Chúa Nhật 17 thường niên (B) (2V 4:42-44; Tv 145; Ep 4:1-6; Ga 6:1-15)
Thử đặt chúng ta vào vai quần chúng trong khung cảnh của bài Phúc âm hôm nay, và có đoán ra được những thắc mắc của họ sau phép lạ bánh hóa ra nhiều không? Họ đói thật, nhưng họ cũng cần được xoa dịu vì những bận bịu của đời sống vật chất của họ. Dân chúng lúc đó đang còn sống dưới ách nô lệ của đế quốc La Mã. Thánh Gioan nhắn đến ngày lễ Vượt Qua là lúc dân Israel sống dưới ách nô lệ của Ai Cập. Thiên Chúa gọi Mô-sê cứu họ thoát ách nô lệ, Ngài cho họ của ăn trong sa mạc và đưa họ đến phần đất tự do. Mô-sê hứa là Thiên Chúa sẽ gọi đến cho họ một tiên tri như ông (Đnl 18:15).
Đám quần chúng theo Chúa Giêsu ngày hôm đó ao ước được thấy lời hứa của Mô-sê thực hiện. Họ mong đợi không những là một tiên tri khác, mà phải là một Tiên Tri đặc biệt. Vì thế họ tự hỏi liệu Chúa Giêsu có phải là vị Tiên Tri đặc biệt đó không? Có phải đó là vị Tiên Tri để đưa họ đến bữa tiệc cuối cùng, khi Thiên Chúa thắng quyền lực trần gian và đưa họ đến nơi an nghỉ, ăn uống, hỷ hoan đấy không?
Qua câu chuyện trên, Thánh Gioan muốn người đọc Phúc âm thấy được Thiên Chúa đang thực hiện lời hứa của Mô-sê. Hãy để ý Thánh Gioan nhắc đến lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu cũng như Mô-sê, đều cùng lên núi, và Ngài làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám dân chúng đông đảo theo Ngài. Cũng như tiên tri Ê-li-sa, trong bài đọc 1, Chúa Giêsu làm bánh lúa mạch; là bánh của người nghèo; hóa nhiều để nuôi đám dân chúng. Bài Phúc âm nói đến những người nghèo đang cần sự chú ý của chúng ta, nếu chúng ta là những người theo Chúa Giêsu.
Chúng ta cũng nên để ý Thánh Gioan liên kết giữa phép lạ bánh hóa nhiều với bí tích Thánh Thể, bằng cách dùng lời văn quen thuộc của các Kitô hữu sử dụng trong phụng vụ khi họ hội họp nhau. Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn” rồi phân phát cho những người ngồi đó. Sau khi mọi người ăn đầy đủ, Người bảo các môn đệ đi thu những miếng bánh thừa. Từ ngữ trong bản gốc là “miếng bánh vụn”, đó cũng là từ diễn tả bánh của phép Thánh Thể. (trong phúc âm tuần tới, Thánh Gioan sẽ nói nhiều hơn về phép Thánh Thể trong đoạn 6,33. “Bánh từ trời xuống, đem lại sự sống cho thế gian”)
Còn một cách “tụ họp” khác nữa vào lúc Chúa làm phép bánh hóa nhiều đó là trong phụng vụ hôm nay. Cũng như đám dân chúng trước kia, chúng ta đến từ nhiều nơi khác nhau, có nguồn gốc khác nhau. Nói chung chúng ta khác nhau trong sự thiếu thốn, và đang tản mác khắp nơi trong những mảnh vụn cuộc đời khác nhau vì tội lỗi, vì sai lầm trong lựa chọn, thiếu hiểu biết. Và hơn nữa, chúng ta từ các giáo xứ khác nhau đến, giáo xứ giàu hay nghèo, cùng một cộng đoàn hay bởi nhiều cộng đoàn khác nhau, chúng ta nói những thứ tiếng khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau, giới tính khác nhau, thành phần chính trị khác nhau, giáo dục khác nhau, dân tộc khác nhau, người có gia đình, người độc thân v.v… Ai có thể thu hút chúng ta lại thành một cộng đoàn. Ai, nếu không phải là Chúa Kitô, Đấng có thể cho chúng ta của ăn và “tụ họp chúng ta lại với nhau”? Thư thánh Phaolo hôm nay nhắc chúng ta “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất”. Bằng cách sống khiêm tốn, với tấm lòng rộng mở chịu đựng và yêu mến nhau. Chúng ta là những mảnh vụn ráp lại với nhau hôm nay để nghe Lời Chúa, và lãnh nhận phép Thánh Thể nhờ đó sẽ thay đổi tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta liên kết với nhau mật thiết hơn.
