THUẬN NGHĨA, VINH - Tối hôm qua thứ Ba, ngày 04 tháng 08 năm 2009, lúc 7 giờ 30, quý Cha trong hạt Thuận Nghĩa và một số giáo dân thuộc các giáo xứ lân cận đã trở về thánh đường giáo xứ Cẩm Trường (Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An) để cùng với 4.720 giáo dân trị sở làm Tuần Đền Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu thay cho toàn thể giáo phận; hiệp dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho các Linh mục và giáo dân giáo xứ Tam Tòa anh em bị bách hại vì chính đạo; và mừng Lễ nhớ thánh Gioan Maria Vianney, Quan thầy của các Cha xứ.
Mừng Bổn Mạng Các Cha Sở
Đặc biệt, trong ngày cao điểm của Năm Thánh Linh Mục này, hợp với Hội thánh hoàn vũ, giáo xứ Cẩm Trường hân hoan mừng kỷ niệm 150 năm ngày mất của Cha thánh Gioan Maria Vianney-một con người học kém, đơn sơ, nhưng rất khiêm tốn và đạo hạnh, đã trở thành một vị thánh đặc biệt được cả thế giới biết đến với danh hiệu “Cha sở họ Ars” và được Đức Thánh Cha Pio XI đặt làm bổn mạng các cha sở trên toàn thế giới.
Mở đầu thánh lễ, Cha chủ tế Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Thuận Nghĩa, kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận Vinh, chân thành cảm ơn mọi thành phần dân Chúa đã về đây để mừng Lễ Bổn mạng các Cha sở và cầu nguyện cho quý Cha trong giáo hạt. Ngài tha thiết mời gọi những ai đã lãnh nhận bí tích rửa tội phải chu toàn ba chức trách mà Chúa đã giáo phó là: tư tế, vương đế và ngôn sứ; và nhất là thêm lời cầu nguyện cho các Cha luôn trung thành theo Chúa và hăng say phục vụ cộng đoàn như Cha thánh Quan thầy Gioan Maria Vianney.
Ngài cũng dâng Thánh lễ này để cầu nguyện cho chính Ngài và cho anh em Linh mục đoàn trong toàn giáo hạt biết noi gương bắt chước Cha thánh, sống khó nghèo, đơn sơ, khiêm nhượng; mê say cầu nguyện; trung thành với việc dạy giáo lý, chu đáo trong việc truyền giảng Lời Chúa; thường xuyên thăm viếng giáo dân và quan tâm đến nhu cầu của họ; siêng năng ngồi tòa giải tội, giúp đỡ bổn đạo thành tâm hối cải, sửa lại tình trạng thiếu hiểu biết về đạo, và nhất là biết sốt sắng thờ phượng Chúa.
Xin Chúa các Linh mục trong giáo hạt nhà luôn tận tụy vì Chúa và vì các linh hồn như Cha thánh ngày xưa. Trong thời đại hôm nay, ước gì các Ngài cũng theo gương Cha thánh mà tha thiết kêu xin: “Lạy Chúa, con xin lãnh chịu tất cả, nhưng xin Chúa cải hóa họ đạo của con… Con bằng lòng chịu mọi đau khổ như Chúa muốn, miễn sao họ biết hồi tâm hoán cải”. Thật, không hạnh phúc nào bằng “một vị linh mục được hao mòn vì Chúa và vì các linh hồn”!
Thông Hiệp Với Tam Tòa Anh Em
Hàng ngàn ngọn nến cháy sáng đã xua tan màn đêm u tối của cả một vùng trời giáo xứ Cẩm Trường. Hàng ngàn con tim yêu chuộng công lý hòa bình đã hòa chung nhịp đập, cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Átxidi để nguyện xin Thiên Chúa “…thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình”. Hy vọng rằng những những ngọn nến đức tin cháy sáng, những tâm hồn quý chuộng sự thật, yêu mến tự do này sẽ là nguồn cảm thông chia sẻ và là động viên khích lệ sâu xa đối với Cha phụ trách Phêrô Lê Thanh Hồng và anh chị em giáo xứ Tam Tòa bị đối xử bất công, nhất là hai Linh mục bị hành hung cách dã man: Cha Phêrô Nguyễn Đình Phú và Cha Phêrô Ngô Thế Bính.
Những hành động “bài Thiên, trừ Đạo” xảy ra ở Tam Tòa trong thời gian qua khiến nhiều người hoang mang nghi vấn: “Không biết xã hội này, chế độ này, đất nước này và con người này rồi sẽ đi về đâu?”. Những người khác lại thất vọng thốt lên: “Triều đại này đưa nở hoa phi lý; và bất bình thịnh trị đến muôn năm”; hay nói như triết gia Jean Paul Sartes, chế độ này thật là “buồn nôn”! Đã đến lúc chúng ta phải “mửa” ra những gì là giả trá, bất công, vu khống, bịa đặt… để “ăn” vào những gì là chân thật, công minh, tự do, thanh sạch,… Có như thế đất nước này mới có thể thái bình thịnh trị; con người này mới có thể an vui hạnh phúc!
