Vụ bắt LS Lê Công Định quả là gây "sốc" lớn cho giới trí thức VN, như lời của một người đồng nhiệm với LS trên BBC.
Sốc vì LS Lê Công Định là người có tiếng tăm, có học thức trong xã hội, chưa hề bị răn đe về các hành động khiêu khích chính quyền, và chưa hề có hành động nào lộ rõ là chống đối chính quyền, ngoài các phản ứng thông thường về các sự kiện bất bình trong xã hội. Có thể nói, LS Lê Công Định có đến 8, 9 phần giống như mọi trí thức trẻ khác, mang tinh thần cấp tiến, yêu nước, yêu chuộng công lý và tự do, - Hay nói cách khác, LS Lê Công Định là hình mẫu thành đạt của thanh niên Việt Nam ngày nay, là kiểu mẫu thế hệ trẻ mà giới trí thức mong muốn để chấn hưng đất nước.
Vậy tại sao LS Lê Công Định bị bắt - với lời buộc tội to đùng là "âm mưu lật đổ chế độ" nhưng chỉ bị bắt một mình, với những hồ sơ giấy tở thể hiện quan điểm riêng, không cổ võ bạo lực, chưa được phát tán, và thực sự không thể có hại gì đến an ninh quốc gia?
Hiển nhiên, ngoài các nhân vật chóp bu ra, không ai có thể biết được chân tướng thực sự của vụ bắt bớ này. Tuy nhiên, đây lại là điểm chúng ta, thế hệ trẻ tiến bộ, cần biết nhất, để có thêm sự hiểu biết về đất nước mà chúng ta đang sinh sống, để thấy được những việc từng cá nhân sẽ phải làm giúp đất nước vượt qua các khó khăn, tiến lên con đường văn minh, dân chủ.
Với vị trí người ngoài cuộc, tôi chỉ có thể đưa ra các suy luận của mình dựa trên các thông tin có được và kinh nghiệm sống. Hy vọng các bạn ở các vị trí thuận lợi khác sẽ cung cấp thêm thông tin để ta cùng thấu hiểu chân tướng thực của vụ bắt người rất đáng quan tâm - này.
Theo lô gích thông thường của bên An Ninh thì chưa đến mức phải tiến hành bắt khẩn cấp LS Lê Công Định, vì nguy cơ với an ninh quốc gia chưa thể hiện rõ ràng. Tất cả những chứng cứ đưa ra chỉ là tài liệu, quan điểm đấu tranh ôn hòa, dựa trên lý lẽ, dù không có lợi cho chính thể hiện nay, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi, và do đó không thể có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Thời điểm bắt cũng rất phi lô gích khi Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa trên biển, Quốc Hội và Chính Phủ thì đang nóng lên về các chính sách và vấn đề điều hành phát triển kinh tế, với các ý kiến nhiều chiều.
Nếu thực sự nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, bên An Ninh cần tìm cách giảm bớt xung đột chính trị xã hội trong nước, để tăng cường đòan kết, ổn định tinh thần tư tưởng nhân dân lao động và giới trí thức.
Nếu thực sự LS Lê Công Định là đối tượng quá nguy hiểm với an ninh quốc gia, vì sự ổn định xã hội, bên An Ninh có thể cô lập đối tượng này thông qua việc giám sát chặt hơn các đối tượng “tay chân” có ít tên tuổi xã hội hơn. Đồng thời, thông qua hệ thống truyền thông, từng bước hạ thấp uy tín xã hội và chuyên môn của LS Lê Công Định để việc bắt người không gây sốc nhiều cho dư luận, như trường hợp của Cha Lý.
Với những lời buộc tội nghiêm trọng “tổ chức lật đổ chế độ vào năm 2010”, thì việc chỉ bắt được mình LS Lê Công Định với một số tài liệu kêu gọi đấu tranh dân chủ bất bạo động là rất không tương xứng. Thông thường, bên An Ninh sẽ kiên nhẫn chờ lâu hơn một chút, để ra tay bắt luôn một mẻ lưới lớn khi các lãnh tụ của phong trào bắt đầu gặp gỡ và xúc tiến các công việc cụ thể. Ít nhất việc đó giúp họ luận tội rõ ràng hơn, chưng ra được chứng cứ cụ thể hơn, và giúp họ có thành tích to tát hơn.
Trong mối quan hệ với quốc tế, Việt Nam thừa biết rằng vấn đề nhân quyền và dân chủ thường là chủ đề bị công kích nhiều nhất, nhất là tại Mỹ và châu Âu. Để hình ảnh đất nước tốt hơn, quan hệ làm ăn đỡ có vấn đề, đương nhiên phải hạn chế tối đa những hành động có thể bị thế giới coi là vi phạm nhân quyền và dân chủ. Bắt đột ngột (khẩn cấp) một LS trẻ, tài năng, có tiếng trong các vụ bảo vệ nhân quyền và dân chủ, với các lý do mơ hồ, là một việc làm không thể tồi hơn để bôi nhọ thành tích nhân quyền và dân chủ của Việt Nam, trong một thời điểm Việt Nam cần nó hơn bao giờ hết.
Với nhiều điểm bất thường như vậy, có thể sơ bộ kết luận rằng vụ bắt LS Lê Công Định không xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia cũng như tính cấp thiết của sự việc. Vụ bắt này cũng hòan tòan không phản ánh quan điểm bảo vệ an ninh truyền thống của Đảng và Nhà Nước trong tình hình mới, vốn đề cao ổn định xã hội và chỉ tiến hành bắt khi đó là cách duy nhất để duy trì trật tự và ổn định xã hội.
Hiện tượng trên nghiêng về giả thuyết rằng việc bắt LS Lê Công Định là phản ứng của một nhóm lợi ích đang thâu tóm một số quyền trong trong nội bộ Đảng và Nhà Nước, nhằm cứu vãn những kế họach của họ hiện đang bị trào lưu phát triển của xã hội đe dọa.
Thông qua việc bắt LS Lê Công Định với lời buộc tội hàm hồ về “một kế họach lật đổ chính quyền vào năm 2010” nhóm này muốn đánh tiếng với giới đương chức về nguy cơ có thực của “diễn biến hòa bình” như là mối nguy cơ chung để họ giảm bớt nhiệt tình đấu tranh, cải cách, châm chước cho các sai phạm của nhau, gia tăng đòan kết nội bộ. Có lẽ các Đại biểu Quốc Hội là những đối tượng chính của thông điệp này. Mặt khác, như là một lô gích của sự phòng vệ, sự kiện này sẽ giúp bên An Ninh sự chính danh để can thiệp sâu hơn, mạnh hơn tới các tư tưởng cáo buộc lãnh tụ, Đảng, Nhà Nước, dưới danh nghĩa bảo vệ sự ổn định và an ninh quốc gia. Các chỉ trích về vụ bê bối Bô xít, tham nhũng, năng lực điều hành, tham nhũng, … vì thế sẽ giảm đi.
Khi việc bắt LS Lê Công Định gây sự phẫn nộ ở các nước dân chủ Phương Tây (chắc chắn không thể không tạo ra sự phẫn nộ), điều này có nghĩa rằng Việt Nam đang tách xa dần quỹ đạo Phương Tây. Muốn lại gần Trung Quốc hơn, không có việc gì tốt hơn là có xung đột với Phương Tây.
Vụ bắt LS Lê Công Định đang được sử dụng như một công cụ để minh chứng cho các quan chức sự nguy hiểm của “diễn biến hòa bình”, quan điểm luôn “thù địch” và “chống đối” của các nước Phương Tây với Việt Nam – vốn có thể dẫn đến sự sụp đổ chế độ trong tương lai không xa (2010).
Trong bối cảnh Việt Nam đang đứng giữa sự lựa chọn: một là ngả theo Trung Quốc gần để tránh đối đầu và giữ yên chế độ; hai là thúc đẩy cải cách phát triển theo các tiêu chí văn minh phương Tây và thế giới, nhưng với nguy cơ sụp đổ chế độ; - thông điệp mà vụ bắt LS Lê Công Định thực sự rất có ý nghĩa trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam.
Tuy nhiên, khi tiến hành khống chế xã hội trên tư duy lợi ích nhóm, vụ bắt LS Lê Công Định chỉ làm xã hội, nhất là giới trí thức, thêm “sốc”, suy giảm niềm tin, hoang mang hơn, về các giá trị đạo đức tinh thần thực sự mà chế độ này đang hướng tới. Cùng với những vụ đình đám như PMU 18, tham nhũng vốn FDI, Bô xít Tây Nguyên, bắt phóng viên đưa tin, vụ Công Giáo, vụ bắt LS Lê Công Định chỉ càng làm lộ rõ hơn những mặt thối nát của chính quyền hiện tại.
Có thể nói, vụ bắt LS Lê Công Định, vì toan tính nhỏ hẹp trên tư duy lợi ích nhóm, không vì lợi ích quốc gia, đang gây chia rẽ xã hội và đẩy giới trí thức Việt Nam ra xa chính quyền hơn lúc nào hết. Nếu nhân cơ hội này giới trí thức ra tăng đấu tranh để tạo thêm nhiều vụ bắt bớ nữa thì có thể nhân gấp bội sự bất bình của xã hội, mào đầu cho các thay đổi tích cực theo hướng tôn trọng sự thật, nhân quyền.
(Nguồn: http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=27361)
Sốc vì LS Lê Công Định là người có tiếng tăm, có học thức trong xã hội, chưa hề bị răn đe về các hành động khiêu khích chính quyền, và chưa hề có hành động nào lộ rõ là chống đối chính quyền, ngoài các phản ứng thông thường về các sự kiện bất bình trong xã hội. Có thể nói, LS Lê Công Định có đến 8, 9 phần giống như mọi trí thức trẻ khác, mang tinh thần cấp tiến, yêu nước, yêu chuộng công lý và tự do, - Hay nói cách khác, LS Lê Công Định là hình mẫu thành đạt của thanh niên Việt Nam ngày nay, là kiểu mẫu thế hệ trẻ mà giới trí thức mong muốn để chấn hưng đất nước.
Vậy tại sao LS Lê Công Định bị bắt - với lời buộc tội to đùng là "âm mưu lật đổ chế độ" nhưng chỉ bị bắt một mình, với những hồ sơ giấy tở thể hiện quan điểm riêng, không cổ võ bạo lực, chưa được phát tán, và thực sự không thể có hại gì đến an ninh quốc gia?
Hiển nhiên, ngoài các nhân vật chóp bu ra, không ai có thể biết được chân tướng thực sự của vụ bắt bớ này. Tuy nhiên, đây lại là điểm chúng ta, thế hệ trẻ tiến bộ, cần biết nhất, để có thêm sự hiểu biết về đất nước mà chúng ta đang sinh sống, để thấy được những việc từng cá nhân sẽ phải làm giúp đất nước vượt qua các khó khăn, tiến lên con đường văn minh, dân chủ.
Với vị trí người ngoài cuộc, tôi chỉ có thể đưa ra các suy luận của mình dựa trên các thông tin có được và kinh nghiệm sống. Hy vọng các bạn ở các vị trí thuận lợi khác sẽ cung cấp thêm thông tin để ta cùng thấu hiểu chân tướng thực của vụ bắt người rất đáng quan tâm - này.
Theo lô gích thông thường của bên An Ninh thì chưa đến mức phải tiến hành bắt khẩn cấp LS Lê Công Định, vì nguy cơ với an ninh quốc gia chưa thể hiện rõ ràng. Tất cả những chứng cứ đưa ra chỉ là tài liệu, quan điểm đấu tranh ôn hòa, dựa trên lý lẽ, dù không có lợi cho chính thể hiện nay, nhưng chưa được phổ biến rộng rãi, và do đó không thể có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Thời điểm bắt cũng rất phi lô gích khi Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa trên biển, Quốc Hội và Chính Phủ thì đang nóng lên về các chính sách và vấn đề điều hành phát triển kinh tế, với các ý kiến nhiều chiều.
Nếu thực sự nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, bên An Ninh cần tìm cách giảm bớt xung đột chính trị xã hội trong nước, để tăng cường đòan kết, ổn định tinh thần tư tưởng nhân dân lao động và giới trí thức.
Nếu thực sự LS Lê Công Định là đối tượng quá nguy hiểm với an ninh quốc gia, vì sự ổn định xã hội, bên An Ninh có thể cô lập đối tượng này thông qua việc giám sát chặt hơn các đối tượng “tay chân” có ít tên tuổi xã hội hơn. Đồng thời, thông qua hệ thống truyền thông, từng bước hạ thấp uy tín xã hội và chuyên môn của LS Lê Công Định để việc bắt người không gây sốc nhiều cho dư luận, như trường hợp của Cha Lý.
Với những lời buộc tội nghiêm trọng “tổ chức lật đổ chế độ vào năm 2010”, thì việc chỉ bắt được mình LS Lê Công Định với một số tài liệu kêu gọi đấu tranh dân chủ bất bạo động là rất không tương xứng. Thông thường, bên An Ninh sẽ kiên nhẫn chờ lâu hơn một chút, để ra tay bắt luôn một mẻ lưới lớn khi các lãnh tụ của phong trào bắt đầu gặp gỡ và xúc tiến các công việc cụ thể. Ít nhất việc đó giúp họ luận tội rõ ràng hơn, chưng ra được chứng cứ cụ thể hơn, và giúp họ có thành tích to tát hơn.
Trong mối quan hệ với quốc tế, Việt Nam thừa biết rằng vấn đề nhân quyền và dân chủ thường là chủ đề bị công kích nhiều nhất, nhất là tại Mỹ và châu Âu. Để hình ảnh đất nước tốt hơn, quan hệ làm ăn đỡ có vấn đề, đương nhiên phải hạn chế tối đa những hành động có thể bị thế giới coi là vi phạm nhân quyền và dân chủ. Bắt đột ngột (khẩn cấp) một LS trẻ, tài năng, có tiếng trong các vụ bảo vệ nhân quyền và dân chủ, với các lý do mơ hồ, là một việc làm không thể tồi hơn để bôi nhọ thành tích nhân quyền và dân chủ của Việt Nam, trong một thời điểm Việt Nam cần nó hơn bao giờ hết.
Với nhiều điểm bất thường như vậy, có thể sơ bộ kết luận rằng vụ bắt LS Lê Công Định không xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia cũng như tính cấp thiết của sự việc. Vụ bắt này cũng hòan tòan không phản ánh quan điểm bảo vệ an ninh truyền thống của Đảng và Nhà Nước trong tình hình mới, vốn đề cao ổn định xã hội và chỉ tiến hành bắt khi đó là cách duy nhất để duy trì trật tự và ổn định xã hội.
Hiện tượng trên nghiêng về giả thuyết rằng việc bắt LS Lê Công Định là phản ứng của một nhóm lợi ích đang thâu tóm một số quyền trong trong nội bộ Đảng và Nhà Nước, nhằm cứu vãn những kế họach của họ hiện đang bị trào lưu phát triển của xã hội đe dọa.
Thông qua việc bắt LS Lê Công Định với lời buộc tội hàm hồ về “một kế họach lật đổ chính quyền vào năm 2010” nhóm này muốn đánh tiếng với giới đương chức về nguy cơ có thực của “diễn biến hòa bình” như là mối nguy cơ chung để họ giảm bớt nhiệt tình đấu tranh, cải cách, châm chước cho các sai phạm của nhau, gia tăng đòan kết nội bộ. Có lẽ các Đại biểu Quốc Hội là những đối tượng chính của thông điệp này. Mặt khác, như là một lô gích của sự phòng vệ, sự kiện này sẽ giúp bên An Ninh sự chính danh để can thiệp sâu hơn, mạnh hơn tới các tư tưởng cáo buộc lãnh tụ, Đảng, Nhà Nước, dưới danh nghĩa bảo vệ sự ổn định và an ninh quốc gia. Các chỉ trích về vụ bê bối Bô xít, tham nhũng, năng lực điều hành, tham nhũng, … vì thế sẽ giảm đi.
Khi việc bắt LS Lê Công Định gây sự phẫn nộ ở các nước dân chủ Phương Tây (chắc chắn không thể không tạo ra sự phẫn nộ), điều này có nghĩa rằng Việt Nam đang tách xa dần quỹ đạo Phương Tây. Muốn lại gần Trung Quốc hơn, không có việc gì tốt hơn là có xung đột với Phương Tây.
Vụ bắt LS Lê Công Định đang được sử dụng như một công cụ để minh chứng cho các quan chức sự nguy hiểm của “diễn biến hòa bình”, quan điểm luôn “thù địch” và “chống đối” của các nước Phương Tây với Việt Nam – vốn có thể dẫn đến sự sụp đổ chế độ trong tương lai không xa (2010).
Trong bối cảnh Việt Nam đang đứng giữa sự lựa chọn: một là ngả theo Trung Quốc gần để tránh đối đầu và giữ yên chế độ; hai là thúc đẩy cải cách phát triển theo các tiêu chí văn minh phương Tây và thế giới, nhưng với nguy cơ sụp đổ chế độ; - thông điệp mà vụ bắt LS Lê Công Định thực sự rất có ý nghĩa trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam.
Tuy nhiên, khi tiến hành khống chế xã hội trên tư duy lợi ích nhóm, vụ bắt LS Lê Công Định chỉ làm xã hội, nhất là giới trí thức, thêm “sốc”, suy giảm niềm tin, hoang mang hơn, về các giá trị đạo đức tinh thần thực sự mà chế độ này đang hướng tới. Cùng với những vụ đình đám như PMU 18, tham nhũng vốn FDI, Bô xít Tây Nguyên, bắt phóng viên đưa tin, vụ Công Giáo, vụ bắt LS Lê Công Định chỉ càng làm lộ rõ hơn những mặt thối nát của chính quyền hiện tại.
Có thể nói, vụ bắt LS Lê Công Định, vì toan tính nhỏ hẹp trên tư duy lợi ích nhóm, không vì lợi ích quốc gia, đang gây chia rẽ xã hội và đẩy giới trí thức Việt Nam ra xa chính quyền hơn lúc nào hết. Nếu nhân cơ hội này giới trí thức ra tăng đấu tranh để tạo thêm nhiều vụ bắt bớ nữa thì có thể nhân gấp bội sự bất bình của xã hội, mào đầu cho các thay đổi tích cực theo hướng tôn trọng sự thật, nhân quyền.
(Nguồn: http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=27361)