Chúng Giêsu cùng dùng bữa hôm đó với nhiều người không phân biệt giai cấp. Mỗi khi chúng ta mừng lễ sinh nhật của ai, hoặc ngày lễ nào đó, chúng ta cố gắng tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. và mời những người thân thuộc trong gia đình ăn những món đặc biệt mà ông bà cha mẹ đã dạy. Có người thường nói “đây là món ăn đặc biệt mẹ tôi thường làm mỗi khi có lễ sinh nhật, xin mời các bạn thử xem”. Hôm nay Chúng Giêsu cũng làm như vậy. Ngài ăn bữa tiệc với những người không cùng máu mủ với Ngài. Nhưng mọi người đều ăn chung một bữa với nhau, ai cũng như ai, và có thể trở nên một đại gia đình, gia đình của Chúa Giêsu. Đó là bữa Tiệc Thánh chúng ta được mời đến ăn và uống lương thực Thiên Chúa ban cho chúng ta từ trên núi này.
Hãy trở lại câu hỏi lúc đầu: Anh chị em có thể tự đặt mình vào hoàn cảnh những người được Chúa Giêsu cho ăn trên núi không? Và chúng ta có cảm nhận như họ đã nghĩ là mọi việc phải chăng đã đến hồi viên mãn? Vì sao chúng ta lại không để Chúa Kitô đến hôm nay và viết câu cuối cùng của lịch sử: không còn chiến tranh nữa, không còn đói khát nữa, không còn tranh chấp với nhau nữa, không còn bạo động và bất công nữa? Mỗi người trong chúng ta đều ao ước thấy được ngày chúng ta sẽ thở được một hơi nhẹ nhàng và nói “Thật rồi, mọi sự đã được hoàn tất! Thiên Chúng đã vinh quang, và đã xoa dịu mọi giọt nước mắt!”
Câu chuyện bánh hóa ra nhiều đều có trong bốn Phúc âm, đó là dấu chỉ về ý nghĩa quan trọng của câu chuyện cho các Kitô Hữu đầu tiên. Mỗi Phúc âm tường thuật câu chuyện một cách khác nhau. Nhưng chuyện gì đã xảy ra ngày hôm ấy, không phải là điều quan trọng. Trái lại, các thánh sử viết phúc âm muốn chúng ta tự vấn là “câu chuyện đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày hôm nay?” Khi nghe Phúc âm thánh Gioan hôm nay chúng ta thấy như thế nào. Chúng ta hãy đọc kỹ lại. Câu chuyện có hình ảnh và chi tiết nhiều hơn trong sách Tin Mừng Nhất Lãm làm cho chúng ta suy nghĩ. Trong đó Thánh Gioan nói nhiều đến Thánh Kinh Do Thái, nhắc lại cách Thiên Chúa nuôi dẫn họ qua sa mạc. Nhờ vậy sẽ giúp chúng ta suy niệm được nhiều hơn.
