Trong thời gian đi tù Cộng sản tôi có một người bạn tù rất thân, anh NTL, một sĩ quan Không quân. Tôi không nhớ rõ đã gặp anh ở trại nào trong những trại mà tôi đã trải qua trong thời gian đi tù ở miền Bắc. Nhưng điều mà tôi nhớ rất rõ là chúng tôi đã trở thành bạn thân thiết sau một trận cãi vã dữ dội. Đúng như kiểu nói trong các bộ phim Hồng Kông "Không cãi vã dữ dội thì không trở thành bạn thân"
Nguyên nhân dẫn đến cuộc cãi vã là một chuyện vớ vẩn, không đâu: bất đồng về cách chụm củi. Hôm đó anh ngồi cạnh tôi trong lúc tôi nhóm lửa đun nước uống. Thấy tôi vụng về, loay hoay mãi mà lửa không chịu cháy, anh bực bội giật phăng những thanh củi tôi đã xếp trong lò và xếp lại theo cách của anh. Vừa làm anh vừa càm ràm. Lúc đầu lời lẽ còn nhẹ nhàng nhưng càng lúc càng trở nên nặng nề theo nhịp độ của sự tức giận hiện trên nét mặt. Trước thái độ bất thường của anh lúc đầu tôi chỉ ngạc nhiên nhưng rồi không thể chịu đựng được nữa tôi cũng nổi nóng.
Bây giờ đến phiên tôi trút sự giận dữ lên anh. Tôi chỉ vào mặt anh và lớn tiếng bảo anh im ngay đi vì anh không có tư cách nào để nói năng với tôi như vậy. Thật lạ lùng đang hung hăng anh bỗng xìu xuống như trái banh xì hơi, ngôi yên chịu trận. Tôi được thể càng làm dữ. Một chặp sau anh từ từ ngẩng đầu lên nhìn tôi và nói "Xin lỗi". Giọng nói yếu ớt, cử chỉ thành thật và với dáng điệu thiểu não đến tội nghiệp khiến tôi thấy hối hận. Tôi cũng xin lỗi anh vì đã nặng lời với anh. Thế là hòa cả làng.
Sau khi chúng tôi bắt tay thông cảm nhau anh bắt đầu tâm sự. Bằng giọng nói trầm buồn anh thổ lộ rằng anh biết thái độ vừa rồi là một khuyết điểm lớn. Anh thú nhận cái khuyết điểm đó đó đã nhiếu lần làm khổ vợ con, nhất là những đứa con của anh khi chúng còn thơ dại. Anh kể có khi đang vui vẻ với con cái anh bỗng nổi nóng chỉ vì những chuyện vu vơ giống như chuyện vừa xẩy ra giữa anh va tôi. Anh kể tiếp rằng khi hết cơn nóng giận thì anh vô cùng hối hận xin lỗi các con và cha con lại vui vẻ. Nhưng rồi hết lần này đến lần khác cứ xin lỗi rồi lại tái phạm rồi lại xin lỗi. Anh cảm thấy hổ thẹn với con cái vì trước mắt chúng anh là một người cha không giữ lời hứa. Cho đến một lúc anh nhận ra rằng những khi nóng giận như thế chẳng khác gì bị rơi vào tr ạng thái mê sảng cần được đánh động để tỉnh lại và anh đã yêu cầu những người thân quen kể cả con cái giúp đánh động anh bằng cách nhìn thẳng vào mặt, gọi tên anh và thét lớn "L hãy im đi". Anh cho biết câu "thần chú" đó đã có tác dụng làm dịu lại cơn nóng giận cũng như vừa rồi nhờ tôi la lớn anh đã tỉnh lại.
Tôi thông cảm với những cố gắng của anh nhằm thóat ra khỏi cơn "mê sảng" nhưng tôi hỏi anh việc cho phép con cái gọi tên và quát vào mặt cha mình liệu có qúa đáng không? Anh không trả lời thẳng câu hỏi của tôi mà lại đặt câu hỏi cho tôi: Khi một người cha nóng giận vô cớ, la mắng vô lý, cư xử bất công. .. với con cái thì người cha đó có còn xứng đáng là một người cha hay không?
