“Đa số dân chúng Sierra Leone chống lại chiến tranh ở Iraq và chúng tôi, những nhà truyền giáo hiệp thông với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã dũng cảm không để lỡ một dịp để công bố Tin Mừng của Hoà Bình cho thế giới”. Đây là lời tuyên bố với MISNA của Giám Mục Giorgio Biguzzi ở Makeni, người đã chỉ ra rằng sự bất đồng ý kiến với sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ có liên quan đến kinh nghiệm của người dân Sierra Leonese trong cuộc nội chiến mười năm tàn phá đất nước.
Đức Cha Biguzzi nói: “Nơi đây cần có sự đóng góp của cộng đồng quốc tế mà sự có mặt của các nhân viên Liên Hiệp Quốc có khả năng mang tính chất quyết định, nhờ đó mở ra những dàn xếp cho những cuộc đàm phán giữa chính phủ và quân phiến loạn”.
Đức Cha nhấn mạnh: “Trong quan điểm đức tin của chúng ta, cho dù hoà bình là hệ quả của các hiệp ước chính trị và thoả thuận giữa các chính phủ, các phong trào và các dân tộc, thì đó cũng là món quà quý giá của Thiên Chúa, phải được kêu cầu liên lỉ trong kinh nguyện và lòng sám hối với ý thức, rằng như Đức Thánh Cha đã nói, điều đó phụ thuộc vào sự hoán cải tâm hồn”.
Đức Cha cũng bày tỏ lòng quan tâm sâu sắc đến các cộng đồng Giáo Hội ở Iraq và bày tỏ tình đoàn kết với tất cả mọi người hiện đang kiệt sức do bạo lực chiến tranh. Đức Cha kết luận: “Dù chúng ta là một nước nhỏ ở Tây Phi, chúng ta đoan chắc rằng việc ủng hộ tinh thần là hành động tin tường vào sự tôn trọng nhân quyền, quyền lợi quốc tế và nền ngoại giao vì quyền lợi của con người”.
Đức Cha Biguzzi nói: “Nơi đây cần có sự đóng góp của cộng đồng quốc tế mà sự có mặt của các nhân viên Liên Hiệp Quốc có khả năng mang tính chất quyết định, nhờ đó mở ra những dàn xếp cho những cuộc đàm phán giữa chính phủ và quân phiến loạn”.
Đức Cha nhấn mạnh: “Trong quan điểm đức tin của chúng ta, cho dù hoà bình là hệ quả của các hiệp ước chính trị và thoả thuận giữa các chính phủ, các phong trào và các dân tộc, thì đó cũng là món quà quý giá của Thiên Chúa, phải được kêu cầu liên lỉ trong kinh nguyện và lòng sám hối với ý thức, rằng như Đức Thánh Cha đã nói, điều đó phụ thuộc vào sự hoán cải tâm hồn”.
Đức Cha cũng bày tỏ lòng quan tâm sâu sắc đến các cộng đồng Giáo Hội ở Iraq và bày tỏ tình đoàn kết với tất cả mọi người hiện đang kiệt sức do bạo lực chiến tranh. Đức Cha kết luận: “Dù chúng ta là một nước nhỏ ở Tây Phi, chúng ta đoan chắc rằng việc ủng hộ tinh thần là hành động tin tường vào sự tôn trọng nhân quyền, quyền lợi quốc tế và nền ngoại giao vì quyền lợi của con người”.