LONG XUYÊN - Vào một ngày giữa tháng năm, tôi trở lại Kiên Giang, sau đó được thăm một giáo điểm truyền giáo và dự giờ dâng hoa kính Đức Mẹ tại giáo xứ; hai việc này làm cho chuyến đi về miền Tây một công đôi ba việc của tôi thêm phần ý nghĩa.
Một điểm truyền giáo chưa có tên.
Xem hình ảnh
Được một bà trùm “mối lái”, tôi đi vào vùng sâu, đến một điểm truyền giáo (xin phép không được nêu tên địa danh ở đây) mà số giáo dân đã có khoảng gần 200 người lớn trẻ em, thế nhưng hằng tuần những người này phải qua một cái phà, túa ra một số con kênh để đi dâng lễ ngày Chúa nhật. Ở Kiên Giang, dọc theo những con sông, có đến hai mươi mấy kênh mà nhiều dân cư đã sống ở đó từ lâu rồi.
Điểm truyền giáo chỉ là một mảnh đất nhỏ do cộng đoàn nhà dòng mua, cất lên thành một căn nhà bình thường. Đức Cha Long Xuyên cho phép một thầy đến đây để sống và hướng dẫn người có lòng mến mộ đạo Chúa. Thầy dạy người ta theo kiểu “du kích”, một ngày hai “ca”, mỗi tốp dăm ba người, thế mà mới mấy tháng nay cũng có được mười người rửa tội.
Những người giáo dân ở đây là dân nhập cư từ miền Bắc vào mưu sinh, sống giữa người dân địa phương miền Nam; tất cả đều không có đất, thường sang các kênh làm mướn như làm cỏ, sạ, bón phân trên ruộng …Dọc theo con sông kéo dài đến tận Rạch Giá này, hai bên bờ là vô số nhà sàn nhà lá mà nhìn vào người ta có thể đoán được mức sống ở đây ra sao; còn con đường đất vào mùa mưa cũng không sạch, nói chung là quang cảnh còn lôm côm luộm thuộm lắm!
Chúng tôi mang theo tập vở học sinh, áo trắng và bánh kẹo để làm quà, rồi phát cho các em ngay trong lòng căn nhà. Trẻ con đến mỗi lúc một đông nhưng đành phải chọn lựa thôi; những em bé quá thì được ít bánh kẹo ăn cho đỡ “buồn mồm”. Trông chúng cũng bình thường, vui hớn hở; nhưng vì là điểm truyền giáo nên chúng tôi “ưu tiên”.
Cuộc gặp gỡ diễn ra chóng vánh. Chúng tôi chỉ có vài lời khuyên đối với các em. Có hai người giáo dân thường gắn bó với thầy trong công việc có vẻ bịn rịn, luyến tiếc vì chúng tôi đến “đánh nhanh rút gọn” quá. Một ông xin chúng tôi ít tiền để giúp cho gia đình kia, người vợ bị bệnh mà chẳng có tiền. Chúng tôi vui vẻ tiếp giúp, nhưng số tiền nhỏ nhoi này thấm gì với bệnh ung thư của chị ấy.
Trước khi giã từ, tôi gợi ý muốn thầy tổ chức làm những công việc liên quan đến “dân trí, dân sinh” thì mới mời gọi người ta đến được, việc dạy giáo lý thì “từng bước từng bước thầm” cũng được, như thế hiệu quả mới “ngon lành!”
Gặp gỡ trẻ em trong kênh
Qua khỏi phà một đoạn đường dài, chúng lại trở vào trong kênh. Có một gia đình tha thiết mời chúng tôi gặp gỡ trẻ em quanh khu vực nhà họ để làm quen học sinh nghèo. Chúng tôi đồng ý dừng chân. Trong lúc chờ đợi mua thêm tập vở cho các em, chúng tôi sinh hoạt, phát kẹo. Không ngờ lúc phát tập, các cháu ra đông quá, chúng tôi có phần lúng túng. Có năm cháu vừa đi đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót về, đến sau cùng, chúng tôi chẳng còn gì để phát, tôi đành nói: “Các cháu này phải cho chúng gấp đôi mới xứng danh lòng Chúa xót thương, chỉ vì đi đọc kinh mà chúng không có quà thì kỳ quá! Nào, anh em góp tiền vào mua thêm tập!”. Mọc việc ổn thỏa, tốt lành. Trẻ con ở đây hiền quá, 100% là con nhà có đạo, bố mẹ chân chất làm ăn, có tí quà chúng vui hẳn lên. Trong ý nghĩ của chúng tôi, với số trẻ em này sẽ có khoảng 15 đến 20 em được chọn ra để nhận tiền học vào đầu năm học mới này. Như thế, việc làm quen hôm nay mới đi vào chiều sâu trong hành trình rong ruỗi của chúng tôi.