Nhớ lại thời trước ở Việt Nam cha mẹ hầu như có quyền tuyệt đối trên con cái. "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Cha mẹ nói sao con cái phải nghe vậy cãi lại thì bị coi là vô lễ, bất hiếu. Có nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng chỉ có con cái sai lầm chứ cha mẹ không bao giờ sai lầm. Quan niệm đó cộng với lối giáo dục "Gìa đòn non nhẽ, đánh khỏe thì chừa" khiến cho con cái nhiều khi phải hứng chịu những trận đòn oan uổng.
Thỉnh thỏang trong những lúc trà dư tửu hậu người ta thấy vẫn còn có người kể lại những trận đòn khi xưa với ý trách móc. Tôi không nhớ khi còn nhỏ tôi có bị bố tôi đánh cho trận đòn nên thân nào hay không. Nhưng cho dù là có, tôi cũng không oán hận mà còn biết ơn. Là vì chung quy thì cha mẹ nào cũng chỉ muốn cho con cái nên người. Cách giáo dục xưa kia có thể qúa nghiêm khắc nhưng theo quan niệm "Yêu cho roi cho vọt" của thời kỳ bấy giờ thì việc sửa phạt con cái bằng roi vọt cũng chỉ là chuyện bình thường.
Ngày nay và nhất là sống trong xã hội Mỹ thì lối giáo dục con cái bằng roi vọt hoàn toàn không còn thích hợp nữa. Ngay cả việc mắng chửi con cái cũng phải choi chừng vì trẻ con ở Mỹ mới tập tễnh đến trường đã được chỉ cho biết cách gọi 911 khi chúng nghĩ rằng chúng bị xúc phạm. Tôn trọng con cái là điều bắt buộc trong xã hội này tuy vậy cha mẹ không phải lúc nào cũng phải theo con cái, không phải lúc nào cũng phải thỏa mãn những đòi hỏi của con cái. Cha mẹ vẫn cần phải nói không trước những đòi hỏi không chính đáng của con cái hay trước những yêu cầu của con cái mà cha mẹ biết rõ là có hại.
Tôn trọng con cái cũng không có nghĩa là thả lỏng, không đếm xỉa gì đến con cái, không hướng dẫn khi chúng còn qúa nhỏ. Trong một lần chuyện trò với một người cha còn trẻ tuổi tôi vô cùng kinh ngạc khi nghe người cha này chủ trương không rửa tội cho đứa con gái đầu lòng khi còn nhỏ mà đợi cho con lớn khôn xem nó có chịu theo đạo thì mới rửa tội. Tôn trọng con cái kiểu này thì thật là tai hại và không hiểu biết gì về gíao lý Công giáo. Trong cuốn Giáo lý Công giáo của Giáo Hội Việt Nam phần nói về Rửa tội có ghi rõ "cha mẹ Kitô giáo phải lo cho con cái sinh ra được rửa tội trong vòng một tháng". Trong phần nói về Bổn phận của cha mẹ sách Giáo lý cũng ghi rõ "cha mẹ lo dậy giáo lý, dạy con cái biết cầu nguyện và biết nhận ra chúng là con cái Thiên Chúa", ngay trong việc chọn trường cho con cái cũng phải " chọn trường học phù hợp với niềm tin tôn giáo của mình để đảm bảo cho chúng được nền giáo dục Kitô giáo".
Cha mẹ sinh ra con cái có trách nhiệm phải nuôi dạy. Không những chỉ lo cho con cái ăn, mặc, học hành mà còn phải hướng dẫn và giáo dục con cái về niềm tin nữa. Rõ ràng trách nhiệm của cha mẹ là phải hướng dẫn con cái ngay từ thơ ấu chứ không chờ cho con cái lớn lên xem chúng có chịu theo đạo hay không rồi mới rửa tội.