Tôn giáo là một nhu cầu máu thịt của con người. Một triết gia đã khẳng định: “Con người là một con vật có tôn giáo”. Loài người hiện hữu là tôn giáo có mặt. Tôn giáo xưa như trái đất! Thế mà bao năm qua, trên các giảng đường đại học, sinh viên Việt Nam lại bị nhồi sọ bởi quan niệm sai chệch của chủ nghĩa Mác-Lê về tôn giáo đại ý thế này: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh lệch lạc hiện thực khách quan. Tôn giáo sẽ bị diệt vong khi mà khoa học kỷ thuật và trình độ nhận thức của con người đạt tới cảnh giới tối cao; hoặc văn vẻ hơn một chút, “Tôn giáo là thứ thuốc phiện mê dân”, v.v. Chính lối giáo dục nhồi sọ, cục bộ và thiển cận này đã tạo cho sinh viên có một cái nhìn không mấy thiện cảm đối với tôn giáo và những tín đồ, nhất là với những người theo đạo Công giáo.
Nhưng, thật là sai lầm khi quan niệm như thế! Tôn giáo là chính khí huyết của con người; tôn giáo còn, con người còn. Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã thừa nhận: Tôn giáo là một nhu cầu thiết yếu của một bộ phận nhân dân và tồn tại với bộ phận nhân dân ấy. Trong bài giảng của mình, Cha chủ tế đã xác minh lại điều đó; đồng thời, Ngài cũng vạch trần bộ mặt thật của chính quyền Quảng Bình về cái “tự do tôn giáo rởm” trên “mảnh đất lắm người nhiều ma” này. Theo Ngài, việc đánh đập, bắt giữ giáo dân Tam Tòa, cướp phá tài sản Giáo hội, hành hung các linh mục, nhất là hành động “cướp thánh giá công khai trả lén lút” là những minh chứng cụ thể cho thứ tự do tôn giáo giả tạo đó!
Đã đến lúc, chúng ta-những người yêu chuộng công lý và hòa bình-phải gióng lên một hồi chuông cảng tỉnh cho những ai mê lầm chủ trương “bài Thiên, trừ Đạo”, như chính quyền Quảng Bình đã và đang thi hành. Hỡi các “quan nhớn”! Các quan có thể phanh thây “đám dân đen” chúng tôi bằng xe tăng, aka, lựu đạn, dùi cui, quốc thuổng, gậy gộc, v.v.; nhưng, các ngài không thể giết chết được tình yêu Thiên Chúa và trí lòng mến chuộng tự do, công lý và hòa bình của “bọn con đỏ” chúng tôi.
Nhớ Ơn Những Mục Tử Quá Cố
Sáng nay, thứ Tư, ngày 05 tháng 08 năm 2009, trong tâm tình tri ân cảm tạ, cộng đoàn giáo xứ Cẩm Trường cùng nhau quy tụ về thánh đường giáo xứ để, cùng với quý Cha trong giáo hạt, hiệp dâng Thánh lễ Cầu hồn Cải táng các Cha quản xứ quá cố-những vị Mục tử nhân lành đã nhiệt thành dày công vun đắp, chăm bón cho giáo xứ thân thương này tươi tốt như ngày hôm nay.
Nhân đại lễ ân nghĩa này, thiết tưởng chúng ta cũng nên điểm qua một vài mốc son lịch sử của giáo xứ, để thế hệ chúng ta và cả con cháu chúng ta mai sau cũng biết mà tri ân cảm tạ các Ngài, nhất là biết noi gương bắt chước các Ngài sống xứng đáng là người môn đệ của Chúa Kitô trong thời đại đầy thách đố hôm này.
Từ năm 1670 đến năm 1865, giáo xứ Quỳnh Lưu có 9 Linh mục chánh xứ thay nhau quản nhiệm (8 Linh mục Thừa sai và 1 Linh mục Việt Nam). Mãi đến năm 1865, giáo xứ Cẩm Trường được thành lập thay vì giáo xứ Quỳnh Lưu. Từ đó đến nay, giáo xứ đã trải qua 144 năm tuổi, với 21 Linh mục quản nhiệm; trong đó, có 7 Cha an nghỉ trong lòng giáo xứ, 10 Cha chuyển đi mục vụ và qua đời ở các xứ khác, 3 Cha còn sống và Cha xứ đương nhiệm.