Anh chị em có thấy được vai trò của Chúa Giêsu trong câu chuyện của Phúc âm Thánh Gioan không? Trong đó Chúa Giêsu là nhân vật chính của bữa ăn trên sườn núi xa cách làng mạc. Ngài điều khiển mọi việc. Mặc dù Ngài hỏi ông Phi-líp-phê “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Thánh Gioan cho chúng ta biết ngay là Chúa Giêsu biết trước Ngài sẽ làm gì. Trong Tin Mừng Nhất Lãm viết: các môn đệ phát bánh, còn trong Phúc âm Thánh Gioan chính Chúa Giêsu phân phát bánh. Đúng thế, Ngài là người chủ tiệc, Đấng mà chúng ta tin tưởng. Ngài biết chúng ta đói khát thế nào, và chính Ngài đem của ăn đến trong mỗi bước đường đời của chúng ta, cho đến ngày cuối cùng là chúng ta về đến quê nhà bình an.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Thử đặt chúng ta vào vai quần chúng trong khung cảnh của bài Phúc âm hôm nay, và có đoán ra được những thắc mắc của họ sau phép lạ bánh hóa ra nhiều không? Họ đói thật, nhưng họ cũng cần được xoa dịu vì những bận bịu của đời sống vật chất của họ. Dân chúng lúc đó đang còn sống dưới ách nô lệ của đế quốc La Mã. Thánh Gioan nhắn đến ngày lễ Vượt Qua là lúc dân Israel sống dưới ách nô lệ của Ai Cập. Thiên Chúa gọi Mô-sê cứu họ thoát ách nô lệ, Ngài cho họ của ăn trong sa mạc và đưa họ đến phần đất tự do. Mô-sê hứa là Thiên Chúa sẽ gọi đến cho họ một tiên tri như ông (Đnl 18:15).
Đám quần chúng theo Chúa Giêsu ngày hôm đó ao ước được thấy lời hứa của Mô-sê thực hiện. Họ mong đợi không những là một tiên tri khác, mà phải là một Tiên Tri đặc biệt. Vì thế họ tự hỏi liệu Chúa Giêsu có phải là vị Tiên Tri đặc biệt đó không? Có phải đó là vị Tiên Tri để đưa họ đến bữa tiệc cuối cùng, khi Thiên Chúa thắng quyền lực trần gian và đưa họ đến nơi an nghỉ, ăn uống, hỷ hoan đấy không?
Qua câu chuyện trên, Thánh Gioan muốn người đọc Phúc âm thấy được Thiên Chúa đang thực hiện lời hứa của Mô-sê. Hãy để ý Thánh Gioan nhắc đến lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu cũng như Mô-sê, đều cùng lên núi, và Ngài làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám dân chúng đông đảo theo Ngài. Cũng như tiên tri Ê-li-sa, trong bài đọc 1, Chúa Giêsu làm bánh lúa mạch; là bánh của người nghèo; hóa nhiều để nuôi đám dân chúng. Bài Phúc âm nói đến những người nghèo đang cần sự chú ý của chúng ta, nếu chúng ta là những người theo Chúa Giêsu.
Chúng ta cũng nên để ý Thánh Gioan liên kết giữa phép lạ bánh hóa nhiều với bí tích Thánh Thể, bằng cách dùng lời văn quen thuộc của các Kitô hữu sử dụng trong phụng vụ khi họ hội họp nhau. Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn” rồi phân phát cho những người ngồi đó. Sau khi mọi người ăn đầy đủ, Người bảo các môn đệ đi thu những miếng bánh thừa. Từ ngữ trong bản gốc là “miếng bánh vụn”, đó cũng là từ diễn tả bánh của phép Thánh Thể. (trong phúc âm tuần tới, Thánh Gioan sẽ nói nhiều hơn về phép Thánh Thể trong đoạn 6,33. “Bánh từ trời xuống, đem lại sự sống cho thế gian”)
Còn một cách “tụ họp” khác nữa vào lúc Chúa làm phép bánh hóa nhiều đó là trong phụng vụ hôm nay. Cũng như đám dân chúng trước kia, chúng ta đến từ nhiều nơi khác nhau, có nguồn gốc khác nhau. Nói chung chúng ta khác nhau trong sự thiếu thốn, và đang tản mác khắp nơi trong những mảnh vụn cuộc đời khác nhau vì tội lỗi, vì sai lầm trong lựa chọn, thiếu hiểu biết. Và hơn nữa, chúng ta từ các giáo xứ khác nhau đến, giáo xứ giàu hay nghèo, cùng một cộng đoàn hay bởi nhiều cộng đoàn khác nhau, chúng ta nói những thứ tiếng khác nhau, thành phần kinh tế khác nhau, giới tính khác nhau, thành phần chính trị khác nhau, giáo dục khác nhau, dân tộc khác nhau, người có gia đình, người độc thân v.v… Ai có thể thu hút chúng ta lại thành một cộng đoàn. Ai, nếu không phải là Chúa Kitô, Đấng có thể cho chúng ta của ăn và “tụ họp chúng ta lại với nhau”? Thư thánh Phaolo hôm nay nhắc chúng ta “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất”. Bằng cách sống khiêm tốn, với tấm lòng rộng mở chịu đựng và yêu mến nhau. Chúng ta là những mảnh vụn ráp lại với nhau hôm nay để nghe Lời Chúa, và lãnh nhận phép Thánh Thể nhờ đó sẽ thay đổi tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta liên kết với nhau mật thiết hơn.