Có một câu chuyện kể rằng một hôm một đứa bé cứ quanh quẩn bên cha nó và kể cho cha nó nghe nhiều chuyện ở trường học nhưng người cha chẳng hề quan tâm. Đứa bé hết kể chuyện của nó thì sang đến công việc của cha nó. Nó hỏi cha nó đi làm việc mỗi ngày được trả bao nhiêu tiền. Người cha không trả lời vì cho rằng một đứa trẻ không cần biết việc của người lớn. Nhưng đứa bé vẫn không chịu thua, nó tiếp tục hỏi mỗi giờ cha nó đi làm được trả bao nhiêu.. Bất đắc dĩ người cha phải trả lời cho xong chuyện với hy vọng đứa con sẽ không quấy rầy mính nữa. Người cha trả lời gọn lỏn: 20 đô. Nghe xong đứa bé bỏ đi không hỏi thêm gì nữa. Ít lâu sau vao một buổi sáng ngày cuối tuần khi người cha chuẩn bị đi làm đứa bé đến trước mặt cha nó và đưa cho người cha 20 đô la là tiền nó gom góp được từ con heo tiết kiệm. Người cha ngơ ngác chưa kịp hỏi gì thì đứa con đã nhanh nhẩu nói với cha nó rằng nó muốn mua cha nó một giờ. Nghĩa là nó muốn cha nó nghỉ bớt một giờ trong ngày cuối tuần để gần gũi với nó.
Câu chuyện trên phản ảnh khá trung thực cuộc sống của nhiều gia đình trong xã hội ngày nay. Có những người cha, người mẹ đã để qúa nhiều thời giờ vào việc kiếm tiến đến nỗi không còn thời gian dành cho con cái. Cha mẹ cần có thời gian gần gũi con cái để con cái có thể chia sẻ những suy nghĩ cũng như những băn khoăn mà con cái gặp phải. Con cái không được cha mẹ quan tâm và hướng dẫn đúng mức dễ bị lầm lỡ và có thể dẫn đến hậu qủa khó lường. Đến khi đó thì cho dù có kiếm đưọc thật nhiều tiền củng không thể bù đắp được những thiệt hại này.
Ngày Father’s Day được thiết lập để vinh danh những người cha. Thiết tưởng cũng là dịp để những người chồng, người cha kiểm điểm lai trách nhiệm và bổn phận đối với vợ, con trong tư cách là người chủ gia đình.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc cãi vã là một chuyện vớ vẩn, không đâu: bất đồng về cách chụm củi. Hôm đó anh ngồi cạnh tôi trong lúc tôi nhóm lửa đun nước uống. Thấy tôi vụng về, loay hoay mãi mà lửa không chịu cháy, anh bực bội giật phăng những thanh củi tôi đã xếp trong lò và xếp lại theo cách của anh. Vừa làm anh vừa càm ràm. Lúc đầu lời lẽ còn nhẹ nhàng nhưng càng lúc càng trở nên nặng nề theo nhịp độ của sự tức giận hiện trên nét mặt. Trước thái độ bất thường của anh lúc đầu tôi chỉ ngạc nhiên nhưng rồi không thể chịu đựng được nữa tôi cũng nổi nóng.
Bây giờ đến phiên tôi trút sự giận dữ lên anh. Tôi chỉ vào mặt anh và lớn tiếng bảo anh im ngay đi vì anh không có tư cách nào để nói năng với tôi như vậy. Thật lạ lùng đang hung hăng anh bỗng xìu xuống như trái banh xì hơi, ngôi yên chịu trận. Tôi được thể càng làm dữ. Một chặp sau anh từ từ ngẩng đầu lên nhìn tôi và nói "Xin lỗi". Giọng nói yếu ớt, cử chỉ thành thật và với dáng điệu thiểu não đến tội nghiệp khiến tôi thấy hối hận. Tôi cũng xin lỗi anh vì đã nặng lời với anh. Thế là hòa cả làng.
