VINH - Trong niềm vui Mùa Phục Sinh, chiều ngày 01 – 5 – 2009, đông đảo các thành viên trong Hội Doanh Nhân Công Giáo Gp Vinh đã quy tụ về Đại Chủng viện Vinh – Thanh dự hội nghị lần thứ hai và mừng lễ Thánh Giuse Thợ, bổn mạng của Hội.
Xem hình ảnh
Hội Doanh nhân Công Giáo G.p Vinh được chính thức thành lập từ ngày 01 – 5 – 2008, trên cơ sở nền tảng mà Công đồng Vatican II đã vạch ra: “... Khi con người cả nam lẫn nữ, làm ăn nuôi sống mình, nuôi sống gia đình, và hoạt động để phục vụ hữu hiệu cho xã hội, thì họ có quyền coi lao động là tiếp nối công trình của Tạo Hoá, có quyền kể mình như đang góp phần lo cho anh em được sung túc, đang đóng góp tài năng riêng của mình cho kế hoạch của Thiên Chúa được hoàn thành trong lịch sử” (Vui Mừng và Hy Vọng). Với lần họp mặt này, các thành viên trong Hội hy vọng qua sự gặp gỡ, trao đổi thân tình, sẽ cùng nhau triển khai cách hữu hiệu, sống động những định hướng ban đầu. Mục tiêu cuối cùng của Hội là làm sao có thể cộng tác phần công sức lao động của mình như cách thế tôn vinh,“tiếp nối công trình của Tạo Hoá”, làm triển nở giá trị của lao động trong việc thăng tiến tha nhân.
Niềm vinh dự lớn lao cho giới doanh nhân Công giáo Vinh là trong cả hai lần hội nghị thứ nhất và thứ hai đều có sự ưu ái hiện diện của Vị Cha Chung kính yêu - Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên. Từ lâu, Đức Cha đã thao thức việc hội tụ những người con trong Giáo phận đang tham gia trong hoạt động doanh nghiệp, hy vọng được nghiệm thấy chứng tá Tin Mừng sống động từ “những người quản lý trung tín” này. Ước mơ ấy của Đức Cha hôm nay đã thành hiện thực. Trong niềm tri ân Chúa Phục Sinh và vui mừng được gặp lại những gương mặt tiêu biểu trong giới kinh doanh, Đức Cha Phaolô đã dành những huấn từ bổ ích cho những người con đang “ngày đêm miệt mài trên thương trường” nhưng vẫn không quên trách vụ thiêng liêng cao cả đối với anh em, bạn hữu mình. Ngài cảm thông với những “thợ kinh tế” trước những ưu tư của họ khi tiếp cận với của cải, với những khó khăn phức tạp của công việc kinh doanh. Đức Cha nói: “...Chúa Giêsu không cấm, không lên án việc kinh doanh, nhưng Ngài còn khuyến khích nữa là khác, đồng thời Ngài còn vạch ra cho ta hướng đi đúng đắn, có lợi trong nghề nghiệp kinh doanh... Hãy coi việc làm ăn buôn bán không chỉ để phục vụ cá nhân, gia đình mình, mà còn cho sự phát triển chung của cả xã hội. Phải tiến thêm một bước nữa là khi làm ăn không được làm điều bất chính, gian lận, làm thiệt hại người khác vì điều đó trái với công bằng và bác ái của Tin Mừng... Chúa không miệt thị của cải vì của cải là một sự thiện Chúa tạo nên và ban cho chúng ta để chúng ta thăng tiến...”.Với các doanh nhân, những lời vàng ngọc này của Đức Cha Phaolô là động lực khích lệ và chỉ dẫn vô cùng quý giá đối với họ, làm hành trang cho những doanh nhân trẻ có thể tiếp ứng và phát huy “bản sắc Công giáo” trong điều kiện sản xuất của nền công nghệ và lối tư duy mới hiện nay.