Các Ngài đã hết mình coi sóc, dạy dỗ và phục vụ đoàn chiên mà Thiên Chúa và Hội thánh đã trao phó, cho đến lúc tuổi già sức yếu. Sau đây là sơ lược tiểu sử bảy Linh mục quản xứ đã được cải táng và tái lập mộ chí trong khuôn viên giáo xứ:
1. Cha Ambrôxiô Nhân, Linh mục Thừa sai Pari (nước Pháp), quản nhiệm giáo xứ từ năm 1816, lúc đó nhà xứ còn ở Cẩm Trường cũ (tức giáo họ Trường Cựu hiện nay). Ngài từ trần vào năm 1834. Đến năm 1914, khi nhà thờ cũ của giáo xứ Cẩm Trường được xây dựng tại vị trí thứ hai, sau nhà thờ Chồng Diêm. Ngài được cải táng và được chôn cất giữa lòng nhà thờ này;
2. Cha G.B. Nguyễn Truyền (Cha quê hương) chịu chức Linh mục năm 1888. Sau một thời gian quản nhiệm các giáo xứ, Ngài về hưu tại quê nhà, giúp Cha già Ái và từ trần vào năm 1926;
3. Cha Phêrô Ái (quê xứ Lộc Mỹ) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1906 và từ trần vào năm 1933;
4. Cha Anrê Thế (quê xứ Trang Cảnh) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1935 và từ trần vào năm 1938;
5. Cha Phêrô Đình (quê xứ Hội Yên) quản nhiệm giáo xứ năm 1944 và từ trần vào năm 1948;
6. Cha Giuse Đôn (anh ruột Cha Đình) về hưu dưỡng tại giáo xứ Cẩm Trường năm 1944. Sau khi Cha Phêrô từ trần, năm 1948 Ngài tiếp quản xứ và từ trần vào năm 1959;
7. Cha Phanxicô Xaviê Hồ Đức Hoàn (quê xứ Thổ Hoàng) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1961 và từ trần ngày11-02-1996.
Vì lăng mộ các Ngài nằm trong khu vực kiến thiết ngôi thánh đường mới và được phép của Bề Trên giáo phận, nên Cha quản xứ, Hội đồng Mục vụ giáo xứ và toàn thể giáo dân Cẩm Trường, đã đem hài cốt các Ngài lên cất táng trong khu nghĩa trang dành riêng, ở góc phía Tây-Bắc của khuôn viên thánh đường giáo xứ, để tiện đọc kinh, cầu nguyện và dâng hương kính viếng các Ngài.
Đây là một việc làm hiếu để, thắm tình con thảo của mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Cẩm Trường đối với các Cha quản xứ quá cố. Trong tinh thần hiệp thông kẻ sống người chết, tôi tin chắc rằng các Ngài cũng luôn luôn cầu thay nguyện giúp cho giáo xứ và đoàn chiên mà các Ngài đã một thời chăn dắt được Thiên Chúa thương ban cho sự bình an thịnh vượng, nhất là hoàn thành một cách tốt đẹp ngôi thánh đường mới hiện đang dang dở. Xin Chúa tiếp tục chúc phúc cho những dự định tương lai xa gần của giáo xứ.
Vị Tử Đạo Thầm Lặng
Tối nay, lúc 19 giờ 30, thứ Tư, ngày 05 tháng 08 năm 2009, tại nhà thờ giáo họ Đồng Lăng, một trong bốn họ đạo của giáo xứ Cẩm Trường (Cẩm Trường, Đồng Lăng, Trường Cựu và Hội Yên) Cha quản xứ cùng ba Cha quê hương (Lm. Giuse Nguyễn Hồng Thanh, Lm. G.B. Nguyễn Thụy Sỹ và Lm. Luy Nguyễn Văn Nga) đã đồng dâng Thánh lễ Cải táng Cha Phêrô Nguyễn Văn Quế (1909-1962), một người con ưu tuyển của giáo họ, đã bị bắt tại giáo xứ Mỹ Yên (giáo phận Vinh) tháng 10 năm 1955 và chịu tử vì đạo cách âm thầm, ngày 14 tháng 11 năm 1962, tại trại giam Quyết Tiến (Cổng Trời, tỉnh Hà Giang). Ngài được cải táng về quê hương ngày 12 tháng 09 năm 1974 và được tái lập mộ chí ngày 10 tháng 07 năm 2009.
Cha Phêrô Nguyễn Quế sinh năm 1909 tại giáo họ Đồng Lăng, giáo xứ Cầm Trường. Thân phụ là ông cụ Nguyễn Trới và thân mẫu là bà cụ Bùi Thị Lan. Cậu Phêrô là con trai thứ 5 trong gia đình có 7 người con. Ban đầu, cha mẹ đặt tên cho cậu là Thát. Thuở thiếu thời, Thát là cậu bé ngoan ngoãn, thông minh và ham học. Cậu đã thi đậu vào trường Tiểu chủng viện Xã Đoài năm 1922, khi mới 13 tuổi (Hồi đó, chưa có Trường tập Xuân Phong). Sau những năm tháng miệt mài học tập tại Chủng viện Xã Đoài, và sau 3 năm giúp Cha Giuse Chân, quản hạt Xã Đoài, năm 1939, thầy Phêrô Nguyễn Quế được Đức cha Bắc trao Thừa tác vụ Linh mục khi Thầy vừa tròn 30 tuổi.
