư Daniel Libeskind, và Bono, ca sĩ trưởng nhóm U2. Nhà nghệ sĩ Mỹ Bill Viola đã được mời nhưng cho biết không thể tới dự được.
Tổng giám mục Ravasi nói cuộc họp được triệu tập là để tiếp nối những nỗ lực lập lại mối quan hệ với giới nghệ thuật đương đại trước đây của các giáo hoàng. Bốn mươi lăm năm trước Đức giáo hoàng Phaolô VI đã có một buổi gặp gỡ tương tự như thế với các nghệ sĩ tại Nguyện đường Sistine, và mấy năm sau đã khai trương Bộ sưu tập Nghệ thuật Tôn giáo thời Hiện đại trong khuôn viên viện Bảo tàng Vatican. Mười năm trước đây, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết bức “Thư gửi Nghệ sĩ”, trong đó ngài khen ngợi công trình của họ và thúc giục cho có một sự cộng tác nhiều hơn giữa giáo hội và giới làm nghệ thuật.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Antonio Paolucci, Giám đốc Bảo tàng viện Vatican nói rằng nghệ thuật tôn giáo đương đại đã bị sa sút vì “khiếu thưởng ngoạn xấu đi.” Ông cho biết vào thời trung cổ, giáo dân sống cuộc đời nghèo khó và không mầu sắc nhưng lại tìm được những sắc mầu rực rỡ và “một chút thoáng nhìn dáng vẻ của thiên đàng” khi đi lễ ở các ngôi thánh đường tràn đầy những công trình nghệ thuật tuyệt vời.
“Ngày nay, nhiều người sống trong những vùng ngoại ô ảm đạm của các đô thị, trong những ngôi nhà không đẹp. Họ đi nhà thờ và thấy nhà thờ còn không đẹp hơn.”
Ông nói rằng suốt theo chiều dài của lịch sử, Giáo hội Công giáo đã không quản ngại nguy cơ lớn lao khi bảo trợ cho các loại hình nghệ thuật mới, và chính nghệ thuật đó khi được linh hứng bởi đức tin Kitô giáo đã tạo ra được nhiều tác phẩm vĩ đại nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong thế kỷ vừa qua, tính ưu tú của nghệ thuật và đức tin tôn giáo đã tách biệt nhau ra, và nhiệm vụ của người làm văn hóa là phải cố hàn gắn lại sự phân cách. Giáo hội, theo lời ông, phải chứng tỏ lòng can đảm đã thể hiện trong quá khứ khi đối diện với nghệ thuật đương đại.
Tổng giám mục Ravasi nói rằng việc chọn lựa các nhà nghệ sĩ đến tham dự biến cố này tại Vatican là phần vụ khó khăn nhất, nhưng họ được tuyển chọn dựa trên tiếng tăm và trên các giải thưởng họ đã nhận được. Ngày hôm trước cuộc gặp gỡ Đức giáo hoàng tại Nhà nguyện Sistine, giới làm nghệ thuật sẽ được mời tham quan đặc biệt bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại tại Viện Bảo tàng Vatican được thực hiện theo ý nguyện của Đức giáo hoàng Phaolô VI.
Hơn 500 nhân vật trong thế giới nghệ thuật, kịch trường, văn chương và âm nhạc đã được mời đến họp với Đức giáo hoàng ngay dưới những bức bích họa lừng danh của Michelangelo trong Nguyện đường Sistine vào ngày 21 tháng 11 sắp tới.
Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, cho biết rằng cuộc họp này là một trong nhiều sáng kiến nhằm bắc một nhịp cầu nối lại khoảng trống ngăn cách giữa tâm linh và cách thức biểu hiện nghệ thuật đã xảy ra trong thế kỷ trước.
Tại một cuộc họp báo ở Vatican hôm 10 tháng 9, Tổng giám mục Ravasi nói rằng sự ngăn cách giữa hai bên có thể thấy được rõ ràng nơi nghệ thuật và kiến trúc của nhiều ngôi nhà thời mới, mà theo ngài thì không trình bầy được vẻ đẹp mà trái lại còn xấu nữa.”
Ngài nói rằng giáo hội hy vọng cuộc đối thoại có thể giúp cho các nghệ sĩ tìm lại được “tính siêu việt (transcendence )” đã gợi hứng cho nhà họa sĩ và điêu khắc Michelangelo ở thế kỷ 16, những người đồng thời với ông và biết bao nhiêu nghệ sĩ khác nữa, để tạo thành những công trình nghệ thuật tôn giáo trải qua bao nhiêu thế kỷ.
Bích họa trong nguyện đường Sistine |
Danh sách khách mời tới họp với Đức giáo hoàng bao gồm những người đã thành danh trong giới nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, văn chương, thi phú, âm nhạc và nghệ thuật trình diễn, như kịch trường, khiêu vũ, điện ảnh và truyền hình.
Danh sách các nghệ sĩ sẽ được tiết lộ gần sát ngày họp, nhưng một số tên tuổi đã được đề cập tới trong buổi họp báo: nhạc sĩ người Ý viết nhạc phim Ennio Morricone, nhà biên đạo kịch Bob Wilson, kiến trúc sư Daniel Libeskind, và Bono, ca sĩ trưởng nhóm U2. Nhà nghệ sĩ Mỹ Bill Viola đã được mời nhưng cho biết không thể tới dự được.
Tổng giám mục Ravasi nói cuộc họp được triệu tập là để tiếp nối những nỗ lực lập lại mối quan hệ với giới nghệ thuật đương đại trước đây của các giáo hoàng. Bốn mươi lăm năm trước Đức giáo hoàng Phaolô VI đã có một buổi gặp gỡ tương tự như thế với các nghệ sĩ tại Nguyện đường Sistine, và mấy năm sau đã khai trương Bộ sưu tập Nghệ thuật Tôn giáo thời Hiện đại trong khuôn viên viện Bảo tàng Vatican. Mười năm trước đây, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết bức “Thư gửi Nghệ sĩ”, trong đó ngài khen ngợi công trình của họ và thúc giục cho có một sự cộng tác nhiều hơn giữa giáo hội và giới làm nghệ thuật.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Antonio Paolucci, Giám đốc Bảo tàng viện Vatican nói rằng nghệ thuật tôn giáo đương đại đã bị sa sút vì “khiếu thưởng ngoạn xấu đi.” Ông cho biết vào thời trung cổ, giáo dân sống cuộc đời nghèo khó và không mầu sắc nhưng lại tìm được những sắc mầu rực rỡ và “một chút thoáng nhìn dáng vẻ của thiên đàng” khi đi lễ ở các ngôi thánh đường tràn đầy những công trình nghệ thuật tuyệt vời.
“Ngày nay, nhiều người sống trong những vùng ngoại ô ảm đạm của các đô thị, trong những ngôi nhà không đẹp. Họ đi nhà thờ và thấy nhà thờ còn không đẹp hơn.”
Ông nói rằng suốt theo chiều dài của lịch sử, Giáo hội Công giáo đã không quản ngại nguy cơ lớn lao khi bảo trợ cho các loại hình nghệ thuật mới, và chính nghệ thuật đó khi được linh hứng bởi đức tin Kitô giáo đã tạo ra được nhiều tác phẩm vĩ đại nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong thế kỷ vừa qua, tính ưu tú của nghệ thuật và đức tin tôn giáo đã tách biệt nhau ra, và nhiệm vụ của người làm văn hóa là phải cố hàn gắn lại sự phân cách. Giáo hội, theo lời ông, phải chứng tỏ lòng can đảm đã thể hiện trong quá khứ khi đối diện với nghệ thuật đương đại.
Tổng giám mục Ravasi nói rằng việc chọn lựa các nhà nghệ sĩ đến tham dự biến cố này tại Vatican là phần vụ khó khăn nhất, nhưng họ được tuyển chọn dựa trên tiếng tăm và trên các giải thưởng họ đã nhận được. Ngày hôm trước cuộc gặp gỡ Đức giáo hoàng tại Nhà nguyện Sistine, giới làm nghệ thuật sẽ được mời tham quan đặc biệt bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại tại Viện Bảo tàng Vatican được thực hiện theo ý nguyện của Đức giáo hoàng Phaolô VI.