Những tín hữu doanh nhân Công giáo chính danh cần được trau dồi sung mãn về đời sống tâm linh trước lúc họ phải đối diện với nhiều khó khăn thúc bách trên thương trường. Bầu khí của cuộc gặp gỡ thắm đượm tinh thần Tin Mừng này là cơ hội tốt để họ có thể lãnh thụ nguồn sống thần linh vô giá. Bên cạnh những huấn từ của Đức Cha Phaolô, các doanh nhân còn được hạnh phúc lắng trầm trong những giây phút cầu nguyện kết hiệp cùng Thần Khí Chúa, do Cha Giuse Nguyễn Quốc Việt (DCCT) hướng dẫn và chủ xướng. Một khi đời sống tâm linh được bổ dưỡng, những doanh nhân hôm nay nghiệm được, những sản phẩm đơm hoa từ đôi bàn tay, khối óc và con tim họ không còn đơn thuần là những chất liệu thô cứng, mà nó còn hàm chứa phần phẩm tính thiêng liêng có sức lan toả hương bác ái Tin Mừng. Điều này chỉ có thể khả quan khi “người thợ cả” biết “hành động theo tiếng nói lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người; nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ” (HCMV, số 16). Bên cạnh đó họ phải tự biến đổi mình theo con người Thần Khí, và “điều quan trọng để sống theo con người Thần Khí là cầu nguyện, chú tâm siêng năng lãnh nhận các Bí tích Giao hoà và Thánh Thể...”. Trong tư cách một người năng động làm giàu cho bản thân và xã hội, sắc thái Kitô giáo nơi những doanh nhân chỉ có thể biểu tỏ qua thái độ sống của họ đối với người nghèo. Bởi “nếu “tình yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1Pr 4, 8) thì tình bác ái với người nghèo khổ hẳn có một giá trị vô song để Chúa rủ lòng thương xót tha thứ tội lỗi cho ta”. Những ý tưởng chia sẻ này của Cha Giuse đã đánh động và tạo ấn tượng sâu sắc đối với những người về dự hội nghị doanh nhân Công giáo Vinh, giúp họ ý thức tận căn sứ mạng của người tôi tớ phục vụ và làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Về tham dự hội nghị, các thành viên được nghe người đại diện doanh nhân Công Giáo Vinh báo cáo hoạt động của Hội trong thời gian qua. Khởi đi từ những bước đầu với nhiều khó khăn, nhưng Hội đã có những đóng góp nhiệt tâm đáng kể đối với Giáo phận, như việc đầu tư xây dựng nhà Ban Triết cho ĐCV Vinh Thanh, khá đồ sộ quy mô. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu tháng 9 – 2009. Thật đáng ghi nhận, khi biết Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thể hiện tinh thần liên đới sâu xa, mật thiết giữa các hội viên: tổ chức thánh lễ đồng tế nhân sự kiện thành lập Công Ty Thanh Bình (Bảo Nham), thăm hỏi các gia đình hội viên có người ốm đau... Trong bầu khí thân tình chung sức dựng xây, các đại diện doanh nhân của mỗi giáo hạt, giáo xứ đã chia sẻ những kinh nghiệm quý, và đề xuất nhiều ý tưởng có tích chất nền tảng nhằm duy trì, phát triển các mục tiêu mà Hội đã đề ra: thành lập các Chi Hội tại mỗi Giáo hạt, lập Website riêng cho Hội... Không quản đường sá xa xôi, phái đoàn đại diện doanh nhân Công giáo Vinh tại Quảng Bình và Sài Gòn cũng về tham dự và có nhiều đóng góp tích cực cho Hội và Giáo phận. Ý kiến của của mỗi hội viên nêu lên đã được quý Cha đặc trách cùng trao đổi và đề xuất thêm một số định hướng thiết thực, hiệu quả cho Hội hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. Cha P. Nguyễn Thái Hợp, dòng Đa - minh mong muốn có một linh đạo cụ thể đối với giới doanh nhân, để làm sao những người tham gia trong hoạt động doanh nghiệp phát triển nén bạc mà Chúa trao ban, làm sao cho gia đình họ có đường hướng tốt trong việc sống đạo và cơ hội loan báo Tin Mừng. Theo Cha Phaolô, Giáo phận nên sớm có mục vụ chuyên biệt dành cho doanh nhân...Với tâm huyết của Đức Cha và quý Cha trong Giáo phận, chúng ta tin tưởng nguyện vọng của Cha P. Nguyễn Thái Hợp sẽ sớm thành hiện thực đối với doanh nhân Công Giáo Vinh; tạo cho họ một tâm thế vững chắc trong lòng xã hội và Giáo hội, nhờ đó họ có điều kiện làm giàu nén bạc thiêng liêng.
Hội nghị lần thứ hai của doanh nhân Công Giáo G.p Vinh kết thúc với thánh lễ mừng kính thánh bổn mạng Giuse Thợ, do Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên chủ sự. Trong bầu khí sốt sắng trang nghiêm, các doanh nhân hiệp thông cùng Đức Cha, quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm mến, vì Ngài đã ban Thánh cả Giuse như mẫu mực sống tuyệt vời cho con người hôm nay nói chung và cho giới doanh nhân nói riêng. Đời sống của Ngài nói lên tính chất thánh thiêng và giá trị của việc lao động hằng ngày. “Người thợ, trong lúc lao động, không buộc đứng dậy tiếp bậc kinh sư cho dù là vị cao trọng nhất... Kẻ nào giúp ích cho người đồng loại bằng sức lao động của mình thì cao trọng hơn người học biết Thiên Chúa...” (Enzo Lodi, Chư Thánh Theo Lịch Rôma, T.1, tr.219). Ước mong người doanh nhân Công giáo hôm nay biết noi gương Thánh Giuse - Thợ Cả, không tự giam hãm mình trong hình bóng của vất chất, của lao công, mà biết luôn dùng nó như phương tiện đắc lực mở ra cho hạnh phúc tha nhân, cho sự sống viên mãn mai ngày.
Xem hình ảnh
Hội Doanh nhân Công Giáo G.p Vinh được chính thức thành lập từ ngày 01 – 5 – 2008, trên cơ sở nền tảng mà Công đồng Vatican II đã vạch ra: “... Khi con người cả nam lẫn nữ, làm ăn nuôi sống mình, nuôi sống gia đình, và hoạt động để phục vụ hữu hiệu cho xã hội, thì họ có quyền coi lao động là tiếp nối công trình của Tạo Hoá, có quyền kể mình như đang góp phần lo cho anh em được sung túc, đang đóng góp tài năng riêng của mình cho kế hoạch của Thiên Chúa được hoàn thành trong lịch sử” (Vui Mừng và Hy Vọng). Với lần họp mặt này, các thành viên trong Hội hy vọng qua sự gặp gỡ, trao đổi thân tình, sẽ cùng nhau triển khai cách hữu hiệu, sống động những định hướng ban đầu. Mục tiêu cuối cùng của Hội là làm sao có thể cộng tác phần công sức lao động của mình như cách thế tôn vinh,“tiếp nối công trình của Tạo Hoá”, làm triển nở giá trị của lao động trong việc thăng tiến tha nhân.