Sau ngày nhận Tác vụ Linh mục, Cha Phêrô Quế được Đức Cha Bắc, Giám mục giáo phận Vinh lúc đó sai đi quản xứ Phù Kinh, một xứ đạo xa xôi thuộc hạt Bình Chính, tỉnh Quảng Bình. Với trách nhiệm của một Mục tử, Cha Phêrô đã làm trọn bổn phận đối với đoàn chiên đã được trao cho Ngài coi sóc; và với tình yêu nồng cháy của một người con ưu tú đối với quê hương Đồng Lăng, Cha Phêrô đã đóng góp phần rất lớn công sức và tài lực của mình cho công trình xây dựng ngôi thánh đường của giáo họ quê hương.
Ngôi thánh đường được hoàn thành năm 1941, sau 3 năm xây dựng, và được dâng cho Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ cho giáo họ những khi gặp gian nan thử thách. Cho đến hôm nay, ngôi thánh đường vẫn còn khang trang và vững chắc. Chuyện kể lại rằng, khi công trình nhà thờ còn đang xây dựng dang dở thì bị thiếu hụt ngân sách, Cha Phêrô đã xin chính quyền cho phát hành vé xổ số với các giải thưởng bằng hiện vật, nhờ đó giáo họ có nguồn thu ngân sách để hoàn thành ngôi thánh đường còn dang dở.
Sau khi hoàn thành công trình xây dựng ngôi thánh đường, một công trình lớn của giáo họ Đồng Lăng lúc bấy giờ, thì năm 1943 Đức cha Bắc sai Cha Phêrô về quản xứ Mỹ Yên, một giáo xứ thuộc hạt Nhân Hoà ngày nay. Tại đây, nơi một xứ đạo nghèo nàn và thiếu thốn mọi bề, Cha Phêrô đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nhà xứ. Tiếp đó, vào năm 1949, nhận thấy việc học tập của con em trong giáo xứ và vùng lân cận gặp nhiều khó khăn, Ngài đã xây dựng thêm một ngôi trường với 5 phòng học khang trang và thuê thầy về dạy các cấp từ Tiểu học đến Trung học. Và đến năm 1952, Cha Phêrô cho khởi công xây dựng nhà thờ họ Thanh Hương thuộc xứ Mỹ Yên.
Với lòng hăng say và nhiệt thành làm chứng cho Tin Mừng, Cha Phêrô nhiều lần bị hạch sách, xét hỏi và bị bắt giam, rồi được thả về. Đến ngày 16-5-1958, vào lúc 3 giờ chiều, một đoàn công an bao vây nhà xứ, đạp đổ cửa và xông vào bắt Cha Phêrô đang khi không một giáo dân nào hay biết. Cha Phêrô bị đưa đi giam giữ tại trại tù Quyết Tiến, tỉnh Hà Giang, nơi giam giữ khắc nghiệt nhất lúc bấy giờ.
Trong suốt thời gian bị bách hại và bị giam giữ dưới chế độ nhà tù hết sức tàn bạo, Cha Phêrô vẫn luôn kiên trung giữ vững đức tin và làm chứng cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Ngài đã làm chứng cho Đức tin bằng chính cái chết của mình ngày 14-11-1962 tại trại tù Quyết Tiến tỉnh Hà Giang. Mười năm sau khi ngài ngã xuống vì Đức tin, gia đình mới nhận được giấy báo tử. Với lòng hiếu thảo, năm 1974 con cháu của Cha Phêrô đã rước hài cốt của Ngài về quê hương và cất táng ngài trong vùng đất thánh của giáo họ Đồng Lăng, nơi Ngài đã sinh ra và lớn lên.
Cha Phêrô quả là chứng nhân trung kiên cho Đức tin vào Chúa Kitô, chính điều này đã được các bạn tù với Ngài chứng kiến và làm chứng. Hôm nay, thân xác Cha Phêrô đang ở giữa chúng ta đây; nhưng, với mầu nhiệm “các thánh cùng thông công”, chúng ta tin chắc rằng, linh hồn cha Phêrô đang chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa và Ngài cũng luôn chuyển cầu cho tất cả mọi người chúng ta trước Toà Chúa, mỗi khi chúng ta chạy đến nhờ Ngài.
Tựu trung, mặc dầu giáo xứ đang bộn bề với công việc xây cất ngôi thánh đường mới, nhưng Cha quản xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ vẫn quyết định tổ chức Tuần Chầu một cách âm thầm nhưng không kém phần long trọng, với nhiều đại lễ. Tuần chầu được khai mạc vào sáng thứ Hai, ngày 03 tháng 08 năm 2009 và sẽ bế mạc vào chiều Chúa Nhật XIX TN, tức ngày 09 tháng 08 năm 2009. Hy vọng rằng trong Tuần đại phúc này, mọi thành phần trong giáo xứ sẽ kín múc được nhiều ân sủng của Chúa Giêsu Thánh Thể!
