VATICAN CITY (Zenit.org).- Thách đố của Giáo hội trong kỷ nguyên của Facebook và Twitter là trình bầy sứ điệp sâu xa của Chúa Giêsu mà không đi trật vào những khía cạnh bề mặt hời hợt của kỹ thuật. Đó là lời tuyên bố của người phát ngôn Tòa thánh, Lm. Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí của Vatican. Lời khẳng định của ngài được phát đi hôm nay trong chương trình truyền hình hàng tuần “Octava Dies” do ngài phụ trách.
Trong lời phát biểu, ngài đề cập đến “thông điệp rất đẹp đẽ của Đức giáo hoàng nhân Ngày Thế giới về Truyền thông Xã hội năm nay, đã đạt tới một điểm chính yếu và chiến lược trong thực tại của thế giới truyền thông đang phát triển nhanh chóng: “Những kỹ thuật mới, những mối liên hệ mới: Triển dương một nền văn hóa tương kính, đối thoại và thân hữu.”
Cha giải thích: “Benedict XVI – hay đúng hơn là BXVI như tên gọi trong thế giới đặc biệt đó – trước nhất đang kêu gọi giới trẻ, những người được mệnh danh là “thế hệ kỹ thuật số (digital generation)”, thách đố họ sống, lớn mạnh cả về thể chất lẫn tâm linh và đức tin, cũng như trong chiều kích thông truyền những kỹ thuật mới đang chiếm một chỗ đứng rất lớn trong giòng đời của họ.”
Ngài nói thêm: “Quả thực, ở đây nữa, đức tin Kitô giáo phải được “hội nhập văn hóa”, hiện diện như là một lời tuyên xưng, một lối sống và một phong cách liên lạc.”
“Nhưng điều đó chẳng dễ dàng gì. Vẫn còn có ở đó những nguy cơ giới hạn người ta vào chỗ chỉ vui chơi, lãng phí thì giờ, xa rời thực tế và sống hời hợt trên bề mặt của mọi sự việc.”
“Về phần mình, BXVI, khi lên tiếng nói với giới trẻ, chẳng hạn như trong những Ngày Giới Trẻ Thế giới, đã nhấn mạnh đến ước muốn được thông truyền cho họ một nội dung rõ rệt, kiên định và vững chắc, nội dung này đòi hỏi một sự cam kết phải được đồng hóa trước khi chuyển dịch vào cuộc đời.”
“Vì thế truyền đạt thực thể qua thế giới ảo (virtual) là một thách đố kỳ diệu. Chúng ta sẽ thành công được chăng với lớp người trẻ của chúng ta? Chúng ta sẽ thành công trong việc cùng đi theo họ trong cuộc mạo hiểm này?”
Cha khẳng định: “Hãy cứ hy vọng được như thế.”
“Nhưng chúng ta không thể là nạn nhân mê hoặc về những thành công kỹ thuật đặc biệt đó, mà chúng ta phải tiếp tục phân biệt ra đâu là những khả năng, đâu là những giới hạn, và đồng thời tiếp tục tìm kiếm gắt gao cái lớp đất cứng chắc đó, là mối liên hệ sinh động với Thiên Chúa và với những người khác, [một chỗ] để thực sự dựng xây lên một nền văn hóa tương kính, đối thoại và thân hữu.”
Trong lời phát biểu, ngài đề cập đến “thông điệp rất đẹp đẽ của Đức giáo hoàng nhân Ngày Thế giới về Truyền thông Xã hội năm nay, đã đạt tới một điểm chính yếu và chiến lược trong thực tại của thế giới truyền thông đang phát triển nhanh chóng: “Những kỹ thuật mới, những mối liên hệ mới: Triển dương một nền văn hóa tương kính, đối thoại và thân hữu.”
Cha giải thích: “Benedict XVI – hay đúng hơn là BXVI như tên gọi trong thế giới đặc biệt đó – trước nhất đang kêu gọi giới trẻ, những người được mệnh danh là “thế hệ kỹ thuật số (digital generation)”, thách đố họ sống, lớn mạnh cả về thể chất lẫn tâm linh và đức tin, cũng như trong chiều kích thông truyền những kỹ thuật mới đang chiếm một chỗ đứng rất lớn trong giòng đời của họ.”
Ngài nói thêm: “Quả thực, ở đây nữa, đức tin Kitô giáo phải được “hội nhập văn hóa”, hiện diện như là một lời tuyên xưng, một lối sống và một phong cách liên lạc.”
“Nhưng điều đó chẳng dễ dàng gì. Vẫn còn có ở đó những nguy cơ giới hạn người ta vào chỗ chỉ vui chơi, lãng phí thì giờ, xa rời thực tế và sống hời hợt trên bề mặt của mọi sự việc.”
“Về phần mình, BXVI, khi lên tiếng nói với giới trẻ, chẳng hạn như trong những Ngày Giới Trẻ Thế giới, đã nhấn mạnh đến ước muốn được thông truyền cho họ một nội dung rõ rệt, kiên định và vững chắc, nội dung này đòi hỏi một sự cam kết phải được đồng hóa trước khi chuyển dịch vào cuộc đời.”
“Vì thế truyền đạt thực thể qua thế giới ảo (virtual) là một thách đố kỳ diệu. Chúng ta sẽ thành công được chăng với lớp người trẻ của chúng ta? Chúng ta sẽ thành công trong việc cùng đi theo họ trong cuộc mạo hiểm này?”
Cha khẳng định: “Hãy cứ hy vọng được như thế.”
“Nhưng chúng ta không thể là nạn nhân mê hoặc về những thành công kỹ thuật đặc biệt đó, mà chúng ta phải tiếp tục phân biệt ra đâu là những khả năng, đâu là những giới hạn, và đồng thời tiếp tục tìm kiếm gắt gao cái lớp đất cứng chắc đó, là mối liên hệ sinh động với Thiên Chúa và với những người khác, [một chỗ] để thực sự dựng xây lên một nền văn hóa tương kính, đối thoại và thân hữu.”