Niềm vinh dự lớn lao cho giới doanh nhân Công giáo Vinh là trong cả hai lần hội nghị thứ nhất và thứ hai đều có sự ưu ái hiện diện của Vị Cha Chung kính yêu - Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên. Từ lâu, Đức Cha đã thao thức việc hội tụ những người con trong Giáo phận đang tham gia trong hoạt động doanh nghiệp, hy vọng được nghiệm thấy chứng tá Tin Mừng sống động từ “những người quản lý trung tín” này. Ước mơ ấy của Đức Cha hôm nay đã thành hiện thực. Trong niềm tri ân Chúa Phục Sinh và vui mừng được gặp lại những gương mặt tiêu biểu trong giới kinh doanh, Đức Cha Phaolô đã dành những huấn từ bổ ích cho những người con đang “ngày đêm miệt mài trên thương trường” nhưng vẫn không quên trách vụ thiêng liêng cao cả đối với anh em, bạn hữu mình. Ngài cảm thông với những “thợ kinh tế” trước những ưu tư của họ khi tiếp cận với của cải, với những khó khăn phức tạp của công việc kinh doanh. Đức Cha nói: “...Chúa Giêsu không cấm, không lên án việc kinh doanh, nhưng Ngài còn khuyến khích nữa là khác, đồng thời Ngài còn vạch ra cho ta hướng đi đúng đắn, có lợi trong nghề nghiệp kinh doanh... Hãy coi việc làm ăn buôn bán không chỉ để phục vụ cá nhân, gia đình mình, mà còn cho sự phát triển chung của cả xã hội. Phải tiến thêm một bước nữa là khi làm ăn không được làm điều bất chính, gian lận, làm thiệt hại người khác vì điều đó trái với công bằng và bác ái của Tin Mừng... Chúa không miệt thị của cải vì của cải là một sự thiện Chúa tạo nên và ban cho chúng ta để chúng ta thăng tiến...”.Với các doanh nhân, những lời vàng ngọc này của Đức Cha Phaolô là động lực khích lệ và chỉ dẫn vô cùng quý giá đối với họ, làm hành trang cho những doanh nhân trẻ có thể tiếp ứng và phát huy “bản sắc Công giáo” trong điều kiện sản xuất của nền công nghệ và lối tư duy mới hiện nay.
Những tín hữu doanh nhân Công giáo chính danh cần được trau dồi sung mãn về đời sống tâm linh trước lúc họ phải đối diện với nhiều khó khăn thúc bách trên thương trường. Bầu khí của cuộc gặp gỡ thắm đượm tinh thần Tin Mừng này là cơ hội tốt để họ có thể lãnh thụ nguồn sống thần linh vô giá. Bên cạnh những huấn từ của Đức Cha Phaolô, các doanh nhân còn được hạnh phúc lắng trầm trong những giây phút cầu nguyện kết hiệp cùng Thần Khí Chúa, do Cha Giuse Nguyễn Quốc Việt (DCCT) hướng dẫn và chủ xướng. Một khi đời sống tâm linh được bổ dưỡng, những doanh nhân hôm nay nghiệm được, những sản phẩm đơm hoa từ đôi bàn tay, khối óc và con tim họ không còn đơn thuần là những chất liệu thô cứng, mà nó còn hàm chứa phần phẩm tính thiêng liêng có sức lan toả hương bác ái Tin Mừng. Điều này chỉ có thể khả quan khi “người thợ cả” biết “hành động theo tiếng nói lương tâm là tâm điểm sâu lắng nhất và là cung thánh của con người; nơi đây con người hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Người vang dội trong thâm tâm họ” (HCMV, số 16). Bên cạnh đó họ phải tự biến đổi mình theo con người Thần Khí, và “điều quan trọng để sống theo con người Thần Khí là cầu nguyện, chú tâm siêng năng lãnh nhận các Bí tích Giao hoà và Thánh Thể...”