Mừng Bổn Mạng Các Cha Sở
Đặc biệt, trong ngày cao điểm của Năm Thánh Linh Mục này, hợp với Hội thánh hoàn vũ, giáo xứ Cẩm Trường hân hoan mừng kỷ niệm 150 năm ngày mất của Cha thánh Gioan Maria Vianney-một con người học kém, đơn sơ, nhưng rất khiêm tốn và đạo hạnh, đã trở thành một vị thánh đặc biệt được cả thế giới biết đến với danh hiệu “Cha sở họ Ars” và được Đức Thánh Cha Pio XI đặt làm bổn mạng các cha sở trên toàn thế giới.
Mở đầu thánh lễ, Cha chủ tế Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Thuận Nghĩa, kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Linh mục giáo phận Vinh, chân thành cảm ơn mọi thành phần dân Chúa đã về đây để mừng Lễ Bổn mạng các Cha sở và cầu nguyện cho quý Cha trong giáo hạt. Ngài tha thiết mời gọi những ai đã lãnh nhận bí tích rửa tội phải chu toàn ba chức trách mà Chúa đã giáo phó là: tư tế, vương đế và ngôn sứ; và nhất là thêm lời cầu nguyện cho các Cha luôn trung thành theo Chúa và hăng say phục vụ cộng đoàn như Cha thánh Quan thầy Gioan Maria Vianney.
Ngài cũng dâng Thánh lễ này để cầu nguyện cho chính Ngài và cho anh em Linh mục đoàn trong toàn giáo hạt biết noi gương bắt chước Cha thánh, sống khó nghèo, đơn sơ, khiêm nhượng; mê say cầu nguyện; trung thành với việc dạy giáo lý, chu đáo trong việc truyền giảng Lời Chúa; thường xuyên thăm viếng giáo dân và quan tâm đến nhu cầu của họ; siêng năng ngồi tòa giải tội, giúp đỡ bổn đạo thành tâm hối cải, sửa lại tình trạng thiếu hiểu biết về đạo, và nhất là biết sốt sắng thờ phượng Chúa.
Xin Chúa các Linh mục trong giáo hạt nhà luôn tận tụy vì Chúa và vì các linh hồn như Cha thánh ngày xưa. Trong thời đại hôm nay, ước gì các Ngài cũng theo gương Cha thánh mà tha thiết kêu xin: “Lạy Chúa, con xin lãnh chịu tất cả, nhưng xin Chúa cải hóa họ đạo của con… Con bằng lòng chịu mọi đau khổ như Chúa muốn, miễn sao họ biết hồi tâm hoán cải”. Thật, không hạnh phúc nào bằng “một vị linh mục được hao mòn vì Chúa và vì các linh hồn”!
Thông Hiệp Với Tam Tòa Anh Em
Hàng ngàn ngọn nến cháy sáng đã xua tan màn đêm u tối của cả một vùng trời giáo xứ Cẩm Trường. Hàng ngàn con tim yêu chuộng công lý hòa bình đã hòa chung nhịp đập, cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Átxidi để nguyện xin Thiên Chúa “…thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình”. Hy vọng rằng những những ngọn nến đức tin cháy sáng, những tâm hồn quý chuộng sự thật, yêu mến tự do này sẽ là nguồn cảm thông chia sẻ và là động viên khích lệ sâu xa đối với Cha phụ trách Phêrô Lê Thanh Hồng và anh chị em giáo xứ Tam Tòa bị đối xử bất công, nhất là hai Linh mục bị hành hung cách dã man: Cha Phêrô Nguyễn Đình Phú và Cha Phêrô Ngô Thế Bính.
Những hành động “bài Thiên, trừ Đạo” xảy ra ở Tam Tòa trong thời gian qua khiến nhiều người hoang mang nghi vấn: “Không biết xã hội này, chế độ này, đất nước này và con người này rồi sẽ đi về đâu?”. Những người khác lại thất vọng thốt lên: “Triều đại này đưa nở hoa phi lý; và bất bình thịnh trị đến muôn năm”; hay nói như triết gia Jean Paul Sartes, chế độ này thật là “buồn nôn”! Đã đến lúc chúng ta phải “mửa” ra những gì là giả trá, bất công, vu khống, bịa đặt… để “ăn” vào những gì là chân thật, công minh, tự do, thanh sạch,… Có như thế đất nước này mới có thể thái bình thịnh trị; con người này mới có thể an vui hạnh phúc!