Sau khi chúng tôi bắt tay thông cảm nhau anh bắt đầu tâm sự. Bằng giọng nói trầm buồn anh thổ lộ rằng anh biết thái độ vừa rồi là một khuyết điểm lớn. Anh thú nhận cái khuyết điểm đó đó đã nhiếu lần làm khổ vợ con, nhất là những đứa con của anh khi chúng còn thơ dại. Anh kể có khi đang vui vẻ với con cái anh bỗng nổi nóng chỉ vì những chuyện vu vơ giống như chuyện vừa xẩy ra giữa anh va tôi. Anh kể tiếp rằng khi hết cơn nóng giận thì anh vô cùng hối hận xin lỗi các con và cha con lại vui vẻ. Nhưng rồi hết lần này đến lần khác cứ xin lỗi rồi lại tái phạm rồi lại xin lỗi. Anh cảm thấy hổ thẹn với con cái vì trước mắt chúng anh là một người cha không giữ lời hứa. Cho đến một lúc anh nhận ra rằng những khi nóng giận như thế chẳng khác gì bị rơi vào tr ạng thái mê sảng cần được đánh động để tỉnh lại và anh đã yêu cầu những người thân quen kể cả con cái giúp đánh động anh bằng cách nhìn thẳng vào mặt, gọi tên anh và thét lớn "L hãy im đi". Anh cho biết câu "thần chú" đó đã có tác dụng làm dịu lại cơn nóng giận cũng như vừa rồi nhờ tôi la lớn anh đã tỉnh lại.
Tôi thông cảm với những cố gắng của anh nhằm thóat ra khỏi cơn "mê sảng" nhưng tôi hỏi anh việc cho phép con cái gọi tên và quát vào mặt cha mình liệu có qúa đáng không? Anh không trả lời thẳng câu hỏi của tôi mà lại đặt câu hỏi cho tôi: Khi một người cha nóng giận vô cớ, la mắng vô lý, cư xử bất công. .. với con cái thì người cha đó có còn xứng đáng là một người cha hay không?
Nhớ lại thời trước ở Việt Nam cha mẹ hầu như có quyền tuyệt đối trên con cái. "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Cha mẹ nói sao con cái phải nghe vậy cãi lại thì bị coi là vô lễ, bất hiếu. Có nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng chỉ có con cái sai lầm chứ cha mẹ không bao giờ sai lầm. Quan niệm đó cộng với lối giáo dục "Gìa đòn non nhẽ, đánh khỏe thì chừa" khiến cho con cái nhiều khi phải hứng chịu những trận đòn oan uổng.
Thỉnh thỏang trong những lúc trà dư tửu hậu người ta thấy vẫn còn có người kể lại những trận đòn khi xưa với ý trách móc. Tôi không nhớ khi còn nhỏ tôi có bị bố tôi đánh cho trận đòn nên thân nào hay không. Nhưng cho dù là có, tôi cũng không oán hận mà còn biết ơn. Là vì chung quy thì cha mẹ nào cũng chỉ muốn cho con cái nên người. Cách giáo dục xưa kia có thể qúa nghiêm khắc nhưng theo quan niệm "Yêu cho roi cho vọt" của thời kỳ bấy giờ thì việc sửa phạt con cái bằng roi vọt cũng chỉ là chuyện bình thường.
Ngày nay và nhất là sống trong xã hội Mỹ thì lối giáo dục con cái bằng roi vọt hoàn toàn không còn thích hợp nữa. Ngay cả việc mắng chửi con cái cũng phải choi chừng vì trẻ con ở Mỹ mới tập tễnh đến trường đã được chỉ cho biết cách gọi 911 khi chúng nghĩ rằng chúng bị xúc phạm. Tôn trọng con cái là điều bắt buộc trong xã hội này tuy vậy cha mẹ không phải lúc nào cũng phải theo con cái, không phải lúc nào cũng phải thỏa mãn những đòi hỏi của con cái. Cha mẹ vẫn cần phải nói không trước những đòi hỏi không chính đáng của con cái hay trước những yêu cầu của con cái mà cha mẹ biết rõ là có hại.
Tôn trọng con cái cũng không có nghĩa là thả lỏng, không đếm xỉa gì đến con cái, không hướng dẫn khi chúng còn qúa nhỏ. Trong một lần chuyện trò với một người cha còn trẻ tuổi tôi vô cùng kinh ngạc khi nghe người cha này chủ trương không rửa tội cho đứa con gái đầu lòng khi còn nhỏ mà đợi cho con lớn khôn xem nó có chịu theo đạo thì mới rửa tội. Tôn trọng con cái kiểu này thì thật là tai hại và không hiểu biết gì về gíao lý Công giáo. Trong cuốn Giáo lý Công giáo của Giáo Hội Việt Nam phần nói về Rửa tội có ghi rõ "cha mẹ Kitô giáo phải lo cho con cái sinh ra được rửa tội trong vòng một tháng". Trong phần nói về Bổn phận của cha mẹ sách Giáo lý cũng ghi rõ "cha mẹ lo dậy giáo lý, dạy con cái biết cầu nguyện và biết nhận ra chúng là con cái Thiên Chúa", ngay trong việc chọn trường cho con cái cũng phải " chọn trường học phù hợp với niềm tin tôn giáo của mình để đảm bảo cho chúng được nền giáo dục Kitô giáo".
Cha mẹ sinh ra con cái có trách nhiệm phải nuôi dạy. Không những chỉ lo cho con cái ăn, mặc, học hành mà còn phải hướng dẫn và giáo dục con cái về niềm tin nữa. Rõ ràng trách nhiệm của cha mẹ là phải hướng dẫn con cái ngay từ thơ ấu chứ không chờ cho con cái lớn lên xem chúng có chịu theo đạo hay không rồi mới rửa tội.
Có một câu chuyện kể rằng một hôm một đứa bé cứ quanh quẩn bên cha nó và kể cho cha nó nghe nhiều chuyện ở trường học nhưng người cha chẳng hề quan tâm. Đứa bé hết kể chuyện của nó thì sang đến công việc của cha nó. Nó hỏi cha nó đi làm việc mỗi ngày được trả bao nhiêu tiền. Người cha không trả lời vì cho rằng một đứa trẻ không cần biết việc của người lớn. Nhưng đứa bé vẫn không chịu thua, nó tiếp tục hỏi mỗi giờ cha nó đi làm được trả bao nhiêu.. Bất đắc dĩ người cha phải trả lời cho xong chuyện với hy vọng đứa con sẽ không quấy rầy mính nữa. Người cha trả lời gọn lỏn: 20 đô. Nghe xong đứa bé bỏ đi không hỏi thêm gì nữa. Ít lâu sau vao một buổi sáng ngày cuối tuần khi người cha chuẩn bị đi làm đứa bé đến trước mặt cha nó và đưa cho người cha 20 đô la là tiền nó gom góp được từ con heo tiết kiệm. Người cha ngơ ngác chưa kịp hỏi gì thì đứa con đã nhanh nhẩu nói với cha nó rằng nó muốn mua cha nó một giờ. Nghĩa là nó muốn cha nó nghỉ bớt một giờ trong ngày cuối tuần để gần gũi với nó.
Câu chuyện trên phản ảnh khá trung thực cuộc sống của nhiều gia đình trong xã hội ngày nay. Có những người cha, người mẹ đã để qúa nhiều thời giờ vào việc kiếm tiến đến nỗi không còn thời gian dành cho con cái. Cha mẹ cần có thời gian gần gũi con cái để con cái có thể chia sẻ những suy nghĩ cũng như những băn khoăn mà con cái gặp phải. Con cái không được cha mẹ quan tâm và hướng dẫn đúng mức dễ bị lầm lỡ và có thể dẫn đến hậu qủa khó lường. Đến khi đó thì cho dù có kiếm đưọc thật nhiều tiền củng không thể bù đắp được những thiệt hại này.
Ngày Father’s Day được thiết lập để vinh danh những người cha. Thiết tưởng cũng là dịp để những người chồng, người cha kiểm điểm lai trách nhiệm và bổn phận đối với vợ, con trong tư cách là người chủ gia đình.