Vũ khí chính của giáo dân giáo phận Vinh khi hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em ở Tam Tòa không phải là biểu ngữ cờ xí băng rôn ngợp trời, nhưng chính là Thánh Thể
"Ta là Bánh hằng sống"
Từ khi Chúa Giê-su về trời cho tới khi Người sẽ trở lại trong vinh quang để kết thúc lịch sử loài người và phán xét kẻ sống và người chết như niềm tin được tuyên xưng của người Ki-tô hữu trong kinh Tin Kính, những người tin vào Chúa Giê-su vẫn hằng phải bước đi trong gian khó và bị bách hại theo đúng những gì Người đã nói trước: Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em (Ga 15,20).
Những gì anh chị em Ki-tô hữu phải chịu đựng hằng ngày tại Trung quốc, Ấn Độ, các nước theo Hồi giáo đã minh chứng cho điều này. Ki-tô hữu tại Việt Nam cũng không nằm ngoài thông lệ đó.
Người bên ngoài dễ cho rằng Giáo dân Thái Hòa lúc trước và Tam Tòa hiện nay đang đi đòi những miếng đất có giá trị cao. Thật ra, họ chỉ muốn đi dựng lại một nơi thờ phượng đã bị tước đoạt một cách bất công. Đối với người Công giáo, đỉnh cao của một nơi thờ phượng không thể là gì khác ngoài việc cử hành Thánh Thể..
Thánh Cyprian tuyên bố về tầm quan trọng của Thánh Thể đối với những ai đang phải đối mặt với tử đạo. Ngài cũng nói về bổn phận của Giám mục phải ở lại cùng với đàn chiên trong giai đoạn bách hại.
Không phải cho người chết, nhưng cho người đang sống mà chúng ta phải ban phát Thánh Thể, để cho họ khi lâm trận không bị rơi vào tình trạng trần truồng, không được võ trang, nhưng được củng cố sức mạnh bởi sự chở che của Mình và Máu Chúa Ki-tô. Bởi vì mục đích của Thánh Thể là bảo vệ những ai đón chịu Thánh Thể, chúng ta phải cung cấp sự bảo vệ của Thánh Thể cho những ai chúng ta muốn chở che khỏi thù địch. Làm sao chúng ta có dạy bảo và khích lệ họ đổ máu ra làm chứng cho Danh Thánh Chúa Giê-su nếu khi họ chuẩn bị lên đường chiến đấu cho Người chúng ta không ban phát cho họ Máu của Người? Làm sao chúng ta có thể chuẩn bị cho đổ máu tử đạo nếu chúng ta trước hết không cho họ uống từ Chén Máu Chúa Giê-su trong nhà thờ (St. Cyprian, Epistola synodica ad Cornelium Papam, P.L., 3, 865).
Các con phải biết và phải tin chắc chắn rằng những ngày bách hại đã bắt đầu giáng xuống trên đầu các con trong thời sau cùng, thời của phản-ki-tô, để tất cả chúng ta luôn sẵn sàng đứng vững trước trận chiến, để không ai phải bận tâm về điều gì ngoài vinh quang đời đời và triều thiên được hứa ban cho những ai tuyên xưng Danh Thánh Chúa. Chúng ta đừng nghĩ rằng những cái sắp xẩy đến cũng sẽ giống như cái cũ đã qua. Sẽ còn vô cùng tệ hại và dã man hơn nơi các đòn thù giáng xuống chúng ta, những người chiến sĩ của Chúa Ki-tô. Họ phải sẵn sàng với Đức Tin tinh ròng và lòng can trường bất khuất, luôn ghi nhớ rằng lý do tại sao mỗi ngày họ uống Chén Máu Chúa Ki-tô chính là để cho họ có thể đổ máu của chính họ cho Chúa Ki-tô. Đây chính là ý nghĩa của Thánh Thể, tìm ra chính bản thân nơi Chúa Ki-tô, bắt chước lời dạy và việc làm của Chúa Ki-tô, theo như lời Thánh Gio-an Tông đồ: “Ai nói mình ở trong Đức Ki-tô phải bước đi như Đức Ki-tô đã bước đi” (1 Ga 2:6) và theo như lời Thánh Phao-lô Tông đồ khi khuyên nhủ và dạy bảo chúng ta: “Chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.” (Rm 8,17) (Epistola 56, P.L., 4, 350). (Có thể đối chiếu bản tiếng Anh trong The Living Bread, Thomas Merton, P. 123-124 với các attached picture files)
Mỗi khi bách bớ xảy ra các Ki-tô hữu đều chạy đến với Thánh Thể, nguồn sống và sức mạnh chính yếu của họ. Đức cố Hồng y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận khi bị tù đầy mỗi ngày vẫn nhỏ lên bàn tay mình một giọt rượu nho để cử hành và đón nhận Thánh Thể vì ngoài Thánh Thể ra không có gì khác có thể tăng sức tiếp lực cho ngài đi đến cùng trong hành trình Đức Tin rất gian khó.
Vũ khí chính của giáo dân giáo phận Vinh khi hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em ở Tam Tòa không phải là biểu ngữ cờ xí băng rôn ngợp trời, nhưng chính là Thánh Thể. Người tin trên toàn thế giới cũng hiệp thông với Tam Tòa bằng Thánh Thể. Thế gian không thể hiểu được điều này.
Giáo dân Việt Nam đổ về La Vang, Thái Hà, Tam Tòa không phải để tìm điềm thiêng dấu lạ nào khác ngoài Thánh Thể được cử hành rất trang trọng tại những nơi đã có những người tin sẵn sàng đổ máu ra hòa chung với Máu của Chúa Ki-tô.
Tại các nước thực sự có dân chủ tự do, người tin không còn phải chịu cảnh bách hại thấp hèn như tại Việt Nam nhưng các nhà thờ ngày một trống vắng thưa thớt, rất nhiều nhà thờ phải đóng cửa, vì Thánh Thể không còn là nguồn sống chính cho đa số cho những người mang danh xưng Ki-tô hữu khi họ đang bị dòng đời cuốn trôi phăng đi trong những theo đuổi vật chất và lạc thú bất tận.
Xét cho cùng Chúa Giê-su vẫn ưu ái cho dân tộc Việt Nam khi chúng ta vẫn còn được diễm phúc do cha ông truyền lại: được đổ máu ra vì Người.
"Ta là Bánh hằng sống"
Từ khi Chúa Giê-su về trời cho tới khi Người sẽ trở lại trong vinh quang để kết thúc lịch sử loài người và phán xét kẻ sống và người chết như niềm tin được tuyên xưng của người Ki-tô hữu trong kinh Tin Kính, những người tin vào Chúa Giê-su vẫn hằng phải bước đi trong gian khó và bị bách hại theo đúng những gì Người đã nói trước: Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em (Ga 15,20).
Những gì anh chị em Ki-tô hữu phải chịu đựng hằng ngày tại Trung quốc, Ấn Độ, các nước theo Hồi giáo đã minh chứng cho điều này. Ki-tô hữu tại Việt Nam cũng không nằm ngoài thông lệ đó.
Người bên ngoài dễ cho rằng Giáo dân Thái Hòa lúc trước và Tam Tòa hiện nay đang đi đòi những miếng đất có giá trị cao. Thật ra, họ chỉ muốn đi dựng lại một nơi thờ phượng đã bị tước đoạt một cách bất công. Đối với người Công giáo, đỉnh cao của một nơi thờ phượng không thể là gì khác ngoài việc cử hành Thánh Thể..
Thánh Cyprian tuyên bố về tầm quan trọng của Thánh Thể đối với những ai đang phải đối mặt với tử đạo. Ngài cũng nói về bổn phận của Giám mục phải ở lại cùng với đàn chiên trong giai đoạn bách hại.
Không phải cho người chết, nhưng cho người đang sống mà chúng ta phải ban phát Thánh Thể, để cho họ khi lâm trận không bị rơi vào tình trạng trần truồng, không được võ trang, nhưng được củng cố sức mạnh bởi sự chở che của Mình và Máu Chúa Ki-tô. Bởi vì mục đích của Thánh Thể là bảo vệ những ai đón chịu Thánh Thể, chúng ta phải cung cấp sự bảo vệ của Thánh Thể cho những ai chúng ta muốn chở che khỏi thù địch. Làm sao chúng ta có dạy bảo và khích lệ họ đổ máu ra làm chứng cho Danh Thánh Chúa Giê-su nếu khi họ chuẩn bị lên đường chiến đấu cho Người chúng ta không ban phát cho họ Máu của Người? Làm sao chúng ta có thể chuẩn bị cho đổ máu tử đạo nếu chúng ta trước hết không cho họ uống từ Chén Máu Chúa Giê-su trong nhà thờ (St. Cyprian, Epistola synodica ad Cornelium Papam, P.L., 3, 865).
Các con phải biết và phải tin chắc chắn rằng những ngày bách hại đã bắt đầu giáng xuống trên đầu các con trong thời sau cùng, thời của phản-ki-tô, để tất cả chúng ta luôn sẵn sàng đứng vững trước trận chiến, để không ai phải bận tâm về điều gì ngoài vinh quang đời đời và triều thiên được hứa ban cho những ai tuyên xưng Danh Thánh Chúa. Chúng ta đừng nghĩ rằng những cái sắp xẩy đến cũng sẽ giống như cái cũ đã qua. Sẽ còn vô cùng tệ hại và dã man hơn nơi các đòn thù giáng xuống chúng ta, những người chiến sĩ của Chúa Ki-tô. Họ phải sẵn sàng với Đức Tin tinh ròng và lòng can trường bất khuất, luôn ghi nhớ rằng lý do tại sao mỗi ngày họ uống Chén Máu Chúa Ki-tô chính là để cho họ có thể đổ máu của chính họ cho Chúa Ki-tô. Đây chính là ý nghĩa của Thánh Thể, tìm ra chính bản thân nơi Chúa Ki-tô, bắt chước lời dạy và việc làm của Chúa Ki-tô, theo như lời Thánh Gio-an Tông đồ: “Ai nói mình ở trong Đức Ki-tô phải bước đi như Đức Ki-tô đã bước đi” (1 Ga 2:6) và theo như lời Thánh Phao-lô Tông đồ khi khuyên nhủ và dạy bảo chúng ta: “Chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Ki-tô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người.” (Rm 8,17) (Epistola 56, P.L., 4, 350). (Có thể đối chiếu bản tiếng Anh trong The Living Bread, Thomas Merton, P. 123-124 với các attached picture files)
Mỗi khi bách bớ xảy ra các Ki-tô hữu đều chạy đến với Thánh Thể, nguồn sống và sức mạnh chính yếu của họ. Đức cố Hồng y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận khi bị tù đầy mỗi ngày vẫn nhỏ lên bàn tay mình một giọt rượu nho để cử hành và đón nhận Thánh Thể vì ngoài Thánh Thể ra không có gì khác có thể tăng sức tiếp lực cho ngài đi đến cùng trong hành trình Đức Tin rất gian khó.
Vũ khí chính của giáo dân giáo phận Vinh khi hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em ở Tam Tòa không phải là biểu ngữ cờ xí băng rôn ngợp trời, nhưng chính là Thánh Thể. Người tin trên toàn thế giới cũng hiệp thông với Tam Tòa bằng Thánh Thể. Thế gian không thể hiểu được điều này.
Giáo dân Việt Nam đổ về La Vang, Thái Hà, Tam Tòa không phải để tìm điềm thiêng dấu lạ nào khác ngoài Thánh Thể được cử hành rất trang trọng tại những nơi đã có những người tin sẵn sàng đổ máu ra hòa chung với Máu của Chúa Ki-tô.
Tại các nước thực sự có dân chủ tự do, người tin không còn phải chịu cảnh bách hại thấp hèn như tại Việt Nam nhưng các nhà thờ ngày một trống vắng thưa thớt, rất nhiều nhà thờ phải đóng cửa, vì Thánh Thể không còn là nguồn sống chính cho đa số cho những người mang danh xưng Ki-tô hữu khi họ đang bị dòng đời cuốn trôi phăng đi trong những theo đuổi vật chất và lạc thú bất tận.
Xét cho cùng Chúa Giê-su vẫn ưu ái cho dân tộc Việt Nam khi chúng ta vẫn còn được diễm phúc do cha ông truyền lại: được đổ máu ra vì Người.