Tôn giáo là một nhu cầu máu thịt của con người. Một triết gia đã khẳng định: “Con người là một con vật có tôn giáo”. Loài người hiện hữu là tôn giáo có mặt. Tôn giáo xưa như trái đất! Thế mà bao năm qua, trên các giảng đường đại học, sinh viên Việt Nam lại bị nhồi sọ bởi quan niệm sai chệch của chủ nghĩa Mác-Lê về tôn giáo đại ý thế này: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh lệch lạc hiện thực khách quan. Tôn giáo sẽ bị diệt vong khi mà khoa học kỷ thuật và trình độ nhận thức của con người đạt tới cảnh giới tối cao; hoặc văn vẻ hơn một chút, “Tôn giáo là thứ thuốc phiện mê dân”, v.v. Chính lối giáo dục nhồi sọ, cục bộ và thiển cận này đã tạo cho sinh viên có một cái nhìn không mấy thiện cảm đối với tôn giáo và những tín đồ, nhất là với những người theo đạo Công giáo.
Nhưng, thật là sai lầm khi quan niệm như thế! Tôn giáo là chính khí huyết của con người; tôn giáo còn, con người còn. Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đã thừa nhận: Tôn giáo là một nhu cầu thiết yếu của một bộ phận nhân dân và tồn tại với bộ phận nhân dân ấy. Trong bài giảng của mình, Cha chủ tế đã xác minh lại điều đó; đồng thời, Ngài cũng vạch trần bộ mặt thật của chính quyền Quảng Bình về cái “tự do tôn giáo rởm” trên “mảnh đất lắm người nhiều ma” này. Theo Ngài, việc đánh đập, bắt giữ giáo dân Tam Tòa, cướp phá tài sản Giáo hội, hành hung các linh mục, nhất là hành động “cướp thánh giá công khai trả lén lút” là những minh chứng cụ thể cho thứ tự do tôn giáo giả tạo đó!
Đã đến lúc, chúng ta-những người yêu chuộng công lý và hòa bình-phải gióng lên một hồi chuông cảng tỉnh cho những ai mê lầm chủ trương “bài Thiên, trừ Đạo”, như chính quyền Quảng Bình đã và đang thi hành. Hỡi các “quan nhớn”! Các quan có thể phanh thây “đám dân đen” chúng tôi bằng xe tăng, aka, lựu đạn, dùi cui, quốc thuổng, gậy gộc, v.v.; nhưng, các ngài không thể giết chết được tình yêu Thiên Chúa và trí lòng mến chuộng tự do, công lý và hòa bình của “bọn con đỏ” chúng tôi.
Nhớ Ơn Những Mục Tử Quá Cố
Sáng nay, thứ Tư, ngày 05 tháng 08 năm 2009, trong tâm tình tri ân cảm tạ, cộng đoàn giáo xứ Cẩm Trường cùng nhau quy tụ về thánh đường giáo xứ để, cùng với quý Cha trong giáo hạt, hiệp dâng Thánh lễ Cầu hồn Cải táng các Cha quản xứ quá cố-những vị Mục tử nhân lành đã nhiệt thành dày công vun đắp, chăm bón cho giáo xứ thân thương này tươi tốt như ngày hôm nay.
Nhân đại lễ ân nghĩa này, thiết tưởng chúng ta cũng nên điểm qua một vài mốc son lịch sử của giáo xứ, để thế hệ chúng ta và cả con cháu chúng ta mai sau cũng biết mà tri ân cảm tạ các Ngài, nhất là biết noi gương bắt chước các Ngài sống xứng đáng là người môn đệ của Chúa Kitô trong thời đại đầy thách đố hôm này.
Từ năm 1670 đến năm 1865, giáo xứ Quỳnh Lưu có 9 Linh mục chánh xứ thay nhau quản nhiệm (8 Linh mục Thừa sai và 1 Linh mục Việt Nam). Mãi đến năm 1865, giáo xứ Cẩm Trường được thành lập thay vì giáo xứ Quỳnh Lưu. Từ đó đến nay, giáo xứ đã trải qua 144 năm tuổi, với 21 Linh mục quản nhiệm; trong đó, có 7 Cha an nghỉ trong lòng giáo xứ, 10 Cha chuyển đi mục vụ và qua đời ở các xứ khác, 3 Cha còn sống và Cha xứ đương nhiệm.
Các Ngài đã hết mình coi sóc, dạy dỗ và phục vụ đoàn chiên mà Thiên Chúa và Hội thánh đã trao phó, cho đến lúc tuổi già sức yếu. Sau đây là sơ lược tiểu sử bảy Linh mục quản xứ đã được cải táng và tái lập mộ chí trong khuôn viên giáo xứ:
1. Cha Ambrôxiô Nhân, Linh mục Thừa sai Pari (nước Pháp), quản nhiệm giáo xứ từ năm 1816, lúc đó nhà xứ còn ở Cẩm Trường cũ (tức giáo họ Trường Cựu hiện nay). Ngài từ trần vào năm 1834. Đến năm 1914, khi nhà thờ cũ của giáo xứ Cẩm Trường được xây dựng tại vị trí thứ hai, sau nhà thờ Chồng Diêm. Ngài được cải táng và được chôn cất giữa lòng nhà thờ này;
2. Cha G.B. Nguyễn Truyền (Cha quê hương) chịu chức Linh mục năm 1888. Sau một thời gian quản nhiệm các giáo xứ, Ngài về hưu tại quê nhà, giúp Cha già Ái và từ trần vào năm 1926;
3. Cha Phêrô Ái (quê xứ Lộc Mỹ) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1906 và từ trần vào năm 1933;
4. Cha Anrê Thế (quê xứ Trang Cảnh) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1935 và từ trần vào năm 1938;
5. Cha Phêrô Đình (quê xứ Hội Yên) quản nhiệm giáo xứ năm 1944 và từ trần vào năm 1948;
6. Cha Giuse Đôn (anh ruột Cha Đình) về hưu dưỡng tại giáo xứ Cẩm Trường năm 1944. Sau khi Cha Phêrô từ trần, năm 1948 Ngài tiếp quản xứ và từ trần vào năm 1959;
7. Cha Phanxicô Xaviê Hồ Đức Hoàn (quê xứ Thổ Hoàng) quản nhiệm giáo xứ từ năm 1961 và từ trần ngày11-02-1996.
Vì lăng mộ các Ngài nằm trong khu vực kiến thiết ngôi thánh đường mới và được phép của Bề Trên giáo phận, nên Cha quản xứ, Hội đồng Mục vụ giáo xứ và toàn thể giáo dân Cẩm Trường, đã đem hài cốt các Ngài lên cất táng trong khu nghĩa trang dành riêng, ở góc phía Tây-Bắc của khuôn viên thánh đường giáo xứ, để tiện đọc kinh, cầu nguyện và dâng hương kính viếng các Ngài.
Đây là một việc làm hiếu để, thắm tình con thảo của mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Cẩm Trường đối với các Cha quản xứ quá cố. Trong tinh thần hiệp thông kẻ sống người chết, tôi tin chắc rằng các Ngài cũng luôn luôn cầu thay nguyện giúp cho giáo xứ và đoàn chiên mà các Ngài đã một thời chăn dắt được Thiên Chúa thương ban cho sự bình an thịnh vượng, nhất là hoàn thành một cách tốt đẹp ngôi thánh đường mới hiện đang dang dở. Xin Chúa tiếp tục chúc phúc cho những dự định tương lai xa gần của giáo xứ.
Vị Tử Đạo Thầm Lặng
Tối nay, lúc 19 giờ 30, thứ Tư, ngày 05 tháng 08 năm 2009, tại nhà thờ giáo họ Đồng Lăng, một trong bốn họ đạo của giáo xứ Cẩm Trường (Cẩm Trường, Đồng Lăng, Trường Cựu và Hội Yên) Cha quản xứ cùng ba Cha quê hương (Lm. Giuse Nguyễn Hồng Thanh, Lm. G.B. Nguyễn Thụy Sỹ và Lm. Luy Nguyễn Văn Nga) đã đồng dâng Thánh lễ Cải táng Cha Phêrô Nguyễn Văn Quế (1909-1962), một người con ưu tuyển của giáo họ, đã bị bắt tại giáo xứ Mỹ Yên (giáo phận Vinh) tháng 10 năm 1955 và chịu tử vì đạo cách âm thầm, ngày 14 tháng 11 năm 1962, tại trại giam Quyết Tiến (Cổng Trời, tỉnh Hà Giang). Ngài được cải táng về quê hương ngày 12 tháng 09 năm 1974 và được tái lập mộ chí ngày 10 tháng 07 năm 2009.
Cha Phêrô Nguyễn Quế sinh năm 1909 tại giáo họ Đồng Lăng, giáo xứ Cầm Trường. Thân phụ là ông cụ Nguyễn Trới và thân mẫu là bà cụ Bùi Thị Lan. Cậu Phêrô là con trai thứ 5 trong gia đình có 7 người con. Ban đầu, cha mẹ đặt tên cho cậu là Thát. Thuở thiếu thời, Thát là cậu bé ngoan ngoãn, thông minh và ham học. Cậu đã thi đậu vào trường Tiểu chủng viện Xã Đoài năm 1922, khi mới 13 tuổi (Hồi đó, chưa có Trường tập Xuân Phong). Sau những năm tháng miệt mài học tập tại Chủng viện Xã Đoài, và sau 3 năm giúp Cha Giuse Chân, quản hạt Xã Đoài, năm 1939, thầy Phêrô Nguyễn Quế được Đức cha Bắc trao Thừa tác vụ Linh mục khi Thầy vừa tròn 30 tuổi.
Sau ngày nhận Tác vụ Linh mục, Cha Phêrô Quế được Đức Cha Bắc, Giám mục giáo phận Vinh lúc đó sai đi quản xứ Phù Kinh, một xứ đạo xa xôi thuộc hạt Bình Chính, tỉnh Quảng Bình. Với trách nhiệm của một Mục tử, Cha Phêrô đã làm trọn bổn phận đối với đoàn chiên đã được trao cho Ngài coi sóc; và với tình yêu nồng cháy của một người con ưu tú đối với quê hương Đồng Lăng, Cha Phêrô đã đóng góp phần rất lớn công sức và tài lực của mình cho công trình xây dựng ngôi thánh đường của giáo họ quê hương.
Ngôi thánh đường được hoàn thành năm 1941, sau 3 năm xây dựng, và được dâng cho Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ cho giáo họ những khi gặp gian nan thử thách. Cho đến hôm nay, ngôi thánh đường vẫn còn khang trang và vững chắc. Chuyện kể lại rằng, khi công trình nhà thờ còn đang xây dựng dang dở thì bị thiếu hụt ngân sách, Cha Phêrô đã xin chính quyền cho phát hành vé xổ số với các giải thưởng bằng hiện vật, nhờ đó giáo họ có nguồn thu ngân sách để hoàn thành ngôi thánh đường còn dang dở.
Sau khi hoàn thành công trình xây dựng ngôi thánh đường, một công trình lớn của giáo họ Đồng Lăng lúc bấy giờ, thì năm 1943 Đức cha Bắc sai Cha Phêrô về quản xứ Mỹ Yên, một giáo xứ thuộc hạt Nhân Hoà ngày nay. Tại đây, nơi một xứ đạo nghèo nàn và thiếu thốn mọi bề, Cha Phêrô đã bắt tay ngay vào việc xây dựng nhà xứ. Tiếp đó, vào năm 1949, nhận thấy việc học tập của con em trong giáo xứ và vùng lân cận gặp nhiều khó khăn, Ngài đã xây dựng thêm một ngôi trường với 5 phòng học khang trang và thuê thầy về dạy các cấp từ Tiểu học đến Trung học. Và đến năm 1952, Cha Phêrô cho khởi công xây dựng nhà thờ họ Thanh Hương thuộc xứ Mỹ Yên.
Với lòng hăng say và nhiệt thành làm chứng cho Tin Mừng, Cha Phêrô nhiều lần bị hạch sách, xét hỏi và bị bắt giam, rồi được thả về. Đến ngày 16-5-1958, vào lúc 3 giờ chiều, một đoàn công an bao vây nhà xứ, đạp đổ cửa và xông vào bắt Cha Phêrô đang khi không một giáo dân nào hay biết. Cha Phêrô bị đưa đi giam giữ tại trại tù Quyết Tiến, tỉnh Hà Giang, nơi giam giữ khắc nghiệt nhất lúc bấy giờ.
Trong suốt thời gian bị bách hại và bị giam giữ dưới chế độ nhà tù hết sức tàn bạo, Cha Phêrô vẫn luôn kiên trung giữ vững đức tin và làm chứng cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Ngài đã làm chứng cho Đức tin bằng chính cái chết của mình ngày 14-11-1962 tại trại tù Quyết Tiến tỉnh Hà Giang. Mười năm sau khi ngài ngã xuống vì Đức tin, gia đình mới nhận được giấy báo tử. Với lòng hiếu thảo, năm 1974 con cháu của Cha Phêrô đã rước hài cốt của Ngài về quê hương và cất táng ngài trong vùng đất thánh của giáo họ Đồng Lăng, nơi Ngài đã sinh ra và lớn lên.
Cha Phêrô quả là chứng nhân trung kiên cho Đức tin vào Chúa Kitô, chính điều này đã được các bạn tù với Ngài chứng kiến và làm chứng. Hôm nay, thân xác Cha Phêrô đang ở giữa chúng ta đây; nhưng, với mầu nhiệm “các thánh cùng thông công”, chúng ta tin chắc rằng, linh hồn cha Phêrô đang chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa và Ngài cũng luôn chuyển cầu cho tất cả mọi người chúng ta trước Toà Chúa, mỗi khi chúng ta chạy đến nhờ Ngài.
Tựu trung, mặc dầu giáo xứ đang bộn bề với công việc xây cất ngôi thánh đường mới, nhưng Cha quản xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ vẫn quyết định tổ chức Tuần Chầu một cách âm thầm nhưng không kém phần long trọng, với nhiều đại lễ. Tuần chầu được khai mạc vào sáng thứ Hai, ngày 03 tháng 08 năm 2009 và sẽ bế mạc vào chiều Chúa Nhật XIX TN, tức ngày 09 tháng 08 năm 2009. Hy vọng rằng trong Tuần đại phúc này, mọi thành phần trong giáo xứ sẽ kín múc được nhiều ân sủng của Chúa Giêsu Thánh Thể!