Chúng Giêsu cùng dùng bữa hôm đó với nhiều người không phân biệt giai cấp. Mỗi khi chúng ta mừng lễ sinh nhật của ai, hoặc ngày lễ nào đó, chúng ta cố gắng tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. và mời những người thân thuộc trong gia đình ăn những món đặc biệt mà ông bà cha mẹ đã dạy. Có người thường nói “đây là món ăn đặc biệt mẹ tôi thường làm mỗi khi có lễ sinh nhật, xin mời các bạn thử xem”. Hôm nay Chúng Giêsu cũng làm như vậy. Ngài ăn bữa tiệc với những người không cùng máu mủ với Ngài. Nhưng mọi người đều ăn chung một bữa với nhau, ai cũng như ai, và có thể trở nên một đại gia đình, gia đình của Chúa Giêsu. Đó là bữa Tiệc Thánh chúng ta được mời đến ăn và uống lương thực Thiên Chúa ban cho chúng ta từ trên núi này.
Hãy trở lại câu hỏi lúc đầu: Anh chị em có thể tự đặt mình vào hoàn cảnh những người được Chúa Giêsu cho ăn trên núi không? Và chúng ta có cảm nhận như họ đã nghĩ là mọi việc phải chăng đã đến hồi viên mãn? Vì sao chúng ta lại không để Chúa Kitô đến hôm nay và viết câu cuối cùng của lịch sử: không còn chiến tranh nữa, không còn đói khát nữa, không còn tranh chấp với nhau nữa, không còn bạo động và bất công nữa? Mỗi người trong chúng ta đều ao ước thấy được ngày chúng ta sẽ thở được một hơi nhẹ nhàng và nói “Thật rồi, mọi sự đã được hoàn tất! Thiên Chúng đã vinh quang, và đã xoa dịu mọi giọt nước mắt!”
Câu chuyện bánh hóa ra nhiều đều có trong bốn Phúc âm, đó là dấu chỉ về ý nghĩa quan trọng của câu chuyện cho các Kitô Hữu đầu tiên. Mỗi Phúc âm tường thuật câu chuyện một cách khác nhau. Nhưng chuyện gì đã xảy ra ngày hôm ấy, không phải là điều quan trọng. Trái lại, các thánh sử viết phúc âm muốn chúng ta tự vấn là “câu chuyện đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày hôm nay?” Khi nghe Phúc âm thánh Gioan hôm nay chúng ta thấy như thế nào. Chúng ta hãy đọc kỹ lại. Câu chuyện có hình ảnh và chi tiết nhiều hơn trong sách Tin Mừng Nhất Lãm làm cho chúng ta suy nghĩ. Trong đó Thánh Gioan nói nhiều đến Thánh Kinh Do Thái, nhắc lại cách Thiên Chúa nuôi dẫn họ qua sa mạc. Nhờ vậy sẽ giúp chúng ta suy niệm được nhiều hơn.
Anh chị em có thấy được vai trò của Chúa Giêsu trong câu chuyện của Phúc âm Thánh Gioan không? Trong đó Chúa Giêsu là nhân vật chính của bữa ăn trên sườn núi xa cách làng mạc. Ngài điều khiển mọi việc. Mặc dù Ngài hỏi ông Phi-líp-phê “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Thánh Gioan cho chúng ta biết ngay là Chúa Giêsu biết trước Ngài sẽ làm gì. Trong Tin Mừng Nhất Lãm viết: các môn đệ phát bánh, còn trong Phúc âm Thánh Gioan chính Chúa Giêsu phân phát bánh. Đúng thế, Ngài là người chủ tiệc, Đấng mà chúng ta tin tưởng. Ngài biết chúng ta đói khát thế nào, và chính Ngài đem của ăn đến trong mỗi bước đường đời của chúng ta, cho đến ngày cuối cùng là chúng ta về đến quê nhà bình an.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP