Thực tế và thực sự Cô Nguyễn thị Bích Hạnh, tốt nghiệp Cao học trong nước gọi là Thạc sĩ, dạy trường Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Quảng Ngãi, bị sa thải vì khuyến khích học sinh vào Internet để tìm hiểu thêm bài giảng. Nhưng trên mặt giấy tờ hành chánh, tổ chức thì nhà cầm quyền CS nói cho Cô thôi việc vì "sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà Nước." Với cái tội này coi như chấm dứt nghề dạy học, không trường công, trường tư, trường bán công nào có thể mướn Cô dạy nữa dù là dạy giờ vì làm sao qua khỏi cặp mắt cú vọ của Tổ Chức chánh quyền, trong đó có “Bảo vệ chánh trị" một tổ chức của Đảng chuyên "kiểm soát tư tưởng hành động của cán bộ công nhân viên" làm việc cho nhà nước.

Tới đây không khỏi nhớ lại ngày CS Hà nội mới vào Saigon, giáo chức "đứng lớp" nếu hồ sơ không dính líu với "nguỵ quân, ngụy quyền" ở Sở Giáo dục, chỉ được "lưu dung" - xin chú ý lưu dung, chớ không phải lưu dụng, có dấu nặng. Nếu được "lưu dung" đều phải đi học dạy lại. Bất kỳ giáo chức dạy trung học đệ nhứt hay đệ nhị cấp, tiểu học, mẫu giáo hay nhà trẻ đều phải sọan bài (nói theo kiểu VNCH) hay "làm giáo án" nói theo "từ" CS. Những câu hỏi kiểm soát bài cũ, câu hỏi dẫn dắt bài mới, và câu hỏi kiểm soát bài mới để xem coi học sinh hiểu bài mới tới đâu và câu hỏi thử trí thông minh của học sinh đều phải chuẩn bị "đáp án". Giáo án ở bất cứ cấp nào cũng phải trình cho: Ban Giám Hiệu duyệt thì mới đưọc "lên lớp" dạy.

Phương pháp sư phạm này làm cho giáo chức được đào tạo bởi khoa sư phạm của nền giáo dục nhân bản, dân tộc, khai phóng ở Miển Nam bật ngửa ra. Nó trái với qui trình tâm sinh lý của học sinh và nhà giáo. Làm sao chuẩn bị đáp án được khi mỗi học sinh được xem là một thiên tài thu gọn đang phát triển. Chỉ trừ quan niệm coi con người là con ốc của bộ máy đã lắp sẵn, mà giáo dục có nhiệm vụ đúc khuôn, mới chuẩn bị đáp án để gò học sinh vào, thì mới đòi hỏi đáp án đối với những câu hỏi kiểm soát bài mơí, câu hỏi gợi trí thông minh.

Nhưng tìm hiểu sâu xa hơn một chút, mới thấy "ý đồ" của CS Hà nội là trước sau như một. Một ý đồ đào tạo con người rập khuôn của Đảng CS. Thời CS Hà nội chưa vào được Miền Nam, trong trường ở miển Bắc từ thầy cô đến học trò đều biết mô phạm, khuôn mẫu của CS muốn nhồi nhét vào lớp trẻ trung tiều học, mẫu giáo và bình dân giáo dục. "Một đường máu chảy về tim. Thầy đi theo Đảng, chúng em theo thầy".

"Trường hợp Cô Nguyễn thị Bích Hạnh bị sa thải vì khuyến khích học sinh vô Internet đã chứng tỏ gần 34 năm, một thời gian dài bằng một thế hệ xã hội học, mà CS Hà nội vẫn không một chút đổi mới nào trong quan niệm, phương pháp giáo dục và "đào bồi" lớp trẻ VN. Cô chỉ khuyên học sinh vô Internet để tìm hiểu thêm về bài giảng mà bị buộc tội "xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhật khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục." Cô bị hành, bắt tội đủ điều. Nào công an điều tra học trò rất kỹ, rất lâu. Nào công an gặp Hiệu Trưởng, "làm việc" với Giám Đốc Sở, và Sở đưa ra quyết định buộc thôi việc tôi. Nhưng có một điều lạ, trái luật pháp, là họ không hề hỏi cô một điều gì dù cô là người cần phải hỏi. Theo phỏng vấn của Đài RFA, thì nhà giáo Bích Hạnh có "khuyến khích học trò chuyên của mình bớt chơi game mà nên dành thời gian tìm kiếm tri thức trên mạng. Cô đã giới thiệu với học trò các website, chẳng hạn talawas, Hợp Lưu, Tiền Vệ. Thế là công an qui cho Cô tội 'tuyên truyền chống Nhà nước'".

Thế mới biết CS Hà nội rất sợ Internet, một xa lộ thông tin rộng mở cho Con Người. Thế cho nên từ TC đến VC, hai chế độ độc tài đảng trị này không nhừng siết chặt Internet. Mời đây TC yêu cầu các công ty muốn được bán computer, thì phải cài đặt chương trình thẳng vào máy để sàn lọc không cho người sử dụng truy cập những trang web và kho tài liệu nhậy cảm đối với TC, như vụ Thiên An Môn.

Nhưng tiến hóa, khai phóng là định luật của sự sống. Kềm hãm, bưng bít là phản động, khó mà tồn tại. Những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN biết Internet là vũ khí giải thoát con người trong chế độ kiểm soát chặt báo chi, phát thanh, phát hình. Dù nước nhà VN tỷ lệ số người gắn Internet chưa cao, nhưng số người truy cập rất cao nhờ Internet wireless, một người có thể có nhiều máy xài, nhờ nhiều quán cà phê Internet, và nhiều điện thoại cầm tay có thể chụp, gởi hình, và tin tức, nhanh và gọn. Do đó trong những đòi hỏi tự do, báo chí, tự do ngôn luận, người ta đòi hỏi tự do Internet vì Internet là phương tiện rung chuyển. Mỹ ủng hộ và hậu thuẫn đòi hỏi này của người dân Việt trong nước.

Độc tài CS Hà nội cũng biết nên một mặt buộc người sử dụng phải đi "lề phải" do CS chỉ định để tuyên truyền. "quản lý" blog. Mặt khác CS dùng cả binh đoàn kiểm soát Internet, và tin tặc phá những thông tin liên lạc, hội luận nhậy cảm trên Internet. CS còn đi xa hơn, đặt điều kiện với những công ty tin học như Yahoo, Google muốn vào làm ăn thị trường nước họ phải khóa một vài nguồn hay cung cấp đia chỉ, lý lịch người sử dụng, như vụ án Yahoo bị gia đình một nhà báo ở Hongkong kiện vì đã tiết lộ bài gởi đi bgoại quốc.

Tuy nhiên vỏ quít của CS thống trị dày thì móng tay của dân bị trị đang dùng Internet thêm nhọn. Khoa học kỹ thuật tin học đúng về phiá những người muốn được giải thoát vòng kềm toả, đã sáng chế ra càng ngày càng nhiều phương thức vượt tường lửa của CS.

(Nguồn: Việt Báo, ngàyThứ Sáu, 6/12/2009, http://vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=145657)