Trên đường về, chúng tôi đi ngang qua nhà thờ Thánh Gia trong kênh rất đẹp, lại nhằm vào lúc giáo dân đang chuẩn bị rước kiệu Đức Mẹ vào chiều thứ bảy, có cả dâng hoa, thế nên không mời, chúng tôi cũng dừng chân.
Xem hình ảnh
Hai mươi cháu thiếu nhi vừa trai vừa gái đẹp như thiên thần tung tăng trên sân. Lòng tôi thót lại khi thấy đám mây đen kéo tới. Tôi lâm râm khấn và đọc kinh. Cha xứ đi ngang, tôi chào và kiếm chuyện làm quà: “Kính chào cha ạ! Từ nãy đến giờ con khấn Đức Mẹ và đọc kinh xin ông thánh Vinh Sơn cho trời không mưa…” Cha cười: “Chị khấn sai rồi! Thánh Vinh Sơn hay làm phép lạ cho trời mưa mà!” Tôi cười trừ. Cha bước vào trong mặc áo và xông hương kiệu. Cuộc rước diễn ra tốt đẹp, đội trống làm cho bầu khí thêm vui. Các cháu dâng hoa, nến trong nhà thờ tuyệt đẹp. Một ông trùm cho biết: “Trong tháng hoa, mỗi một giáo khu thay phiên nhau tổ chức ngày thứ bảy như thế này nên mỗi tuần cách tổ chức có khác nhau. Dâng hoa xong rồi chầu Thánh Thể, lần nào giáo dân đi cũng khá đông như hôm nay vậy. Lòng sùng kính Đức Mẹ ở đây làm tôi thấy thích, dường như có cái gì đó thanh bình trong cách sống đạo, người ta không quá tất bật vì cơm áo gạo tiền như ở thành phố; tuy có lam lũ nhưng không quá nghèo nàn thời gian như ở Sài Gòn.
Đám cưới nhà quê
Ngày hôm sau, tôi tham dự một đám cưới ở đây. Dường như ở tất cả các kênh ở vùng này có cách tổ chức lễ cưới như nhau: lễ cưới thường vào buổi chiều, rước dâu bằng ghe, nhà trai cũng đãi hai lần như nhà gái, một lần nhóm họ, một lần tiệc chính thức. Thật là thơ mộng khi cô dâu chú rể đi giữa hai hàng cây xanh, thay vì xe hoa thì là “ghe hoa”, vui thật!
Song tôi chú ý đến hai điều vui và một điều buồn ở đám cưới ở quê. Trong bữa tiệc, từ thanh niên đến người trung niên đều nâng ly mời nhau xoay tua đến nỗi ai dự tiệc về đều say khướt, cái đầu nặng hơn “cái đuôi”. Có lẽ vì uống rượu nhiều, lẽ lam lũ với ruộng đồng nên thanh niên ở đây mau già, đen nhẻm, người quắt lại. Tôi được biết, một tiệc cưới như thế người ta uống từ 120 đến 150 lít rượu đế. Thử tưởng tượng, vào mùa cưới, người dân ở đây đốt cháy lá gan của mình như thế nào! Chắc là thế hệ này không sống qua được tuổi 75. Tại sao không uống “bia Lâm Đồng”, tức là trà đá cho vui, khỏe, rẻ, vừa thanh lọc cơ thể lại không lo bị “mad”. Ước gì quí cha xứ ở vùng này làm sao khuyên được thanh niên, dự tiệc ma chay cưới hỏi, ai cũng chỉ uống chỉ có baly mà thôi, ai uống ít hơn thì có thưởng, được khen công khai.
Còn điều vui, đó là ở vùng quê này luật hôn nhân đạo, đời, một vợ một chồng được giữ rất tốt, người ta rất ít khi bỏ nhau. Không có ai lấy vợ thừa, chồng thừa của ai cả, cũng không ai dám lỗi đạo vợ chồng đến nỗi bị “ném đá”. Còn chuyện vui cỏn con này nữa, phái nữ ở đây được đeo vàng đỏ cổ đỏ tay, có đồ trang sức nào cũng mang ra đeo thoải mái, tha hồ mà “điệu đà”, chẳng bù cho những nơi ở thành phố, đeo sợi dây chuyền lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị giựt té chấn thương “sọ dừa”.
Suy tư kết thúc chuyến đi
Rời vùng quê về thành phố, lòng tôi nghĩ về điểm truyền giáo nho nhỏ đó, nơi có thể nảy sinh nhiều hoa trái cho Giáo Hội theo dòng thời gian; mà bao giờ người mang bước chân truyền giáo cũng phải đeo thêm lòng kiên nhẫn, sự chịu đựng, khôn khéo, mềm mỏng…thì dần dần mới có được những ngôi nhà thờ to đẹp, có đám trẻ con đẹp như thiên thần trong đám rước kiệu Đức Mẹ kia.
Một điểm truyền giáo chưa có tên.
Xem hình ảnh
Được một bà trùm “mối lái”, tôi đi vào vùng sâu, đến một điểm truyền giáo (xin phép không được nêu tên địa danh ở đây) mà số giáo dân đã có khoảng gần 200 người lớn trẻ em, thế nhưng hằng tuần những người này phải qua một cái phà, túa ra một số con kênh để đi dâng lễ ngày Chúa nhật. Ở Kiên Giang, dọc theo những con sông, có đến hai mươi mấy kênh mà nhiều dân cư đã sống ở đó từ lâu rồi.
Điểm truyền giáo chỉ là một mảnh đất nhỏ do cộng đoàn nhà dòng mua, cất lên thành một căn nhà bình thường. Đức Cha Long Xuyên cho phép một thầy đến đây để sống và hướng dẫn người có lòng mến mộ đạo Chúa. Thầy dạy người ta theo kiểu “du kích”, một ngày hai “ca”, mỗi tốp dăm ba người, thế mà mới mấy tháng nay cũng có được mười người rửa tội.
Những người giáo dân ở đây là dân nhập cư từ miền Bắc vào mưu sinh, sống giữa người dân địa phương miền Nam; tất cả đều không có đất, thường sang các kênh làm mướn như làm cỏ, sạ, bón phân trên ruộng …Dọc theo con sông kéo dài đến tận Rạch Giá này, hai bên bờ là vô số nhà sàn nhà lá mà nhìn vào người ta có thể đoán được mức sống ở đây ra sao; còn con đường đất vào mùa mưa cũng không sạch, nói chung là quang cảnh còn lôm côm luộm thuộm lắm!
Chúng tôi mang theo tập vở học sinh, áo trắng và bánh kẹo để làm quà, rồi phát cho các em ngay trong lòng căn nhà. Trẻ con đến mỗi lúc một đông nhưng đành phải chọn lựa thôi; những em bé quá thì được ít bánh kẹo ăn cho đỡ “buồn mồm”. Trông chúng cũng bình thường, vui hớn hở; nhưng vì là điểm truyền giáo nên chúng tôi “ưu tiên”.
Cuộc gặp gỡ diễn ra chóng vánh. Chúng tôi chỉ có vài lời khuyên đối với các em. Có hai người giáo dân thường gắn bó với thầy trong công việc có vẻ bịn rịn, luyến tiếc vì chúng tôi đến “đánh nhanh rút gọn” quá. Một ông xin chúng tôi ít tiền để giúp cho gia đình kia, người vợ bị bệnh mà chẳng có tiền. Chúng tôi vui vẻ tiếp giúp, nhưng số tiền nhỏ nhoi này thấm gì với bệnh ung thư của chị ấy.
Trước khi giã từ, tôi gợi ý muốn thầy tổ chức làm những công việc liên quan đến “dân trí, dân sinh” thì mới mời gọi người ta đến được, việc dạy giáo lý thì “từng bước từng bước thầm” cũng được, như thế hiệu quả mới “ngon lành!”
Gặp gỡ trẻ em trong kênh
Qua khỏi phà một đoạn đường dài, chúng lại trở vào trong kênh. Có một gia đình tha thiết mời chúng tôi gặp gỡ trẻ em quanh khu vực nhà họ để làm quen học sinh nghèo. Chúng tôi đồng ý dừng chân. Trong lúc chờ đợi mua thêm tập vở cho các em, chúng tôi sinh hoạt, phát kẹo. Không ngờ lúc phát tập, các cháu ra đông quá, chúng tôi có phần lúng túng. Có năm cháu vừa đi đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót về, đến sau cùng, chúng tôi chẳng còn gì để phát, tôi đành nói: “Các cháu này phải cho chúng gấp đôi mới xứng danh lòng Chúa xót thương, chỉ vì đi đọc kinh mà chúng không có quà thì kỳ quá! Nào, anh em góp tiền vào mua thêm tập!”. Mọc việc ổn thỏa, tốt lành. Trẻ con ở đây hiền quá, 100% là con nhà có đạo, bố mẹ chân chất làm ăn, có tí quà chúng vui hẳn lên. Trong ý nghĩ của chúng tôi, với số trẻ em này sẽ có khoảng 15 đến 20 em được chọn ra để nhận tiền học vào đầu năm học mới này. Như thế, việc làm quen hôm nay mới đi vào chiều sâu trong hành trình rong ruỗi của chúng tôi.
Trên đường về, chúng tôi đi ngang qua nhà thờ Thánh Gia trong kênh rất đẹp, lại nhằm vào lúc giáo dân đang chuẩn bị rước kiệu Đức Mẹ vào chiều thứ bảy, có cả dâng hoa, thế nên không mời, chúng tôi cũng dừng chân.
Xem hình ảnh
Hai mươi cháu thiếu nhi vừa trai vừa gái đẹp như thiên thần tung tăng trên sân. Lòng tôi thót lại khi thấy đám mây đen kéo tới. Tôi lâm râm khấn và đọc kinh. Cha xứ đi ngang, tôi chào và kiếm chuyện làm quà: “Kính chào cha ạ! Từ nãy đến giờ con khấn Đức Mẹ và đọc kinh xin ông thánh Vinh Sơn cho trời không mưa…” Cha cười: “Chị khấn sai rồi! Thánh Vinh Sơn hay làm phép lạ cho trời mưa mà!” Tôi cười trừ. Cha bước vào trong mặc áo và xông hương kiệu. Cuộc rước diễn ra tốt đẹp, đội trống làm cho bầu khí thêm vui. Các cháu dâng hoa, nến trong nhà thờ tuyệt đẹp. Một ông trùm cho biết: “Trong tháng hoa, mỗi một giáo khu thay phiên nhau tổ chức ngày thứ bảy như thế này nên mỗi tuần cách tổ chức có khác nhau. Dâng hoa xong rồi chầu Thánh Thể, lần nào giáo dân đi cũng khá đông như hôm nay vậy. Lòng sùng kính Đức Mẹ ở đây làm tôi thấy thích, dường như có cái gì đó thanh bình trong cách sống đạo, người ta không quá tất bật vì cơm áo gạo tiền như ở thành phố; tuy có lam lũ nhưng không quá nghèo nàn thời gian như ở Sài Gòn.
Đám cưới nhà quê
Ngày hôm sau, tôi tham dự một đám cưới ở đây. Dường như ở tất cả các kênh ở vùng này có cách tổ chức lễ cưới như nhau: lễ cưới thường vào buổi chiều, rước dâu bằng ghe, nhà trai cũng đãi hai lần như nhà gái, một lần nhóm họ, một lần tiệc chính thức. Thật là thơ mộng khi cô dâu chú rể đi giữa hai hàng cây xanh, thay vì xe hoa thì là “ghe hoa”, vui thật!
Song tôi chú ý đến hai điều vui và một điều buồn ở đám cưới ở quê. Trong bữa tiệc, từ thanh niên đến người trung niên đều nâng ly mời nhau xoay tua đến nỗi ai dự tiệc về đều say khướt, cái đầu nặng hơn “cái đuôi”. Có lẽ vì uống rượu nhiều, lẽ lam lũ với ruộng đồng nên thanh niên ở đây mau già, đen nhẻm, người quắt lại. Tôi được biết, một tiệc cưới như thế người ta uống từ 120 đến 150 lít rượu đế. Thử tưởng tượng, vào mùa cưới, người dân ở đây đốt cháy lá gan của mình như thế nào! Chắc là thế hệ này không sống qua được tuổi 75. Tại sao không uống “bia Lâm Đồng”, tức là trà đá cho vui, khỏe, rẻ, vừa thanh lọc cơ thể lại không lo bị “mad”. Ước gì quí cha xứ ở vùng này làm sao khuyên được thanh niên, dự tiệc ma chay cưới hỏi, ai cũng chỉ uống chỉ có baly mà thôi, ai uống ít hơn thì có thưởng, được khen công khai.
Còn điều vui, đó là ở vùng quê này luật hôn nhân đạo, đời, một vợ một chồng được giữ rất tốt, người ta rất ít khi bỏ nhau. Không có ai lấy vợ thừa, chồng thừa của ai cả, cũng không ai dám lỗi đạo vợ chồng đến nỗi bị “ném đá”. Còn chuyện vui cỏn con này nữa, phái nữ ở đây được đeo vàng đỏ cổ đỏ tay, có đồ trang sức nào cũng mang ra đeo thoải mái, tha hồ mà “điệu đà”, chẳng bù cho những nơi ở thành phố, đeo sợi dây chuyền lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị giựt té chấn thương “sọ dừa”.
Suy tư kết thúc chuyến đi
Rời vùng quê về thành phố, lòng tôi nghĩ về điểm truyền giáo nho nhỏ đó, nơi có thể nảy sinh nhiều hoa trái cho Giáo Hội theo dòng thời gian; mà bao giờ người mang bước chân truyền giáo cũng phải đeo thêm lòng kiên nhẫn, sự chịu đựng, khôn khéo, mềm mỏng…thì dần dần mới có được những ngôi nhà thờ to đẹp, có đám trẻ con đẹp như thiên thần trong đám rước kiệu Đức Mẹ kia.