. Trong tư cách một người năng động làm giàu cho bản thân và xã hội, sắc thái Kitô giáo nơi những doanh nhân chỉ có thể biểu tỏ qua thái độ sống của họ đối với người nghèo. Bởi “nếu “tình yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1Pr 4, 8) thì tình bác ái với người nghèo khổ hẳn có một giá trị vô song để Chúa rủ lòng thương xót tha thứ tội lỗi cho ta”. Những ý tưởng chia sẻ này của Cha Giuse đã đánh động và tạo ấn tượng sâu sắc đối với những người về dự hội nghị doanh nhân Công giáo Vinh, giúp họ ý thức tận căn sứ mạng của người tôi tớ phục vụ và làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Về tham dự hội nghị, các thành viên được nghe người đại diện doanh nhân Công Giáo Vinh báo cáo hoạt động của Hội trong thời gian qua. Khởi đi từ những bước đầu với nhiều khó khăn, nhưng Hội đã có những đóng góp nhiệt tâm đáng kể đối với Giáo phận, như việc đầu tư xây dựng nhà Ban Triết cho ĐCV Vinh Thanh, khá đồ sộ quy mô. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu tháng 9 – 2009. Thật đáng ghi nhận, khi biết Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thể hiện tinh thần liên đới sâu xa, mật thiết giữa các hội viên: tổ chức thánh lễ đồng tế nhân sự kiện thành lập Công Ty Thanh Bình (Bảo Nham), thăm hỏi các gia đình hội viên có người ốm đau... Trong bầu khí thân tình chung sức dựng xây, các đại diện doanh nhân của mỗi giáo hạt, giáo xứ đã chia sẻ những kinh nghiệm quý, và đề xuất nhiều ý tưởng có tích chất nền tảng nhằm duy trì, phát triển các mục tiêu mà Hội đã đề ra: thành lập các Chi Hội tại mỗi Giáo hạt, lập Website riêng cho Hội... Không quản đường sá xa xôi, phái đoàn đại diện doanh nhân Công giáo Vinh tại Quảng Bình và Sài Gòn cũng về tham dự và có nhiều đóng góp tích cực cho Hội và Giáo phận. Ý kiến của của mỗi hội viên nêu lên đã được quý Cha đặc trách cùng trao đổi và đề xuất thêm một số định hướng thiết thực, hiệu quả cho Hội hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. Cha P. Nguyễn Thái Hợp, dòng Đa - minh mong muốn có một linh đạo cụ thể đối với giới doanh nhân, để làm sao những người tham gia trong hoạt động doanh nghiệp phát triển nén bạc mà Chúa trao ban, làm sao cho gia đình họ có đường hướng tốt trong việc sống đạo và cơ hội loan báo Tin Mừng. Theo Cha Phaolô, Giáo phận nên sớm có mục vụ chuyên biệt dành cho doanh nhân...Với tâm huyết của Đức Cha và quý Cha trong Giáo phận, chúng ta tin tưởng nguyện vọng của Cha P. Nguyễn Thái Hợp sẽ sớm thành hiện thực đối với doanh nhân Công Giáo Vinh; tạo cho họ một tâm thế vững chắc trong lòng xã hội và Giáo hội, nhờ đó họ có điều kiện làm giàu nén bạc thiêng liêng.
Hội nghị lần thứ hai của doanh nhân Công Giáo G.p Vinh kết thúc với thánh lễ mừng kính thánh bổn mạng Giuse Thợ, do Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên chủ sự. Trong bầu khí sốt sắng trang nghiêm, các doanh nhân hiệp thông cùng Đức Cha, quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm mến, vì Ngài đã ban Thánh cả Giuse như mẫu mực sống tuyệt vời cho con người hôm nay nói chung và cho giới doanh nhân nói riêng. Đời sống của Ngài nói lên tính chất thánh thiêng và giá trị của việc lao động hằng ngày. “Người thợ, trong lúc lao động, không buộc đứng dậy tiếp bậc kinh sư cho dù là vị cao trọng nhất... Kẻ nào giúp ích cho người đồng loại bằng sức lao động của mình thì cao trọng hơn người học biết Thiên Chúa...” (Enzo Lodi, Chư Thánh Theo Lịch Rôma, T.1, tr.219). Ước mong người doanh nhân Công giáo hôm nay biết noi gương Thánh Giuse - Thợ Cả, không tự giam hãm mình trong hình bóng của vất chất, của lao công, mà biết luôn dùng nó như phương tiện đắc lực mở ra cho hạnh phúc tha nhân, cho sự sống viên mãn mai ngày.